SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trường trung học phổ thông Bỉm Sơn
Chúng ta đang trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và văn minh công nghệ thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi thật sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Với phương châm xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, Đảng ta xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỹ năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn thực hiện được điều trên, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Điều này đã được khẳng định tại văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa VIII “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” và NQ số 29-NQ/TW 8 (khóa XI) “về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã thông qua. Như vậy, Giáo dục và Đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai. Để đào tạo nên con người mới “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội, đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Cụ thể là đội ngũ giáo viên phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo.
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và văn minh công nghệ thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi thật sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Với phương châm xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, Đảng ta xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỹ năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn thực hiện được điều trên, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Điều này đã được khẳng định tại văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa VIII “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” và NQ số 29-NQ/TW 8 (khóa XI) “về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã thông qua. Như vậy, Giáo dục và Đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai. Để đào tạo nên con người mới “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội, đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Cụ thể là đội ngũ giáo viên phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo. Trường trung học phổ thông Bỉm Sơn thành lập đến nay được 35 năm. Trong thời gian này có nhiều GV đã nghỉ hưu, thay thế bởi số giáo viên trẻ, nên chất lượng đội ngũ giáo viên của trường trong những năm gần đây còn non yếu. Bên cạnh những ưu điểm trẻ, khỏe, nhiệt tình, kiến thức mới, cơ bản đội ngũ giáo viên của trường còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục. Với những lý do khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên, cùng với quá trình và kinh nghiệm của bản thân trong công tác tại trường trường trung học phổ thông Bỉm Sơn, tôi nhận thấy việc tìm kiếm một số giải pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trường trung học phổ thông Bỉm Sơn là vấn đề rất bức thiết đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của trường trong giai đoạn hiện nay, vì thế tôi đã chọn đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV các trường THPT. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: quá trình quản lý chất lượng đội ngũ GV trường THPT. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT. 1.4. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục và hoạt động giảng dạy. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp điều tra. + Phương pháp khảo sát thực tế. * Nhóm các phương pháp hỗ trợ: + Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. + Các phương pháp thống kê toán học (thu thập thông tin và tổng hợp xử lý thông tin), sử dụng trong nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Tính mới: “một số giải pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trường trung học phổ thông” có điểm mới ở việc bồi dưỡng phân hóa, phân loại theo hình thức 1 kèm 1 (một GV cốt cán có nhiều kinh nghiệm sẽ kèm và giúp đỡ cho một GV trẻ) nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tóm lại, giáo viên yếu ở mặt nào thì bồi dưỡng mặt đó với giải pháp cụ thể cho từng vấn đề phải bồi dưỡng. - Tính sáng tạo: Sáng tạo ở chỗ vận dụng, kết hợp linh hoạt, mềm dẻo một số giải pháp đã được đè cập đến của nhiều người, ở nhiều nơi, nhiều lúc và thực tiễn cụ thể của một số cơ sở giáo dục. Nhưng khi áp dụng tác giả đã xác định rõ được vấn đề nào cần ưu tiên giải quyết trước theo thứ tự với những phương án cụ thể bằng những giải pháp cụ thể đã được trình bày ở phần mô tả sáng kiến. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Đội ngũ trong trường trung học phổ thông là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong trường. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng để biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Trong văn kiện hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục”. Trong nhà trường trung học phổ thông, người thầy có sự tác động mạnh đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Khác với các loại hình lao động khác, lao động sư phạm của người giáo viên là loại hình lao động mang tính đặc thù. Đối tượng lao động sư phạm ở đây là học sinh với lứa tuổi có sự phát triển cao về tâm lý, sinh lý, có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm. Phương tiện lao động là nhân cách người thầy cùng các thiết bị dạy học, trong đó nhân cách người thầy có vai trò quan trọng nhất. Thời gian lao động của người giáo viên không chỉ là thời gian quy định trong chương trình mà cần mang tính năng động, sáng tạo cộng với niềm say mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ và toàn xã hội. Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm là nhân cách phát triển toàn diện đạt mục tiêu phát triển của nhà trường. Nhà trường không được phép “sản xuất ra phế phẩm”. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi đội ngũ giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, từ đó mới có đủ khả năng thực hiện sứ mệnh của mình, mới xứng đáng là nguyên khí của một trường trung học phổ thông. Với tính chất đặc thù trong lao động sư phạm của người giáo viên được nêu ở trên, người cán bộ quản lý trường học cần phải hiểu đúng tầm quan trọng của công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đó là vấn đề sống còn quyết định chất lượng dạy học của nhà trường. Chiến lược phát triển giáo dục 2015- 2020 của Đảng và Nhà nước ta khi nói về phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục đã nêu: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý cả về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”. 2.2. Thực trạng vấn đề chất lượng trường trung học phổ thông Bỉm Sơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Đặc điểm tình hình trường trung học phổ thông Bỉm Sơn 2.2.1.1. Thực trạng tình hình chung Bỉm Sơn là thị xã nếu xét về địa lý và tình hình kinh tế thì không mấy thuận lợi cho phát triển giáo dục. Thị xã hẹp nhưng địa hình phức tạp, 52% diện tích là đồi núi, có những vùng núi đá cao, có 2 nhà máy xi măng và nhiều nhà máy, xí nghiệp khác, nên khí hậu bị ô nhiễm, nhiều khói bụi; tỷ lệ tăng dân số ở xã theo đạo thiên chúa giáo còn cao, dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo ở những vùng này còn trên 5%. Trong khi đó nhu cầu học tập của con em ngày càng tăng. Yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất ngày càng lớn, để nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trung tâm chất lượng cao, nhằm giáo dục trong toàn diện, đội ngũ giáo viên luôn ở trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu theo từng bộ môn, vừa chưa đạt yêu cầu về chất lượng. Những khó khăn thử thách trên có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, từ khi có NQ TW 2 (khoá VIII) của BCH TW Đảng do có những chủ trương định hướng đúng đắn và những giải pháp tích cực, đã có những chuyển biến và đạt những kết quả khả quan, những thành quả đáng kể, làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội và tạo điều kiện để giáo dục phát triển. 2.2.1.2. Đặc điểm tình hình trường trường trung học phổ thông Bỉm Sơn - Tóm tắt những đặc điểm chính của nhà trường: Trường THPT Bỉm Sơn thuộc địa bàn thị xã Bỉm Sơn, nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Thị xã Bỉm Sơn là thị xã công nghiệp, với mặt bằng mức sống sinh hoạt và dân trí tương đối cao; số lượng con cán bộ công nhân viên chức vào học tại nhà trường tương đối nhiều, điểm tuyển chọn đầu vào của nhà trường trong những năm gần đây tương đối cao. - Tên trường: Trường Trung học phổ thông Bỉm Sơn - Địa điểm: Phường Ba Đình - Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hoá - Điện thoại: 0373824828, 0373509345. - Địa chỉ trang tin điện tử: thptbimson@thanhhoa.edu.vn - Năm thành lập: 1983 - Tóm tắt cơ cấu tổ chức của nhà trường: + Nhà trường gồm 8 tổ, trong đó: 7 tổ chuyên môn, 1 tổ văn phòng: Tổ Toán - Tin; Tổ Văn, Tổ Vật lý; Tổ Hoá- Sinh; Tổ Ngoại ngữ; Tổ Thể dục; Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân; Tổ Văn phòng. + Tổng số cán bộ giáo viên - nhân viên 60, trong đó: CBQL: 4, số CB, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn 60 (đạt 100%), trong đó: 14 thạc sỹ, 45 trình độ đại học; cao đẳng: 01; có 26 đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. + Các tổ chức trong nhà trường gồm: Đảng bộ nhà trường (gồm 40 đảng viên với tỷ lệ đảng viên trong đơn vị là 66,7%), Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (gồm có 22 chi đoàn học sinh, 1 chi đoàn giáo viên), Công đoàn cơ sở với 60 đoàn viên (gồm có 8 tổ công đoàn), Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội chữ thập đỏ. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của nhà trường trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao: * Thuận lợi: + Tập thể sư phạm đoàn kết yêu nghề, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. + Có nhiều giáo viên giỏi, các giáo viên đều tâm huyết nhiệt tình với nghề, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, làm đề thi trắc nghiệm. + 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn, trong đó số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (thạc sỹ) là 14 đ/c. + Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là trường chuẩn Quốc gia từ năm 2005. + Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo: Số phòng học 30, bàn ghế đầy đủ đạt chuẩn, các phòng chức năng (phòng thực hành bộ môn, phòng thư viện) tương đối bảo đảm, các đồ dùng dạy học các môn khá đầy đủ. Nhà trường có khu giáo dục thể chất gồm: 1 nhà đa năng, 2 sân bóng rổ, 1 sân bóng đá, đường chạy tập thể dục đạt chuẩn. Thiết bị dạy học tính đến ngày 31/12/2018 máy chiếu projecter: 22/22 phòng học và 5 máy chiếu projecter ở các phòng bộ môn, âm thanh đạt chuẩn; đầu đĩa DVD, VCD: 5, ti vi: 10, máy vi tính: 70 trong đó có 2 phòng tin học với 50 máy đã được nối mạng, thư viện hiện có 200 cuốn tạp chí, 3.800 bản sách, 11 đầu báo. * Khó khăn: + Qui mô của nhà trường giảm quá nhanh từ năm học 2012-2013 là 29 lớp, mỗi năm chỉ tiêu tuyển sinh giảm dần, đến năm học 2018-2019 còn 22 lớp). + Về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu; thừa về số lượng (theo định biên), thiếu ở một số bộ môn (môn GDCD có 01 GV), còn nhiều giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng. Trong những năm gần đây có nhiều GV đã nghỉ hưu, thay thế bởi số giáo viên trẻ, nên chất lượng đội ngũ giáo viên của trường trong những năm gần đây còn non yếu. Bên cạnh những ưu điểm trẻ, khỏe, nhiệt tình, kiến thức mới, cơ bản đội ngũ giáo viên của trường còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục. + Chất lượng đạo đức của học sinh giảm sút; một bộ phân không nhỏ học sinh thiếu nghị lực vươn lên, không chăm chỉ học tập; ý thức chấp hành kỷ luật giảm sút. Công tác quản lý học sinh của giáo viên chưa có bước cải thiện tốt. + Sự tác động một số mặt tiêu cực của gia đình, xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức của các em. 2.2.3. Những tồn tại trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Bỉm Sơn Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trường trung học phổ thông Bỉm Sơn còn có một số tồn tại cần khắc phục nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường để thực hiện được mục tiêu cũng như chiến lược giáo dục và đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đó là: - Về phía quản lý: Hiệu trưởng của nhà trường mới được chuyển trường về, chưa kinh qua nhiều trong hoạt động quản lý, thiếu kinh nghiệm trong chỉ đạo. Có 2 đồng chí phó hiệu trưởng đang theo học lớp trung cấp lý luận chính trị. Sự thiếu hụt về số lượng dẫn đến sự chưa sâu sát trong quản lý nhà trường, đặc biệt là công tác quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ. Công tác kiểm tra chất lượng của nhà trường mới chỉ nêu ra kế hoạch, phó mặc cho các tổ chuyên môn, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu cùng các tổ trưởng trong kiểm tra toàn diện đối với giáo viên. Công tác thi đua dạy tốt còn mang tính chủ điểm, chủ yếu tập trung theo các đợt thi đua trong năm như: Chủ điểm chào mừng quốc tế phụ nữ 8-3, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 - Về phía giáo viên: Số lượng giáo viên tự tin trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít. Tỷ lệ phân công giữa các môn chưa đồng đều. Số lượng giáo viên còn thiếu cục bộ, hiện nay thiếu giáo viên ở bộ môn Giáo dục công dân và môn Tiếng Anh. Số giáo viên có tuổi đời cũng như tuổi nghề cao thì có sức ì trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, số giáo viên này chưa thực sự là hạt nhân trong chuyên môn. Các tổ trưởng chuyên môn còn non yếu về kinh nghiệm quản lý cũng như hạn chế về năng lực chuyên môn nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình còn lúng túng, điều hành tổ chuyên môn nặng về hình thức quản lý hành chính, chưa phát huy được nội lực của các thành viên trong tổ, còn thụ động theo kế hoạch định sẵn của nhà trường. Vai trò của đồng chí tổ trưởng chưa năng động, thiếu tính sáng tạo trong hình thức sinh hoạt tổ, chưa tìm ra được đặc thù của từng môn. Nhìn chung, các tổ chuyên môn mới dừng lại ở tính hình thức, nặng về đối phó. Do sự nới lỏng trong công tác quản lý nên việc bồi dưỡng đội ngũ của cán bộ giáo viên chưa được nâng cao. Một số giáo viên chưa xác định rõ tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp, thiếu sự nhạy bén, sự mẫn cảm, thiếu khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay. Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân vẫn còn có một số đồng chí giáo viên thờ ơ, tỏ ra có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu sự học hỏi, thiếu ý thức cầu tiến. Một số giáo viên còn ngần ngại khi được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. - Mặc dù có cố gắng, song điều kiện tài chính còn hạn hẹp nên nhà trường chưa chú tâm nhiều đến việc động viên, khuyến khích vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Nguồn kinh phí đầu tư cho chuyên môn chưa thoả đáng, động viên về vật chất còn ít, cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới cho công tác giảng dạy. 2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Bỉm Sơn Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và sự phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lý trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Bỉm Sơn, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề đặt ra mang tính cấp bách là: Một là, vấn đề lập kế hoạch nhân sự đội ngũ. Hai là, vấn đề phân công, bố trí giáo viên. Ba là, vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trên các phương diện: bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; bồi dưỡng kiến thức; bồi dưỡng kỹ năng sư phạm. Bốn là, thực hiện biện pháp động viên, khuyến khích vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Những vấn đề nêu trên được thể hiện bằng hệ thống các giải pháp sau: 2.3. Một số giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường THPT Bỉm Sơn. 2.3.1. Lập quy hoạch, tuyển chọn, bổ sung nhân sự đội ngũ. Lập quy hoạch nhân sự là việc xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Khi lập quy hoạch nhân sự, hiệu trưởng cần căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo định biên cho các cơ sở giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, căn cứ vào nội dung, kế hoạch giáo dục và thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Các biện pháp cụ thể trong lập quy hoạch nhân sự đối với trường trường trung học phổ thông Bỉm Sơn trong giai đoạn hiện nay là: - Rà soát tình hình nhân sự. - Phân loại số lượng, chất lượng đội ngũ. - Lập kế hoạch nhân sự trên cơ sở yêu cầu của năm học mới. - Chú trọng công tác lựa chọn tổ trưởng chuyên môn, là người có phẩm chất, có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao, có năng lực chuyên môn vững vàng. - Xây dựng tổ chuyên môn mang tính lồng ghép: chọn các môn tương đồng vào một tổ, tìm hạt nhân làm tổ trưởng và nhóm trưởng. Khi năng lực chuyên môn và số lượng giáo viên của một số bộ môn tăng, đủ điều kiện thì tách tổ. Tuyển chọn, bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nhân viên như bản quy hoạch đề ra. Biện pháp cụ thể là đề xuất với ngành chủ quản phân bổ các giáo viên bộ môn thiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên môn giỏi, giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. 2.3.2. Phân công, bố trí giáo viên Phân công, bố trí giáo viên, nhân viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Đó là việc phân công giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng giáo viên, ngược lại phân công bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Đối với trường trường trung học phổ thông Bỉm Sơn, do đặc thù riêng của trường là trường đạt chuẩn Quốc gia nên việc phân công bố trí giáo viên đòi hỏi người hiệu trưởng phải hết sức cẩn trọng. Biện pháp thực hiện: - Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng. - Tổ chuyên môn trao đổi, bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước. - Hiệu trưởng dựa trên cơ sở phân công của tổ để ra quyết định. - Đối với giáo viên đạt chuẩn bố trí dạy ở các lớp học ban cơ bản. Đối với giáo viên đạt trên chuẩn thì hiệu trưởng căn cứ vào năng lực chuyên môn và nguyện vọng của học sinh (thông qua phiếu thăm dò) để bố trí. - Do đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, đối với những giáo viên dạy không đủ tiết bộ môn của mình, hiệu trưởng dựa vào khả năng, năng lực của giáo viên, khéo léo thuyết phục giáo viên chấp nhận dạy thêm một số tiết dạy nghề và hướng nghiệp. Khi phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc căn cứ vào phân công chuyên môn, hiệu trưởng cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn những giáo viên làm công tác chủ nhiệm, đồng thời thăm dò nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh. Giảm thiểu tối đa những giáo viên dạy ít tiết (1 đến 2 tiết trong một lớp) chủ nhiệm lớp đó. Nên bố trí chủ nhiệm liên thông (từ lớp 10 đến lớp 12) để giáo viên chủ động và có biện pháp linh hoạt nhuần nhuyễn trong giáo dục học sinh. Hiệu trưởng giao quyền cho giáo viên chủ nhiệm trong việc nhận hoặc từ chối học sinh cá biệt của lớp. 2.3.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách của giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông, người làm công tác quản lý cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 2.3.3.1. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên. - Vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của việc nâ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_xay_dung_va_nang_cao_chat.doc