SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5

Trong xã hội hiện đại, với điều kiện dinh dưỡng ngày càng tốt hơn cộng với tác động của nhiều yếu tố xã hội mà tỉ lệ trẻ dậy thì sớm ngày càng tăng lên. Điều đó đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải giáo dục giới tính cho học sinh để các em có thể hiểu rõ hơn về giới tính của mình cũng như biết các cách thức chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi các em bước vào tuổi dậy thì. Mục tiêu của giáo dục giới tính là giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình. Đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác. Trẻ hiểu bản thân, giới tính của mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng như biết tôn trọng thân thể người khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn thiện nhân cách.

Giáo dục giới tính trong nhà trường là một nội dung giáo dục rất quan trọng. Hiện nay giáo dục giới tính cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng chưa được thực hiện độc lập trong các nhà trường mà chỉ được thực hiện lồng ghép trong các môn học như môn Tiếng Việt, Khoa học (lớp 5), Với một số nước phát triển, việc giáo dục giới tính được tiến hành khi các em bước vào tiểu học, các em được học như các môn học khác. Học sinh Việt Nam bắt đầu làm quen với giáo dục giới tính qua sách Khoa học lớp 5. Các em cũng được học về cơ thể người, về trứng, tinh trùng, về bào thai Vấn đề đặt ra là đối với học sinh lớp 5 - giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, chúng ta cần phải giáo dục giới tính như thế nào để nâng cao hiểu biết của các em về giới mà không làm mất đi vẻ ngây thơ, trong sáng của chính lứa tuổi các em, giúp các em tự tin bước vào giai đoạn chính của tuổi dậy thì. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5”

 

doc 19 trang thuychi01 1085712
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
**************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Phương
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Điện Biên 1 
 SKKN thuộc môn : Khoa học 
THANH HOÁ, NĂM 2019
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 
1.1. Lí do chọn đề tài 1
1. 2. Mục đích nghiên cứu 1 
1. 3. Đối tượng nghiên cứu 1
1. 4. Các phương pháp nghiên cứu 2
2. PHẦN NỘI DUNG 3
2.1. Cơ sở lí luận 3 
2.2. Thực trạng vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 3 
2.2.1. Thực trạng dạy giáo dục giới tính và lồng ghép giáo dục giới tính 3
cho học sinh lớp 5
2.2.2. Thực trạng việc tiếp thu giáo dục giới tính của học sinh lớp 5 4
2.3. Các biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 4
2.3.1. Giáo viên cần nắm vững kiến thức, chương trình dạy giáo dục 4
giới tính 
2.3.2. Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5 5
2.3.3. Tích hợp, lồng ghép giáo dục giới tính qua một số môn học khác 8
2.3.4. Giáo dục giới tính cho học sinh thông qua các buổi hoạt động 10
ngoại khóa
2.3.5. Phối hợp với cha mẹ học sinh 11
2.4. Hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp giáo dục giới tính cho 
học sinh lớp 5 12
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 14 
3.1. Kết luận 14
3.2. Kiến nghị 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, với điều kiện dinh dưỡng ngày càng tốt hơn cộng với tác động của nhiều yếu tố xã hội mà tỉ lệ trẻ dậy thì sớm ngày càng tăng lên. Điều đó đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải giáo dục giới tính cho học sinh để các em có thể hiểu rõ hơn về giới tính của mình cũng như biết các cách thức chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi các em bước vào tuổi dậy thì. Mục tiêu của giáo dục giới tính là giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình. Đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác. Trẻ hiểu bản thân, giới tính của mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng như biết tôn trọng thân thể người khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn thiện nhân cách.
Giáo dục giới tính trong nhà trường là một nội dung giáo dục rất quan trọng. Hiện nay giáo dục giới tính cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng chưa được thực hiện độc lập trong các nhà trường mà chỉ được thực hiện lồng ghép trong các môn học như môn Tiếng Việt, Khoa học (lớp 5), Với một số nước phát triển, việc giáo dục giới tính được tiến hành khi các em bước vào tiểu học, các em được học như các môn học khác. Học sinh Việt Nam bắt đầu làm quen với giáo dục giới tính qua sách Khoa học lớp 5. Các em cũng được học về cơ thể người, về trứng, tinh trùng, về bào thai Vấn đề đặt ra là đối với học sinh lớp 5 - giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, chúng ta cần phải giáo dục giới tính như thế nào để nâng cao hiểu biết của các em về giới mà không làm mất đi vẻ ngây thơ, trong sáng của chính lứa tuổi các em, giúp các em tự tin bước vào giai đoạn chính của tuổi dậy thì. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5”
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
	Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
	Các biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5
1. 4. Các phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp đọc sách và tài liệu
	- Phương pháp trò chuyện
	- Phương pháp quan sát khách quan
	- Phương pháp thăm dò
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 	Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở các em những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của đời sống con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, giữa nam và nữ. Giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân, giúp cho thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và suy nghĩ đúng đắn, lành mạnh về giới tính cũng như biết các cách thức để tự bảo vệ mình. Giáo dục giới tính đúng cách có thể mang lại một số tác dụng hoặc hiệu quả như sau:
- Khi trẻ dậy thì, sự tò mò và khao khát khám phá những thay đổi của cơ thể là một nhu cầu và việc giáo dục giới tính sẽ giúp giải quyết nhu cầu này.
- Kế nữa là khi trẻ đã hiểu được một phần nào đó về giới tính thì trẻ sẽ có khả năng tự chăm sóc bản thân, nhất là những bộ phận giới tính.
- Sự hiểu biết này còn giúp trẻ phòng tránh hoặc đối phó với những nguy cơ xâm hại đến bản thân.
- Từ những hiểu biết đó trẻ sẽ tự tin và xây dựng những mối quan hệ giới tính lành mạnh và phù hợp với những chuẩn mực xã hội.
- Và điều quan trọng nhất là tạo mối quan hệ thân thiết trong gia đình, một khi cha mẹ giáo dục đúng cách sẽ tạo nên sự gần gũi, tin cậy giữa cha mẹ và con trẻ. 
 Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung, của giáo dục đạo đức nói riêng. Tuy nhiên không thể “ hòa tan ” giáo dục giới tính bởi những đặc trưng, ý nghĩa và mục đích riêng của nó.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 5
2.2.1. Thực trạng dạy giáo dục giới tính và lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5
 Hiện nay giáo dục giới tính cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến trong các nhà trường mà chỉ được thực hiện lồng ghép trong các môn học như môn Tiếng Việt, Khoa học (lớp 5), Chưa có một hướng dẫn hay nội dung, phương pháp có hiệu quả nào về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên đều nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên thời lượng dành cho việc lồng ghép giảng dạy vào các môn học khác còn ít, giáo viên chưa có thời gian nghiên cứu vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh.
 Về phía cha mẹ vẫn còn cho rằng giáo dục giới tính là chuyện tế nhị, đến tuổi thì con tự biết hết và họ cho rằng cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính là “vẽ đường cho hươu chạy”. Vì thế họ không bao giờ trao đổi với các em về những vấn đề này.
2.2.2. Thực trạng việc tiếp thu giáo dục giới tính của học sinh lớp 5
 Trong xã hội hiện đại, với điều kiện dinh dưỡng ngày càng tốt hơn cộng với tác động của nhiều yếu tố xã hội mà tỉ lệ học sinh dậy thì sớm ngày càng tăng lên, đặc biệt đối với các em nữ. Tuy vậy, các em lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn này, chưa có ý thức trong việc chăm sóc bản thân ở lứa tuổi dậy thì. Các em còn e ngại khi trao đổi với cha mẹ, thầy cô khi gặp rắc rối về sự thay đổi cơ thể của bản thân, cách giữ gìn vệ sinh thân thể, các em thường né tránh, ngại ngùng khi tiếp thu các kiến thức về giớí tính. Các em thiếu các kĩ năng phòng tránh khi bị xâm hại, chưa biết cách chăm sóc bản thân, thiếu hiểu biết về các kiến thức liên quan đến tuổi dậy thì, tầm quan trọng của tuổi dậy thì, thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì, phòng tránh xâm hại, kiến thức về giới tính, 
2.3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 5
2.3.1. Giáo viên cần nắm vững kiến thức, chương trình dạy giáo dục giới tính . 
 Để truyền thụ kiến thức về giới tính cho học sinh thì việc đầu tiên GV phải nắm vững các kiến thức, chương trình dạy giáo dục giới tính. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng. Giáo viên cần nắm rõ một số kiến thức như: giới tính là gì? , nguồn gốc giới tính, sự khác biệt giới tính, vai trò của giới tính,
Trong chương trình dạy học chính khóa, học sinh lớp 5 bắt đầu làm quen với giáo dục giới tính thông qua chủ điểm: Con người và sức khỏe ở môn Khoa học. Trong chủ điểm này có các bài học có thể lồng ghép giáo dục giới tính cho các em là:
 Bài 1: Sự sinh sản
	 Bài 2: Nam hay nữ?
	 Bài 3: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
	 Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe
	 Bài 6: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì
	 Bài 7: Tuổi vị thành niên đến tuổi già
	 Bài 8: Vệ sinh tuổi dậy thì
	 Bài 9: Phòng tránh bị xâm hại
Nội dung giáo dục giới tính còn được lồng ghép trong các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Thể dục. Dù giáo dục giới tính cũng đã ít nhiều được đưa vào chương trình chính khóa nhưng đây là một phần kiến thức của môn học nên giáo viên chủ yếu dạy theo kiểu truyền thụ kiến thức và học tập trung cả lớp nên chưa có sự tương tác, học sinh không hứng thú. Do đó cần phải có những phương pháp giáo dục giới tính mới nhằm giúp các em tiếp cận với những kiến thức về giới tính sớm để các em có khoảng thời gian tìm hiểu, còn nểu để đến khi dậy thì rồi mà các em không nắm vững kiến thức, không kiểm soát hành vi của mình thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra giáo viên cần nắm được một số kĩ năng tự bảo vệ, cách thức ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại,
 Khi GV nắm vững các kiến thức về giới, cộng thêm sự cởi mở, thân thiện, gần gũi trong giao tiếp sẽ giúp các em tiếp cận những kiến thức về giới một cách hứng thú hơn.
2.3.2. Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5.
 Trong chương trình lớp 5, việc giáo dục giới tính đã được đề cập đến qua việc lồng ghép các môn học, tuy nhiên nội dung dạy học về giới tính cho học sinh được thể hiện rõ nét hơn trong chương trình môn Khoa học, ở chủ điểm: “Con người và sức khỏe”. Để thực hiện được các tiết dạy, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học, xem xét đưa nội dung giáo dục giới tính vào từng bài học cho phù hợp, thuận tiện cho việc giảng dạy nhằm tạo cho học sinh tiếp thu nội dung bài học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
 ( VD: Bài: Vệ sinh tuổi dậy thì học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh tuổi dậy thì, giúp học sinh không có cảm giác lúng túng ở giai đoạn này. Ở bài học này giáo viên nên chia lớp thành 2 đối tượng là nam và nữ để dễ dàng trao đổi, hướng dẫn cặn kẽ, cụ thể các bước vệ sinh cá nhân khi các em đến tuổi dậy thì.
 Bài: Sự sinh sản, học sinh cần biết tất cả mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
 Bài: Nam hay nữ? Ở bài học này giúp học sinh biết được những điểm khác biệt trên cơ thể giữa nam và nữ đồng thời các em biết tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
 Bài: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? HS biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của người mẹ 
 Bài: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? Học sinh biết được chỉ có phụ nữ mới có khả năng mang thai và sau quá trình mang thai em bé sẽ chào đời từ đó nêu được những việc nên và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
 Bài: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì. Học sinh nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì, quan trọng là các em biết mình đang bước đến ngưỡng cửa của tuổi dậy thì - lứa tuổi có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người.
 Trong chủ điểm này, giáo viên cần lưu ý bài học: Phòng tránh bị xâm hại. Đây là một bài học vô cùng quan trọng đối với các em, sau bài học học sinh biết: 
 + Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
 + Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 + Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
 Khi dạy bài học này giáo viên có thể khai thác các thông tin trên mạng Internet để cung cấp thêm các biện pháp, giúp học sinh biết ứng phó với các tình huống, nguy cơ bị xâm hại hoặc giáo viên đưa ra các video ngắn chiếu những tình huống trẻ gặp trong cuộc sống có thể dẫn đến bị xâm hại và các cách thức ứng phó với các tình huống đó hoặc đưa ra những tình huống cụ thể, yêu cầu học sinh đưa ra cách xử lí của mình sau đó giáo viên sẽ kết luận cách ứng phó với từng tình huống cụ thể đó. 
VD: 
* Khi tìm hiểu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại,:
- Giáo viên cho HS quan sát tranh :
+Tranh 1: Nếu đi đường vắng 2 bạn có thể bị kẻ xấu hãm hại.
+Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp.
+Tranh 3: bạn gái có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ
- GV cho học sinh xem đoạn video có nội dung: Trên đường đi học về một bạn nữ đi vào con đường vắng và đã bị một người lạ đưa vào một ngôi nhà hoang bịt mắt, trói tay chân, chúng đòi bố mẹ đưa tiền chuộc) 
- Sau đó, HS thảo luận nhóm đưa ra ý kiến: chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị xâm hại ? 
- GV kết luận: Một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại 
+ Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
+ Không ở trong phòng kín một mình với người lạ
+ Không đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”: GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm : thảo luận để xử lí các tình huống đó.
 + Nhóm 1: Trên đường đi học về, Lan gặp một người đàn ông gọi Lan lại gần và đưa cho Lan một hộp quà nói là muốn tặng cho Lan. Theo em, Lan cần làm gì trong tình huống đó?
 + Nhóm 2: Mai đang học bài một mình thì nghe tiếng gọi ngoài cổng, Mai hé cửa thì thấy một người đàn ông rất lạ nói là bạn của bố muốn vào nhà đợi bố. Nếu là Mai, em sẽ làm gì khi đó?
 + Nhóm 3: Hôm nay bố mẹ bận nên tan học, Hồng phải đi bộ về nhà. Đang trên đường đi thì một chú lái xe gọi cho đi nhờ. Theo em, Hồng cần làm gì khi đó?
- Từng nhóm thảo luận rồi trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Các nhóm khác nhận xét góp ý kiến.
Tình huống 1: Từ chối và nói với người đàn ông là không thể nhận quà của người lạ và chưa rõ lí do.
Tình huống 2: Mai nên xử lí : Chú đợi bố cháu tý , bố cháu về đến đầu ngõ rồi ạ. (Nếu kẻ xấu họ sẽ bỏ đi, còn nếu người quen của bố thật thì họ có thể đi đâu lát nữa quay lại)
Tình huống 3: Hồng nên trả lời chú: Cảm ơn chú, nhà cháu ngay đây rồi.
- GV tổ chức cho HS đóng vai, xử lí tình huống. Với cách tổ chức này giúp HS khắc sâu bài học.
2.3.3. Tích hợp, lồng ghép giáo dục giới tính qua một số môn học khác.
 Trong chương trình lớp 5, ngoài môn Khoa học, các môn học có thể thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới tính đó là: Tiếng Việt, Đạo đức, Thể dục. 
 Môn Tiếng Việt lớp 5: Hầu hết các bài học thuộc chủ điểm Nam và nữ
 ( tuần 29, 30, 31) chúng ta có thể tích hợp nội dung giáo dục giới tính. 
VD: Bài: Một vụ đắm tàu (SGK trang 108, 109). 
- Khi giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu bài, giáo viên chia nhóm HS nam và nữ riêng để HS thảo luận, giúp học sinh nắm được những tính cách nổi bật của bạn nữ: ân cần, dịu dàng còn bạn nam thì mạnh mẽ, cao thượng. Ngoài ra học sinh hiểu được tình bạn đẹp, trong sáng giữa bạn nam và bạn nữ. 
 Môn Đạo đức lớp 5, chúng ta có thể tích hợp giáo dục giới tính qua các bài học: Tình bạn (Trang 16), Tôn trọng phụ nữ (Trang 22), Hợp tác với những người xung quanh (Trang 25). 
VD bài: Tôn trọng phụ nữ
- GV lồng ghép nội dung giáo dục giới tính vào hoạt động tìm hiểu thông tin SGK. Sau khi tìm hiểu thông tin, GV yêu cầu HS thảo luận :
+ Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi, qua đó các em biết phụ nữ hay đàn ông thì đều bình đẳng như nhau, phụ nữ cũng có thể làm được những việc phi thường như đàn ông như đánh giặc, bắt cướp,Họ có vai trò rất quan trọng trong xã hội và họ xứng đáng được mọi người tôn trọng.
 Môn Thể dục là một môn học giúp cho các em rèn luyện sức khỏe. Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lí thì học sinh cũng cần luyện tập thể dục thể thao để có được một cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Do đó trong quá trình dạy giáo viên cần hướng cho học sinh luyện tập các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, với giới tính. Học sinh nữ nên chơi các trò chơi nhẹ nhàng như: nhảy dây, kết bạn, trồng nụ trồng hoa, còn học sinh nam có thể chơi các trò chơi mạnh mẽ hơn như: đá bóng, trao tín gậy, Ngoài ra giáo viên cũng nên khuyến khích mỗi học sinh chọn lựa 1 môn thể thao phù hợp với bản thân để luyện tập hàng ngày.
 Mỗi môn học có nội dung và đặc trưng riêng, giáo viên cần khéo léo đưa nội dung giáo dục giới tính cho phù hợp.
2.3.4. Giáo dục giới tính cho học sinh thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa .
 Ngoài việc lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 vào các môn học trong chương trình thì việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề giáo dục giới tính đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Các hoạt động ngoại khóa đã tổ chức như Hội thi Rung chuông vàng, học Kĩ năng sống, Hội thi Nữ sinh xuất sắc,Qua các buổi HĐ ngoại khóa các em được tham gia, được nghe các chuyên gia trao đổi, giúp các em mạnh dạn, cởi mở, tự tin hơn, có hứng thú khi tiếp nhận nội dung giáo dục giới tính, được biết thêm kiến thức về giới tính, được trang bị các kĩ năng sống: kĩ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm, kĩ năng tự bảo vệ, . 
 Bên cạnh đó, mỗi giáo viên phải là người bạn lớn, luôn bên cạnh, quan tâm, giúp đỡ, lắng nghe, thấu hiểu những băn khoăn, thắc mắc của học sinh Đặc biệt quan tâm đến những học sinh rụt rè, nhút nhát, sống khép mình, động viên để học sinh chia sẻ, nói ra những suy nghĩ thầm kín.
VD: Khi tổ chức Hội thi Rung chuông vàng có nội dung giáo dục giới tính, GV có thể đưa ra một số câu hỏi như sau:
Câu 1: Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về:
 A. Khả năng nấu ăn, chăm sóc con cái.
Đức tính kiên nhẫn, thêu may giỏi.
Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp.
Câu 2: Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào?
 A. Từ 16 tuổi đến 20 tuổi. B. Từ 15 tuổi đến 19 tuổi.
 C. Từ 13 tuổi đến 17 tuổi. D. Từ 10 tuổi đến 15 tuổi.
Câu 3: Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu từ:
 A. Từ 6 tuổi đến10 tuổi B. Từ 10 tuổi đến 15 tuổi.
 C. Từ 13 tuổi đến 17 tuổi. D. Từ 15 tuổi đến 20 tuổi.
Câu 4: Để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì chúng ta cần? 
 A.Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo.
 B. Ăn uống đủ chất, tăng cường tập luyện thể dục thể thao
 C. Thường xuyên tụ tập bạn bè để đi chơi
 D. Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, các chất gây nghiện
Câu 5: Điền đúng ( Đ ) hoặc sai ( S ) vào ô trống khi em có nguy cơ bị xâm hại 
o Hét to lên để được mọi người giúp đỡ
o Kể với người lớn nghe mọi việc
o Lùi ra xa để người đó không chạm vào mình
o Bỏ chạy theo đường vắng không có người qua lại 
VD : Khi tổ chức buổi học Kĩ năng sống: Phòng chống bắt cóc và xâm hại, Gv có thể tổ chức hoạt động dưới hình thức sân khấu hóa, GV có thể đưa ra các tình huống và chính HS là những người tham gia vai diễn, các em theo dõi và rút ra được cách phòng chống bắt cóc và xâm hại. Một số tình huống có thể tổ chức:
Tình huống 1: Tan học, một bạn HS đang đứng trước cổng trường đợi bố mẹ đón thì có một thanh niên lạ đi xe đạp lại gần và nói bố mẹ nhờ đón. Khi đó, bạn HS đã từ chối lời mời của người thanh niên lạ.
Tình huống 2: Một bạn HS đang đứng đợi bố mẹ đón thì có một người đàn ông lại gần, cử chỉ như muốn chạm vào người bạn HS dó. Khi đó, bạn HS đã hét to và chạy ra xa.
Tình huống 3: Một bạn HS đang đi học về thì có một người đàn ông bịt mặt, lại gần ôm lấy bạn HS định bắt cóc. Bạn HS đã phản ứng, chạy và hét to.
2.3.5. Phối hợp với cha mẹ học sinh
 Trẻ em dễ trở thành nạn nhân của nạn xâm hại tình dục, bởi vậy, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình là hết sức quan trọng. Giáo viên cần quan tâm đến sự thay đổi của học sinh ở giai đoạn lớp 5 – giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, từ đó GV trao đổi với phụ huynh về sự thay đổi tâm sinh lí, tính cách, sở thích, điểm mạnh cũng như điểm còn hạn chế của học sinh. Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh ở trường và ở nhà, trao đổi qua điện thoại, qua tin nhắn edu, các buổi họp phụ huynh hay tranh thủ thời gian ngắn ngủi lúc phụ huynh đón con cuối buổi học để họ nắm được sự thay đổi của con cái, biết được tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho con em mình. Giáo viên cần cung cấp cho phụ huynh để họ nắm được một số thông tin, kĩ năng phòng tránh nguy cơ bị xâm hại cho trẻ; giới thiệu cho phụ huynh các loại sách giáo dục giới tính để phụ huynh tham khảo, biết cách giáo dục con em mình. Hiện nay có nhiều trang web gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_gioi_t.doc