SKKN Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam

SKKN Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam

Trong sự nghiệp giáo dục việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường nói chung và của mỗi giáo viên nói riêng, xuyên suốt quá trình dạy học và là việc làm thường xuyên.

Thật vậy trong những năm qua chúng ta đã thực hiện quá trình đổi mới chương trình, giảm tải nội dung sách giáo khoa, sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giảm tính lý thuyết, tăng tính thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, đạt hiệu quả cao trong dạy và học. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học đáp ứng với yêu cầu đã được cụ thể hóa trong luật giáo dục: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng đặc điểm của lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh”

Để thực hiện yêu cầu trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động của học sinh và việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng học sinh, từng biện pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên phải có sự đổi mới cả về tư duy và phương pháp dạy học.

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình trong Sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Biểu diễn bằng thí nghiệm hay mẫu vật trực quan là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng Sinh học. Nhất là học sinh lớp 6 muốn hình thành kiến thức Sinh học thì việc quan sát mẫu vật là rất quan trọng và hữu ích. Từ quan sát mẫu vật học sinh sẽ phát hiện kiến thức nhanh, nhớ lâu vận dụng vào thực tiễn tốt.

 

doc 24 trang thuychi01 14522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam 
Người thực hiện: Vũ Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Nam
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh Học 

THANH HÓA, NĂM 2019 
THÔNG TIN CHUNG VỀ SKKN
 1. Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam ”.
 2. Lĩnh vực áp dụng: Môn Sinh học
 3. Tác giả: Vũ Thị Thu Nữ
 Ngày tháng năm sinh: 19/09/1980
 Trình độ chuyên môn: Đại học 
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Đông Nam
 Điện thoại: 0916594556
 Email: thuvtthcsdongnam.ds@thanhhoa.edu.vn
 4. Đồng tác giả( nếu có)
 Họ và tên.
 Ngày tháng năm sinh:
 Trình độ chuyên môn: .. 
 Chức vụ, đơn vị công tác:..
 Điện thoại:
 Email:
 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường THCS Đông Nam
 Địa chỉ: Thôn Tân Chính, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
 Điện thoại: 02378786006
 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu(nếu có)
 Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại.
 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Mốc thời gian được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế năm học: 2018- 2019
DANH MỤC 
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD& ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên: Vũ Thị Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Đông Nam 
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Xây dựng và sử dụng một số dạng sơ đồ trong dạy học phần " Sinh vật và môi trường".Sinh học 9
Cấp Huyện
C
2008- 2009
Xây dựng và sử dụng một số dạng sơ đồ trong dạy học phần " Sinh vật và môi trường".Sinh học 9
Cấp Huyện
B
2009- 2010
Xây dựng và sử dụng một số đơn vị kiến thức phần " Sinh vật và môi trường".Sinh học 9
Cấp Huyện
C
2012- 2013
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy một tiết thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến – Sinh học 9 
Cấp Huyện
C
2013- 2014
Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học chương : Lá , nhằm nâng cao chất lượng học sinh lớp 6 trường THCS Đông Nam
Cấp Huyện
B
2015- 2016
6
Một số phương pháp nhận biết và cách giải bài toán di truyền liên kết thông qua bài toán di truyền độc lập ở môn Sinh Học lớp 9 – THCS Đông Nam
Cấp Huyện
B
2017- 2018
MỤC LỤC
TT
 NỘI DUNG
 TRANG
1
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÍ LUẬN
CƠ SỞ THỰC TIỄN 
GIẢI QUYẾT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2
3
3
6
18
3
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN THỨC 
KẾT LUẬN 
KIẾN NGHỊ
19
 PHẦN I- MỞ ĐẦU 
 Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp giáo dục việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường nói chung và của mỗi giáo viên nói riêng, xuyên suốt quá trình dạy học và là việc làm thường xuyên. 
Thật vậy trong những năm qua chúng ta đã thực hiện quá trình đổi mới chương trình, giảm tải nội dung sách giáo khoa, sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giảm tính lý thuyết, tăng tính thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, đạt hiệu quả cao trong dạy và học. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học đáp ứng với yêu cầu đã được cụ thể hóa trong luật giáo dục: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng đặc điểm của lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh” 
Để thực hiện yêu cầu trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động của học sinh và việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng học sinh, từng biện pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên phải có sự đổi mới cả về tư duy và phương pháp dạy học. 
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình trong Sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Biểu diễn bằng thí nghiệm hay mẫu vật trực quan là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng Sinh học. Nhất là học sinh lớp 6 muốn hình thành kiến thức Sinh học thì việc quan sát mẫu vật là rất quan trọng và hữu ích. Từ quan sát mẫu vật học sinh sẽ phát hiện kiến thức nhanh, nhớ lâu vận dụng vào thực tiễn tốt.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS Đông Nam là một trường thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn của huyện Đông Sơn, tôi thấy rằng việc sử dụng mẫu vật của học sinh lớp 6 còn chưa được thành thục. Do đó việc rèn luyện kỹ năng sử dụng mẫu vật cho các em là một việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng học tập. Nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng vật mẫu như thế nào để giảng dạy có hiệu quả cao? Hiện nay qua nghiên cứu tôi nhận thấy chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này. Chính vì vậy trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy, kết hợp với việc trao đổi cùng đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam ” nhằm góp phần tích cực hoá hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục môn Sinh học nói chung, môn Sinh học lớp 6 nói riêng ở trường THCS Đông Nam
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp sử dụng mẫu vật có hiệu quả trong dạy học Sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp lí luận thông qua tài liệu và thực tiễn giảng dạy khối lớp 6 ở trường THCS Đông Nam.
- Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm: Dự giờ, trao đổi ý kiến với GV; xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng của việc sử dụng mẫu vật.
- Phương pháp tiến hành khảo sát học sinh, phân tích các số liệu thu được qua khảo sát.
- Phương pháp hỏi ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm.
- Phương pháp thực hành nghiên cứu, giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.1. Cơ sở lí luận
Năm học 2018 - 2019 là năm học “ Tiếp tục đổi mới toàn diện về Giáo dục và Đào tạo, nâng cao hiệu quả về chất lượng Giáo dục và Đào tạo gắn chặt với mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương” có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Để sử dụng phương pháp như thế nào có hiệu quả trong dạy học là việc làm hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách độc lập, phát huy tính độc lập sáng tạo, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá khoa học của học sinh. “ Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...” 
Do vậy khi dạy học sinh về kiến thức sinh học chúng ta không nên chỉ truyền đạt dưới dạng “thực đơn có sẵn”, học sinh chỉ học thuộc bài mà phải truyền đạt một cách khoa học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức có tính quy luật, hiểu được bản chất của nó. Từ đó học sinh hiểu được các nhà khoa học tìm ra kiến thức và các quy luật sinh học như thế nào... 
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học và phương tiện dạy học hiện đại.
Với cấu trúc của sách giáo khoa Sinh học 6 hiện nay yêu cầu học sinh phải nâng cao khả năng tư duy, tìm tòi kiến thức mới chủ động nên phương tiện dạy học có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên và tiếp thu kiến thức mới của học sinh. Chính vì thế giáo viên cần tìm thêm dẫn liệu để học sinh tìm hiểu và giúp cho bài dạy sinh động hơn.
Đối với học sinh lớp 6 giáo viên yêu cầu học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới nhanh, vững vàng thông qua dẫn liệu và hình ảnh. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát hình ảnh và mẫu vật, có ý thức giữ gìn, trồng và bảo vệ cây xanh để tạo cho bầu không khí trong lành, cảnh quan quê hương thêm tươi đẹp.
Mặt khác trong một thời lượng bó hẹp chỉ một tiết dạy không chỉ dạy cho một nhóm đối tượng học sinh mà giáo viên có thể vừa kiểm tra bài cũ, vừa khai thác xây dựng, hình thành kiến thức mới và còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức mới cho học sinh, giúp các em vận dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp học sinh có thêm hứng thú khi học tập, để rồi ngày một yêu thích môn sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. 
Ở lứa tuổi học sinh lớp 6, kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết chưa nhiều, các em bắt đầu tiếp cận môn học, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế,thì việc sử dụng mẫu vật (trực quan) giúp học sinh hình thành kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn, nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng thực tiễn tốt hơn. Đồng thời học sinh còn có được các kỹ năng bộ môn, thái độ đối với môn học và ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường. Việc sử dụng mẫu vật (làm phương tiện trực quan) còn phát huy được ở học sinh tính tự giác, tích cực tự lực, tính chủ động sáng tạo trong việc tự tìm thấy kiến thức dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Ngoài ra nó còn gây hứng thú nhận thức cho học sinh, tạo yếu tố tâm lí ban đầu tác dụng tới toàn bộ quá trình nhận thức của các em. Có thể nói, trong môn sinh học 6 sử dụng mẫu vật thật có nhiều ưu điểm so với các phương tiện trực quan khác như tranh ảnh, mô hình Nó cho học sinh biết rõ hình dạng, màu sắc, kích thước thật của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên cũng tuỳ từng bài, từng nội dung, từng dạng kiến thức cụ thể mà có thể kết hợp với các phương tiện trực quan khác một cách hợp lí để tăng hiệu quả dạy học.
2.2. Cơ sở thực tiễn
 	Qua những năm giảng dạy bộ môn sinh học 6 ở trường THCS Đông Nam, tôi nhận thấy việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học còn hạn chế do thiết bị, đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy còn thiếu và chưa đồng bộ... Vì vậy, với môn sinh học 6 - nghiên cứu về giới thực vật thì việc sử dụng mẫu vật sẵn có để quan sát, thí nghiệm tìm ra kiến thức sẽ có nhiều thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học (Nhất là với điều kiện của địa phương Đông Nam – Đông Sơn, là vùng nông thôn, hệ thực vật tương đối đa dạng, gần gũi với học sinh). Mặc dù vậy, bản thân giáo viên chưa thực sự tích cực chủ động nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả mẫu vật sẵn có ở địa phương để nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó, với học sinh lớp 6 các em mới bắt đầu làm quen với môn học, làm quen với phương pháp học tập bộ môn nên việc tìm kiếm thu thập mẫu vật của học sinh chưa hiệu quả, các em lấy mẫu còn thiếu, mẫu chưa phù hợp (quá to, quá nhỏ hay không đủ bộ phận cần thiết). Điều này một phần do giáo viên chưa dặn dò cẩn thận, chưa phân công rõ ràng cũng như chưa hướng dẫn học sinh cách thu thập và bảo quản mẫu vật. Dẫn tới khi sử dụng mẫu vật để nghiên cứu thì hiệu quả không cao. Có những bài học, mẫu vật cần phải chuẩn bị trước cả tuần nhưng do giáo viên hướng dẫn chậm nên học sinh chuẩn bị không kịp thời. Đôi khi giáo viên còn quá tin tưởng mà giao cho học sinh tự chuẩn bị mẫu vật mà không chuẩn bị cùng học sinh, vì vậy khi vào giờ học giáo viên không chủ động được trong khâu tổ chức nghiên cứu phát hiện kiến thức. Đôi khi việc quan sát, nghiên cứu mẫu vật hiệu quả chưa cao do tính tích cực của học sinh không cao, thao tác chậm, khả năng phát hiện kiến thức từ mẫu vật chưa nhanh, điều đó làm ảnh hưởng tới phân bố thời gian của bài học. 
Thực tiễn trên dẫn tới kết quả dạy học chưa cao, việc thực hiện mục tiêu giáo dục chưa triệt để. Học sinh nắm kiến thức không sâu, dễ quên, khả năng vận dụng yếu, năng lực thực tiễn không cao. Đặc biệt việc ứng dụng các kỹ năng bộ môn vào trong thực tiễn hiệu quả không cao chưa đáp ứng được yêu cầu.
Khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn sinh học 6 trường THCS Đông Nam năm học 2017- 2018 với nội dung khảo sát:
A. CÂU HỎI.	
 I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
 Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D theo em là đúng trong các câu sau:
1. Trồng hai cây đậu vào hai chậu: A và B, ở chậu A bón đủ các loại phân, ở chậu B cũng bón các loại phân nhưng thiếu phân đạm. Sau 1 thời gian cây ở chậu B sẽ:
A. Cây phát triển bình thường	 	B. Cây lớn hơn cây ở chậu A
C. Cây sẽ chết	D. Cây phát triển chậm hơn cây ở chậu A
2. Cây trầu không thuộc loại biến dạng rễ:
A. Rễ móc 	B. Rễ thở 	C. Rễ củ	D. Giác mút
3. Khi trời mưa nhiều đất ngập nước lâu ngày, cây mất khả năng hút nước và muối khoáng là do:
A. Cây thoát nước nhiều	B. Rễ đang trong thời kì sinh trưởng mạnh
C. Rễ cây bị úng và chết	D. Đất không phù hợp với cây.
4. Loại thân biến dạng giúp dự trữ chất dinh dưỡng cho cây là:
A. Thân bò	B. Thân leo	
C. Thân mọng nước 	D. Thân củ và thân rễ
5. Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loai là:
A.Thân quấn, tua cuốn, thân bò	B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ
C.Thân đứng, thân leo, thân bò	D. Thân cứng, thân mềm, thân bò
6. Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính là:
A. Vỏ và ruột B. Vỏ và trụ giữa C. Vỏ và bó mạch D. Trụ giữa và ruột
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) 
Câu 1: (2.5đ) Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? 
Câu 2:(3đ) Kể tên các ngành thực vật đã học( từ thấp đến cao)? Nêu đặc điểm chính của mỗi ngành? 
Câu 3: (1.5đ) Tại sao người ta nói: “Rừng cây như lá phổi xanh của con người”? 
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM .
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) : Mỗi ý đúng được 0,5đ
1. D	2. A	3. C	4.D	5. C	6. B	
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) 
Câu
Đáp án
Điểm
1
+ Cốc 1 chọn 10 hạt đỗ có phẩm chất tốt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát . 
+ Cốc 2 chọn 10 hạt đỗ sứt sẹo, bị sâu mọt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát. + + Sau 3- 4 ngày đem cả 2 cốc ra quan sát .
1
1
1
- Ngành tảo: Thực vật bậc thấp; chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước. 
- Ngành rêu: Thực vật bậc cao; có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
- Ngành dương xỉ: Có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. - Ngành hạt trần: Rễ , thân, lá phát triển ; có mạch dẫn; cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở. 
- Ngành hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng; có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả, nên bảo vệ tốt hơn.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3
Cơ bản nêu được các ý: 
- Ngăn bụi.
- Diệt một số vi khuẩn.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
0.5
0.5
0.5
Kết quả thu được:
Số HS
Loại giỏi
(8-10đ)
Loại Khá
(6.5- 7.9đ)
Loại TB
(5- 6.4đ)
Loại yếu
(3.5-4. đ)
Loại kém
(Dưới 3.5đ)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
53
4
7,5
10
18,9
20
38
19
35,6
0
0
. Giải quyết và tổ chức thực hiện
2.3.1. Xác định vai trò của phương pháp trực quan và phương tiện trực quan
Phương pháp trực quan là cách sử dụng phương tiện trực quan nhằm cung cấp thông tin để học sinh phát hiện, khai thác và lĩnh hội kiến thức.
Do vậy đối với bộ môn Sinh học thì phương pháp trực quan đóng vai trò hết sức quan trọng đến việc hình thành kiến thức mới cho học sinh.
Trong nhóm phương pháp trực quan thì phương tiện trực quan là nguồn chủ yếu để dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức mới, quá trình diễn giảng của giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn học sinh quan sát các đồ dùng trực quan như mẫu vật, tranh ảnh thí nghiệm hoặc qua đoạn video học sinh có thể tổng hợp các kết quả quan sát, đối chiếu với kênh thông tin sách giáo khoa rồi rút ra kết luận. Đó chính là kiến thức cần chiếm lĩnh và qua tư duy để đúc rút ra kiến thức mới cần khai thác. 
Phương pháp trực quan giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách cụ thể, xác thực, sinh động về thế giới sinh vật. Qua phương tiện trực quan học sinh dễ dàng nắm chắc kiến thức qua quan sát và thao tác với các phương tiện trực quan đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp kiến thức. Từ đó khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh và phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên và tình cảm của các em đối với quê hương, đất nước. 
 2.3.2. Lập kế hoạch dạy học
Một giờ dạy có thành công hay không thì khâu lập kế hoạch bài học đóng vai trò quan trọng, đây là việc làm đầu tiên quyết định kết quả của bài dạy.
Trên cơ sở của kế hoạch được lập ra giáo viên xác định được mục tiêu bài học, thiết bị và đồ dùng dạy học, xây dựng hình thức tổ chức dạy học bằng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học, xây dựng cách đánh giá theo mục tiêu của bài. Từ đó định hướng được phương pháp dạy học cho phù hợp với kiểu bài lên lớp. 
Việc lập kế hoạch bài học giúp giáo viên khắc phục được một số hạn chế: 
- Không xác định đúng mục tiêu bài học, hoặc thết lập hệ thống hoạt động, câu hỏi không logic, không có tiêu chí cụ thể đánh giá được bài học.
- Giáo viên không chủ động được các bước dạy học trên lớp, còn lúng túng bị động khi gặp những tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra trên lớp. 
 2.3.3. Các giải pháp 
 2.3.3.1. Thường xuyên thu thập và sử dụng mẫu vật trong quá trình dạy học.
Trong chương trình Sinh học 6, rất nhiều bài học khi sử dụng mẫu vật làm phương tiện trực quan để quan sát, so sánh, thực hành để tìm ra kiến thức sẽ mang lại hiệu quả cao. Sử dụng mẫu vật giúp học sinh học tập tích cực hơn, chủ động hơn, phát triển được năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng thực tiễn. Đồng thời rèn được kỹ năng bộ môn như quan sát, so sánh, kỹ năng hợp tác Vì vậy, sử dụng mẫu vật là không thể thiếu trong dạy học Sinh học 6.
 Trong quá trình giảng dạy Sinh học 6 năm học 2018 - 2019 này, tôi đã thường xuyên nghiên cứu thu thập và sử dụng mẫu vật. Có nhiều bài học, nhiều nội dung rất cần sử dụng mẫu vật để học sinh quan sát, phân tích, so sánh rút ra kiến thức. Cho dù nhiều bài, nhiều nội dung nếu không sử dụng mẫu vật mà sử dụng tranh để quan sát thì học sinh vẫn hình thành được kiến thức. Tuy nhiên, nếu sử dụng mẫu vật thì khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh sẽ sâu sắc hơn, nếu không có mẫu vật thì học sinh sẽ hình thành kiến thức một cách mơ hồ, hời hợt, khi ra thực tế học sinh không vận dụng được. Hơn nữa sử dụng mẫu vật giúp rèn luyện được các kỹ năng bộ môn và phù hợp với nhận thức, tư duy của học sinh lớp 6. Theo tôi trong chương trình sinh học 6 có khoảng hơn nửa số bài nên dùng mẫu vật trong quá trình dạy học. Tùy từng bài, từng nội dung cụ thể mà sử dụng một cách hợp lí, mẫu vật có thể sử dụng ngay phần kiểm tra bài cũ, phần tìm hiểu kiến thức mới hay khi củng cố bài. 
Ví dụ 1: Khi dạy tiết 8 (bài 9 - Sinh học 6): Các loại rễ, các miền của rễ. 
HĐ Tìm hiểu các loại rễ:
- Đầu tiên giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh, sau đó chia nhóm và yêu cầu cá nhóm để mẫu vật lên bàn.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
 + Phân các loại rễ đã có thành hai nhóm? Viết những đặc điểm dùng để phân loại chúng thành hai nhóm?
 + Xếp hai nhóm đó thành hai nhóm A và B tương ứng với hình 9.1 sgk.
 + Lấy một cây ở nhóm A, một cây ở nhóm B. Quan sát, nhận xét, rút ra đặc điểm của từng loại rễ?
- Các nhóm học sinh cùng thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình bằng cách quan sát mẫu vật hiện có để thực hiện yêu cầu.
- Yêu cầu cần đạt là:
 + Chia được hai nhóm cây: Nhóm 1 gồm nhãn, vải, dừa cạn; nhóm 2 gồm lúa, hành, ngô
 + Đặt tên nhóm theo hình 9.1 sgk: Nhóm A là nhóm 1; nhóm B là nhóm 2.
 + Rễ cây ở nhóm A thường có một rễ to đâm sâu và nhiều rễ nhỏ mọc xiên; rễ cây ở nhóm B gồm nhiều rễ kích thước như nhau tạo thành một chùm.
- Giáo viên khẳng định kết quả và yêu cầu học sinh sử dụng kết quả đó để làm bài tập điền từ vào chỗ trống sgk - tr 29: (Điền vào chỗ trống)
- Học sinh hoạt động độc lập hoàn thành bài tập vào vở bài tập.
- Gọi một học sinh đọc đáp án, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức. 
+ Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm
 + Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_su_dung_mau_vat_de_nang_cao_hieu_qua_d.doc