SKKN Một số kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 12 trong kì thi THPT QG ở trường THPT Hà Văn Mao
Nhà thơ Tố Hữu từng nói: "Dạy văn học thật là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ văn học thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút". Là người giáo viên đã khó song làm người giáo viên dạy văn càng khó hơn. Làm thế nào để các em yêu thích môn văn và học tập tốt bộ môn này? Làm thế nào để thắp lên trong các em niềm đam mê khát khao với văn chương? Đây là điều luôn làm tôi trăn trở.
Trong những năm gần đây, nền giáo dục có những đổi mới mạnh mẽ. Cùng với đổi mới về nội dung chương trình SGK là những đổi mới về phương pháp dạy học. Trong môi trường học tập ở các trường phổ thông hiện nay, người học là trung tâm được phát huy tối đa về tính tích cực chủ động trong quá trình học tập, hoạt động học tập cũng gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành. Bộ môn văn cũng có nhiều đổi mới, đổi mới trong kiểm tra đánh giá, đổi mới trong thi cử đặc biệt thi THPT QG. Theo cấu trúc đề thi tham khảo, đề thi chính thức năm 2017; cấu trúc đề thi thử năm 2018 THPT QG khác biệt lớn nhất trong đề nghị luận xã hội là yêu cầu viết đoạn văn, thay vì một bài hoàn chỉnh. Câu hỏi nghị luận xã hội yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ luận bàn về một vấn đề thể hiện qua một nhận định, một khái niệm, một bài học trong một thông điệp được rút ra từ ngữ liệu phần đọc hiểu. Đây là điểm mới nên việc giảng dạy của giáo viên và đặc biệt là việc học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_cho_hoc_sinh_lop.doc