SKKN Một số kĩ năng hỗ trợ nhằm nâng cao có hiệu quả việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy và học Địa lí 12 ở trường thpt

SKKN Một số kĩ năng hỗ trợ nhằm nâng cao có hiệu quả việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy và học Địa lí 12 ở trường thpt

Những năm gần đây, nền kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu cấp thiết là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. . Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước – một đất nước đang trong thời kỳ vươn mình ra biển rộng, hội nhập vào một sân chơi lớn mà ở đó ngoài việc được đối xử bình đẳng, được tiếp cận với những tiến bộ của nền kinh tế tri thức, ta còn khẳng định vị thế phát triển nước ta trên trường Quốc tế bằng lối đi riêng với bản sắc riêng của dân tộc mình.

 Tuy nhiên Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm cao, vừa có tính chất tự nhiên vừa có tính chất xã hội. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xảy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, sử dụng, khai thác và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào xây dựng kinh tế xã hội,quốc phòng

doc 19 trang thuychi01 6762
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kĩ năng hỗ trợ nhằm nâng cao có hiệu quả việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy và học Địa lí 12 ở trường thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ KĨ NĂNG HỖ TRỢ NHẰM NÂNG CAO CÓ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN 
TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ 12 Ở TRƯỜNG THPT
 Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn Địa lý
Năm học: 2015 -2016
PHỤ LỤC Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài1
1.2. Mục đích nghiên cứu.2
1.3. Đối tượng nghiên cứu2
1.3.1. Nhiệm vụ đề tài..2
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu2
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận..3
2.2. Thực trạng dạy học địa lí ở cấp THPT. 2
2.3. Một số giải pháp cụ thể. 4
2.3.1. Tổ chức hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng thiết bị4
2.3.1.1. Bản đồ, lược đồ4
2.3.1.2. Biểu đồ6
2.3.1.3. Tranh ảnh địa lí7
2.3.1.4. Bảng số liệu.9
2.3.1.5. Khai thác kiến thức từ atlat địa lí Việt Nam11
2.3.2. Tổ chức học sinh thu thập, xử lí thông tin..13
2.3.3.Tổ chức hoạt động của học sinh theo hình thức học tập khác nhau13
2.3.3.1. Hình thức học tập cá nhân. ..14
2.3.3.2. Hình thức học tập theo nhóm. .14
2.4. Kết quả đạt được15
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận..17
3.2. Những kiến nghị sau quá trình thực hiện. .17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Địa lí lớp 12 (NXB Giáo dục): Lê Thông (chủ biên)
2. SGV Địa lí lớp 12 (NXB Giáo dục): Lê Thông (chủ biên)
3. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT (Bộ Giáo dục- Đào tạo.Xuất bản năm 2002). Nhóm tác giả: TS. Nguyễn Thị Minh Phương, Th.S. Phạm Thu Phương, Phạm Thị Sen, Nguyễn Việt Hùng, TS. Nguyễn Hữu Chí, TS. Vũ Ngọc Anh, TS. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Sĩ Quế, Đặng Thúy Anh, Nguyễn Thị Thanh Mai, TS. Lưu Thu Thủy.
4. Hướng dẫn sử dụng Át lát địa lí Việt Nam ( Đỗ Ngọc Tiến)
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Những năm gần đây, nền kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu cấp thiết là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. . Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước – một đất nước đang trong thời kỳ vươn mình ra biển rộng, hội nhập vào một sân chơi lớn mà ở đó ngoài việc được đối xử bình đẳng, được tiếp cận với những tiến bộ của nền kinh tế tri thức, ta còn khẳng định vị thế phát triển nước ta trên trường Quốc tế bằng lối đi riêng với bản sắc riêng của dân tộc mình. 
 Tuy nhiên Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm cao, vừa có tính chất tự nhiên vừa có tính chất xã hội. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xảy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, sử dụng, khai thác và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào xây dựng kinh tế xã hội,quốc phòng và an ninh quốc gia.
 Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động học của học sinh. Vậy việc dạy học môn địa lý ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết, việc sử dụng đồ dùng trực quan đặc biệt là kênh hình là một yếu tố bắt buộc và có tác dụng lớn để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý( nhận xét, phân tích, giải thích,đánh giá, so sánh, tổng hợp qua các bản đồ, biểu đồ,tranh ảnh), qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu nội dung bài học. . Để giúp học sinh nắm và hiểu bài, người giáo viên phải biết sử dụng, khai thác và hiểu rõ kênh hình muốn truyền đạt nội dung gì. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho tư duy các em sau này có thể tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên và ngay trong cuộc sống thực tế.
 Qua thực tế giảng dạy môn Địa lý, qua dự giờ của đồng nghiệp, trao đổi chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều em học sinh còn quan niệm môn Địa lý là môn học thuộc lòng. Chính vì vậy trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình như: Tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu để giảm tính trừu tượng cho học sinh.
 Xuất phát từ suy nghĩ trên, mong muốn khắc phục những khó khăn tồn tại trong dạy và học môn Địa lí tại trường nhà, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : "Một số kĩ năng hỗ trợ nhằm nâng cao có hiệu quả việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy và học địa lí 12 ở trường THPT " nhằm giúp cho học sinh có thể đạt được kết quả ngày cao, đáp ứng được mục đích mà người học đề ra.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Hướng dẫn học sinh có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kết hợp sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học nhằm hình thành kĩ năng học tốt môn Địa lí. 
Giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng như: quan sát, phân tích ,tổng hợp, so sánh...kiến thức từ bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu có sẵn. Giúp giáo viên nâng cao năng lực lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá phù hợp hơn.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng phương tiện trực quan đã có ở lớp dưới, từ khâu bước đầu tìm hiểu, làm quen đến khâu trình bày, phân tích, giải thích và rút ra những kiến thức mới , góp phần phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và biết cách làm bài đạt kết quả cao của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.3.1. Nhiệm vụ của đề tài
 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng các phương tiện trực quan trong vấn đề khai thác tự nhiên và phát triển các ngành kinh tế nước ta của học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Đắc Bằng.
 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp quan sát: Qua dự giờ thao giảng ở tổ chuyên môn.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp so sánh.
-Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết rút kinh nghiệm. 
- Phương pháp thực tiễn
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận:
- Môn Địa lí trong nhà trường có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một
khối lượng kiến thức phong phú về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới. Vì vậy, để giúp học sinh hiểu, nắm vững các kĩ năng và kiến thức địa lí trong dạy học Địa lí giáo viên cần đặc biệt coi trọng các vấn đề sau:
+ Hình thành cho học sinh hệ thống các biểu tượng, khái niệm địa lí, các mối quan hệ địa lí, nhất là mối quan hệ nhân quả. 
+ Phát triển cho học sinh tư duy địa lí đó là tư duy liên hệ tổng hợp xét đoán dựa trên bản đồ.
+ Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê, băng đĩa hình, trong đó quan trọng nhất là bản đồ. Qua bản đồ, học sinh dễ dàng có được các biểu tượng trong không gian đồng thời phát triển tư duy địa lí.
 + Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng
kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng dạy học địa lí ở cấp THPT:
Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, bản đồ, tranh ảnh, các loại biểu bảng).Có thể nói một số không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn đã sử dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suy nghĩ, tìm tòi, tự lực của học sinh. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên. Có thể nhận thấy những nét chung của giáo viên sử dụng phương pháp trong dạy học môn địa lí như sau:
Phương pháp dùng lời cho đến nay vẫn được coi là một trong những phương pháp chính để chỉ đạo học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng địa lí, đặc biệt là khâu nắm kiến thức mới. Phương pháp vấn đáp cũng là một trong những phương pháp dùng lời được sử dụng phổ biến hiện nay, trong đó thiên về vấn đáp tái hiện và vấn đáp giải thích minh họa.Việc sử dụng các phương pháp dùng lời như vậy thực chất là giáo viên giảng- học sinh nghe, giáo viên ghi bảng- học sinh chép vào vở, giáo viên chỉ bản đồ- học sinh nhìn theo, giáo viên hỏi- học sinh trả lời.Giáo viên chủ động truyền đạt một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung bài đã được chuẩn bị sẵn, trò thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, kết hợp trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra.
Phương pháp trực quan: hiện nay đại đa số giáo viên địa lí sử dụng các phương tiện trực quan theo cách của phân tích minh họa, ít chú ý đến vai trò là nguồn kiến thức của chúng và chưa chú ý đúng mức đến việc cho học sinh tự làm việc với các phương tiện này. Chính vì vậy, rất nhiều học sinh không biết đọc bản đồ, không biết khai thác các bảng số liệu, tranh ảnh địa lý, hình vẽ ngay cả sơ đồ, biểu đồ, nói chung kĩ năng địa lí của học sinh còn yếu.
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương pháp dạy học Địa lí tuy đã có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy, nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự triển khai đồng bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên, đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giátrong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn. Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn Địa lí là môn phụ. 
2.3. Một số giải pháp cụ thể hướng dẫn học sinh học tập Địa lí thông qua phương tiên trực quan:
2.3.1 Tổ chức và hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng các thiết bị:
Thiết bị và phương tiện dạy học có một ý nghĩa trong môn Địa lý bởicác sự vật, hiện tượng địa lý trải ra ở khắp nơi trong không gian rộng lớn của Trái Đất, học sinh không thể quan sát trực tiếp được, phải thông qua các thiết bị và phương tiện dạy học. Mặt khác mỗi sự vật, hiện tượng địa lý lại đa dạng và phức tạp, nhờ vào thiết bị và phương tiện dạy học mới trở nên gần gũi, cụ thể hơn đối với nhận thức của học sinh. 
Thiết bị và phương tiện dạy học phong phú, hiện đại, thực sự là công cụ cho học sinh trong việc nghiên cứu khám phá kiến thức một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Do vậy, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập nhằm khai thác và lĩnh hội kiến thức với phương tiện dạy học Địa lí sau:
2.3.1.1. Bản đồ, lược đồ:
Đối với việc dạy học Địa lí, bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được coi như quyển sách thứ hai của học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:
Đọc tên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì?
 Như bản đồ địa hình thì đối tượng thể hiện trên bản đồ chủ yếu là địa hình ( các dạng địa hình và sự phân bố của chúng); Bản đồ khí hậu thì đối tượng thể hiện chủ yếu của bản đồ sẽ là các yếu tố khí hậu ( Nhiệt độ, khí áp, gió, mưa...) hoặc bản đồ công nghiệp thì đối tượng thể hiện chủ yếu sẽ là các trung tâm và các ngành công nghiệp.
Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì? Bởi các kí hiệu qui ước trên bản đồ là những biểu trưng của các đối tượng, hiện tượng địa lí trong hiện thực khách quan. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những kí hiệu đó mà rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.
Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối tượng địa lí. 
Ví dụ1: 
Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ “ Các nước Đông Nam Á” trong SGK Địa lí Lớp 12 trang 14.(Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.), trang 31 ( Bài 6 - Đất nước nhiều đồi núi), trang 37 ( Bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển) , hay ở trang 43 ( Bài - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa).
Qua các lược đồ ở SGK này để học sinh nắm rõ đặc điểm nổi bật của cấu trúc, sự phân hóa địa hình Việt Nam, địa hình vùng biển, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biểnHay hiểu được các đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam, nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu.
Tên lược đồ : “ Các nước Đông Nam Á”.
+ Nhìn vào ta có thể chỉ cho học sinh xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
 + Xác định được ý nghĩa của vị trí địa lí với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế -xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế nước ta.
2.3.1.2. Biểu đồ: 
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện tượng gì ?(khí hậu, cơ cấu kinh tế, phát triển dân số...).
Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì?(nhiệt độ, lượng mưa, các ngành kinh tế, dân số...) trên lãnh thổ nào và thời gian nào, được thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt...) và trị số các đại lượng được tính bằng gì?(mm, %, triệu người...).
Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối
chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện.
Ví dụ 2 : 
Khi dạy Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng 
 Thì ở bài tập 1 trang 50 –SGK yêu cầu nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh qua các tháng trong năm. Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị, lượng mưa được thể hiện bằng hình cột. Trị số của nhiệt độ được tính bằng (oC), lượng mưa được tính bằng ( mm).	
Qua biểu đồ hướng dẫn cho HS biết được chế độ nhiệt, biên độ nhiệt, chế độ mưa và sự biến đổi nhiệt độ theo vĩ độ của 2 địa điểm, tại sao có sự khác nhau đó.
Hay khi dạy bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Qua bảng số liệu cho HS thấy được đặc điểm của dân số nước ta đông, còn tăng nhanh, giai đoạn nào tăng nhanh nhất, trung bình tăng hàng năm là bao nhiêu. Với dân số tăng nhanh như vậy đã gây nên hậu quả như thế nào về: tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống
2.3.1.3. Tranh ảnh địa lí.
Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước:
- Nêu lên các bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay, bức ảnh đó thể hiện cái gì? (đối tượng địa lí nào?), ở đâu?.
- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh).
Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lí khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính cũng như sự phân bố (vị trí) của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh) đó. 
Ví dụ 3 : Khi dạy bài 6:” Đất nước nhiều đồi núi” trang 29-SGK, bài “Vấn đề phát triển thương mại, du lịch” trang 137- SGK, hay bài “ Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ” trang 145- SGK. 
Qua các hình ảnh này cần nhấn mạnh đến đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và mỗi vùng có sự khác nhau, ảnh hưởng của thiên nhiên đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế, biết được các loại tài nguyên chính ở nước ta đặc biệt hiểu và trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng.
2.3.1.4. Bảng số liệu:
Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê (hoặc các số liệu riêng lẻ). Cần chú ý học sinh:
Không bỏ sót số liệu nào.
Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể.
Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.
 	- Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét.
- Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới.
Ví dụ 4:
Bảng số liệu về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm 
( trang 44-SGK 12)
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
1676
989
+ 687
Huế
2868
1000
+1868
TP Hồ Chí Minh
1931
1686
+245
Hãy nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm trên.
+ Lượng mưa có sự thay đổi từ bắc vào nam: Huế có lượng mưa lớn nhất, tiếp đến TPHCM, HN mưa ít nhất
+ Lượng bốc hơi càng vào nam càng tăng mạnh
+ Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ bắc vào nam: Cao nhất ở Huế, tiếp đến HN, TPHCM cân bằng ẩm thấp nhất
- Giải thích
+ Huế có lượng mưa cao nhất mà chủ yếu mưa vào thu đông do
Dãy núi Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ Biển Đông vào
Hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến
Lượng cân bằng ẩm cao nhất do mưa nhiều, lượng bốc hơi ít
+ TPHCM có lượng mưa khá cao do
Chiụ ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa tây nam từ biển thổi vào
Hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn
Tuy nhiên do nhiệt độ cao, mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh vì thế cân bằng ẩm thấp hơn HN
+ Hà Nội lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa, lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn TPHCM
Ví dụ 5:
Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ( SGK -12 trang 59).
 Số lượng loài
Thực vật
Thú
Chim
Bò sát lưỡng cư
Cá
Số lượng loài đã biết
14500
300
830
400
2550
Số lượng loài bị mất dần
500
96
57
62
90
Trong đó số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng
100
62
29
-
-
 Nhận xét sự đa dang thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta.
-Số lượng loài sinh vật đa dạng gồm thực vật, thú, chim, bò sát, cá. Tổng số tới 18580. Trong đó thực vật nhiều nhất?,cá ? chim? Bò sát? Thú?
-Số loài bị mất dần ? ,trong đó thực vật nhiều nhất?,thú? cá ? Bò sát? chim ? 
-Số loài có nguy cơ tuyệt chủng? ,trong đó thực vật nhiều nhất?,thú? chim ?
Như vậy số lượng loài sinh vật có nguy cơ giảm sút nhanh chóng,...dẫn tới mất cân bằng sinh thái.Chúng ta cần phải có biên pháp bảo vệ.
Nguyên nhân: -Đánh bắt quá mức,diện tích rừng bị thu hẹp,ô nhiễm môi trường nước.
Trên cơ sở từng bước hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh địa lí, giáo viên có thể vận dụng các bước này một cách linh hoạt khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như quả địa cầu, mô hình.
2.3.1.5. Khai thác kiến thức từ Átlát địa lý Việt Nam
 Khi khai thác Át lát, học sinh không chỉ dựa trên các kiến thức có thể khai thác trực tiếp từ các bản đồ, mà cần bổ sung bằng các kiến thức rút ra từ SGK, để có thể cập nhật kiến thức, và phân tích sâu hơn, tổng hơp tốt hơn.Vậy để đọc và phân tích Atlát tốt cần phải:
Nắm được các phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong At lát.
Nắm được các kí hiệu trong bảng chú giải bản đồ.
Nắm được mục đích yêu cầu khi dọc Át lát để tìm kiếm và rút ra các thông tin cần thiết, nhanh.
Biết huy động kết hợp các kiến thức đã học trong SGK vào việc cắt nghĩa sự phát triển và phân bố của các hiện tượng địa lý cần tìm hiểu qua Át lát.
Biết đọc Át lát theo một trình tự khoa học.
Ví dụ 6:
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_ki_nang_ho_tro_nham_nang_cao_co_hieu_qua_viec_su.doc