SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Thiệu Nguyên huyện Thiệu Hóa

SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Thiệu Nguyên huyện Thiệu Hóa

Như chúng ta đã biết giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đang là nhu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và đối với trẻ mầm non. Bởi đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên để trẻ tự tin bước vào cuộc sống. Nếu giáo dục kĩ năng sống tốt cho trẻ thì trẻ sẽ tích cực, chủ động , sáng tạo , tự tin, vững vàng trước mọi thử thách , từ đó trẻ phát triển toàn diện và bền vững sau này. Vì vậy, mà trong mục tiêu Giáo dục và Đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, tự tin, sáng tạo, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, và trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Trong những năm gần đây, giáo dục Mầm non đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp các ngành và của toàn xã hội điều đó chứng minh giáo dục mầm non là nền tảng vững chắc trong tương lai của đất nước.

 Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong sự hình thành và phát triển tâm hồn của trẻ thơ một cách có định hướng, giúp trẻ biết quý trọng bản thân mình, từ đó nuôi dưỡng những giá trị cuộc sống, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trong các lĩnh vực: Nhận thức, thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống biết hoà nhập với môi trường xung quanh.

 

doc 20 trang thuychi01 8281
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Thiệu Nguyên huyện Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
- Lý do chọn đề tài
1
- Mục đích nghiên cứu
2
- Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng
3-4
2.3
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết các vấn đề.
5
Giải pháp 1: Quan tâm chú trọng phát triển kĩ năng giao tiếp
5
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng thích nghi với cuộc sống ..
7-8
Giải pháp 3: Rèn kĩ năng tự chăm sóc, tự phục vụ
9-10
Giải pháp 4: Phát triển kĩ năng hoạt động theo nhóm
11-12
Giải pháp 5: Công tác phối kết hợp
13
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1 Kết luận
16
3.2 Kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
18
1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đang là nhu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và đối với trẻ mầm non. Bởi đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên để trẻ tự tin bước vào cuộc sống. Nếu giáo dục kĩ năng sống tốt cho trẻ thì trẻ sẽ tích cực, chủ động , sáng tạo , tự tin, vững vàng trước mọi thử thách , từ đó trẻ phát triển toàn diện và bền vững sau này. Vì vậy, mà trong mục tiêu Giáo dục và Đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, tự tin, sáng tạo, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, và trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Trong những năm gần đây, giáo dục Mầm non đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp các ngành và của toàn xã hội điều đó chứng minh giáo dục mầm non là nền tảng vững chắc trong tương lai của đất nước.
	Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong sự hình thành và phát triển tâm hồn của trẻ thơ một cách có định hướng, giúp trẻ biết quý trọng bản thân mình, từ đó nuôi dưỡng những giá trị cuộc sống, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trong các lĩnh vực: Nhận thức, thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống biết hoà nhập với môi trường xung quanh.
	Kỹ năng sống là những kỹ năng cần thiết cho hành vi đẹp lành mạnh. Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khoá vàng cho sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người. Có thể nói “Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách” [1]. Dạy kỹ năng sống cho trẻ là dạy những thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp và ứng xử giữa trẻ với con người và sự vật xung quanh trẻ. Đó cũng là những cảm nhận, những cảm xúc của con người trước sự thay đổi của môi trường xung quanh.
	Là một giáo viên mầm non, bản thân luôn quan tâm, gần gũi, động viên, khích lệ, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đến việc làm thế nào để dạy cho trẻ những kỹ năng sống hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho trẻ. Thực tế tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi tôi được phân công phụ trách,các cháu rất mạnh dạn, tự tin, thích đến trường lớp và thích tham gia vào các hoạt động Song, để trẻ có kỹ năng sống trong môi trường tập thể thì còn nhiều hạn chế: chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh; kỹ năng học tập và làm việc theo nhóm bạn trong lớp, kỹ năng thích nghi với những điều kiện học tập ở môi trường mới còn nhiều bỡ ngỡ và quan trọng là kỹ năng tự giải quyết các vấn đề thực tế, kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn thiếu chủ động bởi trẻ được sự quan tâm bao bọc rất lớn của bố mẹ... một số trẻ chưa tự mặc quần áo, tự cất đồ dùng khi đến lớp, tự xúc ăn, đánh răng, rửa mặt Chính vì vậy, cần phải làm gì? Làm như thế nào và giáo dục trẻ ra sao? Bằng những biện pháp nào? để hình thành kỹ năng sống tốt nhất cho trẻ là điều mà bản thân tôi luôn băn khoăn và suy nghĩ. Với vai trò là người mẹ thứ hai của các cháu tại trườngmầm non tôi luôn luôn trăn trở và quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Thiệu Nguyên huyện Thiệu Hóa”.
 Mục đích nghiên cứu.
	Nhằm hình thành và cũng cố cho trẻ những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống hàng ngày tại trường mầm non, từ đó giúp trẻ có thêm vốn kinh nghiệm, được trải nghiệm, được tích lũy để làm cơ sở cho trẻ có khả năng lĩnh hội những giá trị của cuộc sống, của con người giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ...
 Đối tượng nghiên cứu.
	Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi lớp A4 Trường Mầm non Thiệu Nguyên.
 Phương pháp nghiên cứu.
	Trong đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp quan sát sư phạm.
	- Phương pháp dùng lời.
	- Phương pháp dùng trò chơi, trải nghiệm.
	- Phương pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận.	
	Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nội dung giáo dục vô cùng quan trọng và cần thiết đối với chúng ta, dạy kỹ năng sống cho trẻ là nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống sau này của trẻ, trẻ biết được những điều mình nên làm và những điều mình không nên làm, trẻ biết được điều hay lẽ phải, biết được cái thiện, cái ác hướng tới chân, thiện, mỹ. Khi trẻ đã có kỹ năng sống ngay từ buổi đầu đời, sẽ là hành trang tiếp bước trong tương lai của trẻ. 
	Câu thành ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” của cha ông ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn. Lễ phép là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là cốt lõi của nền tảng giáo dục.
	Trẻ lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang dần hình thành và phát triển về mọi mặt, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng, đặc biệt với trẻ độ tuổi 5- 6 tuổi, ở độ tuổi này, nhận thức cũng như về mặt giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm và ý thức tự biết tham gia vào các hoạt động cùng với các bạn trong lớp. Tuy nhiên hiện nay do sự phát triển nền kinh tế nhiều gia đình rất quan tâm đến con cái nhưng lại không có thời gian để trò chuyện vui chơi cùng con hoặc hạn chế việc tiếp xúc giao tiếp của con với mọi người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỷ, thiếu tự tin, không mạnh dạn khi tham gia các hoạt động cùng các bạn trong lớp và trẻ có thể còn chưa tự mình làm một số việc đơn giản như tự thay quần áo, đánh răng rửa mặtVì vậy, “Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ đang trở thành vấn đề cấp bách và cần thiết trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng” [2].
	Ngày nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đang được xã hội quan tâm. Tuy nhiên thực tế việc rèn kỹ năng sống cho trẻ chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với các bậc phụ huynh tạo cơ hội cho trẻ phát triển. 
Từ những cơ sở lý luận trên là một giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm trước nhà trường về công tác chăm sóc - giáo dục của trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Thiệu Nguyên bản thân tôi nhận thấy rằng tôi luôn cố gắng tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tìm biện pháp để thực hiện cho có hiệu qủa việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm mục đích phát triển khả năng giao tiếp, khả năng thích nghi với cuộc sống sinh hoạt, với môi trường tự nhiên và xã hội. Trẻ biết tự phục vụ và tự bảo vệ bản thân, biết giải quyết những vấn đề cần thiết mà trẻ cần làm. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung của nhà trường.
2.2 Thực trạng
 a. Thuận lợi: 
 	Năm học 2016-2017 tôi được ban giám hiệu nhà trường giao cho phụ trách lớp mẫu giáo lớn A4. Học tại Thôn Nguyên Thành, lớp tôi có 30 cháu trong đó nữ 13, nam 17.
 Trường mầm non Thiệu Nguyên là một trường nằm trong vùng có điều kiện kinh tế tương đối ổn định. Nhân dân phần lớn sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, kinh doanh. Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, trong đó sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ luôn được phụ huynh ủng hộ và thống nhất cao.
Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, trong đó sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ luôn được phụ huynh ủng hộ và thống nhất cao.
 	BGH luôn chỉ đạo sát sao tới giáo viên để thực hiên tốt kế hoạch nhà trường đặt ra trong năm học, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện tốt chương trình mầm non mới. Ban giám hiệu cũng như đồng nghiệp trong trường tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi kế hoạch của nhà trường, phòng đề ra trong việc nâng cao sự phát triển sự nhận thức của trẻ với các hoạt động của trẻ ở trường nói chung và hoạt động góc nói riêng. Tôi luôn học hỏi đồng nghiệp, tham khảo tài liệu chuyên môn, tham gia các lớp học chuyên đề.
 	Là giáo viên phụ trách lớp 5- 6 tuổi bản thân có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc được giao. Đặc biệt là luôn quan tâm phối hợp cao trong việc thống nhất áp dụng các biện pháp giáo dục trẻ tại nhóm lớp đạt hiệu quả.
 b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên trong quá trình giáo dục trẻ tôi còn gặp không ít những khó khăn sau: 	
Trong những năm gần đây nhà trường đã tập chung tại một điểm nhưng 2 năm học 2015 - 2016 đến 2016 - 2017 UBND huyện có thông báo đóng cửa trường do ô nhiễm môi trường nên địa phương và nhà trường đã có kế hoạch chuyển trẻ về học tại các nhà văn hóa thôn, chính vì vậy cơ sở vật chất khó khăn, trang thiết bị chưa đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy. Phòng học, sân chơi không đảm bảo với điều lệ trường mầm non nên mọi hoạt động trong ngày của trẻ gặp khó khăn, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi còn thiếu nhiều trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, các trò chơi... nhằm rèn luyện, giáo dục nề nếp, thói quen, các kỹ năng sống cho trẻ, cũng như các điều kiện khác phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Phần lớn bố mẹ của các cháu làm ruộng chú trọng vào phát triển kinh tế, lo làm giàu nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế. Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. 
Mặt khác chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
để giáo viên nghiên cứu, tham khảo, giáo viên chưa được tập huấn về rèn kỹ năng sống cho trẻ.
	Số lượng trẻ nam trong lớp tương đối đông chiếm 2/3 tổng số trẻ cả lớp nên việc rèn các kỹ năng sống cho trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, một số các cháu đang sống trong điều kiện gia đình khó khăn bố mẹ đi làm xa phải sống ở nhà với ông bà nên việc giáo dục rèn luyện các cháu về kỉ năng sống và giao tiếp còn hạn chế. Còn có một vài trẻ có biểu hiện của bệnh tự kỷ, do sự lạm dụng quá nhiều vào internet, ti vi, các trò chơi điện tử, và điều kiện về thời gian để bố mẹ dành cho con cái còn hạn chế. Một số trẻ được bố mẹ, người lớn trong gia đình nuông chiều quá mức nên trẻ không có tính tự lập, ích kỷ và lãnh cảm với môi trường xung quanh...
Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non,
thường phó mặc cho giáo viên và có những phụ huynh lại quan tâm quá mức khiến cho việc rèn kỹ năng sống cho trẻ bị lệch lạc. Chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển nhân cách ban đầu cho trẻ. 
	c. Kết quả thực trạng
	Để áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát theo các nội dung về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lớp (5- 6 tuổi A4). Cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học 2016 – 2017:
TT
Nội dung khảo sát
Tổng 
số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số cháu
Tỷ lệ (%)
Số cháu
Tỷ lệ (%)
1
Kỹ năng giao tiếp tự tin, mạnh dạn với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh
30
17
56,7
13
43,3
2
Kỹ năng tự phục vụ và tự bảo vệ bản thân trẻ
30
22
73,3
8
26,7
3
Kỹ năng hoạt động theo nhóm và khả năng hợp tác thông qua các hoạt động của trẻ
30
20
66,7
10
33,3
4
Kỹ năng bộc lộ cảm xúc, thái độ thông qua các hoạt động tại nhóm lớp
30
18
60
12
40
5
Khả năng tự lập, chủ động tự tin, tính đoàn kết, nhường nhịn, biết chơi cùng nhau trong lớp.
30
20
66,7
10
33,3
 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy kỹ năng sống của trẻ trong môi trường mầm non còn có những hạn chế nhất định. Là giáo viên phụ trách lớp tôi đã có kế hoạch và đề ra các biện pháp sau:
	2.3. Các giải pháp.
	 Giải pháp 1: Quan tâm chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
	Có thể nói rằng, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, không chỉ quan trọng và cần thiết đối với trẻ trong trường mầm non, mà ngay ở trong gia đình và toàn xã hội đều rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ, trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt tạo được sự tự tin trong mỗi người nói chung và đối với trẻ nói riêng, thông qua giao tiếp trẻ có thể diễn đạt hết được nhu cầu và mong muốn của trẻ đến với mọi người, đây chính là yếu tố thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.Vì thế ngoài những kỹ năng sẵn có ở trẻ thì tôi luôn quan tâm áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
* Giáo dục kỹ năng giao tiếp với bạn bè:
	Giáo dục kỹ năng giao tiếp với bạn bè là yếu tố cần thiết đối với trẻ thơ, đây chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Môi trường này tạo cơ hội cho trẻ được học tập, được giao lưu học hỏi và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan hệ của trẻ với trẻ trong lớp, trong trường. Cụ thể, khi tôi tổ chức cho trẻ học tập, vui chơi tôi đã tạo được nhiều cơ hội để trẻ được giao lưu với bạn bè, theo nhóm theo tổ...
	Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động góc tôi tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi bán hàng, trẻ này là người mua hàng, và những trẻ khác là người bán hàng, hay đóng vai bác sĩ và bệnh nhân khám bệnh
	Thông qua những vai chơi trong trò chơi đóng vai tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với nhau trẻ thể hiện ngôn ngữ của mình một cách đầy đủ, trẻ biết chào hỏi, biết cảm ơn, xin lỗi, thể hiện được cảm xúc vui buồnVà với những trẻ còn nhút nhát tôi có thể cùng trẻ thể hiện vai chơi của mình, luôn định hướng ngôn ngữ giao tiếp hoặc có thể hướng cho những trẻ có khả năng giao tiếp tốt hơn chơi cùng bạn, như vậy trẻ cảm thấy tự tin và dần dần trẻ có thể tự mình chủ động giao tiếp cùng các bạn khác một cách dễ dàng.
	Ví dụ 2: Khi dạy trẻ khám phá khoa học “ Dinh dưỡng cho trẻ” tôi yêu cầu các nhóm tự thảo luận và cùng nhau tìm ra câu trả lời theo yêu cầu của cô như các con có nhận xét gì về các loại thực phẩm nàytôi có thể khuyến khích trẻ, đặt câu hỏi có vấn đề tại sao? như thế nào? có ý nghĩa gì?... Để trẻ cùng nhau suy nghĩ và tìm cách giải quyết. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục. Giúp trẻ hiểu về các nhân vật trong câu chuyện, bài thơ cách dùng từ ngữ để giao tiếp với nhau như thế nào?
Ví dụ 3: Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
Bởi vì đọc thơ, kể chuyện ở đâu cũng giúp cho trẻ phát triển về tình cảm, hình thành nhân cách con người và trẻ có khả năng cảm thụ được cuộc sống xung quanh mình đang diễn ra, trẻ biết sống tự tin và sáng tạo, biết được cái đẹp, cái xấu... Do vậy bản thân đã tổ chức cho trẻ đọc thơ, kể chuyện rất nhiều để tinh thần hăng say của trẻ ngày càng được nâng lên. Qua những buổi thi kể chuyện trẻ được trang phục, mặc những bộ quần áo đẹp làm cho bản thân của trẻ cảm thấy mình được sung sướng, thông qua hội thi trẻ được thêm một dịp cũng cố, rèn luyện các kỹ năng của bản thân. Đây cũng là dịp để trẻ được trải nghiệm cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ các tác phẩm, mở rộng nhận thức cho trẻ. Tổ chức hội thi kể chuyện, đọc thơ còn giúp trẻ tăng thêm sự mạnh dạn, tự tin, trình bày trước người khác cũng như sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. 
Hình ảnh đóng kịch truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn”
Cho trẻ đóng kịch truyện “Ba cô gái”, “Chú dê đen”, “Ai đáng khen nhiều hơn”Thông qua nội dung, ngôn ngữ của các nhân vật trong chuyện trẻ hiểu sẽ tạo được cảm xúc tình cảm thân thiện và từ đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp.
	Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt động rất hiếu động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc quá nóng nảy... Vì thế, tôi luôn nắm rõ đặc điểm tâm lý của trẻ để có thể rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ theo nhiều phương pháp khác nhau để tránh sảy ra những va chạm về tính cách của mỗi trẻ.
	Ví dụ 4: “Giao tiếp bằng nét mặt, bằng việc làm như giúp bạn nhặt đồ chơi...hoặc nở một nụ cười thật tự nhiên”. Đây cũng chính là việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ...Trong thực tế khi làm được điều này tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ linh hoạt hơn, năng động hơn và tự tin hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào trẻ cũng có thể nhận được sự thân thiện và gần gũi với bạn bè.
* Giáo dục kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh
	Trẻ không chỉ phát triển giao tiếp thông qua những người thân trong gia đình mà chúng ta còn dạy trẻ giao tiếp tốt với mọi người xung quanh là yếu tố để phát huy khả năng giao tiếp cho trẻ
	Ví dụ 1: Thường xuyên cho trẻ giao tiếp với các cô, bác, bạn bè xung quanh, biết chào hỏi lễ phép “Cháu chào bác ạ, cháu chào ông ạ” hay “Cháu cảm ơn cô, cảm ơn chú” khi người lớn cho quà hay làm giúp trẻ một việc nào đó, khi bạn bị ốm bố mẹ cần dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với bạn bè qua những lời nói âu yếm tình cảm như: bạn có đau không? Bạn có mệt không...Đối với trẻ có biểu hiện bệnh tự kỷ như cháu Linh Đan trong lớp, cháu thường chơi một mình, giằng đồ chơi của bạn hay la hét tự do tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh và cùng phối hợp với phụ huynh,giáo viên phụ trách lớp thường xuyên gần gũi trẻ cho trẻ tiếp xúc với bạn bè, uốn nắn những lời nói, cử chỉ của trẻ như: Con hãy xin lỗi bạn và nhắc nhở trẻ biết chào cô, chào các bạn khi đến lớp và trước khi ra về... 
	Khi tập trung rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi nhận thấy rằng trẻ đã có những kỹ năng giao tiếp với bạn bè, người thân...trẻ đã có những kỹ năng giao tiếp chuẩn mực, ngôn ngữ của trẻ rõ ràng mạch lạc, ý thức trong giao tiếp của trẻ được nâng lên, tình cảm của trẻ dành cho bạn bè, bố mẹ, người thân cũng trở nên gần gũi và thân thiện hơn.
	 Giải pháp 2: Rèn kỹ năng thích nghi với cuộc sống sinh hoạt, môi trường tự nhiên và xã hội
	Rèn kỹ năng thích nghi với cuộc sống sinh hoạt, môi trường tự nhiên và xã hội là kỹ năng cần thiết trong sự hình thành và phát triển nhân cách, phát triển toàn diện của trẻ. Vì nếu kỹ năng giao tiếp là bước đệm thì thích nghi chính là bước tiếp theo để hình thành kỹ năng sống với môi trường bên ngoài cho trẻ. , giúp trẻ cân bằng cuộc sống trong các lĩnh vực: nhận thức, thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống biết hoà nhập với môi trường xung quanh. Nếu trẻ có kỹ năng thích nghi tốt thì cuộc sống sau này của trẻ sẽ hoàn toàn tự chủ, hướng tới một mục đích tốt đẹp và tương lai tự chủ đó là những kết quả tốt cho cuộc sống của trẻ sau này.
	Có thể nói, môi trường tự nhiên là môi trường quan trọng nhất trong sự hình thành nhân cách cho trẻ, với độ tuổi này trẻ hoạt động nhiều chính vì vậy để tạo cho trẻ thích nghi với môi trường thì trước hết môi trường sống phải là một môi trường trong sạch, lành mạnh, thân thiện và gần gũi đối với trẻ.
	Trước hết tôi luôn quan tâm hình thành và rèn kỹ năng tự lập cho trẻ. Chẳng hạn như khi thời tiết thay đổi trẻ có thể tự lựa chọn các trang phục, mũ nón phù hợp với thời 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao_5_6.doc