SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020

SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020

1. Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.

2. Phó hiệu trưởng

a) Trường trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí 03 phó hiệu trưởng;

b) Trường trung học phổ thông có từ 18 đến 27 lớp đối với trung du, đồng bằng,

thành phố, 10 đến 18 lớp đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 02 phó hiệu trưởng;

c) Trường trung học phổ thông có từ 17 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 9 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng.

3. Giáo viên

a) Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 2,25 giáo viên trên một lớp;

b) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 2,40 giáo viên trên một lớp;

c) Trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 3,10 giáo viên trên một lớp;

4. Nhân viên: Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin

a) Trường trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 03 người;

b) Trường trung học phổ thông có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 02 người;

c) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 04 người; trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 07 người.

5. Nhân viên: Văn thư; kế toán; y tế; thủ quỹ

a) Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 03 người;

b) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 04 người.

c) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh có quy mô trên 400 học sinh và trường phổ thông cấp trung học phổ thông có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 người.

6. Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 02 người.

7. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Đối với các trường phổ thông cấp trung học phổ thông có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật thì có thể bố trí tối đa 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể bố trí tối đa 02 người.

doc 46 trang Mai Loan 16/02/2025 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
 Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đáp ứng 
được yêu cầu, nhiệm vụ mới hiện nay, phụ thuộc vào rất nhiều thành tố, yếu tố - trong 
đó có việc tổ chức, sắp xếp lại biên chế, vị trí việc làm cho đội ngũ cán bộ công viên 
chức của ngành giáo dục nói chung, mỗi nhà trường phổ thông nói riêng là hết sức 
quan trọng. Chương trình giáo dục phổ thông mới, đã xác định rõ mục tiêu dạy- học là 
hướng vào phát triển tốt phẩm chất và năng lực người học, điều này vừa là một thuận 
lợi, cơ hội, đồng thời vừa là một thách thức mới đối với công tác quản lý, cũng như 
công tác giảng dạy của giáo viên. Do đó, việc tổ chức, sắp xếp theo vị trí việc làm sẽ 
góp phần phát huy tốt phẩm chất và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tạo 
nên sự thay đổi về chất của chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục - đào tạo thế hệ 
trẻ.
 Nghị quyết số 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu 
rõ: “Mục tiêu của giáo dục đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, 
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng 
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, 
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng 
lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng 
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Nghị quyết đã chỉ rõ một trong những 
nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để thực hiện mục tiêu là “Phát triển đội ngũ nhà giáo 
và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Xây dựng quy 
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn 
với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc 
tế. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng 
và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, 
trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán 
bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
 Đề án số: 2484/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về “Đề án đào tạo, bồi 
dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020” đã đặt ra mục tiêu “Đào tạo, bồi 
dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ 
về cơ cấu, đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên, trong đó một bộ phận lớn có trình độ 
trên chuẩn; nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ; chú trọng 
nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, có năng lực kỹ 
năng nghiệp vụ sư phạm; thực hiện tốt nội dung các chương trình giáo dục; kiểm tra 
đánh giá và tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu ngành học, bậc học, đáp 
ứng các yêu cầu nhiệm vụ đề ra để sản phẩm của mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo là học 
sinh đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục và đào tạo”.
 Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ rõ một trong
 1 Phần thứ nhất
 CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Để hiểu rõ hơn và làm căn cứ chính cho đề tài nghiên cứu, cũng như là cơ sở để 
triển khai thực hiện hiệu quả, người viết đã bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Chính 
phủ, Bộ Giáo dục, liên Bộ Giáo dục và Nội vụ, của tỉnh Vĩnh Phúc và Sở Giáo dục Vĩnh 
Phúc, cụ thể:
I. QUY ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.
1. Trích Nghị định Số: 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 Quy định về vị trí 
việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập).
 CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Số: 41/2012/NĐ-CP _________
 Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2012
 NGHỊ ĐỊNH
 Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
 _______
 Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
 Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
 Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
 Chính phủ ban hành Nghị định quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự 
nghiệp công lập.
 Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 
 1. Nghị định này quy định nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, trình tự, thủ tục 
xác định vị trí việc làm và thẩm quyền quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp 
công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung 
ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
 2. Nghị định này không điều chỉnh đối với các vị trí việc làm gắn với các chức 
danh, chức vụ quy định là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
 Điều 2. Vị trí việc làm và phân loại vị trí việc làm
 1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp 
hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu 
viên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự 
nghiệp công lập.
 2. Vị trí việc làm được phân loại như sau:
 a) Vị trí việc làm do một người đảm nhận;
 b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận;
 3 công lập được cơ quan có thẩm quyền quyết định;
 b) Tính chất, đặc điểm, phạm vi, quy mô, mức độ phức tạp của công việc;
 c) Số lượng vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp tương ứng.
 2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên 
chức chuyên ngành hướng dẫn việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề 
nghiệp.
 Điều 7. Nội dung quản lý vị trí việc làm 
 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vị trí việc làm.
 2. Xác định vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực, chức danh 
nghề nghiệp tương ứng, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh 
nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
 3. Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền về 
vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
 4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ 
cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
 5. Thống kê, tổng hợp và báo cáo về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, 
cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm về quản lý vị trí việc 
làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo quy 
định của pháp luật.
 Điều 17. Đơn vị sự nghiệp công lập
 1. Xây dựng đề án vị trí việc làm trong đơn vị mình theo quy định tại Nghị định 
này và theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên 
ngành trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
 2. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện 
nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự: Quyết định số lượng người làm việc trên 
cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cơ quan có 
thẩm quyền phê duyệt và quản lý viên chức theo thẩm quyền được giao.
 3. Chấp hành các quy định về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo 
chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị mình.
 4. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo 
chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị mình.
 Chương IV
 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 Điều 19. Hiệu lực thi hành 
 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2012.
 Bãi bỏ những quy định về biên chế tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp 
nhà nước; Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ 
quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Nghị định số 
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự 
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với 
 5 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
 Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính 
phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
 Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 5395/BNV-TCBC 
ngày 16 tháng 11 năm 2016;
 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn danh mục 
khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục 
phổ thông công lập.
 Chương II
 DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Điều 5. Danh mục khung vị trí việc làm trong trường trung học phổ thông; 
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường trung học phổ thông chuyên (sau 
đây gọi chung là trường phổ thông cấp trung học phổ thông)
1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):
 a) Hiệu trưởng;
 b) Phó hiệu trưởng.
2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.
3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):
 a) Thư viện;
 b) Thiết bị, thí nghiệm;
 c) Công nghệ thông tin;
 d) Kế toán;
 đ) Thủ quỹ;
 e) Văn thư;
 g) Y tế;
 h) Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
 i) Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường trung 
học phổ thông chuyên).
 Chương III
 ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
Điều 8. Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học 
phổ thông
1. Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng
 a) Trường trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, 
thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân 
tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí 03 phó hiệu trưởng;
 b) Trường trung học phổ thông có từ 18 đến 27 lớp đối với trung du, đồng bằng, 
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao_hieu_qua_boi_duo.doc