SKKN Một số giải pháp triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật giành cho học sinh trung học nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới dạy học tại trường thpt Nguyễn Xuân Nguyên giai đoạn 2014 - 2018

SKKN Một số giải pháp triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật giành cho học sinh trung học nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới dạy học tại trường thpt Nguyễn Xuân Nguyên giai đoạn 2014 - 2018

Nghị quyết hội nghị TW 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Thực hiện nghị quyết của TW, hiện nay ngành GD&ĐT đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, một trong những nội dung có ý nghĩa rất thiết thực đó là tổ chức sâu rộng cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.

 Năm học 2014-2015, tại hội nghị tập huấn triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật(KHKT) dành cho học sinh trung học, Sở GD&ĐT đã tổng kết kinh nghiệm khi đoàn của Thanh Hoá tham gia chỉ có 02 dự án dự thi cấp quốc gia đã đạt giải khuyến khích đó là sản phẩm dự thi của trường THPT Lam Sơn và THPT Bỉm Sơn. Cuộc thi KHKT lần thứ 2 do Sở GD&ĐT Thanh Hoá tổ chức năm học 2014-2015, theo đánh giá tại công văn 1135B/SGDĐT-GDTrH ngày 25 tháng 6 năm 2015 đã có rất nhiều thành công và bài học kinh nghiệm. Phát huy tốt những kinh nghiệm đó, năm học 2015-2016 cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tỉnh Thanh Hoá lần thứ 3 đựoc đánh giá hết sức thành công với số lượng và chất lượng cũng như các lĩnh vực các dự án nghiên cứu tăng nhanh dặc biệt có 09 dự án được cử tham gia cấp quốc gia.

 

doc 27 trang thuychi01 7220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật giành cho học sinh trung học nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới dạy học tại trường thpt Nguyễn Xuân Nguyên giai đoạn 2014 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CUỘC THI 
KHOA HỌC KỸ THUẬT GIÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NHẰM ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO ĐỔI MỚI DẠY HỌC 
TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN 
GIAI ĐOẠN 2014-2018
Người thực hiện: Lê Văn Bắc
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý giáo dục
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu.
3
1.1. Lí do chọn đề tài.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.1. Cỏ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
11
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
13
2.3.1. Giải pháp thứ nhất.
13
2.3.2. Giải pháp thứ hai.
14
2.3.3. Giải pháp thứ ba.
15
2.3.4. Giải pháp thứ tư.
15
2.4. Hiệu quả của các giải pháp.
16
3. Kết luận và kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.2. kiến nghị
18
Phụ lục
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài.
	Nghị quyết hội nghị TW 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Thực hiện nghị quyết của TW, hiện nay ngành GD&ĐT đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, một trong những nội dung có ý nghĩa rất thiết thực đó là tổ chức sâu rộng cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
 Năm học 2014-2015, tại hội nghị tập huấn triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật(KHKT) dành cho học sinh trung học, Sở GD&ĐT đã tổng kết kinh nghiệm khi đoàn của Thanh Hoá tham gia chỉ có 02 dự án dự thi cấp quốc gia đã đạt giải khuyến khích đó là sản phẩm dự thi của trường THPT Lam Sơn và THPT Bỉm Sơn. Cuộc thi KHKT lần thứ 2 do Sở GD&ĐT Thanh Hoá tổ chức năm học 2014-2015, theo đánh giá tại công văn 1135B/SGDĐT-GDTrH ngày 25 tháng 6 năm 2015 đã có rất nhiều thành công và bài học kinh nghiệm. Phát huy tốt những kinh nghiệm đó, năm học 2015-2016 cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tỉnh Thanh Hoá lần thứ 3 đựoc đánh giá hết sức thành công với số lượng và chất lượng cũng như các lĩnh vực các dự án nghiên cứu tăng nhanh dặc biệt có 09 dự án được cử tham gia cấp quốc gia.
	Tại trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên qua các năm học 2014-2015 và 2015-2016, sau khi đựoc cử đi tập huấn và trực tiếp tổ chức triển khai cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn; Dạy học tích hợp; KHKT dành cho học sinh trung học đã có những kết quả nhất định, kết quả đựoc khẳng địmh thông qua số lượng giải của cấp tỉnh và quốc gia nhưng quan trọng hơn hết việc tổ chức tốt cuộc thi đã góp phần đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Chính vì lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học tại trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên giai đoạn 2014-2018”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Tổng kết kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tại trường trong 2 năm học vừa qua để duy trì ở các năm học tiếp theo từ đó đẩy mạnh hơn nữa phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng có hiệu quả. Chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị trong tỉnh để cuộc thi cấp tỉnh các năm học tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài nghiên cứu việc tổ chức, triển khai, tổng kết cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tại trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên gắn với phong trào đổi mới phương pháp dạy và học.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trên cơ sở các công văn triển khai cuộc thi, công văn hưóng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, từ thực tế công tác dạy và học của nhà trường, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết đó là đề xuất hệ thống các giải pháp để giải quyết vấn đề.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh: Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống: Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.
Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.
Vận dụng dạy học theo tình huống: Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Vận dụng dạy học định hướng hành động: Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.
Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học: Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.
Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo: Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy...
Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn: Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học...
Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh: Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Đội ngũ	
2.2.1.1. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Tổng số 70, trong đó có 03 CBQL, 58 giáo viên và 9 nhân viên.
      2.2.1.2. Học sinh
 -  Tổng số: gần 1.200
 -  Trong đó: Khối 10: 9 lớp- 390 HS;  Khối 11: 9 lớp- 390 HS;  Khối 12: 10 lớp- 430. HS.
2.2.2. Thuận lợi, khó khăn
 2.2.2.1. Thuận lợi
- Với sự quan tâm sâu sắc của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quảng Xương, Sở GD&ĐT Thanh Hoá, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp và các cá nhân, ngoài cơ sở vật chất ngày một khang trang nhà trường được quyền tuyển chọn giáo viên về trường giảng dạy; 
- 100% giáo viên của trường đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 20% giáo viên của trường có trình độ Thạc sĩ;
- Trong mỗi tổ bộ môn đều có các thầy, cô giáo công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm và bản lĩnh nghề 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trien_khai_cuoc_thi_khoa_hoc_ky_thuat.doc