SKKN Một số giải pháp thực hiện công tác Xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục

SKKN Một số giải pháp thực hiện công tác Xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục

Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là Quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Bác Hồ đã từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và đào tạo, công tác xã hội hóa giáo dục (XHHGD) có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục ở nước ta. Vai trò công tác xã hội hoá giáo dục đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội VII và VIII của Đảng: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, toàn dân phải có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”.

 

doc 22 trang thuychi01 4750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp thực hiện công tác Xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
TIÊU ĐỀ
TRANG
1
Mục lục
1
2
1.Mở đầu
2
3
Lý do chọn đề tài
2
4
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
5
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
7
2. Nội dung
4
8
2.1. Cơ sở lý luận
4
9
2.2. Thực trạng vấn đề XHHGD tại đơn vị
6
10
2.3. Các giải pháp thực hiện
7
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
13
12
3. Kết luận, kiến nghị
18
13
3.1. Kết luận
18
14
3.2. Kiến nghị
19
15
Tài liệu tham khảo
21
16
Danh mục SKKN đã được công nhận.
22
	1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là Quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Bác Hồ đã từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.
Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và đào tạo, công tác xã hội hóa giáo dục (XHHGD) có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục ở nước ta. Vai trò công tác xã hội hoá giáo dục đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội VII và VIII của Đảng: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, toàn dân phải có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”.
XHHGD là gì? Hiện nay phần lớn cộng đồng chưa hiểu đúng vấn đề, bản chất và ý nghĩa của XHHGD dẫn đến việc thực hiện chưa đúng, lạm thu, kêu gọi đóng góp như là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là phụ huynh học sinh như: 
+ Việc huy động sự đóng góp của các thành phần ngoài Nhà nước, chủ yếu là gia đình vào giáo dục chỉ tập trung vào khía cạnh đóng góp tài chính, một phần rất nhỏ trong tổng thể giáo dục, dẫn đến tình trạng lạm thu và đẩy gánh nặng tài chính cho gia đình như báo chí phản ánh; 
+ Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp có thẩm quyền còn lơi lõng.
+ Một số địa phương người dân còn “giao khoán” cho nhà trường, Nhà nước mà chưa nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình; 
+ Việc vận dụng thực hiện công tác XHHGD mỗi địa phương, mỗi vùng miền một khác nhau, còn mang tính vùng miền.
+ Một số đơn vị vẫn “an phận thủ thường” chưa tổ chức thực hiện tốt công tác XHHGD, còn chờ đợi Nhà nước, cấp trên bảo gì làm vậy, chu cấp gì sử dụng nấy mà chưa huy động được nguồn lực tài chính, sức người, chất xám của xã hội, cộng đồng
Trường Tiểu học Vạn Xuân là một trong số các trường đầu tiên thuộc khu vực khó khăn (135) của huyện Thường Xuân xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2014, phấn đấu đạt chuẩn mức độ II vào năm 2019. Để làm được việc này có rất nhiều vấn đề đòi hỏi cần được giải quyết vì vậy rất cần đến sự quan tâm của tất cả các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và quần chúng nhân dân trong địa bàn quan tâm cùng chia sẻ gánh vác công việc với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, thực hiện tốt mục tiêu cấp thiết đề ra trong giai đoạn mới hiện nay.
	Với những điều kiện cơ sở đang còn thiếu thốn rất nhiều về nhân lực, vật lực để đảm bảo theo mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển của nhà trường, vấn đề XHHGD là một trong những vấn đề rất quan trọng mà một người cán bộ quản lý cần hết sức coi trọng. Bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu “Một số giải pháp thực hiện công tác Xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục” tại Trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác XHHGD giúp cho công tác chỉ đạo tại cơ sở đạt kết quả cao nhất, góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu giáo dục.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi sáng kiến, mục đích đưa ra là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tình hình công tác XHHGD tại trường Tiểu học Vạn Xuân, đề xuất một số giải pháp qua đó có định hướng chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường nói riêng, thúc đẩy sự phát triển nền giáo dục trên địa phương nói chung đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng trong công tác giáo dục tại địa phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp tổ chức thực hiện công tác XHHGD ở trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2016-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Nghiên cứu các Nghị quyết, các điều luật trong Luật giáo dục và các tài liệu pháp quy có liên quan đến công tác XHHGD.
	+ Nhóm các phương pháp điều tra: Thu thập các thông tin về đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
	+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu, thu thập các kết quả đạt được trong việc triển khai một số biện pháp triển khai công tác XHHGD.
	+ Nhóm phương pháp thống kê toán học: xử lý các số liệu, tổng hợp các kết quả thu được.
	2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
Để thực hiện tốt công tác XHHGD trước hết phải hiểu đúng XHHGD là gì, lợi ích, bản chất và các nguyên tắc cần lưu ý khi thực hiện.
Tại Điều 12 Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ về Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục:
“Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.(1)
Với một bộ phận người dân, trong đó có cả cán bộ chỉ nghĩ đơn giản và phiến diện XHHGD là đóng góp tiền của, tài chính của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục mà chưa hiểu đúng bản chất của XHHGD nên khi tổ chức vận động thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế bản chất XHHGD là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục. Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục. Là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này.
* Đối tượng của XHHGD:
Khi nắm rõ bản chất XHHGD, chúng ta cần xác định rõ các đối tượng tham gia đóng góp hai nguồn lực: vật chất (nhân lực, tài lực, vật lực, đất đai, trường sở, trang thiết bị,... phục vụ giảng dạy và học tập) và nguồn lực phi vật chất (việc tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm)... 
- Đầu tiên phải nói đến Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi); 
- Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh); 
- Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,); 
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; 
- Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một đối tượng để XHHGD; Các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “mạnh thường quân”, ...
Trong Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 84 tháng 12/2016, tác giả Lê Thị Thanh Thủy cũng lưu ý một số nguyên tắc cơ bản khi thực hiện XHHGD:
 Nguyên tắc về lợi ích hai chiều: Phải đảm bảo rằng kết quả của việc xã hội hóa giáo dục không chỉ mang lại lợi ích cho giáo dục, cho nhà trường mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho những người tham gia, cho cộng đồng, cho địa phương thì biện pháp đó mới khả thi và có sức sống.
Nguyên tắc tình cảm, tự nguyện hay nguyên tắc “đồng thuận”: Coi trọng việc làm sao để người được huy động chia sẻ đồng tâm, nhất trí, tự nguyện và đồng thuận với chủ trương xã hội hóa của nhà trường, không được áp đặt hoặc ép buộc.
Nguyên tắc về chức năng nhiệm vụ: Khai thác, phát huy, khuyến khích các lực lượng xã hội, các tổ chức tham gia vào một hoạt động nào đó phải phát hiện và vận dụng đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác để thực hiện một cách hợp lý, hiệu quả kế hoạch của nhà trường.
Nguyên tắc dân chủ: Tạo môi trường công khai, dân chủ cho mọi tầng lớp của cộng đồng hiểu giáo dục hơn, hiểu nhà trường hơn, có điều kiện để “Biết, bàn, làm, kiểm tra” các hoạt động, tạo điều kiện cho mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Nguyên tắc phù hợp, thích ứng hay nguyên tắc “mềm dẻo”: Chọn lựa thời gian thích hợp nhất để đưa ra chủ trương xã hội hóa giáo dục, cần cân nhắc huy động thế nào cho hợp lý.
Nguyên tắc kế hoạch hóa: Xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất.
* Chủ thể huy động cộng đồng thực hiện XHHGD:
- Ngành GD-ĐT là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai công tác XHHGD trong đó bản thân nhà trường, CBQL giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục.
- Lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong cuộc vận động XHHGD.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một chủ thể hoạt động cộng đồng.
2.2. Thực trạng công tác XHHGD tại trường TH Vạn Xuân.
Trường Tiểu học Vạn Xuân đóng trên địa bàn xã Vạn Xuân, một xã thuộc chương trình 135 của Chính phủ, gồm có một điểm trường chính và điểm lẻ Hang Cáu. Đây là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân. Tuy chỉ cách huyện lị 20 km về phía Tây Nam song có điều kiện địa lí, địa hình phức tạp, tổng diện tích khoảng 14.014 ha. Dân cư thưa thớt nằm dàn trải tại 11 thôn có hơn 5540 nhân khẩu với 5 dân tộc anh em: Kinh, Thái, Mường, Thổ, Tày sinh sống trong đó tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 60% tổng dân số toàn xã. Từ đặc điểm này, công tác XHHGD có những thuận lợi, khó khăn nhất định.
a. Thuận lợi:
- Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương xác định đúng đắn vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác XHHGD nên đã thường xuyên chỉ đạo và tạo cơ hội pháp lý để nhà trường huy động cộng đồng thuận lợi.
- Trong những năm qua, trường Tiểu học Vạn Xuân có đội ngũ đảm bảo đạt chất lượng cao, các phong trào thi đua, chất lượng các hoạt động giáo dục có kết quả khích lệ nên đã tạo được lòng tin trong các cấp lãnh đạo, phụ huynh, và quần chúng nhân dân. Đây là yếu tố kích thích các lực lượng trong cộng đồng nhiệt tình đóng góp nguồn lực hỗ trợ nhà trường.
- Phần lớn quần chúng nhân dân có tinh thần hiếu học, chăm lo cho con em đảm bảo các điều kiện để phấn đấu tu dưỡng và rèn luyện.
b. Khó khăn:
- Là một xã đặc biệt khó khăn nên nguồn thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, một bộ phận nhân dân nhận thức chưa thật đúng đắn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động cộng đồng tham gia XHH GD.
- Các phương tiện thông tin ở các thôn chưa đầy đủ, một số vùng dân cư sống thưa thướt nên công tác tuyên truyền, vận động còn nhiều khó khăn.
- Kĩ năng tuyên truyền, thuyết phục của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa khai thác hết sức mạnh của cộng đồng.
- Những năm trước đây, công tác XHHGD tại nhà trường còn mang tính bột phát, thời vụ, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết và chưa có tầm nhìn lâu dài nên việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều vướn mắc, trở ngại.
Trước những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề bức thiết cần phải giải quyết, trong những năm qua, bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi và áp dụng một số giải pháp để huy động cộng đồng tham gia công tác XHHGD đạt hiệu quả.
 2.3. Một số giải pháp đã thực hiện để nâng cao hiệu quả XHHGD.
Giải pháp 1: Nắm vững đặc điểm tình hình địa phương, cộng đồng dân cư.
Để tiến hành bất kì công việc gì, chủ thể phải biết mình đang đứng ở đâu, muốn tiến hành công việc sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì.
Đối với công tác XHHGD cũng vậy, người làm công tác công tác XHH giáo dục không chỉ biết đặc điểm tình hình tại đơn vị mình mà phải tìm hiểu nắm bắt tình hình địa phương, phải “xâm nhập” vào trong quần chúng, hiểu được cuộc sống của người dân nơi đó như thế nào, phải “ăn cùng, ngủ cùng” với cộng đồng để nắm bắt được thực tế cuộc sống sinh hoạt cũng như tâm tư nguyện vọng của đối tượng. Thông qua việc tiếp cận này người cán bộ quản lý giáo dục nắm bắt rõ hơn về những vấn đề mình cần làm sẽ có những thuận lợi, gặp những khó khăn gì để có những bước đi phù hợp dẫn đến thành công.
Thực tế nắm bắt thông tin từ cơ sở tôi nhận thấy trên địa bàn xã Vạn Xuân, người dân đa số là người dân tộc thiểu số song tinh thần đoàn kết rất cao, bản tính thật thà thân thiện là ưu điểm, thuận lợi cho việc gần gũi nắm bắt nguồn thông tin, tâm tư nguyện vọng. Người dân nơi đây khi đã xây dựng được lòng tin thì sẵn sàng hỗ trợ hết mình không quản ngại khó khăn vất vả. Ngược lại không gây dựng được lòng tin thì khó lấy lại được đồng nghĩa việc huy động sự hỗ trợ là cực kì khó khăn. Đây có thể nói là vấn đề quan trọng cần quan tâm khi làm công tác XHH giáo dục trên địa bàn. 
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch.
Khi đã nắm bắt được các nguồn thông tin hỗ trợ cho công tác XHHGD tại địa phương cũng như tạo được lòng tin từ quần chúng, cộng đồng, một trong những chức năng quản lí mang tính chủ đạo trong quá trình quản lí của người Hiệu trưởng là kế hoạch hoá. Để huy động cộng đồng đạt hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động là rất cần thiết. Việc xây dựng kế hoạch căn cứ theo nhu cầu cấp thiết hay lâu dài để lập kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn dựa trên một số yếu tố sau:
- Mục tiêu.
- Đối tượng.
- Thời gian cho từng nội dung.
- Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.
- Phân công một số thành viên trong chủ thể huy động.
- Kết quả dự kiến.
Ví dụ: Để huy động cộng đồng vào việc nâng cao nhận thức, giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử nhân ngày 22/12; Kỉ niệm ngày 26/3, tôi lập kế hoạch đề xuất Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên xã hỗ trợ thực hiện:
TT
Đối tượng huy động
Nội dung huy động
Thời gian
Người phụ trách
Kết quả mong đợi
1
Hội Cựu chiến binh xã
Kể chuyện tấm gương anh bộ đội Cụ Hồ
1 buổi (Trong tiết GDNGL)
Hiệu trưởng
Đồng ý kế hoạch đề xuất và cắt cử, phân công đại diện đến kể chuyện cho học sinh nghe.
2
Đoàn TNCS HCM xã
San lấp sân tập cho học sinh
1 ngày
Bí thư đoàn trường
Đoàn TNCS HCM xã huy động thanh niên các thôn bản về san lấp mặt bằng sân tập.
3
..
..
..
Giải pháp 3. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương:
Ngoài Nhà nước, Chính quyền địa phương là cơ quan hành chính hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục các nhà trường. Lãnh đạo địa phương là chỗ dựa về pháp lí để việc triển khai huy động cộng đồng, vận động nhân dân chăm sóc thế hệ trẻ, gắn kết giữa nhà trường gia đình, xã hội trong công tác giáo dục và đào tạo nói chung. Làm tốt công tác tham mưu là “chìa khoá” mở ra sự thành công để làm tốt công tác XHHGD. Công tác tham mưu cần làm tốt những nội dung cơ bản sau:
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương để xây dựng kế hoạch, phương hướng chỉ đạo, định hướng giải pháp cho công tác huy động cộng đồng.
- Tham mưu trên các diễn đàn để tranh thủ sự đồng tình của các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân.
Để việc tham mưu đạt hiệu quả, bản thân tôi cùng Hiệu trưởng nhà trường đã tăng cường tiếp cận, nắm chắc thực trạng địa phương để xây dựng kế hoạch thật cụ thể, chi tiết, có tính khả thi. Lựa chọn thời điểm thích hợp để tham mưu thuận lợi; phải biết cứng rắn, mềm dẻo đúng lúc, đúng đối tượng. Bên cạnh đó phải có kĩ năng báo cáo để những vấn đề cần nêu ra có sức thuyết phục cao.
Giải pháp 4: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Thực trạng hiện nay, nhận thức của cộng đồng về công tác XHHGD đang còn ở mức độ khá hạn chế. Khi xây dựng kế hoạch, công tác tham mưu các cấp các ngành, kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng vào sự nghiệp giáo dục cần phải có tuyên truyền viên có khả năng thuyết phục cao thì hiệu quả mới đạt được như mong muốn. Tuyên truyền là con đường chuyển tải làm cho mỗi một tổ chức, cá nhân thấm nhuần sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định, những đề nghị của nhà trường để họ tự giác thực hiện.
Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ giữa cán bộ quản lí nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ chức các hội nghị giáo dục mở rộng, tuyên truyền trên các diễn đàn, các cuộc họp thôn bản, hội nghị phụ huynh Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, trước hết, cần phải có một đội ngũ tuyên truyền viên tích cực, không ngừng rèn luyện kĩ năng giao tiếp để trở thành những tuyên truyền viên xuất sắc, chủ động tạo cơ hội để chuyền tải những thông tin cần thiết đến tận từng phụ huynh, nhân dân làm cho họ nhận thức đúng đắn từ đó họ tự giác sẵn sàng đóng góp công sức giúp nhà trường xây dựng, kiến thiết, giáo dục các con em.
Giải pháp 5: Tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, Cấp uỷ Đảng, chính quyền và cộng đồng thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường.
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, lòng tin là một trong những điều kiện tiên quyết để dẫn đến thành công. Khi đã tạo dựng được lòng tin trong quần chúng thì cho dù bất kì việc gì, dù khó khăn đến đâu cũng có thể làm được. Điều này được Bác Hồ dẫn chứng nhiều lần trong những lần gặp mặt cán bộ quản lí 2 câu thơ của nhà thơ Thanh Tịnh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trước hết cần tạo được lòng tin của cha mẹ học sinh bằng các hoạt động dạy và học trên lớp, xây dựng các hoạt động bổ ích tạo sức hút học sinh đến trường qua đó phụ huynh thấy được việc đưa con em đến trường là một quyết định hoàn toàn đúng đắn. Từ đó tiếp tục tác động bằng nhiều con đường, nhiều cách thức để thu hút phụ huynh học sinh cùng tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng nhà trường giáo dục con em mình ngày càng tiến bộ phù hợp với thời đại, với xu thế hội nhập hiện nay.
Việc tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của mỗi nhà trường, sự phẩn đấu của mỗi thầy, cô giáo biến quá trình giảng dạy thành kết quả học tập của học sinh. Sử dụng hợp lí và có ích lợi các nguồn thu, các sự hộ trợ từ phía huy động cộng đồng.
Để đạt được điều đó cần làm tốt những việc sau:
- Xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất, cùng nhau khắc phục khó khăn hoàn thành công việc được giao.
- Phối kết hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động, điển hình là cuộc vận động “2 không” với 4 nội dung xuyên suốt trong suốt năm học. Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Rút kinh nghiệm, đánh giá qua từng thời điểm cụ thể, nêu gương các cá nhân đạt thành tích trong các phong trào.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cho từng cá nhân, tập thể để mỗi một thành viên phấn đấu.
- Tham mưu với Hội cha mẹ học sinh thành lập Ban đại diện để sử dựng các nguồn hỗ trợ từ phụ huynh, nhân dân, các nhà hảo tâm bằng những công trình kỉ niệm có giá trị cả về vật chất và tinh thần nhằm phục vụ cho con em.
- Công khai minh bạch việc sử dụng các nguồn ngân sách trong phục vụ công tác giáo dục trong nhà trường đảm bảo tính công khai dân chủ, tạo dựng lòng tin trong cộng đồng cũng như trong đơn vị.
Cùng với sự đồng lòng góp sức của tập thể cán bộ giáo viên, với sự miệt mài, không quản thời gian đóng góp sức mình xây dựng trường lớp, chăm chút, tận tụy giúp các em không ngừng tiến bộ đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong phụ huynh, nhân 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc.doc