SKKN Một số giải pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Hậu Lộc 4
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH- HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thời đại công nghệ 4.0 thì “Thị trường việc làm có thể thay đổi rất nhanh, do đó mỗi người cần phải sẵn sàng để thay đổi và thích ứng với vị trí, ngành, nghề mới”[11]. Với xu thế của nền kinh tế mở, cơ cấu kinh tế phát triển, cơ hội việc làm ngày càng lớn. Tuy cơ cấu kinh tế phát triển, ngành nghề đa dạng nhưng hiện tượng thất nghiệp vẫn đang có xu hướng gia tăng; xuất hiện một hiện tượng mất cân đối giữa cung và cầu trong một số ngành nghề, xuất phát từ việc đào tạo nghề chưa đúng hướng, chưa bám sát nhu cầu thực tế của quá trình phát triển và sự suy thoái của nền kinh tế qua các thời kỳ. Theo thống kê những năm gần đây số lao động đã qua đào tạo nghề làm việc trong các cơ quan xí nghiệp chưa quá 20% nghĩa là lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, dư thừa ngày càng nhiều.trong khi đó ở nhiều lĩnh vực kinh tế lao động có trình độ tay nghề còn thiếu nhiều. Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp gia tăng. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự đổi mới về giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo”[10] đã và đang là kim chỉ nam cho giáo dục thực hiện. Đổi mới từ nội dung, chương trình sách giáo khoa đến phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hoá trường sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn mới(CN 4.0).
1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH- HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thời đại công nghệ 4.0 thì “Thị trường việc làm có thể thay đổi rất nhanh, do đó mỗi người cần phải sẵn sàng để thay đổi và thích ứng với vị trí, ngành, nghề mới”[11]. Với xu thế của nền kinh tế mở, cơ cấu kinh tế phát triển, cơ hội việc làm ngày càng lớn. Tuy cơ cấu kinh tế phát triển, ngành nghề đa dạng nhưng hiện tượng thất nghiệp vẫn đang có xu hướng gia tăng; xuất hiện một hiện tượng mất cân đối giữa cung và cầu trong một số ngành nghề, xuất phát từ việc đào tạo nghề chưa đúng hướng, chưa bám sát nhu cầu thực tế của quá trình phát triển và sự suy thoái của nền kinh tế qua các thời kỳ. Theo thống kê những năm gần đây số lao động đã qua đào tạo nghề làm việc trong các cơ quan xí nghiệp chưa quá 20% nghĩa là lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, dư thừa ngày càng nhiều...trong khi đó ở nhiều lĩnh vực kinh tế lao động có trình độ tay nghề còn thiếu nhiều. Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp gia tăng. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự đổi mới về giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo”[10] đã và đang là kim chỉ nam cho giáo dục thực hiện. Đổi mới từ nội dung, chương trình sách giáo khoa đến phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hoá trường sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn mới(CN 4.0). Cùng với sự đổi mới chương trình, sự đổi mới nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường ở khối THPT nói chung là yêu cầu cần thiết. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những tri thức văn hoá thuộc các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, ngay từ đầu cấp cần trang bị cho học sinh những định hướng nghề nghiệp cần thiết giúp các em chuẩn bị hành trang tri thức, thể lực, năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng để bước vào tương lai một cách tự tin. Luật giáo dục 2005 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc...” [8] Dự thảo luật sửa, đổi bổ sung một số điều của luật GD cũng đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.”[3] Từ những lý do trên, là một cán bộ quản lý qua nhiều năm trăn trở và chỉ đạo trực tiếp công tác hướng nghiệp dạy nghề của nhà trường, tôi viết đề tài này mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT Hậu Lộc 4 nói riêng và các trường THPT nói chung. Đề tài đã được HĐKH ngành đánh giá xếp loại C năm 2008 [13]. Trong suốt thời gian qua, hàng năm tôi vẫn phát huy hiệu quả sáng kiến để vận dụng trong chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp của nhà trường và liên tục đạt được nhiều kết quả. 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua việc đánh giá ý nghĩa vai trò cũng như thực trạng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đưa ra một số biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Hậu Lộc 4 - Huyện Hậu Lộc- Thanh Hoá. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lí và tổ chức áp dụng các giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT Hậu Lộc 4. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu của Đảng, của Bộ giáo dục và đào tạo; nghiên cứu Luật giáo dục, các giáo trình, tài liệu, các văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục, của Huyện Hậu Lộc và thực tiễn của công tác quản lý có nội dung liên quan đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Nghiên cứu chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường bạn trong huyện, trong tỉnh. Phương pháp điều tra: khảo sát thực tế về chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Hậu Lộc 4 trong 3 năm học liên tục gần đây : 2015- 2016; 2016- 2017 và 2017- 2018. Phương pháp phân tích so sánh kết quả công tác GD hướng nghiệp trong các năm học. Phương pháp thống kê số liệu các năm học để có sự so sánh kết quả 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Bên cạnh 3 giải pháp đã nêu xin nêu thêm một giải pháp không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng hướng nghiệp cho HS đó là: Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Xin được trình bày tại mục 2.3.4 (phần 2: Nội dung SKKN) 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Một số khái niệm Hướng nghiệp: Hiểu trên bình diện trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò. Với tư cách này, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể GV, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường là sự tác động chỉ huy điều khiển hướng dẫn kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nghề phổ thông là những nghề phổ biến, thông dụng có kỹ thuật tương đối đơn giản đang cần phát triển ở địa phương. Tư vấn nghề là đưa ra những lời khuyên chọn nghề trên cơ sở nghiên cứu toàn diện nhân cách học sinh và những thông tin về thị trường lao động, nhu cầu lao động, dự báo khả năng phát triển kinh tế...từ đó giúp học sinh có thể lựa chọn được những nghề phù hợp. 2.1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay * Nhiệm vụ: Giáo dục hướng nghiệp hình thành ở học sinh biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển; tạo điều kiện sao cho ở học sinh hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có; giáo dục cho học sinh có thái độ lao động XHCN, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công. Đồng thời góp phần làm cho những phẩm chất nhân cách của người lao động được hài hoà và cân đối. *. Yêu cầu về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. Cơ sở pháp lý: Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải bám sát: - Luật giáo dục năm 2005 [8]. - Điều lệ trường THPT. [5] - Quyết định số 126/CP/1981 của chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường PT và sử dụng học sinh các cấp khi tốt nghiệp ra trường. [12] - Công văn số 3119/BGDĐT- GDCN ngày 17/06/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho HS phổ thông. [2] - Báo cáo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học, phương hướng nhiệm vụ năm học 2 năm 2016- 2017 và 2017 -2018 . [1] Cơ sở thực tiễn: - Thực trạng về giáo dục hướng nghiệp hiện nay ở trường THPT - Xu hướng phát triển thời đại của giáo dục và đào tạo nói chung và của giáo dục hướng nghiệp nói riêng. - Những yêu cầu cụ thể: - Lập kế hoạch dạy học hướng nghiệp, thành lập ban hướng nghiệp dạy nghề, phân công trách nhiệm cu thể. - Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, được trang bị những kiến thức phương pháp cần thiết qua các đợt tập huấn do Sở giáo dục Thanh Hoá tổ chức. - Chú ý đổi mới phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá phát huy tính tích cực của học sinh. - Chú trọng khâu tư vấn nghề thích hợp cho học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Tình hình chung Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua các nhà trường phổ thông thường chú trọng việc dạy văn hoá, coi nhẹ kiến thức kỹ thuật nghề nghiệp kỹ năng thực hành. Công tác hướng nghiệp mới chỉ dừng lại ở sự giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp chung chung, chưa hướng cho học sinh đi vào nghề nghiệp cụ thể. Xu thế tách học với hành, giáo dục với lao động sản xuất tăng lên. Vai trò công tác hướng nghiệp dần dần bị coi nhẹ nhường chỗ cho việc học thi, luyện thi như một cứu cánh đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Chính cuộc chạy đua vào đại học, cao đẳng đã kéo theo biết bao tiêu cực và không ít hành động vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Việc chọn nghề tự phát không phù hợp với năng lực, nguyện vọng, sở trường, nhiều em bối rối trước sự lựa chọn hướng đi cho bản thân, không cân nhắc kỹ mà chạy đua theo bạn theo bè nên kết quả chọn nghề chưa cao, tốt nghiệp ra trường không biết làm gì để vào đời lập nghiệp. Trong xu thế hội nhập phát triển của xã hội hiện nay, tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang nhiều nên nếu có biện pháp hướng nghiệp tốt sẽ sử dụng tốt tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước từ đó nâng cao năng xuất lao động cho xã hội. Đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm làm công tác hướng nghiệp chưa được đào tạo bài bản, đồng bộ, làm với tính chất kiêm nhiệm nên hạn chế trong việc tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội, nắm bắt thông tin về sự phát triển các ngành nghề chưa nhiều, hình thức sinh hoạt hướng nghiệp còn nghèo; phương tiện, tài liệu, đồ dùng giảng dạy và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này còn thiếu do ít được chú trọng nên hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp chưa cao, chưa thể đáp ứng được yêu cầu hiện tại của đất nước đang phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế. 2.2.2. Đặc điểm tình hình trường THPT Hậu Lộc 4 Trường THPT Hậu Lộc 4 được thành lập vào năm 2006 (được tách ra từ trường THPT Hậu lộc I) đến nay vừa tròn 12 tuổi. Trường đóng trên địa bàn xã Hưng lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hoá. Học sinh của trường là con em của 5 xã bãi ngang khu vực đông kênh de thuộc vùng bãi ngang ven biển của Huyện Hậu Lộc (gồm các xã Minh lộc, Hưng lộc, Ngư lộc, Hải lộc và Đa lộc). Đời sống kinh tế của nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn đặc biệt là dân cư các xã Ngư lộc (nghề đi biển), Hải lộc (nghề làm muối). Mật độ dân số đông (Xã ngư lộc được đánh giá là xã có mật độ dân số đông nhất thế giới) Quy mô học sinh của nhà trường: Năm học Tổng Khối 10 Khối 11 Khối 12 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 2016- 2017 30 1268 11 467 10 421 09 380 2017- 2018 30 1249 09 393 11 343 10 411 Cơ sở vật chất nhà trường: - Diện tích: 21.610m2; Phòng học: 30 phòng (2 dãy nhà 3 tầng); Khu hiệu bộ : 01; nhà tập đa năng: 01; Sân bãi tập TDTT và GDQP: đảm bảo theo quy định. - Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: + Cán bộ quản lý: 02 (Hiệu trưởng : 01, Hiệu phó: 01) + Tổng số giáo viên: 67; Nhân viên hành chính: 08. + Số giáo viên trực tiếp dạy nghề: 12 ( Nghề điện: 2, nghề nuôi cá: 06, tin học 04). + Số giáo viên trực tiếp dạy hướng nghiệp: 32 ( 02 CBQL và 30 Giáo viên chủ nhiệm). Giáo viên kiêm nhiệm tham gia tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp: 06 (chủ yếu là lực lượng Đoàn Thanh niên); 01đ/c hiệu phó phụ trách; Hiệu trưởng chỉ đạo chung. Tình hình dạy nghề và hướng nghiệp của trường THPT Hậu Lộc 4: *. Tình hình dạy nghề: Có 100% học sinh lớp 11 được học nghề theo quy định: 105 tiết/năm. Số học sinh học nghề điện dân dụng chiếm 40%, nghề nuôi cá: 35 % còn lại 25 % học tin học văn phòng. Kết quả thi nghề phổ thông trong 2 năm học 2016- 2017 và 2017- 2018 của trường THPT Hậu Lộc 4: Năm học Nghề điện dân dụng Nghề nuôi cá Nghề tin học VP Khá- giỏi TB Khá- giỏi TB Khá- giỏi TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2016-2017 (380 HS) 190 87.6 48 12.4 145 73 54 27 45 85.2 09 14.8 2017-2018 (411 HS) 378 90 42 10 135 88.8 17 11.2 59 92.2 05 7.8 *. Tình hình giáo dục hướng nghiệp: Ở trườngTHPT Hậu Lộc 4 năm học 2010 – 2011 số học sinh K12 là 320 em nhưng số lượt em đăng ký làm hồ sơ dự thi vào đại học- cao đẳng lên tới 1240 bộ, hồ sơ trung cấp có 15 bộ. Kết quả thi đại học cao đẳng chỉ đạt 120 em ( Trong đó ĐH là 75 em= 23,4%). Từ năm học 2014- 2015 Bộ GD thay đổi phương án thi TN bằng kỳ thi THPT QG số học sinh đăng ký làm hồ sơ ĐH- CĐ ổn định 1 bộ/HS. Tuy nhiên số HS đậu đại học năm 2014- 2015 chỉ đạt 32%; Đến năm học 2016- 2017 Có 380 HS K12 dự thi trong đó đăng ký xét ĐH-CĐ: 289 em và đậu ĐH: 135 em = 46,7%, còn lại là cao đẳng - kể cả xét tuyển). Kết quả đó phản ánh sự lựa chọn nghề nghiệp, khối thi được cải thiện dần. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Tổ chức hội nghị triển khai và rút kinh nghiệm khi thực hiện [13] Triệu tập hội nghị cốt cán để triển khai nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Chỉ ra thực trạng của công tác hướng nghiệp trong những năm qua, nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và dạy nghề trong giai đoạn hiện nay đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường gắn với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước. Tại hội nghị này, lực lượng cốt cán được thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo để triển khai cụ thể trong tổ chuyên môn. Nhận thức rõ: Bên cạnh việc học văn hoá, sự định hướng nghề nghiệp để các em có sự lựa chọn cho tương lai của mình một nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, hình thành ở các em năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện để các em có thể đóng góp trí lực của mình cho xã hội, cho đất nước. Toàn bộ nội dung này sẽ được cụ thể hoá ở các tổ chuyên môn, triển khai đến từng giáo viên (trong đó lực lượng chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm). Mỗi giáo viên phải được thấm nhuần ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp trong điều kiện hiện tại. Mỗi thầy cô có thể trở thành tư vấn, tuyên truyền viên cho học sinh của mình về định hướng nghề nghiệp, sự lựa chọn nghề cho tương lai. Cùng với việc triển khai nội dung - kế hoạch giáo dục hướng nghiệp trong lực lượng cốt cán, Ban giám hiệu chỉ đạo Đoàn thanh niên triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp đến đoàn viên thanh niên trong nhà trường. Lấy chi đoàn giáo viên và đội TN tình nguyện làm nòng cốt, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Thông tin trên bảng các ngành nghề cơ bản được đào tạo ở các trường ĐH- CĐ và THCN, phát thanh với chuyên mục “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”. Tìm hiểu một số nghề trong xã hội dưới hình thức hái hoa dân chủ để học sinh có điều kiện bày tỏ quan điểm cá nhân về nghề và sự lựa chọn nghề đặc biệt là động cơ để lựa chọn nghề của các em. Qua những hình thức sinh hoạt này giúp các em tìm hiểu để được cung cấp thêm thông tin về một số nghề mà mình yêu thích, trên cơ sở đó hình thành động cơ chọn nghề để học sinh có thể chọn cho mình một nghề mà mình sẽ theo đuổi và gắn bó suốt đời. Ngoài ra, khi tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh cần triển khai nội dung này để các bậc phụ huynh được bàn bạc, tham khảo lẫn nhau. Từ đó có những định hướng cho con em mình lựa chọn những nghề thích hợp với năng lực và sở trường (tất nhiên phải tôn trọng nguyện vọng của con em mình). Làm tốt được điều này là đẩy mạnh xã hội hoá công tác hướng nghiệp. Lực lượng phụ huynh học sinh cũng được vào cuộc để hỗ trợ nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục của hoạt động này. Triển khai đồng bộ đến lực lượng cốt cán, cán bộ giáo viên, tổ chức Đoàn TN, hội phụ huynh sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Coi đây là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người. Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực sự có hiệu quả, sau mỗi kỳ, cần tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm để đánh giá mức độ thực hiện, khắc phục những tồn tại và tìm ra những biện pháp tích cực hơn. Có như vậy, hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới dần đi vào chiều sâu trong hệ thống giáo dục toàn diện của nhà trường. 2.3.2. Khuyến khích giáo viên sưu tập tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa, ca khúc có nội dung liên quan đến việc giới thiệu các ngành nghề cơ bản trong xã hội [13] như : nghề dạy học, nghề y dược, xây dựng, bưu chính viễn thông, nông lâm ngư nghiệp..v.v.., các hình ảnh về làng nghề truyền thống ở các địa phương. Tập hợp thành bộ tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy hướng nghiệp trong từng chủ đề cụ thể và phục vụ cho sinh hoạt hướng nghiệp tập trung toàn trường. Đây được xem là những đồ dùng dạy học quý làm cho nội dung sinh hoạt hướng nghiệp, nội dung giờ dạy thêm sinh động. Khuyến khích giáo viên xây dựng giáo án điện tử. Đây cũng là cách làm để nâng dần trình độ tay nghề của giáo viên, bắt nhịp được với xu thế tin học hoá hiện nay. Bài học sẽ sinh động, học sinh được cung cấp thêm nhiều thông tin nghề nghiệp bằng những thông số cụ thể, qua những kênh hình cụ thể. 2.3.3. Chỉ đạo lồng ghép nội dung hoạt động hướng nghiệp vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, dạy nghề và một số môn học văn hóa [13] Năm học 2008 – 2009 số lượng chủ đề hoạt động đã cắt giảm từ 9 chủ đề (27 tiết) còn 3 chủ đề (9 tiết) được tổ chức vào 3 buổi trong năm nên biện pháp lồng ghép càng trở nên cần thiết. Có thể đề cập đến một số biện pháp sau: *. Lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp: Hàng tuần, hàng tháng nhà trường phải thực hiện nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định của Bộ. Trong một loạt các chủ đề hoạt động giáo dục hướng nghiệp nên lồng ghép vào một số chủ đề có nội dung liên quan đến giáo dục hướng nghiệp. Chẳng hạn khi tổ chức diễn đàn: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” cần cho học sinh bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề lập nghiệp, tìm hiểu một số ngành nghề và ý nghĩa của việc tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội. Học sinh không chỉ được cung cấp thêm thông tin về nghề mà còn được trao đổi , tham khảo lẫn nhau để có định hướng cho bản thân bằng việc tích cực học tập và rèn luyện hàng ngày. Nhận thức rõ vấn đề lập nghiệp gắn liền với rèn luyện năng lực bản thân. Từ đó các em có động cơ phấn đấu để nuôi dưỡng ước mơ của mình sớm trở thành hiện thực. * Lồng ghép vào một số môn học văn hóa: Trong các giờ học văn hóa, một số môn mang tính đặc thù như: Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn ta có thể lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào từng bài cụ thể cho phù hợp. Đơn cử khi dạy bài địa lý: “Lao động và việc làm” (Địa lý12 ) [4], giáo viên cho học sinh thấy được nguồn lao động nước ta rất dồi dào, chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa giáo dục và y tế nhưng so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Từ bảng 7.1(Tr 73- SGK địa lý 12) [4] với các số liệu cụ thể đã phản ánh lực lượng chưa qua đào tạo còn khá nhiều từ đó định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp với năng lực sở trường, thể lực và điều kiện kinh tế gia đình để góp phần giải quyết dần thực trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay. Hoặc khi dạy các bài: “ Vấn đề phát triển ngành giao thông thông vận tải và thông tin liên lạc”; “ Vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch”; “ Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm”(Địa lý 12)[4]cần cho học sinh thấy được yêu cầu của việc đổi mới và phát triển đa dạng các ngành nghề đòi hỏi một đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ cao để tương xứng chuẩn quốc tế trong thời kỳ hội nhập từ đó các em có sự cân
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_gop_phan_nang_cao_chat_luong_g.doc
- Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
- danh muc viet tat.doc
- MAU BIA SKKN.doc
- MỤC LỤC.doc
- TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc