SKKN Một số giải pháp xây dựng CĐCSVM tại Công đoàn trường THPT Hoàng Lệ Kha

SKKN Một số giải pháp xây dựng CĐCSVM tại Công đoàn trường THPT Hoàng Lệ Kha

 Xây dựng công đoàn vững mạnh là vấn đề then chốt, là nhiệm vụ hàng đầu mà các CĐCS quan tâm. Công đoàn có vững mạnh thì mới có đủ vị thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình. Trải qua nhiều kỳ Đại hội, Công đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu phương hướng hoạt động cụ thể cho tổ chức mình. Đại hội XI, Công đoàn Việt Nam đã đề ra mục tiêu, phương hướng 5 năm (2008-2013) là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn chỉ đạo hoạt động chủ yếu, lấy Đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh chỉ đạo hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.

 Trong trường học, công đoàn là một tổ chức chính trị, đại diện cho đội ngũ CBGV-NV có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nhà giáo, người lao động; đồng thời giáo dục tuyên truyền CBGV-NV thực hiện nhiệm vụ chính trị. Mục đích cuối cùng công đoàn trong trường học là hướng về chính đội ngũ nhà giáo- những người đang ngày đêm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Vì thế, tại Đại hội XXII, Công đoàn Giáo dục Thanh Hóa nhấn mạnh“. CĐCS thực sự là chỗ dựa tin cậy cho nhà giáo, người lao động”.

 Dưới ánh sáng Nghị Quyết Đại hội XXII của Công đoàn Giáo dục Thanh hóa (2013-2018), đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời với nhiều giải pháp đồng bộ, công đoàn các trường học đã có nhiều đổi mới nội dung và hình thức hoạt động. Một số CĐCS thực sự đổi mới mạnh mẽ, đem lại hiệu quả cao, góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay. Nhiều tập thể và cá nhân đã có những cống hiến cho hoạt động công đoàn; dấu ấn hoạt động của tổ chức thể hiện rõ nét; công đoàn thực sự là chỗ dựa tin cậy, là nơi trao gửi tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo và người lao động

 

doc 22 trang thuychi01 7240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng CĐCSVM tại Công đoàn trường THPT Hoàng Lệ Kha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Xây dựng công đoàn vững mạnh là vấn đề then chốt, là nhiệm vụ hàng đầu mà các CĐCS quan tâm. Công đoàn có vững mạnh thì mới có đủ vị thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình. Trải qua nhiều kỳ Đại hội, Công đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu phương hướng hoạt động cụ thể cho tổ chức mình. Đại hội XI, Công đoàn Việt Nam đã đề ra mục tiêu, phương hướng 5 năm (2008-2013) là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn chỉ đạo hoạt động chủ yếu, lấy Đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh chỉ đạo hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.
 Trong trường học, công đoàn là một tổ chức chính trị, đại diện cho đội ngũ CBGV-NV có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nhà giáo, người lao động; đồng thời giáo dục tuyên truyền CBGV-NV thực hiện nhiệm vụ chính trị. Mục đích cuối cùng công đoàn trong trường học là hướng về chính đội ngũ nhà giáo- những người đang ngày đêm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Vì thế, tại Đại hội XXII, Công đoàn Giáo dục Thanh Hóa nhấn mạnh“.. CĐCS thực sự là chỗ dựa tin cậy cho nhà giáo, người lao động”.
 Dưới ánh sáng Nghị Quyết Đại hội XXII của Công đoàn Giáo dục Thanh hóa (2013-2018), đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời với nhiều giải pháp đồng bộ, công đoàn các trường học đã có nhiều đổi mới nội dung và hình thức hoạt động. Một số CĐCS thực sự đổi mới mạnh mẽ, đem lại hiệu quả cao, góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay. Nhiều tập thể và cá nhân đã có những cống hiến cho hoạt động công đoàn; dấu ấn hoạt động của tổ chức thể hiện rõ nét; công đoàn thực sự là chỗ dựa tin cậy, là nơi trao gửi tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo và người lao động.
 Song, từ thực tiễn hoạt động công đoàn trong trường học hiện nay, tôi nhận thấy vẫn đang tồn tại một số hạn chế là, còn một số CĐCS hoạt động mờ nhạt, còn phụ thuộc nhiều vào chuyên môn. Trình độ, năng lực của một số cán bộ công đoàn còn hạn chế. Sự phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn còn chưa chặt chẽ. Có nơi, sinh hoạt tổ công đoàn còn bộc lộ nhiều yếu kém, dẫn đến một số đoàn viên chưa có trách nhiệm cao trong xây dựng CĐCSVM.Vì thế, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2008-2013 đã đánh giá: “Công đoàn cơ sở là cấp quan trọng, quyết định đối với vai trò đại diện, bảo vệ công nhân lao động nhưng vẫn là khâu yếu trong tổ chức Công đoàn”.
 Thực tiễn đó đang tồn tại những khó khăn, mâu thuẫn trong tổ chức công đoàn trường học, gây cản trở cho hoạt động công đoàn.
 Hiện nay, trong quá trình hội nhập, đặc biệt giáo dục đào tạo đang trong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện Nghị Quyết 29/NQ-TW về “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục Đào tạo”. Mục tiêu đổi mới giáo dục đang đặt ra cho công đoàn trong trường học phải đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và phương thức tổ chức. Công đoàn phải tìm mọi cách để xây dựng tổ chức vững mạnh, cùng với chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Như vậy, xây dựng tổ chức CĐCSVM là một yêu cầu thiết thực, phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Chọn đề tài này nhằm làm rõ thực trạng hoạt động công đoàn trong trường học và đề xuất một số giải pháp xây dựng CĐCSVM trong trường THPT.
- Tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ CĐCS; đồng thời có cơ hội trao đổi, tư vấn, chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp nhằm tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các giải pháp xây dựng công đoàn vững mạnh tại công đoàn trường THPT Hoàng Lệ Kha.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Với khuôn khổ đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:
 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản thuôc phạm vi của tổ chức Công đoàn như: Luật Công đoàn, Điều Lệ Công đoàn Việt Nam, các tài liệu tập huấn bồi dưỡng cán bộ Công đoàn, các bài viết, các báo cáo Công đoàn giáo dục. nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CĐCSVM.
 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 Tập trung vào xem xét và tiếp cận các hoạt động Công đoàn đã từng thực hiện tại Công đoàn trường THPT Hoàng Lệ Kha trong những năm làm Chủ tịch công đoàn. Mục đích là tìm hiểu thực trạng, chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn nhà trường; đồng thời khẳng định thực trạng xây dựng CĐCSVM.
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH.
 1. Một số vấn đề chung về CĐCS, nhiệm vụ, quyền hạn của CĐCS:
 CĐCS là nền tảng của tổ chức Công đoàn Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện Nghị Quyết, kế hoạch công đoàn cấp trên. CĐCS cũng là nơi trực tiếp tập hợp CNVC, LĐ vào tổ chức công đoàn, quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn.
 Điều 188, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định vai trò của tổ chức công đoàn:“Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động..”.
 Điều 18 Điều Lệ Công đoàn Việt Nam quy định 6 nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở.
 2. Về xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh:
 a. Quan điểm: 
 - Xây dựng CĐCSVM là nhiệm vụ chiến lược, có tính chất sống còn của tổ chức công đoàn, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng chính quyền, của công đoàn và đoàn viên. Xây dựng CĐCSVM phải gắn với nội dung xây dựng giai cấp công nhân và công đoàn, phục vụ yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH.
 - Phát triển, xây dựng CĐCSVM nhằm bảo đảm cho công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, góp phần ổn định quan hệ lao động, phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, làm cho đoàn viên, CNVC-LĐ gắn bó với tổ chức công đoàn.
 - Mọi hoạt động của công đoàn đều phải hướng tới cơ sở, tạo điều kiện cho cơ sở giải quyết khó khăn, chăm lo xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, phát huy quyền chủ động sáng tạo của CĐCS.
 b. Mục tiêu xây dựng CĐCSVM:
 “ Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động của Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ”
 c. Nội dung và những biện pháp chủ yếu xây dựng CĐCSVM:
 * Nội dung:
 - Phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị triển khai QCDC trong hoạt động cơ quan, tổ chức Hội nghị CBCCVC; tổ chức các phong trào thi đua; tham gia cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, cải cách hành chính. Tham gia có hiệu quả vào các hội đồng. Thực hiện tốt mục tiêu xây dựng người cán bộ công chức viên chức “ Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”.
 - Chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của UBKT công đoàn, BTTND, giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo điều kiện làm việc. Vận động CBCCVC- NLĐ tham gia các hoạt động xã hội, phòng chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
 - Phổ biến và tổ chức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Giúp đỡ và giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng; tham gia với thủ trưởng lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCC-NLĐ. 
 - Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ công đoàn, CĐVM. BCH xây dựng được chương trình nội dung công tác, duy trì sinh hoạt công đoàn và có sổ ghi chép nội dung hội nghị tổ công đoàn, công đoàn bộ phận; đảm bảo thu chi và quản lý tài chính đúng quy định; có quy chế hoạt động của BCH và quy chế phối hợp công tác. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời. 
 * Những biện pháp chủ yếu xây dựng CĐCSVM: 
 Một là, cần quán triệt quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị Quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam. Mọi hoạt động của công đoàn đều phải hướng về cơ sở, phục vụ cơ sở, giúp đỡ cơ sở giải quyết khó khăn.
 Hai là, cần xác định trách nhiệm của từng cấp công đoàn đối với công đoàn cơ sở, phát huy sức mạnh của từng cấp công đoàn và của hệ thống công đoàn trong việc xây dựng CĐCSVM.
 Ba là, củng cố nâng cao chất lượng và vai trò nòng cốt của CĐCS các trường công lập, coi trọng sinh hoạt tổ công đoàn, quản lý tốt đoàn viên.
 Bốn là, cần nắm vững các tiêu chuẩn CĐCSVM theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; tiếp tục xây dựng CĐCSVM trong ngành Giáo dục.
 Năm là, cần đẩy mạnh chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện công tác xây dựng CĐCSVM, gắn chỉ tiêu phấn đấu thực hiện cho các cấp công đoàn, phân công ủy viên trực tiếp phụ trách các cơ sở.
 Sáu là, xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng cán bộ CĐCS đảm bảo 100% cán bộ công đoàn được tập huấn những kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động công đoàn.
 Bảy là, trong quá trình tổ chức chỉ đạo cần làm điểm xây dựng mô hình, mở hội nghị chuyên đề, sơ kết để rút kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình.
Tám là, tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại, xét công nhận, động viên uốn nắn kịp thời những hạn chế và làm rõ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi cá nhân cán bộ công đoàn.
 3. Về đổi mới nội dung, phương pháp xây dựng CĐCSVM.
 a. Quan điểm:
 - Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS nhằm thực hiện tốt chức năng của tổ chức công đoàn, nâng cao vị trí vai trò của CĐCS, thu hút đông đảo người lao động gia nhập tổ chức công đoàn, xây dựng CĐCSVM.
 - Giữ vững sự ổn định, thống nhất về tổ chức và đoàn kết trong hệ thống, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
 b. Mục tiêu:
 - Thực hiên Nghị Quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam “ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu”
 - Tập hợp người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và tham gia hoạt động công đoàn; nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ CĐCS.
c. Đổi mới nội dung hoạt động:
 - BCH công đoàn cơ sở, cần xác định được nội dung trọng tâm, CĐCS cần coi đó là nội dung chính trong hoạt động của mình.
 - Duy trì thực hiện đồng bộ các chức năng của công đoàn. Phấn đấu trên 90% CNVC-LĐ tham gia tổ chức công đoàn, hàng năm có trên 80% CĐCSVM. Nâng cao trình độ tham gia quản lý và chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua.
 - Quan tâm, tìm hiểu nguyện vọng và nhu cầu của người lao động trẻ để có hướng vận động và điều chỉnh nội dung hoạt động phù hợp. Hướng dẫn xây dựng lực lượng đoàn viên nòng cốt tại cơ sở, làm hạt nhân trong mọi phong trào.
 - Tăng cường tổ chức đối thoại giữa BCHCĐCS với người sử dụng lao động; BCHCĐCS phải chủ động thúc đẩy thực hiện mở hội nghị dân chủ, chủ động tổ chức các hoạt động công đoàn ngoài giờ làm việc.
 - Quản lý thật tốt tài chính CĐCS, quan tâm thúc đẩy việc thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, thực hiện đùng nguyên tắc sử dụng và quản lý tài chính CĐCS, đẩy mạnh các hoạt động tự kiểm tra hoạt động tài chính của CĐCS.
 d. Đổi mới phương pháp hoạt động:
 CĐCS cần tập trung vào vận động là chính, thông qua việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm, điều kiện làm việc của người lao động. Qua đó, có biện pháp giải quyết kịp thời; vận động đoàn viên và người lao động chấp hành nội quy lao động, tích cực tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức. Phát hiện bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ đoàn viên nòng cốt, làm hạt nhân cho hoạt động.
 Chủ động giám sát thực hiện QCDC ở cơ sở, đôn đốc việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế tại đơn vị; xây dựng quy chế phối hợp giữa công đoàn với người đứng đầu đơn vị.
 Hàng năm thực hiện tự chấm điểm đánh giá phân loại công đoàn CĐCS đúng với thực chất hoạt động.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỌC TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
 1. Khái quát đặc điểm tình hình Công đoàn trường THPT Hoàng Lệ Kha:
 Trường THPT Hoàng Lệ Kha tiền thân là trường cấp III trung Sơn, được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1981. Địa điểm trường đóng tại xã Hà Toại, một vùng chiêm trũng của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1992, trường chuyển về thị trấn Đò Lèn, hiện nay thuộc tiểu khu III thị trấn Hà Trung. Từ cấp III Trung Sơn, khi chuyển về thị trấn đồng thời ngôi trường được mang tên Hoàng Lệ Kha- người con của quê hương Hà Trung, một chiến sĩ Cách mạng.
 Với 35 năm ra đời và phát triển nhà trường đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và có những bước thăng trầm. Điều đáng nhớ là, khi được chuyển về thị trấn Hà Trung, dù CSVC nhà trường được đầu tư xây dựng nhưng đơn vị lại có cả một thời gian dài mất dân chủ, mất đoàn kết, dẫn đến có nhiều đơn thư khiếu nại (từ 1995- 1999). Hậu quả cuối cùng là Cấp ủy, BGH và Chủ tịch Công đoàn nhà trường đều phải chịu các hình thức kỷ luật của ngành, đồng thời BGH và Chủ tịch Công đoàn phải chuyển công tác. Đó là những vấp ngã, những bài họcthật sâu sắc cho đơn vị mà phải một thời gian dài đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ cấp ủy Đảng đến chính quyền và công đoàn phải từng bước khắc phục hậu quả để củng cố và phát triển.
 Hiện nay đơn vị có 77 CBGVNV - NLĐ, trong đó đoàn viên công đoàn là 75 đồng chí, nữ CBGV-NV là 50 đ/c; đảng viên 53 đồng chí, chiếm tỷ lệ 68%.
 Đảng bộ nhà trường lớn mạnh gồm 3 chi bộ trực thuộc. BCH Đảng bộ hiện nay gồm 7 đ/c. Chính quyền nhà trường gồm BGH có 03 đ/c, có 7 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học.
 2. Về phía tổ chức Công đoàn trường hiện nay:
 * BCH Công đoàn: 5 đ/c, trong đó 4/5 đ/c là nữ; 5/5 đ/c là đảng viên; có 3/5 đ/c trong BCH Đảng bộ; đ/c Chủ tịch Công đoàn là ủy viên BCH Công đoàn Giáo dục tỉnh Thanh Hóa, ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Hiệu trưởng.
 * Tổ Công đoàn: gồm 8 tổ: tổ Toán- Tin; tổ Hóa- Sinh; tổ Vật lý- KTCN; tổ Ngữ văn; tổ Sử- Địa- GDCD; tổ Ngoại ngữ; tổ Thể dục- GDQP; tổ văn phòng. Mỗi tổ công đoàn có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó.
 * Ban nữ công gồm : 05 đồng chí.
 * Ban thanh tra nhân dân: gồm 03 đồng chí.
 * UBKT Công đoàn: 3 đồng chí.
 * Cán bộ công đoàn hiện nay có trình độ năng lực chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề; gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, có bản lĩnh trí tuệ, năng nổ trong mọi hoạt động, biết quan tâm chăm lo đến hoạt động công đoàn.
3. Những hạn chế yếu kém, nguyên nhân của hoạt động Công đoàn.
 3.1. Về những hạn chế, yếu kém:
 Trước khi áp dụng những kinh nghiệm trong công tác xây dựng CĐCSVM, tôi nhận thấy hoạt động công đoàn có một số hạn chế, yếu kém đó là:
 Thứ nhất, hoạt động công đoàn trường còn mờ nhạt, còn phụ thuộc vào chính quyền và chuyên môn nhà trường. Đặc biệt trong một số hoạt động của đơn vị chưa phát huy được vai trò chức năng của tổ chức công đoàn, nội dung hoạt động chưa phong phú, chưa đổi mới cho nên không thu hút được đoàn viên và người lao động tham gia. Vì thế, có đoàn viên quan niệm:“Công đoàn ăn theo, nói theo chính quyền”.
 Thứ hai, đội ngũ cán bộ công đoàn hoạt động kém hiệu quả; đặc biệt chưa đổi mới tư duy và chưa có phương pháp làm việc khoa học; chưa nắm bắt tình hình và chưa có chương trình làm việc việc cụ thể cho toàn khóa; việc triển khai và thực hiện nhiệm vụ công đoàn chưa phù hợp với tình hình đơn vị.
 - Thứ ba, một số tổ công đoàn còn chưa chú ý công tác tổ chức sinh hoạt tổ công đoàn và chưa coi trọng nền nếp sinh hoạt tổ công đoàn. Cho nên, chất lượng sinh hoạt tổ công đoàn còn yếu kém, mang tính hình thức. Do vậy, gây nhàm chán cho đoàn viên công đoàn. Công đoàn chưa thật sự là nơi trao gửi tâm tư nguyện vọng của đoàn viên và người lao động. Lòng tin của người lao động với tổ chức công đoàn chưa cao, đặc biệt vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CBGVNV-NLĐ chưa hiệu quả. Đồng thời, việc quản lý hồ sơ sổ sách của tổ chức công đoàn còn lỏng lẻo, việc ghi chép hội họp còn sơ sài, chiếu lệ; thậm chí, có tổ công đoàn nội dung sinh hoạt tổ công đoàn giống nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn; thậm chí là sự sao chép từ sinh hoạt tổ chuyên môn sang tổ công đoàn.
 Thứ tư, nhận thức về vai trò của tổ chức công đoàn trong tham gia quản lý đơn vị ở một số đoàn viên còn chưa đầy đủ, không toàn diện, thậm chí còn rất lạc hậu. Cụ thể là:
 + Xem công đoàn chỉ gắn với các phong trào thi đua, công đoàn chỉ thực hiện chức năng tổ chức các phong trào thi đua. Như vậy, với quan niệm này chỉ xem công đoàn thực hiện những hoạt động bề nổi, một chiều, phiến diện.
 + Xem công đoàn chỉ thực hiện chức năng chăm lo đời sống vật chất. Quan niệm này, rõ ràng chưa thấy hết được đầy đủ chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CBGVNV-NLĐ.
 + Xem công đoàn chỉ thực hiện các chức năng chăm lo về đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, cho đơn vị. Đây là một quan niệm không phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội hiên nay.
 + Xem công đoàn chỉ gắn với các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Quan niệm này vô hình dung đã không xác định đúng đắn và đầy đủ vị thế của tổ chức công đoàn với người lao động trong ngành giáo dục.
 3.2. Nguyên nhân của những yếu kém trên:
 2.1. Nguyên nhân khách quan:
- Trước hết, tôi nhận thấy cấp ủy Đảng và chính quyền trong đơn vị trường học còn chưa có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức công đoàn. Cho nên khi thực thi nhiệm vụ, chưa chỉ đạo đúng hướng và có khi chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
- Thứ hai, trong chỉ tiêu biên chế của đơn vị trường học không có chỉ tiêu độc lập dành cho BCH công đoàn. Cán bộ công đoàn trong trường học là kiêm nhiệm cho nên:
 + Quỹ thời gian dành cho hoạt động công đoàn quá ít, chủ yếu vẫn là quỹ thời gian dành cho công tác chuyên môn là chính.
 + Năng lực, nhận thức và kinh nghiệm hoạt động công đoàn còn hạn chế do phải chuyển đổi theo nhiệm kỳ Đại hội.
 + Chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn dù được nâng lên song còn quá bất cập, chế độ chưa tương xứng với chức năng, vài trò, vị trí của tổ chức công đoàn. Hiện nay các công đoàn cơ sở đang thực hiện chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn theo Quyết định 1439/QĐ- TLĐ ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, trong đó tổ phó công đoàn không có phụ cấp).
- Thứ ba, nguồn kinh phí của công đoàn cơ sở chủ yếu từ thu công đoàn phí hàng tháng, do vậy quỹ công đoàn quá ít, làm hạn chế các hoạt động công đoàn; đặc biệt khi tổ chức các phong trào thi đua và các hoạt động lớn thì hầu hết CĐCS đều nhờ vào chuyên môn hỗ trợ.
- Thứ tư, trường THPT Hoàng Lệ Kha đang trong tình trạng thừa giáo viên ở một số bộ môn. Hơn nữa trong thời gian qua, giá cả thị trường tăng, đồng lương tuy có được nâng lên, song có một bộ phận giáo viên có mức sống còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội; có một số nhà giáo ngoài việc lên lớp còn phải làm thêm một số nghề khác để có thêm thu nhập. Một số giáo viên dạy môn cơ bản lại chỉ chăm lo chuyên môn để dạy thêm tăng thu nhậpTình trạng này, làm hạn chế sự cống hiến và khả năng sáng tạo tâm huyết với hoạt động đoàn thể; mặt khác một số nhà giáo ít quan tâm đến các hoạt động phong trào, thậm chí ít tham gia họp công đoàn, tổ công đoàn, không có tinh thần đấu tranh, ý thức chưa cao trong xây dựng CĐCSVM.
- Thứ năm, các điều kiện làm việc, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động công đoàn trong trường học hiện nay nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu. 
 2.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Thứ nhất, cán bộ công đoàn trong trường học đều làm công tác kiêm nhiệm, họ xác định công tác chuyên môn là nhiệm vụ chính cho nên việc đầu tư thời gian, trí tuệ, tâm huyết cho hoạt động công đoàn là không nhiều. Hơn nữa, hầu hết cán bộ công đoàn nhất là tổ trưởng tổ công đoàn về nghiệp vụ và những kinh nghiệm công tác công đoàn còn hạn chế, ít được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng cán bộ công đoàn; việc tự học, tự tìm hiểu của tổ trưởng công đoàn trường học chưa nhiều, chưa có sự đầu tư.
- Thứ hai, nội dung sinh hoạt công đoàn chưa thật sự phong phú, chưa đổi mới, còn hình thức; hoặc chỉ khi nào có việc thì mới t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_cdcsvm_tai_cong_doan_truong_t.doc