SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân trong chủ đề dạy học “công dân với pháp luật”

Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới hình thức thi THPT QG với mục đích để xét tốt nghiệp và đại học. Chỉ có môn Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Thí sinh sẽ thi 4 bài trắc nghiệm gồm Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) đối với thí sinh hệ giáo dục THPT.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng đã có công văn hướng dẫn các trường THPT trong toàn tỉnh về công tác ôn thi THPT QG, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG.
Môn GDCD là môn học lần đầu tiên được đưa vào thi để xét tốt nghiệp và đại học nên bản thân giáo viên dạy bộ môn vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng chuyên đề và tổ chức ôn thi cho học sinh. Đa số GV còn chưa có sự thống nhất về nội dung chương trình, về phương pháp và cách tiến hành ôn thi sao cho có hiệu quả. Bên cạnh đó, tâm lí học sinh vẫn coi môn GDCD là môn phụ, môn học dễ được điểm cao, nên các em còn chủ quan, chưa chú trọng vào việc ôn luyện. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG cho học sinh, giáo viên phải rút kinh nghiệm trong quá trình ôn thi để có những phương pháp, cách thức phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ôn tập cho học sinh.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu 1.1. Lí do chọn đề tài Năm 2019 là năm thứ ba Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn GDCD vào thi THPTQG để xét tốt nghiệp và đại học với hình thức thi là 100% trắc nghiệm khách quan. Nội dung thi năm đầu tiên nằm ở toàn bộ chương trình lớp 12, hai năm tiếp theo nội dung thi chủ yếu là lớp 12, nội dung lớp 11 chỉ tập trung ở chuyên đề “công dân với kinh tế”. Môn giáo dục công dân nằm trong tổ hợp các môn thi khoa học xã hội, đây là môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, kiến thức lí thuyết không nhiều nhưng đòi hỏi học sinh phải hiểu được kiến thức và vận dụng được kiến thức để giải quyết tình huống thì mới dễ được điểm cao. Đề thi THPT QG năm 2019 có ít câu hỏi vận dụng hơn so với năm 2018. Các câu hỏi vận dụng cao tập trung vào một số chuyên đề như: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ. Tuy nhiên, đề thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp. Một số chuyên đề không có câu hỏi xuất hiện trong đề thi như: Lớp 12 có 2 chuyên đề Pháp luật và đời sống, Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và lớp 11 có 1 chuyên đề: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội. Môn giáo dục công dân là môn học mới được đưa vào thi THPT QG nên ngân hàng câu hỏi còn ít, kinh nghiệm ôn thi của giáo viên chưa nhiều. Hiệu quả ôn thi giữa các trường trong tỉnh cũng như cả nước còn có sự chênh lệch khá lớn. Thời lượng ôn thi và nội dung ôn giữa các trường cũng không có sự thống nhất. Đối với trường học nơi tôi đang công tác, đa số học sinh có lực học trung bình nên việc ôn tập tốt môn GDCD sẽ giúp các em dễ dàng đạt tổng số điểm cao để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, tâm lí của đa số học sinh vẫn coi đây là môn phụ, có xét đại học nhưng đa số là những khối thi và ngành thi mà học sinh ít lựa chọn nên các em chưa có ý thức học, chưa tập trung thời gian cho việc ôn luyện. Đa số học sinh chỉ học trên lớp theo yêu cầu của giáo viên mà không chịu ôn luyện ở nhà, không sưu tầm các đề thi trên 1 Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn GDCD cho học sinh lớp 12. 1.7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 1.7.1. Lời giới thiệu 1.7.2. Tên sáng kiến 1.7.3. Tác giả sáng kiến 1.7.4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 1.7.5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1.7.6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 1.7.7. Mô tả bản chất của sáng kiến 1.7.8. Những thông tin cần được bảo mật 1.7.9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 1.7.10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử. 1.7.11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. 2. Tên sáng kiến Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân trong chủ đề dạy học “Công dân với pháp luật” 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Lê Thị Lan - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0374140712 - E_mail: lethilan.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến đồng thời là tác giả sáng kiến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến có thể sử dụng làm tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp 12 trong chủ đề “Công dân với pháp luật” 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/09/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 + Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân + Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước Tất cả nội dung chương trình lớp 12 đều nằm trong nội dung thi THPT QG, trừ những phần giảm tải và đọc thêm theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm đã tổ chức thi, đề thi chủ yếu tập trung vào các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, công dân với các quyền tự do, dân chủ. Nhưng cũng không vì thế mà giáo viên ôn tủ cho HS, để đảm bảo cho HS đạt kết quả tốt, GV phải giúp các em nắm được kiến thức cơ bản tất cả các nội dung đã học, tập trung nhiều thời gian hơn vào những chủ đề có nhiều câu hỏi trong đề thi. Ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nội dung thi THPT Quốc gia môn GDCD còn có những câu hỏi vận dụng liên quan đến thực tiễn cuộc sống và kiến thức pháp luật cơ bản hiện hành. Vì vậy, đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản sách giáo khoa và các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời tích cực tìm hiểu những tình huống pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng để giải quyết tốt những câu hỏi vận dụng. 7.1.1.2.2. Thực trạng việc ôn thi THPT QG trước khi thực hiện đề tài ở trường THPT Đồng Đậu a. Thuận lợi * Về phía nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình ôn thi. Nhà trường tạo điều kiện để tổ chức cho giáo viên tham gia hội thảo chuyên đề ôn thi THPT QG và có chế độ khen thưởng đối với giáo viên có báo cáo chuyên đề cấp cụm và cấp tỉnh đạt chất lượng tốt. Nhà trường luôn quan tâm, động viên và khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có kết quả cao trong các kì thi khảo sát. Đồng thời chỉ đạo giáo viên có kinh nghiệm phụ đạo cho những học sinh yếu kém trong quá trình ôn thi. Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa để học sinh lớp 12 trao đổi về phương pháp học tập và định hướng nghề nghiệp cho các em. * Về phía giáo viên: Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. 5 ôn thi giữa các trường cũng chưa được triển khai rộng rãi. Công tác tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG cũng chưa được sở phổ biến trong năm đầu tiên. Trong quá trình ôn thi, đa số giáo viên ra đề chưa sát với cấu trúc đề thi của Bộ. Việc xác định cấp độ nhận thức giữa nhận biết và thông hiểu, giữa vận dụng thấp và vận dụng cao chưa chuẩn, GV còn lúng túng ở khâu ra đề. Chính vì vậy việc ôn luyện cho học sinh cũng không đi đúng hướng nên hiệu quả ôn thi chưa cao. Thời gian ôn thi cũng là vấn đề, mỗi trường có cách phân chia số tiết học chuyên đề khác nhau. Có trường ôn từ lớp 10, cũng có trường lớp 12 mới thực hiện việc học chuyên đề hoặc kì 2 mới bắt đầu ôn. Chính vì vậy, kết quả thi giữa các trường có sự chênh lệch đáng kể, nên khó xác định, so sánh được hiệu quả ôn thi của từng trường. Trong quá trình dạy học giáo viên cũng chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc học và ôn thi nên còn lúng túng về thời gian. Hình thức thi môn GDCD là 100% trắc nghiệm nên tâm lí của đa số học sinh không học thuộc, không học kĩ kiến thức cơ bản, vì vậy, khi gặp những câu hỏi liên quan đến khái niệm hoặc chuẩn kiến thức sách giáo khoa là các em lúng túng và dùng biện pháp đoán mò. 7.1.1.2.3. Cách thức giáo viên thường sử dụng để ôn thi THPT QG trước khi thực hiện đề tài ở trường THPT Đồng Đậu 7.1.1.2.3.1. Hệ thống kiến thức cơ bản Khi môn GDCD mới được đưa vào thi THPT QG, GV trường tôi thường cho HS học kĩ kiến thức cơ bản ở các giờ học chính khóa. Ở các buổi học chuyên đề, GV cho HS hệ thống lại kiến thức cơ bản và trọng tâm sách giáo khoa thuộc chuyên đề giảng dạy nhưng không có kiến thức mở rộng, nâng cao nên khi gặp những bài tập vận dụng, liên quan đến kiến thức xã hội, pháp luật HS thường bị lúng túng trong việc chọn đáp án. Thông thường, GV dành ít thời gian cho phần ôn luyện kiến thức cơ bản. Các phương pháp tổng hợp kiến thức cũng chưa phát huy được khả năng tổng hợp, ghi nhớ kiến thức của HS, đa số giáo viên chỉ cho học sinh ghi lại nội dung chính của bài học mà không đưa ra được các ví dụ, các dạng bài tập cụ thể thuộc nội dung kiến thức đó. Vì vậy, HS dễ quên ngay sau khi ôn và khi gặp các câu hỏi liên quan đến từng đơn vị kiến thức HS cũng khó nhớ lại nội dung kiến thức thuộc câu hỏi đang làm. 7.1.1.2.3.2. Luyện đề trắc nghiệm 7 QG. Điều này cũng làm cho việc đánh giá kết quả học tập của HS chưa chính xác và hiệu quả ôn thi chưa cao. Ngoài ra, đề thi môn GDCD còn liên quan đến kiến thức xã hội và pháp luật ngoài SGK nên nếu GV ra đề không chặt chẽ sẽ dẫn đến việc tranh cãi đáp án đúng. Chính vì vậy, để đánh giá đúng chất lượng học tập của HS đòi hỏi GV phải ra đề chính xác về kĩ thuật, nội dung, chuẩn về mặt pháp lí và bám sát cấu trúc đề thi THPT QG đã công bố. Tuy nhiên việc ra 1 đề kiểm tra trắc nghiệm hoàn toàn mới, chưa xuất hiện trong đề thi lần nào đòi hỏi GV phải đầu tư rất nhiều về thời gian, công sức và quan trọng là phải có kinh nghiệm và nắm chắc về kĩ thuật ra đề. Những thực trạng trên cho thấy rằng cần có những biện pháp cụ thể, áp dụng triệt để trong giờ ôn thi thì mới có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT QG và cũng phần nào đó giúp học sinh có thêm hứng thú với bộ môn GDCD. 7.1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn GDCD Ôn thi THPT QG đạt được kết quả cao không chỉ là mong muốn riêng của học sinh và phụ huynh mà còn là tâm huyết của cả giáo viên. Chính vì vậy, phương pháp ôn tập phù hợp thật sự rất quan trọng. Với tinh thần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nên yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp ôn tập. Môn GDCD về cơ bản để kiểm tra kiến thức văn hóa xã hội và những hiểu biết cơ bản về pháp luật của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì thế các câu hỏi sẽ xuyên sâu vào sự vận dụng bài học trên lớp vào trong cuộc sống thực tế. Dưới đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy nhằm giúp việc ôn thi môn GDCD trong kỳ thi THPT quốc gia đạt hiệu quả cao: 7.1.2.1. Một số yêu cầu trong quá trình ôn thi THPT QG cho học sinh * Về phía giáo viên: Nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng và các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung chương trình GDCD lớp 12. Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các phương pháp và cách thức ra đề, bám sát cấu trúc đề thi THPT QG mới nhất. Nắm rõ những chỉ đạo của cấp trên để tác động đến tâm lí học sinh và cung cấp cho các em những hiểu biết đầu tiên về cách thức ra đề thi. Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_on_thi_thpt_quo.docx
Bìa.doc
PHỤ LỤC.docx