SKKN Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học âm nhạc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Bạch

SKKN Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học âm nhạc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Bạch

Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, là một xu thế tất yếu trong giáo dục hiện đại. Đặc biệt đối với môn Âm nhạc là một môn nghệ thuật đòi hỏi có trình độ cao.

Với đặc trưng là một bộ môn đặc thù, cùng với xu hướng phát triển của thời đại công nghệ thông tin, để giúp học sinh hứng thú học tập đem lại hiệu quả cao đòi hỏi sự đầu tư, cải tiến cách tiếp cận kiến thức theo hướng hiện đại hóa giờ học từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc nói riêng và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Trong những năm qua bản thân không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Tuy nhiên vì nhiều lý do nên kết quả chưa đạt được như mong muốn.Vì vậy tôi không ngừng trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học. Tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học âm nhạc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Bạch” để nghiên cứu và ứng dụng: Sau một năm thực hiện đạt được kết quả tốt. Tôi xin trình bày để trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.

 

doc 23 trang thuychi01 9571
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học âm nhạc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS NGA BẠCH
 Người thực hiện: Mai Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Bạch
 SKKN thuộc : Âm nhạc
 THANH HÓA NĂM 2019
 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài.
Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, là một xu thế tất yếu trong giáo dục hiện đại. Đặc biệt đối với môn Âm nhạc là một môn nghệ thuật đòi hỏi có trình độ cao.
Với đặc trưng là một bộ môn đặc thù, cùng với xu hướng phát triển của thời đại công nghệ thông tin, để giúp học sinh hứng thú học tập đem lại hiệu quả cao đòi hỏi sự đầu tư, cải tiến cách tiếp cận kiến thức theo hướng hiện đại hóa giờ học từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc nói riêng và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Trong những năm qua bản thân không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Tuy nhiên vì nhiều lý do nên kết quả chưa đạt được như mong muốn.Vì vậy tôi không ngừng trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học. Tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học âm nhạc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Bạch” để nghiên cứu và ứng dụng: Sau một năm thực hiện đạt được kết quả tốt. Tôi xin trình bày để trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
Mục đích nghiên cứu
 - Đối với giáo viên: 
Giúp giáo viên có những giờ dạy Âm nhạc theo hướng hiện đại: Dạy học đa phương tiện giúp học sinh được nghe nhìn chuẩn xác bản nhạc, thực hành và kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học kịp thời; 
Giúp cho quá trình dạy học cá thể một cách thuận lợi. 
- Đối với học sinh:
Giúp học sinh được nghe nhìn, thực hành, kiểm tra đánh giá chất lượng học học tập của bản thân và của cả nhóm. Phát triển các kỹ năng âm nhạc bậc THCS.
Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 8-Trường THCS Nga Bạch.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Nghiên cứu công nghệ thông tin ứng dụng trong dạy học Âm nhạc ở THCS.
- Nghiên cứu phần mềm Encore ứng dụng trong viết nhạc ở THCS.
 - Nghiên cứu qua nội dung SGK, SGV lớp 8.
 - Nghiên cứu qua tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS môn Âm nhạc.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Nghiên cứu thông qua giảng dạy thực tế ở trường THCS Nga Bạch. 
- Thông qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Dạy tiết thực nghiệm cho đồng nghiệp dự giờ trao đổi, thảo luận, khảo sát chất lượng từng tiết có thống kê số liệu để so sánh với lớp đối chứng.
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học âm nhạc lớp 8 trường Trung học Cơ sở Nga Bạch:
 Một số vấn đề về công nghệ thông tin:
- Công nghệ thông tin là phần mềm soạn dạy trên máy tính. Soạn giáo án điện tử trình chiếu trong tiết dạy giúp học sinh tiếp cận kiến thức theo hướng hiện đại hóa giờ học từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc.
- Giúp học sinh nghe nhìn, kiểm tra, đánh giá tổ nhóm một cách chủ động.Làm cho tiết dạy sinh động hơn khi có tranh ảnh trực quan.
- Gây hứng thú ngay từ phần mở bài.
- Ví dụ: Tiết 19: Khát vọng mùa xuân
 Nhạc:Mô Za
 Phỏng dịch lời việt: Tô Hải
 Hình 1: Màn hình giới thiệu bài hát. 
 Hình 2: Màn hình giới thiệu cuộc đời nhạc sĩ MôZa.
	 Hình 3: Màn hình dạy hát câu 1.
 Hình 4: Màn hình dạy hát câu 2.
- Ví dụ: Bài TĐN số 7:
 - Trình chiếu bài TĐN rõ ràng, sử dụng công cụ CustomView trên thanh công cụ và nhập vào phần trăm tương ứng.
 - Trong quá trình dạy TĐN chúng ta có thể tách rời từng câu hay ghép các câu để tập.
 - Sau khi tập xong câu 1và câu 2 chúng ta sẽ ghép câu 1-2 theo lối móc xích.
 Hình 5: Màn hình ghép các câu nhạc.
 - Ngoài ra còn có phần mềm soạn nhạc Encore sử dụng những kỹ năng cơ bản của một bản nhạc để giúp bạn có thể nghe và hoàn thành trọn vẹn bản nhạc theo đúng nhịp điệu, tiết tấu để từ đó giúp bạn có thể nâng cấp thêm bản nhạc của mình bằng các công cụ khác như phối khí.
 -  Encore là phần mềm soạn nhạc khá cổ, nó ra đời từ những năm 1990, và là một trong những ứng dụng soạn nhạc đầu tiên cho phép thêm và chỉnh sửa nốt nhạc bằng thao tác bấm chuột. Không chỉ ghi lại những giai điệu, Encore còn cho phép người dùng nghe lại những giai điệu đó với chiếc loa trên máy vi tính của mình. Với phiên bản 5.0 mới nhất hiện nay, Encore mang đến nhiều cải tiến, giúp công việc soạn thảo nhạc của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Những tính năng chính của phần mềm soạn thảo nhạc Encore:
Tính năng soạn nhạc hoàn hảo, trích đoạn, MIDI, VSTi tự động, giúp bạn kiểm soát công việc của mình. Cho dù chơi trực tiếp vào Encore hay ghi lại các tập tin MIDI, bạn sẽ có được ký hiệu chính xác và bản in đẹp mọi lúc.
 Encore hiển thị và chơi các nốt nhạc, lặp đi lặp lại, kết thúc nhiều lần hoặc chơi bất kỳ trình điều khiển MIDI nào.
Khi bạn đặt bút chì và giấy viết sang một bên để soạn và sắp xếp những nốt nhạc với Encore, bạn sẽ đạt được một cấp độ mới của sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp cũng như sự hiệu quả. Encore đã trở thành sự lựa chọn của các nhạc sĩ trong số rất nhiều những phần mềm soạn nhạc. 
Một số tính năng khác của Encore: 
 -Máy chủ Gvox VSTi;
Thanh công cụ hiển thị tất cả các công cụ;
Score Wizard mới;
Thêm tùy chọn cuộn chuột và các mục menu mới;
Phát MIDI nâng cao;
Nhiều phím tắt;
Với Encore bạn có thể viết nhạc đơn giản như khi soạn nhạc trên một mảnh giấy, điều chỉnh, chèn những thành phần mới một cách dễ dàng.
 Giao diện của Encore khiến bạn dễ dàng chèn vào những nốt nhạc phức tạp. Bạn cũng có thể sử dụng bàn phím để chơi bản nhạc hoặc chèn các nốt nhạc vào bản nhạc. Ở giao diện mặc định, các bảng nốt nhạc không được hiển thị hết, bạn có thể nhấp chuột phải lên bảng hiện tại để chọn bảng mình cần trong danh sách hiện ra, hoặc vào View chọn Show floating windows (hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + K ).
1.2: Hướng dẫn sử dụng phần mềm ENCORE trong dạy học Âm nhạc.
- Trước hết phải cài đặt phần mềm Encore vào máy vi tính
- Khởi động chương trình Encore màn hình sẽ hiển thị như sau:
 Hình 6: Giao diện của chương trình soạn nhạc ENCORE
Riêng thanh công cụ (NOTES) chúng ta có thể di chuyển sao cho thuận tiện cho việc chép nhạc.
Do đặc trưng của các bài hát và bài tập đọc nhạc hay những ca khúc được giới thiệu trong Âm nhạc thường thức đều sử dụng khuông nhạc đơn nên chúng ta dùng Ctrl+N sẽ xuất hiện màn hình: 
 Hình 7: Màn hình chọn giao diện trang 
 Sau đó bấm OK màn hình sẽ xuất hiện dạng:
 Hình8: Màn hình công cụ của ENCORE
Khi đã xuất hiện hình trên thì chúng ta vào các chức năng để điền những thông tin cần thiết vào bản nhạc sau đó thì Click vào thanh công cụ những nốt nhạc có trong bài TĐN hay bài hát sau đó kéo chuột đến khuông nhạc và Click vào. Sau khi viết hoàn chỉnh các nốt nhạc chúng ta tiến hành viết lời :
Lưu ý : Khi chép xong, ô chữ nhật sẽ biến mất. Nếu chúng ta muốn vào lại để sửa lời thì chuyển vào chế độ ghi lời và click chuột dưới hàng lời nhạc, ô chữ nhật sẽ xuất hiện. Với bản nhạc có nhiều lời, chúng ta nên để mỗi lời trong một ô chữ nhật để tiện cho việc chỉnh sửa.
Chúng ta có thể dời vị trí cả dòng lời một cách dễ dàng bằng cách click vào mũi tên và bấm chuột vào lời nhạc rà đến vị trí thích hợp.
Ví dụ: Tiết 5 - Bài TĐN số 2:
Hình 9: Màn hình thao tác ENCORE
	Nhìn chung, đây là một phần mềm thông dụng nhất trong các phần mềm soạn nhạc, phần mềm này có thể được ứng dụng không chỉ riêng môn học TĐN mà còn có thể các phân môn khác. Tuy vậy, trong thực tế ứng dụng các phần mềm thì Encore tỏ ra hiệu quả hơn hẳn đối với phân môn TĐN, bởi những tính năng phù hợp của nó.
Thực trạng của việc dạy học Âm nhạc ở trường THCS Nga Bạch.
 Thuận lợi:
 - Chuyên môn:
Được sự quan tâm, chỉ đạo của chuyên môn Phòng giáo dục huyện Nga Sơn mở các lớp chuyên đề tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và cập nhật thông tin.
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Cơ sở vật chất: 
Có phòng học được trang bị thiết bị dạy học hiện đại: máy tính và màn hình lớn, phòng máy tính riêng của giáo viên và học sinh, tất cả đều nối mạng Internet.
 Bản thân:
Được tập huấn đầy đủ các lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
Có hiểu biết sâu sắc về lí luận dạy học Âm nhạc THCS. 
Luôn nhiệt tình, sáng tạo, am hiểu điều kiện và tâm tư nguyện vọng của học sinh. 
Không ngừng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.
Có kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS Nga Bạch.
 Khó khăn:
a. Đối tượng học sinh:
- Điều kiện kinh tế học sinh trường THCS Nga Bạch phần lớn các em là con các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít điều kiện chăm lo cho con học tập chu đáo, đặc biệt môn Âm nhạc lại cần nhiều đồ dùng phương tiện học tập đắt tiền vì vậy hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, phần lớn các em chưa hứng thú học tập.
- Phần lớn các em bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ. Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá khảo sát chất lượng, nên phần nào sao nhãng việc học môn Âm nhạc.
- Chất lượng chung của học sinh thấp so với yêu cầu của Bộ giáo dục:
Đối với tập đọc nhạc: Số học sinh đọc đúng cao độ còn thấp, nhịp và phách chưa chuẩn;
Đối với bài hát: Phần lớn các em chưa thể hiện được sắc thái của bài hát.
Đối với âm nhạc thường thức: Chưa hiểu sâu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
b. Cơ sở vật chất :
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học như: nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu nhiều. Tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy - học Âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm.
- Không có đàn cho học sinh thực hành, chưa có phòng đa chức năng. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa,) để phục vụ cho việc dạy và học.
- Sự đầu tư cho môn học còn hạn chế, đồ dùng dạy học đã bị hư hỏng.
c. Chương trình âm nhạc lớp 8:
- Yêu cầu cao, khó đối với học sinh vùng khó, chất lượng kiến thức rất lớn khó có thể tiếp thu trọn vẹn bài trong một tiết theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
d. Giáo viên:
- Nhóm chuyên môn ít, mỗi người một trường, không có nhiều thời gian để dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng đồng nghiệp.
 Kết quả thực trạng:
Từ thực tiễn giảng dạy tôi không ngừng phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn để nâng cao hiệu quả dạy học.
Chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Bảng 1 Kết quả năm học trước 2017- 2018
 Năm học
 2017- 2018
Sĩ số
 Đạt
 Chưa đạt
SL
%
SL
%
 Khối 8
 95
85
89,4
10
10,6
2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên:
Học sinh vùng khó chưa có điều kiện học tập, bố mẹ không quan tâm đến việc học của con.
Trang thiết bị lạc hậu, lỗi thời.
Dẫn đến dạy học cá thể gặp nhiều khó khăn.
Phương tiện dạy họ còn hạn chế, chưa có phòng đa chức năng, nhạc cụ gõ còn thiếu, chưa có tranh ảnh nhạc cụ dân tộc, đàn thực hành của học sinh còn thiếu
Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Âm nhạc lớp 8 trường THCS Nga Bạch:
 Ứng dụng Encore nhằm nâng cao hiệu quả vào dạy tập đọc nhạc:
a. Mục đích:
Giáo viên sẽ tạo được một bài TĐN giống hệt như bài TĐN được in trong SGK điều này giúp học sinh dễ quan sát bởi vì các bài TĐN đều được trích từ các ca khúc và thường rất ngắn.
Bài TĐN được thể hiện trên toàn màn hình giúp giáo viên có thể hướng dẫn cách thực hiện các kí hiệu, cao độ, trường độ dễ dàng và HS dễ nắm bắt. 
Phần mềm Encore khi thực hiện bài tập đọc nhạc sẽ có tiếng phách gõ và được hiển thị trên màn hình một cách chính xác và rõ ràng. Chức năng biểu diễn theo các kí hiệu âm nhạc được soạn sẵn được thực hiện tự động, học sinh dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường độ, các âm hình tiết tấu. 
 Để tạo chú ý ở một số kí hiệu, hình nốt đặc biệt, hay đơn giản là muốn đổi màu sắc cho toàn bộ bài TĐN để lôi cuốn hơn có thể sử dụng chức năng đổi màu sắc cho các đối tượng trong bản nhạc ở mục Score Color (trình đơn View).
Trong quá trình TĐN chúng ta có thể tách rời từng câu hay ghép các câu để tập.
b. Cách thực hiện:
Giáo viên: Sử dụng phần mềm tạo bản tập đọc nhạc trong SGK.
Yêu cầu học sinh tự nhận biết nốt nhạc trên khuông.
Yêu cầu học sinh đọc đúng giai điệu bài TĐN.
Yêu cầu sinh ghép lời ca, kết hợp gõ đệm theo nhịp phách.
Sau khi học sinh thực hành trên máy, giáo viên kiểm tra kết quả thực hành của các nhóm thông qua máy chủ.
Giáo viên trình chiếu kết quả các nhóm cho các em thảo luận, các em kiểm tra lẫn nhau.
Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Học sinh: Tập đọc nhạc,ghép lời ca theo phần mềm và viết các nốt nhạc trong sách trên máy tính của mình.
c. Ví dụ: Tiết 5 - Bài TĐN số 2: 
Học sinh nhận biết nốt nhạc, đọc đúng giai điệu.
 Đọc được nốt nhạc đúng cao độ, trường độ.
 Học sinh ghép được lời ca, kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
 Học sinh biết viết nốt nhạc trên khuông.
 Học sinh thảo luận, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn.
d. Kết quả: 
 - Học sinh lớp 8A trường THCS Nga Bạch thực hiện.
 - Học sinh tập viết các nốt nhạc trên khuông. Học tập tích cực, đọc đúng cao độ, trường độ của bài, gõ đúng nhịp, phách, tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau.
 Hình1: Các nhóm viết hoàn thành xong cả nốt nhạc và lời ca.
 - Khi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:
 Bảng 2 Kết quả năm học 2018- 2019
 Năm học
 2018- 2019
Sĩ số
 Đạt
 Chưa đạt
SL
%
SL
%
 Khối 8
 92
92
100
0
0
 3.2.Ứng dụng Encore nhằm nâng cao hiệu quả vào dạy bài hát.
a. Mục đích
Tạo điều kiện dạy học đa phương tiện, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh chóng;
 Khắc phục tình trạng đồ dùng dạy học lạc hậu, lỗi thời; 
Tiết kiệm thời gian cho bài dạy, nâng cao chất lượng cho học sinh.
b. Cách thực hiện:
- Giáo viên:
Giáo viên tự mình chép bản nhạc của bài học bao gồm cả lời ca và giai điệu.
Gây hứng thú cho các em ngay từ phần mở đầu.
Giáo viên chia câu, chia đoạn tùy vào từng bài cụ thể dễ dàng tập cho học sinh.
Sử dụng phần mềm để “Hát mẫu” mở giai điệu để cho học sinh nhẩm theo.
Sau khi học sinh thực hành giáo viên kiểm tra đánh từng học sinh trong giờ học.
- Học sinh:
Học sinh nghe giai điệu, cảm nhận bài hát.
Học sinh nêu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu, lời ca của bài.
Học sinh hát rõ lời, diễn cảm, hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
Học sinh kết hợp gõ nhịp, phách.
Học sinh tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau.
c. Ví dụ: Học bài hát: Lý dĩa bánh bò - Tiết 4.
 Hình ảnh học sinh lớp 8B Trường THCS Nga Bạch đang thực hiện bài hát trên theo phần mềm Encore.
 Hình 1: Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách trên phần mềm.
 Hình 2: Hai nhóm học sinh hát thi đua với nhau.
 e. Kết quả: Học sinh học tập tích cực, thực hiện tốt nhịp, phách; hát đúng giai điệu lời ca, thể hiện được sắc thái của bài, hát theo hình thức đơn ca, song ca, hát thi đua với nhau. Nêu được nội dung của bài. 
d. Kết luận: Với tính năng hiển thị toàn bộ bài hát trên màn hình sẽ giúp cho một tiết dạy hát trở nên dễ dàng hơn,Gây hứng thú cho các em nhiều hơn, giờ học hát sẽ đạt hiệu quả cao. 
 Bảng 3 Kết quả khảo sát ứng dụng Encore vào dạy bài hát.
 Năm học
 2017- 2018
Sĩ số
 Đạt
 Chưa đạt
SL
%
SL
%
 Khối 8
 95
83
87,3
12
12,7
 2018- 2019
 Khối 8
92
92
100
0
0
3.3. Ứng dụng phần mềm ENCORE nhằm nâng cao hiệu quả vào dạy Âm nhạc thường thức.
a. Mục đích:
Giúp học sinh nghe được bản nhạc chính xác ;
Giới thiệu tác giả, tác phẩm một cách sinh động.
b.Cách thực hiện:
- Giáo viên
Đưa bài hát vào phần mềm để trình chiếu cho học sinh nghe và cảm nhận,
đồng thời giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Đưa nhạc cụ vào phần mềm để trình chiếu.
- Học sinh: 
 Nghe và cảm nhận bài hát, biết nội dung của bài hát. 
Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ.
Tìm hiểu một số nhạc cụ dân tộc.
 c. Ví dụ: Tiết 13: Có phần – Âm nhạc thường thức – Một số nhạc cụ dân tộc.
 Em hãy giới thiệu về đàn T’rưng?
.
 Hình1: Đàn T’rưng
 Em hãy mô tả cấu tạo của cồng, chiêng?
 Hình2: Cồng, chiêng
	 Em hãy cảm nhận âm thanh đàn đá như thế nào? 
 Hình3: Đàn đá
 Hình4: Bộ đàn đá cổ nhất Việt Nam, 3000 năm tuổi
 Học sinh xem thêm một số nhạc cụ dân tộc.
 Hình5: Đàn bầu
 Hình6: Sáo trúc
 Hình7: Đàn nguyệt Hình8: Đàn nhị
 Tổ chức trò chơi cho các nhóm:
 - Khoanh tròn vào đáp án đúng. Đàn T’rưng làm bằng gì?
 a. Đồng thau b. Gỗ c. Tre nứa
d. Kết quả:
Bảng 4 Kết quả điều tra ứng dụng Encore vào dạy Âm nhạc thường thức:
 Năm học
 2017- 2018
Sĩ số
 Đạt
 Chưa đạt
SL
%
SL
%
 Khối 8
 95
90
94,7
5
5,3
 2018- 2019
 Khối 8
92
92
100
0
0
Cũng như một bài hát hay một bài TĐN, đối với nhạc cụ nào trong Âm nhạc thường thức cũng vậy chúng ta có thể đánh hoàn chỉnh một số nhạc cụ để khi chúng ta trình bày các nhạc cụ đó có thể trình chiếu nhạc cụ lên màn hình để học sinh tiện theo dõi. Để tạo ra hứng thú đối với phân môn này giáo viên phải gây ấn tượng cho các em. 
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Qua một thời gian tìm tòi và ứng dụng công nghệ thông tin trong bộ môn âm nhạc tôi thấy rằng: 
Phần mềm Encore đã thực sự nâng cao hiệu quả dạy học âm nhạc giúp các em hứng thú học tập bộ môn.
Phần mềm vừa cho phép các em được nghe chuẩn xác từng bản nhạc, được thực hành, được tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của mình mà các phương thức học khác chưa đem lại. 
Giao diện phần mềm cho phép giáo viên dạy học cá thể, kiểm tra từng học sinh, tạo điều kiện cho các em học sinh có năng lực khác nhau cùng lúc thể hiện khả năng của bản thân một cách sáng tạo, tự chủ.
Phần mềm tạo điều kiện tốt cho học sinh rèn luyện kỹ năng âm nhạc.
 Máy chủ có thể kiểm tra được kết quả học tập của học sinh do đó thông qua máy chủ để trình chiếu trên màn hình lớn giúp các em kiểm tra lẫn nhau và giao lưu trong giờ học một cách hiệu quả. 
Giao diện phần mềm cho phép giáo viên quản lý tổ chức giờ học dễ dàng thuận lợi hơn.
 Thông qua việc áp dụng đề tài ở trường THCS Nga Bạch chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt. 
Bảng 5: So sánh kết quả trước và sau ứng dụng công nghệ thông tin.
Năm học
Sĩ số
 Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
2017- 2018
 95
 68
 71,5
27
28,5
2018- 2019
92
92
100
0
0
 Cụ thể như sau:
 Số học sinh đạt tăng 28,5 %
 Số học sinh chưa đạt giảm 28,5 %
 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 Kết luận
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc đã đem lại hiệu quả thiết thực giúp cho việc dạy học Âm nhạc theo hướng hiện đại, đa phương tiện, tiếp cận từng cá thể học sinh. Khắc phục được khó khăn trước đây một giờ dạy Âm nhạc cần nhiều tranh ảnh, âm thanh để minh hoạ thì giáo viên phải vất vả từ khâu chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị phòng học đến cả quá trình lên lớp, thì nay với ứng dụng phần mềm, việc chuẩn bị cho một tiết học nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều. Hiệu quả tiết dạy học Âm nhạc đã được nâng lên rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động nhanh chóng. Sự hiểu biết Âm nhạc của học sinh được nâng cao góp phần giáo dục thẩm mỹ Âm nhạc và định hướng tốt cho việc dạy môn Âm nhạc.
Kiến nghị
Với nhà trường: Tạo điều kiện để có một phòng học nghe nhìn cho tiện việc dạy và học.
Với Phòng giáo dục và đào tạo: Mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên dạy Âm nhạc.
 Trên đây là kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình giảng dạy, chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Nga Sơn, ngày 06 tháng 04 năm 2019 
NHẬN XÉT CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép nội dung của người khác
Người viết
 Mai Thi Dung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Âm nhạc thcs – NXBGDĐHSP - 2005
2. Một số hình ảnh tham khảo và sưu tầm trên mạng internet
3. Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhac – 2010
4. Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc - T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_nang.doc