SKKN Một số giải pháp phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh Lớp 1 thông qua việc dạy giải bài toán có lời văn
Trong chương trình giáo dục quốc dân, môn Toán giữ một vai trò quan trọng, được coi là môn học công cụ, cung cấp các tri thức để người học có thể học tập các môn học khác. Môn Toán góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn.
Giải toán nói chung và giải toán ở bậc Tiểu học nói riêng là hoạt động quan trọng trong quá trình dạy và học Toán, chiếm khoảng thời gian tương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình môn toán. Việc dạy giải toán có lời văn bắt đầu từ lớp 1, đây cũng là thời điểm khởi đầu cho việc hình thành tri thức cho các em. Hình thành kĩ năng giải toán có lời văn là một việc hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết, tạo nền móng để học sinh giải toán ở các lớp trên với bài toán có nhiều lời giải, nhiều phép tính.
Trên thực tế, đối với học sinh lớp 1 khả năng sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế, trong khi giáo viên chỉ quan tâm đến phát triển ngôn ngữ cho học sinh trong các giờ học Tiếng Việt, còn đối với môn toán giáo viên chỉ quan tâm đến rèn kỹ năng tính toán do vậy học sinh chưa thực sự tự tin, bạo dạn. Vì vậy, để giúp học sinh lớp 1 phát triển năng lực tư duy, năng lực phát triển ngôn ngữ cho học sinh ngay cả trong những giờ học toán, chúng tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để tăng cường tính tích cực hóa học tập của học sinh, giúp các em phát triển được năng lực sử dụng ngôn ngữ, nắm vững kiến thức.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi gồm: Trình độ Tỷ lệ Ngày tháng Chức đóng góp STT Họ và tên Nơi công tác chuyên năm sinh danh môn vào việc tạo ra SK 1 Nguyễn Vân Anh 01/5/1969 Phòng GD ĐT TP Chuyên Đại học 20% Ninh Bình Viên 2 Trần Thúy Nga 23/4/1974 Trường Tiểu học Hiệu Đại học 20% Ninh Tiến. trưởng 3 Nguyễn Thị Xuyến 02/8/1971 Trường Tiểu học TTCM Đại học 20% Ninh Tíên. Tổ 1 4 Vũ Thị Thanh Hải 1975 Trường Tiểu học Giáo viên Đại học 20% Ninh Tíên 5 Lê Thị Hồng Hạnh 1977 Trường Tiểu học Giáo viên Đại học 20% Ninh Tíên Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 thông qua việc dạy giải bài toán có lời văn”. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Ninh Tiến Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp và hình thức dạy học. Thời gian áp dung: 02 năm học (từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2018). Mô tả bản chất của sáng kiến: I. Về nội dung của sáng kiến Trong chương trình giáo dục quốc dân, môn Toán giữ một vai trò quan trọng, được coi là môn học công cụ, cung cấp các tri thức để người học có thể học tập các môn học khác. Môn Toán góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn. Giải toán nói chung và giải toán ở bậc Tiểu học nói riêng là hoạt động quan trọng trong quá trình dạy và học Toán, chiếm khoảng thời gian tương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình môn toán. Việc dạy giải 1 toán có lời văn bắt đầu từ lớp 1, đây cũng là thời điểm khởi đầu cho việc hình thành tri thức cho các em. Hình thành kĩ năng giải toán có lời văn là một việc hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết, tạo nền móng để học sinh giải toán ở các lớp trên với bài toán có nhiều lời giải, nhiều phép tính. Trên thực tế, đối với học sinh lớp 1 khả năng sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế, trong khi giáo viên chỉ quan tâm đến phát triển ngôn ngữ cho học sinh trong các giờ học Tiếng Việt, còn đối với môn toán giáo viên chỉ quan tâm đến rèn kỹ năng tính toán do vậy học sinh chưa thực sự tự tin, bạo dạn. Vì vậy, để giúp học sinh lớp 1 phát triển năng lực tư duy, năng lực phát triển ngôn ngữ cho học sinh ngay cả trong những giờ học toán, chúng tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để tăng cường tính tích cực hóa học tập của học sinh, giúp các em phát triển được năng lực sử dụng ngôn ngữ, nắm vững kiến thức. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc giúp học sinh có kỹ năng diễn đạt tốt thông qua dạy giải toán có lời văn trong nhà trường tiểu học, chúng tôi đã áp dụng sáng kiến: “Một số giải pháp phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 thông qua việc dạy giải bài toán có lời văn”. Trong 02 năm học vừa qua, tại trường Tiểu học Ninh Tiến, chúng tôi đã áp dụng ở một số lớp và đã thu được thành công nhất định. Cụ thể như sau: GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM 1.1. Nội dung giải pháp cũ Việc dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh trong trường tiểu học hiện nay thông thường qua các bước sau: Hướng dẫn học sinh cách “Đọc và tìm hiểu đề toán” Hướng dẫn học sinh “Tóm tắt bài toán” Hướng dẫn học sinh cách viết lời giải và đặt phép tính Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải Kiểm tra lại bài làm 1.2. Ưu điểm Các hoạt động này được diễn ra trong không gian lớp học, giáo viên dễ dàng tổ chức và kiểm soát các hoạt động học tập của học sinh. Bằng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, quan sát, hỏi đáp,... GV có thể truyền thụ được nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn. HS tập trung về phía giáo viên hơn. HS được trao đổi với GV nhiều hơn qua hệ thống câu hỏi. 1.3. Hạn chế của giải pháp cũ Giáo viên chỉ chú trọng đến hướng dẫn học sinh cách giải toán mà chưa quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh nên học sinh còn rụt rè, chưa bạo dạn, thiếu tự tin trong học tập. 2 Giáo viên mới đang dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà chưa tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chưa áp dụng vào thực tế cuộc sống. Với giải pháp cũ không hấp dẫn, lôi cuốn học sinh dẫn đến học sinh dễ nhàm chán, thiếu tập trung trong giờ học. Học sinh chỉ mới tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tư duy sáng tạo do vậy nhiều học sinh sợ học toán. Học sinh còn ghi nhớ máy móc, chưa hiểu bản chất, chưa biết áp dụng gắn với thực tế cuộc sống. Giáo viên giảng dạy theo một lối mòn, thiếu sáng tạo. Giáo viên chưa quan tâm đến việc tổng hợp kiến thức các môn học tích hợp trong dạy giải toán, chưa gắn dạy giải toán với thực tế cuộc sống, chưa quan tâm đến giáo dục theo hướng mở. 2. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 1: Phát triển ngôn ngữ cho học sinh qua việc tạo điều kiện cho học sinh được đặt lời cho những bài toán có dạng phép tính, số, sơ đồ Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ, ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngay từ đầu năm học, khi mới dạy cho học sinh hình thành khả năng so sánh về “nhiều hơn”, “ít hơn”, “lớn hơn”, “bé hơn”, chúng tôi đã cung cấp cho học sinh thêm các cụm từ “nhỏ hơn”, “to hơn” rồi tổ chức cho học sinh tìm và nói theo các cách khác nhau. Ví dụ: “ 3 nhỏ hơn 4” hay “4 lớn hơn 3”, “4 cái kẹo nhiều hơn 3 cái kẹo”, “3 cái kẹo ít hơn 4 cái kẹo” Đối với các bài lập số chúng tôi đã hướng cho HS cách đặt các đề toán từ các mô hình và hình ảnh trực quan. Ví dụ khi dạy bài Số 6 chúng tôi cho HS quan sát hình ảnh và hướng cho HS đặt được đề toán bằng các câu hỏi gợi mở: “ Có mấy bạn đang chơi trên sân trường?”, “Thêm mấy bạn đang đi tới?”. Học sinh sẽ trả lời được: “có 5 bạn đang chơi trên sân trường”, “có thêm 1 bạn đi tới”. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh tìm được có tất cả bao nhiêu bạn?”. Từ hình ảnh trực quan, giáo viên cho học sinh lần lượt nêu đề toán hoàn chỉnh: “có 5 bạn đang chơi trên sân trường, có thêm 1 bạn đi tới. Hỏi tất cả có mấy bạn?”. Sau đó giáo viên khuyến khích học sinh đặt các đề toán khác. Hay đối với bài số 0 trang 34. Từ việc tổ chức cho học sinh hoạt động thực tế học sinh lấy 3 hình vuông để trước mặt, sau đó lệnh cho học thực hiện các thao tác lần lượt bớt đi 1,2,3 hình vuông đến khi trên bàn không còn hình vuông nào trước mặt từ đó giới thiệu về số 0 và hình thành cho học sinh về số 0. 3 Mỗi lần bớt như thế chúng tôi tổ chức cho học nêu tình huống phù hợp, là tiền đề để học sinh đặt các đề toán phù hợp. Hay từ hình ảnh trực quan chúng tôi tổ chức cho các em thảo luận để từ đó các em biết được số cá trong bình được vớt dần cho đến khi trong bình không còn con cá nào. Các em phải diễn đạt được bằng lời sau mỗi lần vớt đi 1 con cá thì số con cá còn lại là bao nhiêu con? Tương tự như thế các em còn được tham gia đặt các đề toán phù hợp khác để rèn tư duy và kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Khi dạy về phép cộng trừ trong phạm vi 10, chúng tôi quan tâm đặc biệt đến các bài quan sát tranh để đặt đề toán, nhìn vào tóm tắt để đặt đề toán, hoặc nhìn phép tính đặt đề toán để giúp nhiều học sinh được nói, đặt đề toán bằng các cách khác nhau (bài tập 3 trang 87, bài 4 trang 88, bài 5 trang 89, bài 3 trang 90, bài 4 trang 92) yêu cầu HS phải đọc được và hiểu được tóm tắt; biết diễn đạt đề bài và giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết câu lời giải. Động viên HS khá, giỏi có nhiều cách làm, nhiều cách diễn đạt từ hình vẽ hay tình huống (tóm tắt) trong SGK. Từ đó học sinh hiểu sâu nội dung để từ đó tham gia đánh giá mình, đánh giá bạn và tự tin trong học tập và chiếm lĩnh kiến thức. Đến học kì II, bài toán có lời văn chính thức được giới thiệu ở trang 115 Bài toán có lời văn, SGK giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho HS tiếp cận với một đề toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện đề toán. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trao đổi với các bạn trong nhóm đề toán mình đặt được tương ứng với các hình ảnh hoặc sơ đồ, tóm tắt rồi nêu bài giải tương ứng. Bên cạnh đó hướng cho học sinh có những câu hỏi chất vấn bạn về các nội dung đó để hiểu rõ bản chất. Ví dụ: Có một số quả bưởi, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải làm tính cộng; Nếu đem cho hay đem bán thì nghĩa là sẽ bớt đi ta phải làm tính trừBài toán có lời văn ở lớp 1 chỉ là các bài toán đơn về thêm và bớt một số đơn vị, bài toán được giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi HS đã thành thạo giải bài toán bằng phép tính cộng. Khi đó chúng tôi chỉ hướng dẫn làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán. Trình bày một bài giải bài toán có lời văn các em có thể diễn đạt bằng lời nói hoặc viết câu lời giải, phép tính và đáp số. Các em phải tự diễn đạt câu trả lời sau đó tập viết câu lời giải, ban đầu có thể chỉ là đúng ý nhưng đúng ý nghĩa toán học, theo văn phạm Tiếng Việt. Với các em khá, giỏi chúng tôi khuyến khích các em tự ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn. Có nhiều đề toán HS có thể nêu được từ một phép tính, biết nêu đề toán từ một phép tính đã cho HS 4 sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn, chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của các em sẽ phát triển hơn. Đây là giải pháp tích cực bồi dưỡng kĩ năng quan sát và tư duy, phát triển ngôn ngữ cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được đặt các đề toán khác nhau dựa trên các sơ đồ, phép tính cụ thể. Qua đó hình thành kỹ năng đặt đề toán từ đó phát triển khả năng diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới. Giải pháp 2: Tạo hứng thú cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh phát triển vốn ngôn ngữ phong phú thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin Sử dụng các kỹ thuật vẽ hình, hiệu ứng hình ảnh, tô màu trình chiếu hình ảnh động (trên phần mềm PowerPoint, Violet) khi dạy nội dung bài mới để hình thành kiến thức. Tư duy của học sinh lớp 1 là từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, vốn kiến thức thực tế của trẻ còn hạn chế. Vì thế để phát triển năng lực tư duy cho học sinh, những bài đầu tiên về dạy giải toán có lời văn là dạng bài giải toán về “thêm”, “bớt”, chúng tôi thiết kế các hình ảnh động giúp học sinh quan sát nhanh chóng nhận biết và tìm ra cách giải bài toán. Ví dụ: - Bài 6 (trang 118): Chúng tôi thiết kế hình ảnh 1: Lúc đầu tổ em có 6 bạn. Hình ảnh 2: sau đó có thêm 3 bạn nữa, kết hợp các hiệu ứng giúp học sinh nêu luôn được yêu cầu của bài toán: “Tổ em có 6 bạn, thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả bao nhiêu bạn?”. Hoặc có em lại nêu: “Có 6 bạn đang chơi ở sân trường, thêm 3 bạn nữa đến chơi. Hỏi trên sân trường có tất cả bao nhiêu bạn tham gia chơi?”...Cứ như vậy sẽ có nhiều em được tham gia đặt đề toán theo tư duy của mình, trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh và định hướng cho học sinh. Sau đó học sinh nêu kết quả và phép tính giải bài toán. Điều quan trọng nhất là học sinh hình dung và khắc sâu kiến thức về cách giải bài toán khi thêm một số đơn vị và vận dụng vào thực tế cuộc sống. Bài 1 (trang 148): Chúng tôi thiết kế hình ảnh 1: Trên cành cây có 8 con chim đậu. Hình ảnh 2: kết hợp các hiệu ứng để có 2 con chim bay đi. Yêu cầu học sinh tìm trên cây còn mấy con chim? Từ các hình ảnh trên học sinh đặt đề toán theo các cách hiểu của học sinh và dễ dàng tìm được phép tính và kết quả của bài toán. Bài 4 (trang 125): Chúng tôi thiết kế hình ảnh đoạn thẳng AB dài 3cm, đoạn thẳng BC dài 6cm. Yêu cầu học sinh tìm độ dài đoạn thẳng AC? Quan sát các hình ảnh và đặt đề toán theo các cách hiểu. Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá, nhận xét cách đặt đề toán, sau đó học sinh sẽ dễ dàng tìm được độ dài đoạn thẳng AC và khắc sâu cách làm dạng toán này. 5 Giải pháp trên giúp học sinh dễ quan sát trực quan sinh động từng bước phát triển năng lực tư duy, giờ học diễn ra một cách hứng thú, nhẹ nhàng, tích cức hoá các hoạt động của học sinh. Từ các hiệu ứng hình ảnh học sinh quan sát được, các em sẽ hào hứng trong việc tham gia đặt lời cho bài toán, nêu phép tính và lời giải. Đây cũng là cơ hội để học sinh mở rộng vốn ngôn ngữ phong phú, học sinh biết đặt đề toán theo nhiều cách với các tình huống khác nhau không phụ thuộc, gò bó vào sách giáo khoa hay thụ động trông chờ vào sự hướng dẫn của thầy cô. Giải pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho học sinh thông qua việc dạy học toán tích hợp các nội dung học tập ở các môn học khác gắn với thực tế cuộc sống. Để phát triển vống ngôn ngữ và tạo hứng thú cho học sinh, gắn các nội dung học tập với thực tế cuộc sống, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tích hợp các môn học để rèn kỹ năng mềm cho học sinh. Ví dụ, trong các tiết Tự nhiên xã hội tiến hành ở sân trường chúng tôi cho học quan sát các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, các loại cây hoa ở vườn trường. Sau khi học sinh kể tên các loại cây, số lượng của từng loại giáo viên cho học sinh so sánh số lượng cây của từng loại, nêu vấn đề “trồng thêm” hoặc “cho đi” một số cây cụ thể, rồi yêu cầu học sinh nêu đề toán, tìm kết quả của bài toán đó. Ngoài ra trong dạy học giải toán chúng tôi còn vận dụng kiến thức môn Mỹ thuật để dạy giải toán, ví dụ cho học sinh tô màu vào số ô vuông cụ thể rồi nêu số hình vuông chưa được tô màu. Từ hoạt động này cho nhiều học sinh đặt đề toán và nêu phép tính giải. Hay trong môn học Thủ công, khi học sinh quy trình cắt ghép để tạo thành sản phẩm trên giấy thủ công, giáo viên cho học sinh đếm số ô vuông cần cắt và số ô vuông cần cắt đi hoặc thêm vào. Từ đó học sinh nêu kết quả và đề toán tương ứng. Đây là biện pháp chủ đạo giúp học sinh tăng cường vốn sống, khả năng hiểu biết và trải nghiệm cuộc sống. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tăng cường khả năng phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy môn học; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Giải pháp 4: Tăng cường khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua việc vận dụng trò chơi học tập khi dạy các bài luyện tập, củng cố giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và có hứng thú hơn với giải các bài toán có lời văn. 6 Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thông qua việc học sinh tham gia các trò chơi, giáo viên khuyến khích, động viên các bạn học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể là điều vô cùng cần thiết. Vì thế chúng tôi tổ chức các trò chơi thiết kế trên PowerPoint để thay đổi không khí lớp học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Đối với những câu trả lời chưa đạt yêu cầu sẽ được giáo viên nhân xét và khuyến khích các bạn cố gắng hơn nữa trong các lần tiếp theo. Một số trò chơi chúng tôi vận dụng trong các tiết dạy đó là: Rung chuông vàng Ô số may mắn Ai nhanh hơn Ai nhanh ai đúng Ai thông minh hơn học sinh lớp 1 Ngôi sao may mắn Bạn chọn hoa nào ? Giải đố nhanh ..... Mục đích các trò chơi này nhằm : Củng cố kiến thức liên quan đến nội dung bài học. Tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy nhanh, sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Thời gian sử dụng trò chơi: Có thể cho học sinh chơi trong hoạt động khởi động kết hợp kiểm tra bài cũ ở đầu tiết học hoặc trong hoạt động củng cố ở cuối các tiết học. Ví dụ: Ngay từ khi học sinh học về nhận biết số, chúng tôi tổ chức trò chơi “Tìm bạn”. Chúng tôi cho học sinh từng dãy bàn mang các số khác nhau (Ví dụ: học về số 6, chúng tôi yêu cầu dãy bàn 1 tìm và mang theo số 1, dãy bàn 2 tìm và mang theo số 2, dãy bàn 3 tìm và mang theo số 3, dãy bàn 4 tìm và mang theo số 4, dãy bàn 5 tìm và mang theo số 5, Sau đó tổ chức cho học sinh tìm bạn để ghép vào đôi sao cho có tổng là 6, rồi cho học sinh nói nhiều lần 6 gồm 5 và 1, gồm 2 và 4, gồm 3 và 3Qua trò chơi học sinh ghi nhớ rất tốt về số 6 và rèn sự tự tin, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trò chơi: “Bạn chọn hoa nào” được thiết kế gồm các bông hoa trong vườn hoa, mỗi bông hoa ẩn chứa một điều để học sinh khám phá (chính là một bài toán cần được giải đáp) học sinh sẽ được chọn lựa bông hoa mình thích, tìm lời giải mà bông hoa mang đến, các bạn trong lớp là ban giám khảo đánh giá 7 phần trả lời, nếu học sinh đó trả lời đúng sẽ được quyền chỉ định cho bạn khác tiếp tục tham gia chơi. Để rèn tư duy và tính chủ động cho học sinh, chúng tôi thiết kế trò chơi “Rung chuông vàng” bằng các bài tập có các hiệu ứng và hình ảnh động trên máy chiếu. Học sinh dưới lớp sử dụng các bảng con và phấn để ghi kết quả. Sau 5 giây, học sinh trả lời đúng được quyền chơi tiếp, trả lời sai mất quyền tham gia trò chơi. Những học sinh nào trả lời đúng tất cả các câu hỏi thì rung được chuông vàng – Thắng cuộc. Giải pháp này tăng cường khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, giúp cho trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt. Thông qua trò chơi tạo hứng thú cho trẻ, học sinh được “học mà chơi, chơi mà học”, từ đó khuyến khích học sinh tự tin nêu ra ý kiến của mình trước tập thể, tăng cường khả năng diễn đạt, hiểu biết và kỹ năng sống, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh, góp phần tạo sự hứng thú, say mê học toán, nâng cao chất lượng dạy học. Giải pháp 5: Phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động “học cùng con” để tăng cường khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Học sinh không chỉ thực hiện các hoạt động học trên lớp mà còn thường xuyên rèn tư duy, giao tiếp ở mọi lúc, mọi nơi, qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, cùng với giáo viên, cha mẹ cũng có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, kỹ năng tư duy và cách giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống cho trẻ từ các tình huống thực tế và ngôn ngữ thông thường, củng cố kiến thức toán, rèn luyện khả năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho trẻ, giúp các em học tốt giải toán có lời văn. Trên thực tế không phải học sinh nào cũng có cha mẹ biết định hướng cho các em tư duy trước các tình huống thực tế trong cuộc sống. Vì vậy ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức các chuyên đề dành cho cha mẹ học sinh lớp 1 và mời cha mẹ học sinh cùng tham dự để giáo viên hướng dẫn cho cha mẹ học sinh cách chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập và đặc biệt là cách dạy con học tại nhà. Qua điều tra thực tế, nhiều phụ huynh rất hứng thú với việc học cùng con và thấy rằng cần phải dành nhiều thời gian cho con mình trong học tập và trải nghiệm thực tế để tăng thêm vốn hiểu biết và khả năng giao tiếpcho trẻ. Giáo viên định hướng cho phụ huynh cần bồi dưỡng năng lực quan sát cho trẻ ngay trong những sinh hoạt hàng ngày thông qua hệ thống câu hỏi để định hướng cho trẻ quan sát và bồi dưỡng năng lực tư duy gắn với thực tế cuộc sống. Ví dụ: Ở nhà, mẹ cùng con rửa chén, mẹ có thể định hướng cho con bằng các câu hỏi: 8 “Con đã rửa được mấy chiếc chén?” “Con còn phải rửa thêm mấy chiếc chén nữa để được 6 chiếc chén?” → Trả lời các câu hỏi này con cần có sự quan sát tổng hợp. “Để tìm được số chiếc chén còn phải rửa con thực hiện phép tính gì?” → Trả lời các câu hỏi này con cần có sự tư duy. “Con hãy đặt đề toán cho phép tính con vừa tìm được?” → Trả lời các câu hỏi này rèn cho con cách tư duy ngược. Khi cho con chơi công viên, để giúp con tư duy trước các tình huống thực tế trong cuộc sống, mẹ có thể định hướng cho con bằng các câu hỏi: “Chuồng nhốt thú thứ nhất, thứ hai, thứ ba có mấy con vật?” → Trả lời các câu hỏi này con cần có sự quan sát tổng hợp. “Cả ba chuồng nhốt thú có tất cả bao nhiêu con vật?” → Trả lời các câu hỏi này con cần có tư duy tổng hợp. “Con hãy đặt đề toán cho phép tính con vừa tìm được?” → Trả lời các câu hỏi này rèn cho con cách tư duy ngược. Tuy nhiên giáo v
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_phat_trien_nang_luc_su_dung_ngon_ngu_c.doc