SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông

 Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức , có mục đích của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển toàn diện con người về trí tuệ, đạo đức, lối sống, tư tưởng, kĩ năng hoạt động . . . trong đó giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức học sinh không phải là một hoạt động dễ dàng, trong một tập thể lớp luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và những học sinh khó giáo dục, luôn xuất hiện những hành vi không mong đợi hoặc những học sinh mà chúng ta thường gọi là học sinh cá biệt. Những học sinh có những thái độ, hành vi không phù hợp với các giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời không có động cơ học nên kết quả học tập yếu, kém .được lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống.

 Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông đang ở giai đoạn phát triển những hoài bão, ước mơ và tích lũy những kĩ năng, tri thức để bước vào đời và thực hiện những mong muốn của mình. Trong giai đoạn này, nếu các em có những lệch lạc trong thái độ, hành vi đói với học tập và rèn luyện mà không được giúp đỡ điều chỉnh kịp thời thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự thành công và hạnh phúc của các em trong tương lai. Hơn nữa, nếu trong lớp để tồn tại những học sinh cá biệt luôn có những hành vi tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể và các thành viên khác. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên cảm thấy rất khó khăn, có khi là bất lực khi trong lớp có những học sinh cá biệt. Vì vậy, giáo viên cần có những kĩ năng giúp các em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn.

 

doc 12 trang thuychi01 7251
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
 HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 Người thực hiện: Lê Thị Phượng
 Chức vụ: Giáo viên; TTCM
 SKKN thuộc lĩnh vực: chủ nhiệm lớp
 THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lí do chọn đề tài. 
1
2
Mục đích nghiên cứu. 
1
3
Đối tượng nghiên cứu. 
1
4
Phương pháp nghiên cứu. 
2
II
NỘI DUNG SKKN. 
2
1
Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. 
2
2
Thực trạng công tác giáo dục học sinh. 
2
2.1
Mặt tích cực
2
2.2
Mặt hạn chế
2
3
Các giải pháp tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
3
3.1
Có các biện pháp nắm bắt tâm lí và đặc điểm học sinh
3
3.2
Xây dựng kế hoach giáo dục cụ thể.
4
3.3
Lựa chọn và áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp.
5
3.4
Có các biện pháp khiểm tra, đánh giá
7
4
Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 
8
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8
1
Kết luận. 
9
2
Kiến nghị. 
9
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức , có mục đích của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển toàn diện con người về trí tuệ, đạo đức, lối sống, tư tưởng, kĩ năng hoạt động . . . trong đó giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức học sinh không phải là một hoạt động dễ dàng, trong một tập thể lớp luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và những học sinh khó giáo dục, luôn xuất hiện những hành vi không mong đợi hoặc những học sinh mà chúng ta thường gọi là học sinh cá biệt. Những học sinh có những thái độ, hành vi không phù hợp với các giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời không có động cơ học nên kết quả học tập yếu, kém.được lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống.
 Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông đang ở giai đoạn phát triển những hoài bão, ước mơ và tích lũy những kĩ năng, tri thức để bước vào đời và thực hiện những mong muốn của mình. Trong giai đoạn này, nếu các em có những lệch lạc trong thái độ, hành vi đói với học tập và rèn luyện mà không được giúp đỡ điều chỉnh kịp thời thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự thành công và hạnh phúc của các em trong tương lai. Hơn nữa, nếu trong lớp để tồn tại những học sinh cá biệt luôn có những hành vi tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể và các thành viên khác. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên cảm thấy rất khó khăn, có khi là bất lực khi trong lớp có những học sinh cá biệt. Vì vậy, giáo viên cần có những kĩ năng giúp các em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn.
 Trong qúa trình công tác hơn 15 năm qua, tôi đã luôn thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục học sinh mà đặc biệt là giáo dục học sinh cá biệt. Với sự nhiệt tình, tâm huyết trong công việc cùng với những kĩ năng, giải pháp phù hợp tôi đã giúp đỡ, động viên các em tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Nhiều em từng là học sinh cá biệt nhưng đã biết tu dưỡng, rèn luyện trở thành những học sinh ngoan, thành những công dân tốt và thành công trong cuộc sống . Chính vì vậy, tôi đúc rút và viết nên sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông” , mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn bè, đồng nghiệp trong công tác giáo dục học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Sáng kiến kinh nghiệm này được được đúc kết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông Lê Viết Tạo. Bên cạnh đó, sáng kiến này có thể góp phần giúp đỡ các đồng nghiệp ở các trường khác có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh cá biệt ở đơn vị mình. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được nghiên cứu, áp dụng thực tế ở tập thể lớp 11D và 12D, trường trung học phổ thông Lê Viết Tạo trong hai năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp đối chứng so sánh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được tôi rút ra sau khi nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực (Nhà xuất bản Hà Nội năm 2009); Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông (Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội năm 2011; Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống (Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội năm 2009).
2. Thực trạng công tác giáo dục học sinh cá biệt trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Mặt tích cực.
 Theo quan điểm giáo dục của cha ông ta từ xưa đến nay “ Tiên học lễ, hậu học văn ”, việc giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, trong tất cả các nhà trường việc dạy người luôn được đánh giá cao và coi trọng. Nhiều thầy cô giáo đã đem hết nhiệt tình, tâm huyết, công sức và tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người và đã đem lại những kết quả cao. Đa số các em học sinh có phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, kính thầy, mến bạn. Các em rất tích cực trong hoạt động học tập, hoạt động tập thể tại trường cũng như tham gia các hoạt động xã hội khác như hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt đọng bảo vệ môi trường . . . .Các em luôn phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi, tích cực học tập để mai này lập thân, lập nghiệp, đem lại vẻ vang cho gia đình, nhà trường và đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
2.2. Mặt hạn chế.
 Hoạt động giáo dục học sinh là một hoạt động khó khăn, phức tạp. Nó là một hoạt động sư phạm nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, một khoa học, do vậy đòi hỏi những người làm công tác chủ nhiệm lớp phải vừa là một nhà giáo, vừa là một nghệ thuật gia nhưng đồng thời cũng phải là một nhà khoa học thực thụ. 
 Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lí, giáo dục học sinh đòi hỏi người thầy phải hiểu biết về tâm lí học sinh, phải có phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi , với đặc điểm học sinh và phải có các kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm. Tuy nhiên qua thực tế nhiều năm nay cho thấy, hoạt động chủ nhiệm lớp đang có nhiều vấn đề đáng quan tâm: một số thầy cô giáo trẻ, tuổi đời và tuổi nghề còn ít nên thiếu kinh nghiệm trong quản lí học sinh, một số khác do năng lực bản thân hoặc do sự tác động từ các yếu tố tiêu cực của xã hội nên lơ là trong công tác chủ nhiệm lớp . . dẫn đến hiệu quả công tác giáo dục học sinh thấp, trong lớp còn có nhiều học sinh chưa ngoan, ảnh hưởng xấu đến các mặt giáo dục khác và đến sự phát triển xã hội.
 Từ những hạn chế của công tác giáo dục học sinh đã làm cho một bộ phận học sinh tha hóa về đạo đức, lối sống, có những hành vi thô lỗ với các thầy cô giáo, với nhân viên nhà trường, thô tục với bạn bè làm mất đi nét đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ Tôn sư trọng đạo ”, “ Kính thầy mến bạn” và gây ra những tổn thương về tinh thần, thể chất cho thầy cô, bạn bè.
 Một bộ phận khác lại rơi vào lối sống thực dụng, ăn chơi, yêu đương sớm, quan hệ tình dục sớm và không an toàn, không lành mạnh để lại những hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều em còn sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, đánh bạc, lô đề, trộm cắp, nghiện trò chơi điện tử . . .làm thiệt hại kinh tế gia đình và mất trật tự an toàn xã hội.
 Cũng phải khẳng định rằng việc các em tha hóa về đạo đức, lối sống không phải hoàn toàn do lỗi của các thầy cô và nhà trường mà một phần là do cách giáo dục từ gia đình, sự tác động từ xã hội và cái tôi tâm lí cá nhân. Tuy nhiên, trước thực trạng đó, là những người thầy – có trách nhiệm chính trong việc giáo dục con người- chúng ta cần tích cực hơn nữa để khắc phục những hạn chế trong việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng, cần phải có những biện pháp giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
3. Các giải pháp đã tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt .
 Để thực hiện tốt công tác quản lí, giáo dục học sinh cá biệt trong thời gian qua tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
3.1. Nắm bắt tâm lí và đặc điểm của học sinh.
 Một trong những kinh nghiệm của cha ông ta từ ngàn đời nay là : biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục thì trước hết người thầy phải có những hiểu biết về học sinh. Thầy phải nắm bắt được các đặc điểm tâm lí chung của lứa tuổi học sinh, tâm lí giới tính và các đặc điểm riêng về tính cách của từng học sinh, đặc điểm mọi mặt của học sinh để có các biện pháp giáo dục phù hợp. Vì vậy giải pháp đầu tiên tôi thực hiện là nắm bắt tâm lí và đặc điểm mọi mặt của học sinh, hiểu được hoàn cảnh cụ thể của từng em, biết được những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng, giúp các em tránh được những hành vi không mong đợi. 
 Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, tôi đã quan tâm, tìm hiểu về học sinh qua các biện pháp sau:
 + Tìm hiểu tâm lí chung của các em thông qua các giáo trình về tâm lí học sư phạm, giáo trình tâm lí học lứa tuổi, giáo trình tâm lí học giới tính. Thông qua các tài liệu nghiên cứu có tính khoa học ấy để biết được các đặc điểm tâm lí, sinh lí chung của lứa tuổi , tâm lí giới tính của học sinh.
 Nắm bắt tâm lí cụ thể của từng học sinh thông qua các hoạt động thực tế:
 + Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em trong các hoạt động ngoại khóa, trong các giờ sinh hoạt lớp. Trong quá trình chủ nhiệm tôi thường nói chuyện , tâm sự với các em về các chủ đề mà các em quan tâm, về các vấn đề mà các em thường gặp trong cuộc sống. Nhờ đó tôi đã tạo ra được sự thân thiện với các em, các em rất tin tưởng và đã coi tôi là một người thân để các em bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình.
 + Tìm hiểu thông tin của học sinh qua hoạt động thăm dò bằng phiếu kín. Trong các giờ sinh hoạt lớp tôi đã thường xuyên tiến hành việc thăm dò bằng phiếu kín, và qua đó tôi đã nắm bắt được chính xác hơn những vấn đề đang xảy ra trong lớp để có biện pháp xử lí ngay.
 + Tìm hiểu thông tin về các em thông qua các buổi gặp mặt và trò chuyện với phụ huynh học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt. Sau khi tổng kết mỗi tuần hoặc khi có những vấn đề đột xuất có tính nghiêm trọng xảy ra, tôi tiến hành mời gặp và trao đổi với phụ huynh học sinh ngay để kịp thời khắc phục lỗi của học sinh đồng thời thông qua phụ huynh tôi sẽ hiểu hơn về hoàn cảnh sống , những khó khăn về từng phương diện của từng học sinh, những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh cá biệt.
 + Nắm bắt tâm lí, đặc điểm của các em thông qua thái độ trong giờ học và thông qua các hoạt động tập thể tại trường để đánh giá ý thức học tập và rèn luyện của học sinh. 
 + Nắm bắt tâm lí, thái độ học tập của học sinh thông qua sự trao đổi hoặc phản ánh của giáo viên bộ môn. Trong năm học tôi thường trao đổi với các thầy cô giáo dạy các bộ môn ở lớp tôi để biết được tình hình học tập của các em để kịp thời uốn nắn ngay những hành động và thái độ học tập chưa đúng của những học sinh chưa ngoan, thiếu ý thức trong học tập.
 + Nắm bắt đặc điểm của học sinh thông qua sự quan sát. Để hiểu đầy đủ hơn về học sinh, ngoài những biện pháp trên tôi còn bổ sung cho sự hiểu biết của mình bằng những quan sát từ thực tế cuộc sống của các em. Thông qua cách đối nhân xử thế, thông qua thái độ, tình cảm của các em đối với thầy cô, bạn bè, người thân ; thông qua những việc làm của các em trong cuộc sống mà tôi biết được các em có phẩm chất đạo đức như thế nào.
 Chính nhờ những biện pháp trên tôi đã hiểu cụ thể đặc điểm của từng học sinh, nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt, những học sinh cá biệt, hay nghịch , lười biếng trong học tập.để đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
3.2. Lập kế hoạch giáo dục cụ thể.
 Trong bất kì một công việc nào muốn đạt hiệu quả cao chúng ta phải có kế hoạnh cụ thể, kế hoạch càng cụ thể và sát thực thì việc thực hiện càng dễ dàng và sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao. Nên trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi đã căn cứ theo kế hoạch chung của nhà trường và đặc điểm riêng của lớp để lập kế họach giáo dục cụ thể cho công tác giáo dục học sinh của mình. 
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
* Căn cứ để lập kế hoạch:
 - Đặc điểm chung của lớp:
 + Những thuận lợi:.
 + Những khó khăn:
 - Đặc điểm, số lượng học sinh cá biệt trong lớp:
 + Số lượng học sinh học kém, nhác học:
 + Số lượng học sinh chưa ngoan, hay vi phạm nội quy trường lớp
* Chỉ tiêu phấn đấu:
- Chỉ tiêu chung:
 Học lực : 
 + Học sinh đạt loại giỏi : số lượng .....; % .........
 + Học sinh đạt loại khá : số lượng .....; %..........
 + Học sinh đạt loại TB : số lượng .....; %..........
 + Học sinh loại yếu : số lượng ......; %.........
Hạnh kiểm : 
 + Học sinh xếp loại tốt : số lượng........; % ........
 + Học sinh xếp loại khá : số lượng........; %........
 + Học sinh xếp loại TB : số lượng .......; % .......
 + Học sinh xếp loại yếu : số lượng .......; %.......
* Công tác giáo dục học sinh cá biệt:
+ Học sinh cá biệt về học tập: cần giảm ..%
+ Học sinh cá biệt về rèn luyện:%
* Các biện pháp để thực hiện kế hoạch
 - Biện pháp giáo dục chung
 - Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
* Đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm
3.3. Lựa chọn và vận dụng phù hợp các giải pháp giáo dục học sinh cá biệt.
 Biện pháp giáo dục là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm. Trong những năm qua tôi đã trăn trở với công tác của mình và đã tìm ra nhiều biện pháp giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
 + Quan tâm sâu sắc, xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh cá biệt, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt.
 Trong bất kì công việc nào cũng cần phải hiểu rõ về công việc mình đang làm do vậy đòi hỏi phải có sự nhiệt tình và tâm huyết với công việc. Hiểu rõ điều đó, nên trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi luôn quan tâm đến lớp, thường xuyên đến lớp gần gũi với các em, nhiệt tình với các hoạt động của lớp với vai trò là một cố vấn, định hướng cho hoạt động của lớp. Không những thế tôi thường xuyên quan tâm tìm hiểu, chuyện trò để tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, tâm tư, tình cảm của các em, nguyên nhân nào làm cho các em trở thành học sinh cá biệt. Khi biết được gia đình học sinh có những chuyện đau buồn xảy ra, tôi luôn có sự quan tâm, chia sẻ, động viên các em kịp thời để các em ổn định tâm lí, chăm lo cho công việc học tập. Đối với những em trở nên cá biệt vì những lí do khác, tôi luôn tìm hiểu kĩ nguyên nhân để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp.
 + Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
 Để học sinh có những ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, trong các tình huống, tôi đã giúp các em nhận thức đúng được bản thân, các em biết được mình là ai, mình có điểm mạnh, điểm yếu gì, mình có những giá trị gìTrên cơ sở đó, tôi khích lệ động viên để các em phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng thời khắc phục những hạn chế, thay đổi hành vi, thói quen xấu theo hướng lành mạnh và tích cực lên.
+ Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ.
 Trong qúa trình giáo dục học sinh cá biệt, tôi đã kết hợp với tập thể lớp giúp học sinh nhận thức được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung thì không hcir làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, trong xã hội không cho phép bất cứ ai àm như vậy. Nếu không thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành công của cá nhân Từ sự nhận thức này, học sinh sẽ dần dần thay đổi thái độ, hành vi, cách ứng xử của mình cho phù hợp.
+ Quan tâm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt.
 Tôi đã tổ chức cho lớp quan tâm, giúp đỡ học sinh cá biệ khi các em gawpj khó khăn; phụ đạo bồi dưỡng thêm để các em có thể nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, vận dụng phương pháp tự học bộ môn. Điều này rất quan trọng vì nó giúp học sinh dần thành công trong từng nấc thang chiếm lĩnh tri thức. Từ đó từng bước tạo cho học sinh niềm vui, niềm tin về khả năng học tập của bản thân, các em tích cực hơn trong học tập và rèn luyện.
+ Khen thưởng, động viên tinh thần hợp lí, xây dựng những tấm gương học sinh điển hình để các học sinh khác noi theo.
 Tinh thần, ý thức là một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thành công của công việc. Trong quá trình học tập rèn luyện của các em tôi luôn quan tâm, phát hiện và khen thưởng, động viên kịp thời để khuyến khích các em, làm cho các em tích cực hơn. Tôi đã quan tâm phát hiện và kịp thời biểu dương khi các em có sự tiến bộ, cho dù là những tiến bộ nhỏ nhất. Với những việc làm đó, các em đã cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập, tạo nên một không khí thi đua sôi nổi. Đồng thời tôi cũng thông qua các hoạt động khen thưởng những học sinh giỏi, ngoan để có tác động tích cực đến các học sinh cá biệt, giúp cho các em có ý chí cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện.
 + Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : 
 “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
	Thành công, thành công, đại thành công ”
 Chính vì vậy, tôi luôn coi trọng xây dựng tinh thần đoàn kết trong tập thể, xây dựng tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Tôi phối hợp với giáo viên bộ môn thành lập các cốt cán bộ môn, giao nhiệm vụ cho các em tập trung đầu tư vào từng môn học để giúp đỡ các bạn học yếu môn đó thông qua các giờ sửa bài tập, các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Khuyến khích việc thành lập tổ nhóm học tập để các em có thể bổ sung, hỗ trợ nhau. Thu hút các em tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể, văn hóa, văn nghệ, thể thao...để giúp các em hiểu nhau hơn, thân thiện với nhau hơn. Đồng thời trong tập thể có những em có hoàn cảnh khó khăn, tôi kêu gọi động viên các em quyên góp tiền ủng hộ các bạn để các bạn có tiền nộp học phí. Với tinh thần tương thân, tương ái; lá lành đùm lá rách tập thể lớp đã giúp đỡ cho những bạn khó khăn được tiếp tục học tập. 
 + Thực hiện tốt đấu tranh phê bình và tự phê bình
 Trong cuộc sống ai cũng có thể mắc phải những sai lầm và hạn chế, điều quan trọng là nhận thức được sai lầm của bản thân và có ý thức tự giác tích cực sửa chữa, khắc phục. Tôi luôn coi trọng công tác đấu tranh phê và tự phê của học sinh. Bởi vì chỉ có như vậy học sinh mới tự nhận thức được bản thân mình, mặt khác lại được nghe sự nhận xét của các bạn khác đối với mình. Thông qua phê và tự phê, học sinh nhận biết được những ưu điểm, những mặt tích cực của mình để phát huy và thấy được những khuyết điểm, hạn chế của mình để khắc phục.
 Thực hiện quan điểm đó mỗi tháng tôi đều cho học sinh tự nhận xét, đánh giá và tự nhận kết quả xếp loại hạnh kiểm trong tháng của mình. Sau đó học sinh sẽ được nghe kết quả theo dõi và nhận xét của cán bộ lớp, cán bộ tổ, ý kiến của thành viên khác và đưa ra kết quả xếp loại hạnh kiểm. Với cách làm đó hạnh kiểm từng tháng của học sinh đã được đánh giá và xếp loại chính xác, đảm bảo sự công bằng.
 Trên đây là một số biện pháp hữu hiệu mà tôi đã vận dụng để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh cá biệt và đã đạt được những kết quả khả quan.
 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và rút ra những bài học kinh nghiệm.
 Sau bất kì công việc nào đòi hỏi chúng ta phải có quá trình đánh giá để thấy được những kết quả đã đạt được đồng thời thấy được những hạn chế còn mắc phải từ đó rút kinh nghiệm cho quá trình hoạt động tiếp theo. Do vậy, sau mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được, phát hiện những hạn chế để kịp thời khắc phục, từ đó làm cho quá trình giáo dục đạt kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_d.doc