SKKN Một số giải pháp xây dựng thư viện tiên tiến

SKKN Một số giải pháp xây dựng thư viện tiên tiến

Thư viện trong trường tiểu học có thể coi là trung tâm văn hóa của một nhà trường. Thư viện không những giúp cho thầy trò nhà trường dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí tuệ, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng văn hóa cá nhân, giúp hình thành thói quen đọc sách cho GV, HS. Xây dựng thư viên đạt chuẩn, thân thiện trong trường tiểu học là mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và góp phần phát triển văn hóa đọc cho cán bộ giáo viên và học sinh trường tiểu học Quảng Thịnh hiện nay.

Hơn thế nữa để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính độc lập trong suy nghĩ sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của học sinh như Nghị quyết số 29-NQ/TW là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất năng lực người học, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở và xây dựng một xã hội học tập.Quyết định 329 /QĐ- TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, thì việc xây dựng thư viện chuẩn và phát triển văn hóa đọc trong trường tiểu học là hết sức quan trọng và cần thiết vì vậy bản thân mạnh dạn viết: “ Một số giải pháp xây dựng thư viện tiên tiến” là một yêu cầu tất yếu của trường Tiểu học Quảng Thịnh nói riêng và các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nói chung trong giai đoạn hiện nay.

 

doc 24 trang thuychi01 18361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng thư viện tiên tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯ VIỆN TIÊN TIẾN
Người thực hiện:
Lê Đình Quang
Chức vụ:
Hiệu trưởng
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học Quảng Thịnh
SKKN thuộc lĩnh vực:
Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 1: Một buổi đọc sách của giáo viên và học sinh Trường tiểu học Quảng Thịnh	7
Ảnh 2: Một buổi đọc sách tại phòng máy của học sinh Trường tiểu học Quảng Thịnh	12
Ảnh 3: Một buổi đọc sách ngoài trời thư viện xanh của học sinh Trường tiểu học Quảng Thịnh	16
1. MỞ ĐẦU.
Thư viện trong trường tiểu học có thể coi là trung tâm văn hóa của một nhà trường. Thư viện không những giúp cho thầy trò nhà trường dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí tuệ, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng văn hóa cá nhân, giúp hình thành thói quen đọc sách cho GV, HS. Xây dựng thư viên đạt chuẩn, thân thiện trong trường tiểu học là mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và góp phần phát triển văn hóa đọc cho cán bộ giáo viên và học sinh trường tiểu học Quảng Thịnh hiện nay.
Hơn thế nữa để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính độc lập trong suy nghĩ sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của học sinh như Nghị quyết số 29-NQ/TW là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất năng lực người học, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở và xây dựng một xã hội học tập...Quyết định 329 /QĐ- TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, thì việc xây dựng thư viện chuẩn và phát triển văn hóa đọc trong trường tiểu học là hết sức quan trọng và cần thiết vì vậy bản thân mạnh dạn viết: “ Một số giải pháp xây dựng thư viện tiên tiến” là một yêu cầu tất yếu của trường Tiểu học Quảng Thịnh nói riêng và các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nói chung trong giai đoạn hiện nay.
1.1. Lý do chọn đề tài.
a) Lý do khách quan.
Sách, báo, tài liệu nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nơi tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh ... góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh. 
Xây dựng thư viện là xây dựng văn hóa đọc cho GV và HS, đây là trách nhiệm của người quản lý trong nhà trường tiểu học, khi mà chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sáng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đổi mới giáo dục theo hướng xây dựng xã hội học tập. 
Quan tâm xây dựng thư viện tiên tiến, thư viện thân thiện, nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Thư viện trường học, và để thực hiện Nghị Quyết 29 – NQ/ TW về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo; thực hiện Quyết định số 329/QĐ- TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triểnvăn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng và hoạt động của thư viện trong các trường học như Quyết định 61, quyết định 01 của BGD&ĐT, thông tư 30/TTLB, thông tư 05/VP, công văn số 6841/BGD&ĐT ngày 31/12/2015 phát triển thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông, Pháp lệnh thư viện ... và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
b) Lý do chủ quan.
Trường Tiểu học Quảng Thịnh nằm trên địa bàn xã Quảng Thịnh, án ngữ cửa ngõ phía nam Thành phố Thanh Hóa. Xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và đơn vị văn hóa. Năm 2012 được sát nhập vào thành phố Thanh Hóa.
Có nhiều cơ quan bệnh viện của thành phố và của tỉnh đóng trên địa bàn có quốc lộ 1A chạy qua. Việc sát nhập vào thành phố Thanh Hóa và trở thành công dân của thành phố trẻ đặt ra cho cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường một thực tế phải tự học và học thật tốt để ngày mai trở thành những công dân của thành phố năng động, sáng tạo, có tri thức tiếp cận những cái mới đưa thành phố phát triển kịp với cả nước và thế giới đang biến đổi hàng ngày, hàng giờ .
Với mục tiêu đó cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Quảng Thịnh xác định trách nhiệm trước trước thế hệ trẻ, trước phụ huynh học sinh, trước thành phố, ra sức học tập trao dồi kiến thức tổ chức các hoạt động để cho các em hoàn thiện bản thân có đủ tự tin để xây dựng thành phố, xây dựng đất nước giầu đẹp như mong muốn của Bác Hồ kính yêu lúc sinh thời.
 Trường tiểu học Quảng Thịnh có 26 cán bộ giáo viên, nhân viên. Có 16 lớp học với tổng số 522 học sinh. Cùng với sự trưởng thành không ngừng và những thành tích lớn lao của nhà trường, vai trò của thư viện ngày càng được củng cố và ngày càng được phát huy, góp phần tích cực trong sự nghiệp trồng người của nhà trường. Ngày 27/3/ 2009 thư viện nhà trường được Giám đốc Sở giáo dục đào tạo cấp giấy chứng nhận thư viện trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập Thư viện trường tiểu học Quảng Thịnh tuy còn rất nhiều những khó khăn về cơ sở vật chất, không có phòng đọc chỉ là một cái kho chứa sách mà hầu hết lại là sách lạc hậu, rách nát. Việc tham gia khai thác mượn, đọc từ nguồn thư viện rất hạn chế, thư viện năm im lìm, cán bộ thư viện không có, nếu có chỉ là kiêm nhiệm, không được qua đào tạo, không phát huy được hết tiềm năng của thư viện, của sách. Phong trào đọc sách cũng vì thế mà không thu hút được cán bộ giáo viên và số đông học sinh. Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Đặc biệt là Cán bộ lãnh đạo Phòng giáo dục mà bộ phận chuyên môn tiểu học đã có chỉ đạo sâu sát để xây dựng thư viện tiên tiến , người đứng đầu đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện nhà trường.
Năm 2010 trường tiểu học Quảng Thịnh đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đây là tin vui cho cán bộ giáo viên nhà trường và cũng là tin vui cho công tác thư viện. Dịp này thư viện được đầu từ hàng vài chục triệu đồng cho mua sắm như: Tổng số sách trong thư viện gần 2.481 bản sách. Ngoài ra còn có gần 20 loại báo và tạp chí, ... Hàng năm tổng số tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quỹ khác nhau, làm cho kho sách ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Hơn nữa trong những năm qua việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cải tiến phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của Giáo viên, học sinh thì vai trò của của thư viện, Thư viện thân thiện, vai trò của sách lại càng trở lên quan trọng hơn trong hoạt động dạy và học. Nhằm khai thác triệt để giá trị kho sách, phục vụ số lượng giáo viên và học sinh tương đối đông. Thư viện đã tiến hành thực hiện bằng sáu biện pháp để phấn đấu trở thành thư viện tiên tiến nhằm đáp ứng, thoả mãn nhu cầu về văn hoá đọc của giáo viên và học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách tham khảo, sách giáo khoa, báo Tổ chức nhiều loại hình khác nhau như: Thư viện thân thiện, tổ chức Thư viện ngay tại lớp học, Thư viện di động ngoài thời, Thư viện điện tử ... cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách thành thạo ... Từ thực tế thư viện có nhiều sách, giáo viên và học sinh ham mê đọc sách. Vậy muốn đạt được danh hiệu Thư viện tiến tiến với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em xây dựng được phương pháp học tập, và phong cách làm việc khoa học. Việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học, thông qua văn hóa đọc. Hướng dẫn các em biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách 
Các nội dung trong đề tài đã được áp dụng vào thực tế trong hoạt động Thư viện của trường Tiểu học Quảng Thịnh và đã đạt được những hiệu quả tích cực góp phần không nhỏ trong toàn bộ nội dung hoạt động của Thư viện để tiến tới xây dựng Thư viện tiên tiến, Thư viện thân thiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này, tôi xác định một số đối tượng cụ thể để nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này. Cụ thể là các đối tượng chính sau:
- Thực trạng thư viện trường Tiểu học Quảng Thịnh.
- Các phần mềm tin học ứng dụng trong quy trình nghiệp vụ thư viện.
- Cán bộ Giáo viên và học sinh nhà trường, không gian, cảnh quan nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu các ứng dụng phần mềm tin học hiện có trên thị trường để có thể sử dụng tốt trong quá trình đọc, mượn, trả sách ở thư viện.
- Khảo sát các đối tượng học sinh tiểu học xem điều gì hấp dẫn các em học sinh đến thư viện đọc sách.
- Tham khảo ý kiến đóng góp của giáo viên, phụ huynh trong và ngoài nhà trường.
- Tham khảo các bài viết trên các tạp chí Giáo dục tiểu học, các bài viết của tác giả: Hà Huy Giáp, bài viết của Vụ giáo dục tiểu học ...
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm này là xây dựng Thư viện tiên tiến thân thiện trong trường tiểu học Quảng Thịnh; hình thành thói quen đọc sách cho giáo viên và học sinh; tổ chức đọc trên thư viện, đọc bằng sách, báo chí, đọc bằng công nghệ thông tin thông qua máy tính kết nối mạng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
       Thư viện trường tiểu học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách, báo chí, băng đĩa ... có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của nhà trường tiểu học, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới – Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học.Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.
Đồng thời phải quán triệt và nắm vững các Nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ, ngành, Sở, Phòng về công tác thư viện tiên tiến, về việc tổ chức cho nhà trường thực hiện và sử dụng Thư viện sao cho hiệu quả nhất, tổ chức cho các thành viên của nhà trường tham gia xây dựng, phát triển văn hóa đọc giúp khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn trí thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức nhân loại, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình thích nghi hội nhập toàn cầu của công dân thế kỉ XXI.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a) Cơ sở vật chất.
- Phòng thư viện đạt đúng tiêu chuẩn thư viện tiên tiến trường học theo quyết định 01 của BGD và ĐT. Có phòng kho, phòng đọc sách của giáo viên, phòng đọc của học sinh thoáng mát, sạch sẽ.
- Sách: có sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bổ trợ kiến thức, sách tham khảo chung cho giáo viên và học sinh, tủ sách đạo đức, tủ sách pháp luật, tủ sách lịch sử, tủ sách truyện  được xử lý nghiệp vụ theo từng phân môn.
- Báo, tạp chí, át lát, bản đồ, địa cầu và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: các báo của ngành, báo giáo dục thời đại, báo thiếu niên, báo phụ nữ ... Các chuyên san và tạp chí toán học tuổi trẻ, văn học tuổi trẻ, dạy và học ngày nay, ...”
- Tủ giá đựng sách báo, bàn ghế cho học sinh và giáo viên ngồi đọc đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh 1: Một buổi đọc sách của giáo viên và học sinh Trường tiểu học Quảng Thịnh
b) Cán bộ Thư viện có trình độ đại học, đã được đào tạo lớp quản lý thư viện. Yêu nghề, ham học hỏi, năng động sáng tạo. Biết tư vấn cho lãnh đạo về công tác chuyên môn thư viện. Tâm huyết, hăng hái nhiệt tình, có trách nhiệm trong mọi công việc.
c) Ban giám hiệu quan tâm, sát sao với công tác thư viện, có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt trong mọi hoạt động của Thư viện.
d) Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các phòng ban và các đoàn thể của cấp trên cũng như trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, của Ngành về công tác Thư viện
      Căn cứ Quyết định 329QĐ-TTg ngày 15/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Căn cứ vào quyết định 61, quyết định 01 của BGD- ĐT ban hành ngày 02/01/2003 và QĐ số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 về sửa đổi bổ sung Quyết định, số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT. Gồm có 5 tiêu chuẩn để đánh giá chuẩn Thư viện trường học:
* Tiêu chuẩn thứ nhất về sách, báo, tạp chí bản đồ tranh ảnh, băng đĩa sách giáo khoa.
- Sách giáo khoa:
+ Thực hiện được“tủ sách giáo khoa dùng chung” đảm bảo cho mỗi học sinh có 01 bộ sách giáo khoa → 100% học sinh của trường có sách học tập.
+ Đảm bảo 100% sách cấp cho giáo viên phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
+ Tổng số bản sách giáo khoa hiện có của Thư viện là 789 bản, thực hiện lưu kho 3 bản theo quy định chuyên môn.
- Sách nghiệp vụ của giáo viên:
+ Tổng số sách nghiệp vụ hiện có của nhà trường là 693 bản, thực hiện lưu kho 2 bản.
+ Trong năm học 2018 – 2019 có 100% giáo viên đứng lớp có đủ sách nghiệp vụ, sách nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên từng chu kỳ.
+ Mỗi giáo viên có đủ 01 bản sách tuỳ theo khối lớp, bộ môn giảng dạy và 3 bản lưu tại thư viện (tính theo bộ môn mà GV trực tiếp giảng dạy).
- Sách tham khảo:
+ Tổng số sách tham khảo là 450 bản, trong đó mua mới 90 bản; cấp mới 15 bản.
+ Tỉ lệ sách tham khảo cho học sinh là 579 bản / 522 học sinh chiếm tỉ lệ 01bản/ 1 học sinh.
- Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: đảm bảo đủ, đáp ứng tốt cho yêu cầu giảng dạy của GV và học tập của HS.
+ Báo, tạp chí ngành gồm: Báo Giáo dục và thời đại, báo Bình Dương, Báo Nhân dân.
+ Tạp chí: Tạp chí Toán học và tuổi trẻ, tạp chí Văn học, tạp chí dạy và học ngày nay.
Có sách giáo khoa hiện hành, sách tham khảo, sách nghiệp vụ dùng cho giáo viên, ngoài ra còn có thêm sách giáo dục đạo đức và pháp luật...
+ Sách truyện thiếu nhi và truện nhi đồng, truyện tranh cho thiếu nhi và nhi đồng 560 cuốn 
* Tiêu chuẩn thứ hai về cơ sở vật chất  
Vị trí phòng thư viện đặt ở trung tâm trường lại ở tầng 1 nên rất thuận lợi cho việc mượn sách, đọc sách của tất cả giáo viên và học sinh, có phòng đọc dành riêng cho giáo viên và học sinh, đảm bảo đủ ánh sáng, có chỗ ngồi cho cán bộ thư viện.
- Tổng diện tích thư viện 84 m2, trong đó diện tích kho 15m2, diện tích phòng đọc 24m2.
- Số chỗ ngồi cho giáo viên là 10 chỗ và 30 chỗ ngồi đọc sách cho học sinh, ngoài ra còn có phòng máy tính 54m2 có 20 máy tính kết nối internet; không gian lớp học hành lang, các ban công để học sinh có thể đọc mọi lúc mọi nơi với thư viện chính cũng như các thư viện mi ni đặt tại góc lớp, các thư viện di động trong nhà trường phục vụ Giáo viên học sinh bất cứ lúc nào, thời điểm nào, kể cả cho mượn về nhà.
- Toàn trường có 24 máy tính kết nối mạng Internet, luôn phục vụ cho cán bộ giáo viên và học sinh tham gia đọc, tìm hiểu thế giới, tìm kiếm kiến thức...
- Có 1 bộ loa đài tốt phục vụ cho công tác Thư viện, như giới thiệu sách hàng buổi, hàng tuần. Cũng như phục vụ cho các buổi trình diễn cũng như thi đọc toàn trường góp phần đắc lực cho sự thành công của hoạt động thư viện trong những năm qua.
- Thư viện được trang bị quạt gió và có đủ ánh sáng phục vụ cho giáo viên và học sinh tìm kiểm sách báo một cách thuận tiện.
- Các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho thư viện khá đầy đủ, được sắp xếp khoa học, gồm:
           + Kệ sách: 06 cái.	+ Tủ mục lục: 01 cái.
           + Giá treo sách: 08 cái.	+ Tủ đượng sách tài liệu: 05 cái
           + Tủ giới thiệu sách: 04 cái.                        
Trên tường có các câu khẩu nỗi bật dể thấy như: “ Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau”; “ Đọc sách để rộng tầm nhìn, để kích thích suy nghĩ” ; “ Học, nữa học mãi “; “ Không có sách là không có tri thức”; trên mỗi loại sách đều có đề tên như: sách giáo khoa; sách truyện; sách tham khảo; tạp chí; báo các loại ...
Thư viện còn có nội quy, có bàn ghế cho GV, và HS ngồi đọc hàng buổi, nhà trường xây dựng kế hoạch và có lịch cụ thể cho GV và các khối lớp hàng ngày lên thư viện đọc; lên lịch cho GV và học sinh mượn về nhà, về lớp, ngoài giờ học để tham gia đọc ...
Phòng đọc đúng tiêu chuẩn của quyết định 01, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng ..., có tủ giá chuyên dùng trong thư viện để đựng sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Có đầy đủ tiện nghi cho GV, HS và cán bộ thư viện làm việc. Có tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc. Có bảng hướng dẫn tra cứu mục lục, có nội qui phòng đọc, phòng mượn, biểu đồ theo dõi sự phát triển của kho sách...
* Tiêu chuẩn thứ ba về nghiệp vụ
Thực hiện đầy đủ các loại sổ theo quy định, gồm có:
- Sổ đăng ký tổng quát.
- Sổ cho học sinh mượn sách.
- Sổ đăng ký cá biệt: tham khảo, nghiệp vụ, thiếu nhi.
- Sổ mục lục phân loại.
- Sổ đăng ký sách giáo khoa.
- Các loại hồ sơ khác: hồ sơ kiểm kê và thanh lý, công văn đi, đến
- Sổ đăng ký báo, tạp chí.
- Sổ kế hoạch năm, tháng, tuần.
 Nhìn chung, các loại sổ được ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác. Có 100% các loại sách, ấn phẩm được đăng ký mô tả, phân loại rõ ràng, kho sách được sắp xếp hợp lý, đúng nghiệp vụ.
Hướng dẫn sử dụng thư viện:
- Có nội quy thư viện, lịch mở cửa, bảng hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng tài liệu và sách ở thư viện.
Có biểu đồ phát triển kho sách trong 3 năm liền kề (2017 → 2019).
* Tiêu chuẩn thứ tư về tổ chức hoạt động
- Về tổ chức quản lý: Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch phát triển thư viện lồng vào kế hoạch chung của nhà trường và trực tiếp chỉ đạo công tác thư viện trường học. Tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch; vận hành hoạt động thư viện đúng quỹ đạo, thực hiện kế hoạch xây dựng thư viện đạt chuẩn.
- Về cán bộ làm công tác thư viện: Chuyên trách, được bồi dưỡng ngắn hạn, thời gian làm công tác thư viện 5 năm có kinh nghiệm vững vàng, nhiệt tình, năng động sáng tạo, chịu tìm tòi tổ chức các hoạt động. Biết trang trí xắp xếp phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học. 
- Mạng lưới cộng tác viên thư viện: Được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng với đầy đủ các thành phần: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh đồng tham gia vào mạng lưới cộng tác viên thư viện.
- Kế hoạch kinh phí hoạt động: Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách cấp để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo theo danh mục quy định. Năm học 2018-2019 tổng số tiền đầu tư cho máy tính, lắp mạng, múa sách mới, tạp chí, là 45 triệu đồng. Ngoài ra nhà trường kêu gọi phát động phong trào: Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”. GV, HS quyên góp 546 cuốn đủ các loại sách, tạp chí , nhiều nhất là sách truyện của thiếu niên, nhi đồng.
- Tổ chức cho học sinh đọc và mượn sách vào các ngày học trong tuần. Thư viện đã thu hút 100% giáo viên và 75 % học sinh tham gia sử dụng sách thư viện.
- Thực hiện giới thiệu sách mới

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_thu_vien_tien_tien.doc