SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi (Họa Mi) hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch - Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi (Họa Mi) hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch - Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết “Giáo dục mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo”[1]. Mục tiêu của giáo dục mầm non chính là chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo, có những thói quen hành vi tốt, hình thành những thói quen ban đầu nhân cách con người trẻ.

Việc học của trẻ mầm non được thông qua hình thức “Chơi mà học, học bằng chơi”[1]. Trẻ nhỏ mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ được diễn ra thông qua nhiều hoạt động. Trong đó, hoạt động vui chơi có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục trẻ, hoạt động vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều có khả năng hỗ trợ cho việc học của trẻ như Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền đã nói: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng nhận biết của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ”[2]

Bởi vậy trong những năm học qua, ngành giáo dục Mầm non đề ra mục tiêu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Triển khai tập huấn chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020 để tất cả các cơ sở giáo dục mầm non áp dụng đưa vào thực tiễn. Trong đó, nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vị trí quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu. Vì, nó định hướng cho giáo viên mầm non trong việc sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và cách tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non theo hướng “mở” một cách linh hoạt. Môi trường đó còn tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nhất là đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, các cháu đang bước vào giai đoạn bước ngoặt tâm lý, chịu sự khủng hoảng lớn về tâm lý lứa tuổi trẻ lên 3. Do đó, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ tạo ra bước đột phá để trẻ 3 - 4 tuổi bước qua thời kỳ khủng hoảnh tâm lý được an toàn, lành mạnh, tự tin trong mọi hoạt động, hạn chế được những tác động trái chiều, phản khoa học và giáo dục. Góp phần quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

 

doc 40 trang thuychi01 108833
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi (Họa Mi) hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch - Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG 
GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM, GIÚP TRẺ 
MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI (HỌA MI) HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC 
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THẠCH
HUYỆN NGA SƠN – TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Mã Thị Nga
Chức vụ : Giáo Viên
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Thạch
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Tiêu đề
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3
 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
2.3.1
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức cho bản thân về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
4
2.3.2
Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
5
2.3.3
Khuyến khích trẻ sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương cùng cô để trang trí lớp, làm đồ dùng, đồ chơi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
7
2.3.4
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm qua cách bố trí, sắp xếp, trang trí phù hợp theo hướng mở, linh hoạt giúp trẻ hoạt độngtích cực.
9
2.3.5
Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ thực hành, trải nghiệm hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở mọi lúc, mọi nơi. 
13
2.3.6
Phối hợp với cha mẹ trẻ để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ tích cực.
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1.
Kết luận.
19
3.2.
Kiến nghị.
20
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá.
Phụ lục
1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết “Giáo dục mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo”[1]. Mục tiêu của giáo dục mầm non chính là chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo, có những thói quen hành vi tốt, hình thành những thói quen ban đầu nhân cách con người trẻ.
Việc học của trẻ mầm non được thông qua hình thức “Chơi mà học, học bằng chơi”[1]. Trẻ nhỏ mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ được diễn ra thông qua nhiều hoạt động. Trong đó, hoạt động vui chơi có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục trẻ, hoạt động vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều có khả năng hỗ trợ cho việc học của trẻ như Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền đã nói: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng nhận biết của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ”[2]
Bởi vậy trong những năm học qua, ngành giáo dục Mầm non đề ra mục tiêu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Triển khai tập huấn chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020 để tất cả các cơ sở giáo dục mầm non áp dụng đưa vào thực tiễn. Trong đó, nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vị trí quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu. Vì, nó định hướng cho giáo viên mầm non trong việc sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và cách tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non theo hướng “mở” một cách linh hoạt. Môi trường đó còn tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nhất là đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, các cháu đang bước vào giai đoạn bước ngoặt tâm lý, chịu sự khủng hoảng lớn về tâm lý lứa tuổi trẻ lên 3. Do đó, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ tạo ra bước đột phá để trẻ 3 - 4 tuổi bước qua thời kỳ khủng hoảnh tâm lý được an toàn, lành mạnh, tự tin trong mọi hoạt động, hạn chế được những tác động trái chiều, phản khoa học và giáo dục. Góp phần quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Tuy nhiên trên thực tiễn hiện nay, việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ hoạt động là việc làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng thực tế chỉ là hình thức trang trí theo chủ đề và đang thực hiện, hời hợt, chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, trẻ chưa hứng thú, tích cực học tập. Điều đó cho thấy việc sử dụng những biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết.
Nhận thấy được tầm quan trọng đó đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi. Là một người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tôi luôn băn khoan trăn trở, làm thế nào để tìm ra các giải pháp tối ưu, nhằm cải tiến nâng cao, chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi quyết định đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi (Họa Mi) hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch - Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
. Mục đích nghiên cứu. 
+ Tìm ra một số biện phápxây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 3 - 4 tuổi (Họa Mi), giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch - huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
+ Bên cạnh đó nhằm thu hút được sự tham gia của cha, mẹ trẻ và sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non Nga Thạch - huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 3- 4 tuổi (Họa Mi) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch - huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát theo dõi.
- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- Phương pháp trao đổi đồng nghiệp, phụ huynh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận.
Chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố môi trường có tính chất quyết định đến sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ được sống và học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng vững chắc cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ.
	“Môi trường giáo dục là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và tính tích cực của trẻ”[3].
 Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có đoạn viết “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm”[4]. 
 Tài liệu hướng dẫn thực hiện Mô đun MN1-D (Dành cho giáo viên) cũng khẳng định “Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở. Hiệu quả của việc tạo môi trường nhằm góp phần thực tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ” [5].
Trong những năm qua, việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương rất quan tâm. Thực hiện Kế hoạch số 237/KH-SGDĐT- GDMN ngày 15/02/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong trường Mầm non đó là: 
+ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
+ Xây dựng kế hoạch GD lấy trẻ làm trung tâm.
+ Tổ chức hoạt động chơi, học.
+ Phối hợp với cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Chăm sóc trẻ khuyết tật học hoà nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn [1].
Căn cứ vào Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giá dục và Đào tạo và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 ở lứa tuổi Mầm non.
Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018 -2019 của trường mầm non Nga Thạch, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDMN. Từ đó tôi lên kế hoạch, và thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của lớp tôi phụ trách giúp trẻ hoạt động tích cực.
	2.2. Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi.
- Năm học 2015 - 2016 trường Mầm non Nga Thạch vinh dự được đón nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học 2016 – 2017 trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. Lớp tôi được đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kiên cố, trang thiết bị đầy đủ theo thông tư 02/BGD&ĐT đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
- Bản thân là giáo viên có nhiều năm công tác và giảng dạy tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, luôn yêu nghề mến trẻ, có niềm đam mê việc chăm sóc và giáo dục các cháu. Có khả năng tiếp thu và ứng dụng nhanh các chuyên đề mới của chương trình giáo dục mầm non.
- Các cháu đều khỏe mạnh, chiếm 95% kênh bình thường. Trẻ đến lớp đều đặn ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo.
- Đa số các bậc phụ huynh nhiệt tình tích cực ủng hộ nhà trường, ủng hộ giáo viên trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ và xây dựng môi trường giáo dục tại lớp.
2.2.2. Khó khăn.
- Tuy được đầu tư, trang bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học nhưng chủ yếu là các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, sản xuất hàng loạt, chất liệu chủ yếu bằng nhựa chưa có nguyên liệu thiên nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ, mà trẻ luôn thích cái mới, lạ, đẹp, hấp dẫn
- Bản thân chưa có những hình thức gây hứng thú mới lạ phong phú, hấp dẫn nên chưa gây được hứng thú ở trẻ. Tổ chức hoạt động thường xuyên nhưng máy móc, dập khuôn chưa tích cực, chưa sáng tạo, còn mang nặng tính hình thức.
- Đa số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trong giờ học. 
- Đa số cha, mẹ trẻ lớp tôi làm nông nghiệp và một số cha, mẹ trẻ đi làm Công ty nên chưa nhận thức đầy đủ về kiến thức dạy trẻ theo khoa học. Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát.
Để biết được nhận thức của trẻ ngay từ đầu năm học tháng 9 năm 2018 tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện trên trẻ như sau:
(Kèm theo phụ lục 1 – Bảng 1)
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực tế trẻ tại thời điểm tháng 9/2018
- Qua khảo sát tình hình thực tế trên trẻ ở lớp tôi nhận thấy:
 Tỷ lệ trẻ đạt chiếm tỷ lệ thấp 56%, tỷ lệ trẻ chưa đạt chiếm tỷ lệ cao 44%.
Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như thế nào để có một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3 – 4 tuổi lớp tôi hoạt động tích cực. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức cho bản thân về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định, các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “Kỹ sư tâm hồn” [6]. Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho mình những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
Để thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả chuyên đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” này, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều quan trọng là giáo viên phải nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm. Và cũng chính sự khác nhau đó, đòi hỏi nhiệm vụ của người giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học. Vì vậy, đòi hỏi tôi phải nắm vững kiến thức thông qua các tài liệu mà Sở giáo dục và Phòng GD&ĐT gửi về trường như: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, module MN 9 “Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi” [3] của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo dục mầm non, module MN 7 “Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non” [7] của Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Chi chuyên viên vụ giáo dục mầm non.
Mặt khác tôi tích cực tham gia vào các buổi bồi dưỡng kiến thức qua các lớp học chuyên đề do Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn tổ chức triển khai, tham gia học tập chuyên đề bồi dưỡng kiến thức do nhà trường tổ chức, đi thăm quan các trường trọng điểm của huyện do nhà trường tổ chức như trường: mầm non Nga Yên, mầm non Nga Giáp, mầm non Nga Thái là những trường đạt giải 3 của hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” cấp tỉnh năm học 2017 - 2018, để tìm tòi khám phá cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có tính sáng tạo cao áp dụng vào lớp của mình, ngoài ra tôi còn tham khảo cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trên mạng Internet, trên truyền hình làm cẩm nang cho bản thân mình.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2 - ảnh 1)
Hình ảnh: Nhà trường tổ chức buổi chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018 - 2019”.
Qua việc học hỏi kinh nghiệm tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, áp dụng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của mình và bổ xung được nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ đôi bàn tay khéo léo của cô và trẻ làm ra, bổ sung nhiều đồ dùng dạy học ở lớp và hướng dẫn cho trẻ tự tay mình làm ra những đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn trong môi trường giáo dục.
Kết quả: - Tham gia hội thi “Đồ dùng, đồ chơi” do nhà trường tổ chức tôi đạt giải nhất.
- Tham gia hội thi“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” do nhà trường tổ chức lớp tôi đạt giải nhất và được nhân ra diện rộng cho các lớp khác học tập.
2.3.2. Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
* Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp đạt hiệu quả cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch vào đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm xuyên suốt cả năm học cho lớp, sau đó đến kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch ngày. Phù hợp với độ tuổi, khả năng và với thực tế của lớp tôi đang phụ trách.
Ví dụ: Tôi xây dựng kế hoạch như sau.
+ Kế hoạch năm: 
Học kỳ I: - Trang trí môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp học.
- Sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi tham gia hội thi “Đồ dùng, đồ chơi” cấp trường.
- Trang trí, bố trí, sắp xếp các khu vực chơi của lớp để tham gia hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2018 - 2019 cấp trường.
- Xây dựng vườn thiên nhiên, vườn rau của lớp.
Học kỳ II: Áp dụng vào lớp mình những cái mới, sáng tạo của các lớp bạn thông qua hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
+ Kế hoạch tháng: 
Mỗi tháng trang trí, bố trí, sắp xếp lớp theo chủ đề. 
Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chủ đề mình đang thực hiện.
Cải tạo vườn thiên nhiên của bé.
Ví dụ: Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục vào tháng 9/2018: “Chủ đề: Trường mầm non thân yêu”. Bao gồm các nội dung cần xây dựng về môi trường vật chất và môi trường xã hội đó là: 
* Xây dựng môi trường vật chất
- Xây dựng môi trường bên trong lớp học
Ví dụ: Kế hoạch tháng 9/2018: Chủ đề: Trường mầm non – Ngày hội đến trường của bé.
TUẦN
NỘI DUNG
Tuần 1
- Trang trí chủ đề “Trường mầm non” với chủ đề nhánh trường “Mầm non thân yêu của bé”.
- Trang trí mảng chủ đề chính.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
- Tổ chức các hoạt động theo nhóm tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động tích cực
Tuần 2 + 3
- Trang trí nhánh 2 “Lớp học mến yêu của bé” 
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo nhánh.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Trẻ cùng cô làm đồ chơi tự tạo trang trí các góc mở
 - Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học:
 Ví dụ: Kế hoạch tháng 9/2018: Chủ đề: Trường mầm non – Ngày hội đến trường của bé.
TUẦN
NỘI DUNG
Tuần 1
- Trang trí ngoài hiên chơi, lan can khu vực lớp của mình chào mừng ngày hội đến trường của bé.
- Trang trí khu phát triển vận động và khu vui chơi giao thông. 
- Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho khu phát triển vận động và khu vui chơi giao thông.
Tuần 2 + 3
- Trang trí khu thiên nhiên của lớp.
- Cải tạo, trồng các loại rau theo mùa khu vườn rau của lớp.
-Trẻ cùng cô sưu tầm các nguyên vật liệu để trẻ chơi ngoài trời ở khu vực chơi câu cá, chơi gấp lá.
 * Xây dựng môi trường xã hội ấm cúng, lành mạnh, thân thiện.
Môi trường xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giao tiếp ấm cúng thân thiện, gần gũi giữa cô với cô, giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ và những người xung quanh. Ở đây trẻ được yêu thương, tôn trọng, an toàn, cởi mở, tin tưởng, khoan dung và đáp ứng yêu cầu chính đáng.... Vì thế, ngay từ đầu năm học tôi luôn gần gũi trò chuyện với trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn, thích đến lớp cùng cô giáo và các bạn. Ngoài ra bản thân tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh yên tâm khi gửi trẻ vào lớp. Tạo ra môi trường thân thiện giữa cô giáo với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa cô giáo với phụ huynhtạo thành một môi trường xã hội thân thiện, trẻ hoạt động, giao tiếp trong môi trường thân thiện, vui tươi, hồn nhiên, văn minh lịch sự. 
 * Xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Tôi còn xây dựng phiếu tự đánh giá tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào những tiêu chí trong phiếu này tôi biết mình làm được đến đâu và cần phải bổ sung những gì? Để điều chỉnh kịp thời.
Phiếu tự đánh giá tiêu chí kèm theo phụ lục 3.
Với việc thực hiện giải pháp trên tôi xác định rõ ràng, những việc nào làm trước, những việc nào làm sau, những công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm cho tháng sau, chủ đề sau thực hiện tốt hơn.
2.3.3. Khuyến khích trẻ sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương cùng cô để trang trí lớp, làm đồ dùng, đồ chơi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Sau khi lập được kế hoạch thì việc đầu tiên tôi làm đó là khuyến khích trẻ cùng cô tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, dự trữ nguyên vật liệu để đến mỗi chủ đề cô cùng trẻ trang trí lớp, làm ra những đồ dùng đồ chơi cho những chủ đề đó phong phú và đa dạng phục vụ cho hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non. 
Tôi khuyến khích trẻ thu gom các nguyên vật liệu cùng cô, thời gian thu gom được các nguyên vật liệu của cô thì vào những buổi học về và những ngày nghĩ. Thu lượm võ ngao, lọ nước nắm, chai dầu ăn, lọ nước C2, lon bia, võ hộp sữa chua, vỏ hộp thuốc rồi mang đến lớp. Dặn dò trẻ khi ăn sữa chua hay ăn kem, thạch râu câu, lọ nư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.doc