SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI đã khẳng định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo.[1]

Luật giáo dục có quy định “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”[2].

Để đáp ứng yêu cầu đó, trong những năm gần đây ngành giáo dục đã và đang từng bước xây dựng một hệ thống các nhà trường đạt tới những tiêu chuẩn cần thiết theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác này được xem như là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Cùng với bậc học Mầm non và Trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản về quy định đối với trường học đạt chuẩn quốc gia đối với bậc Tiểu học. Đó là Thông tư số 59/2012/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường Tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. [3] thay thế cho Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành về Quy chế công nhận trường TH đạt chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT còn xây dựng và ban hành các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trường tiểu học. Đây là cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Chính vì vậy, xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã trở thành nhiệm vụ chính trị của các nhà trường, các ban ngành, đoàn thể ở khắp các huyện thị thuộc tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là ở huyện Nga Sơn.

 

doc 22 trang thuychi01 6541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI đã khẳng định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo.[1]
Luật giáo dục có quy định “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”[2].
Để đáp ứng yêu cầu đó, trong những năm gần đây ngành giáo dục đã và đang từng bước xây dựng một hệ thống các nhà trường đạt tới những tiêu chuẩn cần thiết theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác này được xem như là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
Cùng với bậc học Mầm non và Trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản về quy định đối với trường học đạt chuẩn quốc gia đối với bậc Tiểu học. Đó là Thông tư số 59/2012/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường Tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. [3] thay thế cho Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành về Quy chế công nhận trường TH đạt chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT còn xây dựng và ban hành các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trường tiểu học. Đây là cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Chính vì vậy, xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã trở thành nhiệm vụ chính trị của các nhà trường, các ban ngành, đoàn thể ở khắp các huyện thị thuộc tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là ở huyện Nga Sơn.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2015, có 72,5% các trường học đạt chuẩn quốc gia ; Nghị quyết Đại hội XXII nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng khẳng định: phấn đấu đến năm 2020: có 80% trở lên các trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia; huyện Nga Sơn hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới [4].
Chương trình hành động số Số: 13/CTr-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2014 của UBND huyện Nga Sơn Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong mục tiêu về giáo dục phổ thông có nêu: Đẩy mạnh xây dựng trường mầm non và trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2015 có 65% số trường MN, 90% số trường tiểu học, 50% số trường THCS, 50% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020: có 85% số trường MN, 100% số trường tiểu học, 75 % số trường THCS, 75 % số trường THPT đạt chuẩn quốc gia [5]. 
Trong những năm qua, công tác xây dựng chuẩn quốc gia ở cấp Tiểu học huyện Nga Sơn đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Đã có những bài học kinh nghiệm của các nhà trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia và được công nhận lại sau 5 năm. 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc. Với kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo công tác xây dựng chuẩn quốc gia thời gian qua cho thấy: để xây dựng được một trường đạt chuẩn là một quá trình chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, phải có sự nỗ lực quyết tâm cao của các cấp, các ngành, cùng với sự hỗ trợ tích cực của xã hội, bên cạnh là vai trò nòng cốt của ngành giáo dục, đặc biệt là của các nhà trường. Tỷ lệ 90% trường tiểu học đạt chuẩn năm 2015 và 100% năm 2020 đặt ra thật sự là một thách thức. Vậy làm thế nào để đạt được chỉ tiêu đề ra? Làm thế nào để đảm bảo duy trì, giữ vững được chất lượng trường đã đạt chuẩn?
Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi các cấp quản lý trong việc chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề có tính lý luận, những chủ trương, đường lối của Đảng, những quy định về văn bản pháp quy đối với giáo dục Tiểu học; thông qua việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế, đúc rút kinh nghiệm, tìm ra một số giải pháp phát triển và giữ vững trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp chỉ đạo xây dựng, duy trì và phát triển trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, một số biện pháp chỉ đạo phát triển và giữ vững trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo nội dung của “Quy định tiêu chuẩn đánh giá công nhận trường Tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 trong phạm vi giáo dục Tiểu học ở huyện Nga Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng 
và pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy định của Ngành và của huyện Nga Sơn có liên quan đến hoạt động xây dựng chuẩn quốc gia đối với trường Tiểu học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát thực tế qua việc kiểm tra, quan sát, thu thập thông tin, xử lý số liệu, lập bảng biểu, biểu mẫu
- Phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên gia
- Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm các trường Tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia và các trường giữ vững danh hiệu chuẩn sau 5 năm.
4.3. Phương pháp hỗ trợ: Thống kê toán học
B. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác chỉ đạo xây dựng, giữ vững và phát triển danh hiệu trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Đảng, nhà nước và toàn Ngành giáo dục đều nhận thấy rõ: quy định và thực hiện chuẩn giáo dục, chuẩn nhà trường từ lâu đã là xu thế phát triển giáo dục của thế giới và của các nước trong khu vực. Những kinh nghiệm, thành tựu của giáo dục thế giới trong những năm qua đã minh chứng cho sự đúng đắn và tính ưu việt, sự cần thiết của việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để phân loại giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển sự nghiệp giáo dục và là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của các địa phương. 
Chính vì vậy Bộ giáo dục đã ban hành các văn bản pháp qui, hướng dẫn việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia cho các bậc học. Cụ thể là: Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Qui chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Xây dựng nhà trường nói chung, trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia nói riêng để đảm bảo các điều kiện tổ chức các động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững và phát huy những kết quả ban đầu của giáo dục Mầm non, làm hành trang cho học sinh vững bước vào bậc THCS, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với giáo dục Tiểu học của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Thực trạng công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Nga Sơn giai đoạn 2010 - 2015
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn
Huyện Nga Sơn ở về phía Đông - Bắc tỉnh Thanh Hoá, cách tỉnh lỵ 42 km theo quốc lộ 1A rẽ sang quốc lộ 10 từ thị xã Bỉm Sơn xuống huyện lỵ (tức thị trấn Nga Sơn). Là một huyện thuộc vùng ven biển Thanh Hoá, phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, phía Đông giáp Biển, phía Tây giáp huyện Hà Trung. Huyện Nga Sơn gồm 26 xã và 1 Thị Trấn.
- Diện tích tự nhiên: 158,109 Km2, bờ biển dài 20km.
- Số dân là : 150.078 người ; mật độ dân số là 949 người/Km2
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là : 0,73 % năm.
- Thu nhập bình quân đầu người là: 24,3 triệu đồng /người/năm (năm 2016).
2.2. Tình hình giáo dục trên địa bàn huyện Nga Sơn
Ngành Giáo dục huyện Nga Sơn có bề dày truyền thống, luôn là một đơn vị dẫn đầu về thành tích của tỉnh. Trong những năm qua, phát huy truyền thống “Dạy tốt - Học tốt”, cán bộ, GV và học sinh ngành GD&ĐT huyện ra sức phấn đấu thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ từng năm học. Cụ thể:
2.2.1. Về quy mô trường lớp
Đến năm học 2016 – 2017, toàn huyện có tổng số: 88 trường, 952 lớp, 29.098 học sinh, trong đó:
+ Mầm non: 27 trường, 260 nhóm lớp, 7359 học sinh (nhà trẻ: 81 nhóm lớp, 1500 học sinh, bình quân 18.5 hs/lớp, mẫu giáo: 179 nhóm lớp, 5859 học sinh, bình quân 32.7 hs/ lớp). 
+ Tiểu học: 29 trường, 349 lớp, 9564 học sinh, bình quân 27,4 hs/lớp. 
+ THCS: 27 trường, 234 lớp, 7800 học sinh, bình quân 33,3 hs/lớp. 
+ THPT: 04 trường, 105 lớp, 4289 học sinh, bình quân 40,9 hs/lớp. 
+ TTGDTX: 4 lớp, 86 học sinh, bình quân 21.5 hs/lớp.
	Bảng thống kê tổng số trường, lớp, học sinh cấp Tiểu học trong những năm gần đây
Năm
Số trường
Số lớp
Số học sinh
2014 - 2015
29
364
9498
2015 - 2016
29
362
9635
2016 - 2017
29
348
9599
(Bảng 1: Nguồn thống kê Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn, tháng 3/2017)
2.2.2. Về xây dựng các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục
Trong những năm gần đây, đã có nhiều trường Tiểu học được xây dựng mới đồng bộ đạt chuẩn quốc gia như Tiểu học Nga Lĩnh, Tiểu học Nga Điền 2, tiểu học Nga Liên 2, tiểu học Nga Trường. Nhiều trường được đầu tư xây các phòng học, các phòng chức năng được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. 
Các công trình tại các trường Tiểu học trong toàn huyện về cơ bản đáp ứng được nhu cầu về phòng học, 100% các trường có khuôn viên độc lập, có cổng trường, biển trường, tường rào bao quanh, sân trường được trồng nhiều cây xanh có bóng mát. Đã có 90% công trình được kiên cố hóa. Tuy nhiên, các công trình này cùng với hệ thống các khối phụ trợ đa số đều có thời gian sử dụng khá lâu, khoảng 10 – 20 năm, dẫn đến một số điều kiện cơ sở vật chất bị xuống cấp cần được khắc phục sửa chữa và xây mới. 
2.2.3. Về xây dựng và phát triển đội ngũ:
Từ chỗ đội ngũ giáo viên thiếu, không đồng bộ về cơ cấu, đến nay đội ngũ giáo viên Tiểu học đã tương đối ổn định, đảm bảo tỷ lệ 1,45 giáo viên/lớp và đã chuẩn hóa trình độ đào tạo. trong đó, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý trên chuẩn khá cao. Cụ thể tại thời điểm tháng 3 năm 2017 là: Cán bộ quản lý: 58; giáo viên văn hoá 369; giáo viên nhạc 29; giáo viên Mỹ thuật 16; giáo viên ngoại ngữ 42; giáo viên tin 7; giáo viên thể dục 33; giáo viên khác 2 (01 TTHTCĐ, 01 Khuyến học); đoàn đội 7; nhân viên hành chính 63; Trình độ dào tạo: Giáo viên: đạt chuẩn: 100%; trên chuẩn: 95,3%; Cán bộ quản lý: đạt chuẩn: 100%; trên chuẩn:100%
2.2.4. Về chất lượng giáo dục
Đại bộ phận học sinh chăm ngoan. Số học sinh chăm học, yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô giáo, có ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng ngày càng nhiều, rất ít học sinh chưa đạt. Qua khảo sát, số liệu thống kê xếp loại học lực năm học 2016 -2017 cho thấy chất lượng học tập của học sinh Tiểu học ngày càng nâng lên rõ rệt. Cụ thể:
Chất lượng GD
Tổng số học sinh
Số lượng
Tỉ lệ %
1. Kết quả học tập
9603 (KT: 97)
9506 HS (được đánh giá)
a. Hoàn thành tốt
3556
37,5
b. Hoàn thành
5821
61,2
c. Chưa hoàn thành
129
1,3
2. Năng lực 
9506 HS (được đánh giá)
a. Tốt
 4468
47,0
b. Đạt
4968
52,3
c. Cần cố gắng
70
0,7
3. Phẩm chất
9506 HS (được đánh giá)
a. Tốt
4527
47,6
b. Đạt
4950
52,1
c. Cần cố gắng
29
0,3
	(Bảng 2: Nguồn thống kê Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn, tháng 5/2017)
2.3. Quá trình xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Nga Sơn trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT huyện đã có nhiều cố gắng phấn đấu thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ từng năm học; việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia huyện Nga Sơn đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Đặc biệt từ khi Bộ Giáo dục ban hành các Quyết định mới về Quy chế công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia, các cấp học, bậc học và cán bộ, nhân dân trong toàn huyện đã hưởng ứng mạnh mẽ. Ban chỉ đạo xây dựng chuẩn quốc gia được thành lập từ cấp huyện đến cấp xã, phát huy rõ nét vai trò là cơ quan tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, chỉ đạo các nhà trường và tổ chức vận động toàn dân thực hiện mục tiêu quan trọng này. UBND huyện Nga Sơn và ngành giáo dục xác định công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là một nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Kết quả công tác xây dựng chuẩn quốc gia tính đến tháng 5/2015, ngành Giáo dục huyện Nga Sơn đã nâng tổng số từ 41/83 (49,3%) trường (năm 2010) lên tổng số 56/83 trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 67,4% .
2.4. Thực trạng các trường Tiểu học huyện Nga Sơn theo 5 tiêu chuẩn của trường TH đạt chuẩn quốc gia (thời điểm tháng 2 năm 2010).
Tại thời điểm tháng 2 năm 2010 huyện Nga Sơn có 29 trường tiểu học (2 xã Nga Liên và Nga Điền có diện tích rộng, khoảng cách đi lại giữa khu dân cư đến trung tâm xa, dân số đông nên Huyện ủy, UBND huyện có chủ trương tách thành 2 trường tiểu học và bắt đầu khai giảng năm học mới vào tháng 9 năm 2010). 
Tổng số trường tiểu học đạt chuẩn là: 17/29 = 58,6%; số trường chưa đạt chuẩn 12/29 = 41,4%. Kết quả rà soát 5 tiêu chuẩn của 12 trường như sau:
TT
Trường
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chuẩn 5
1
Tiểu học
 Nga Liên 1
Đạt
Thiếu giáo viên: Mỹ thuật, ngoại ngữ, 
Thiếu: Thiếu: Thư viện chuẩn, phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng thường trực, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, nhà xe giáo viên, học sinh, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. 
Đạt
Chưa tổ chức được việc dạy học 2b/ngày (20%). Chất lượng HS giỏi = 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
2
Tiểu học
 Nga Tiến
Đạt
Thiếu giáo viên: Mỹ thuật 
Thiếu: Thiếu: Thư viện chuẩn, phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, nhà xe giáo viên, học sinh, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. Tường rào bao quanh
Đạt
Chưa tổ chức được việc dạy học 2b/ngày (20%). Chất lượng HS giỏi = 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
3
Tiểu học
 Nga Thiện
Đạt
Thiếu giáo viên: Mỹ thuật 
Thiếu: Thiếu: Khu hiệu bộ, phòng thường trực, phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, nhà xe giáo viên-học sinh, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. Tường rào phía bắc trường
Đạt
 Chất lượng HS giỏi= 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
4
Tiểu học
 Nga Trường
Đạt
Thiếu giáo viên: Mỹ thuật, Âm nhạc 
Thiếu: Thiếu: Khu hiệu bộ, Thư viện chuẩn, phòng thường trực, phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, nhà xe giáo viên-học sinh, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. 
Đạt
Chất lượng HS giỏi= 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
5
Tiểu học
 Nga Phú
Đạt
Thiếu giáo viên: Âm nhạc, cán bộ thư viện
Thiếu: Thư viện chuẩn, phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. tường rào phia nam trường, tu sửa khu lẻ, quét vôi ve hoàn thổ khu trường cũ
Đạt
Chưa tổ chức được việc dạy học 2b/ngày (20%). Chất lượng HS giỏi= 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
6
Tiểu học
 Nga Trung
Đạt
Thiếu giáo viên: Mỹ thuật
Thiếu: Thiếu: Khu hiệu bộ, Thư viện chuẩn, phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. 
Đạt
 Chất lượng HS giỏi= 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
7
Tiểu học
 Nga Tân
Đạt
Thiếu giáo viên: Mỹ thuật, Âm nhạc
Thiếu: Thiếu: Thư viện chuẩn, phòng học, phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. 
Đạt
 Chất lượng HS giỏi= 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
8
Tiểu học
 Nga Hải
Đạt
Thiếu cán bộ thư viện 
Thiếu: Thiếu: Thư viện chuẩn, khu hiệu bộ phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng thường trực, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. 
Đạt
 Chất lượng HS giỏi= 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
9
Tiểu học
 Nga Vịnh
Đạt
Thiếu: Giáo viên mỹ thuật, cán bộ thư viện 
Thiếu: Thiếu: Thư viện chuẩn, khu hiệu bộ phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng thường trực, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. cổng trường, tường rào bao quanh trường
Đạt
 Chưa tổ chức được việc dạy học 2b/ngày (20%). Chất lượng HS giỏi= 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
10
Tiểu học
 Nga Điền 1
Đạt
Thiếu: cán bộ thư viện 
Thiếu: Thiếu: Thư viện chuẩn, khu hiệu bộ phòng Âm nhạc, mỹ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng thường trực, phòng hoạt động đội, phòng Y tế học đường, khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. 
Đạt
 Chất lượng HS giỏi= 10%; Tiên tiến = 40% chưa đạt
11
Tiểu học
 Nga Liên 2
 Đang xây dựng mới
12
Tiểu học
 Nga Điền 2
 Đang xây dựng mới
(Bảng 3: Nguồn thống kê Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn, tháng 2/2010)
2.4.1. Một số thuận lợi, khó khăn - Những tồn tại và nguyên nhân
a . Thuận lợi: 
Sau khi có các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và Sở giáo dục và đào tạo, trên cơ sở tham mưu cảu phòng Giáo dục và Đào tạo ngày 19/4/2006 Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn có Quyết định số 323/QĐ-UBND phê duyệt Đề án số 280/ĐA-UB về xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006-2010, kèm theo đó là lộ trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia từng năm ở cả 3 cấp học cho các xã, Thị trấn. Thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) huyện và BCĐ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia các xã và Thị trấn. BCĐ huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và thường xuyên giao ban với BCĐ các xã, Thị trấn nhằm đôn đốc, nhắc nhở, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện.
BCĐ đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về mục đích xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức cho các đơn vị thăm quan, học tập thực tế ở trong và ngoài tỉnh, đúc rút kinh nghiệm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các đơn vị bạn từ đó vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế ở mỗi địa phương trên địa bàn huyện.
Đảng bộ và nhân dân trong huyện có nhận thức đúng đắn về giáo dục, luôn quan tâm đến giáo dục. Chính quyền địa phương có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất 
đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
 Điều kiện về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, mạng lưới trường lớp CSVC: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn huyện đến thời điểm năm học 2010-2011 là 652 người, đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo là 100%, trong đó:Quản lý 63 người, giáo viên 525 người và 64 nhân viên. Trình độ đào tạo trên chuẩn 406 người đạt tỷ lệ 62.2%.Nhìn chung đội ngũ giáo viên trong huyện đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng. Hầu hết các nhà trường có đầy đủ giáo viên chuyên trách dạy các bộ môn đặc thù và môn tự chọn Tiếng Anh.
Cơ sở vật chất: Tổng số 406 phòng học, trong đó: 352 = 86.6% phòng kiên cố, 29 = 13.4% phòng cấp 4. Những trường chưa đạt chuẩn quốc gia còn thiếu chủ yếu khối phòng chức năng, thư viện. Khuôn viên trường lớp đã được quy hoạch đảm bảo xanh, sạch nhưng chưa được đầu tư xây dựng đẹp theo yêu cầu.
b. Khó khăn 
Nga Sơn có 3/2

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_cong_tac_xay_dung_truong_tie.doc