SKKN Một số giải pháp nâng cao nề nếp trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT miền núi

SKKN Một số giải pháp nâng cao nề nếp trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT miền núi

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp chung của toàn xã hội nhưng trong đó thầy cô giáo có vai trò và sứ mệnh lớn lao nhất. Ở trường học giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức của các môn học mà còn có trách nhiệm thương yêu, quan tâm, chăm sóc để học sinh trở thành người tử tế, có nhân cách.

 Giáo dục ở bậc THPT có nhiều thuận lợi song cũng có vô vàn thử thách. Lứa tuổi THPT khá năng động, sôi nổi, ham hiểu biết, có mục đích trong học tập, độ tuổi này học sinh bắt đầu hình thành chiều sâu trong suy nghĩ. Song các em vẫn còn nông nổi, bồng bột, dễ bị tác động, lôi kéo bởi nhiều điều xấu dẫn đến sa ngã, hư hỏng. Những thay đổi về tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên khiến các em thường mất khả năng kiểm soát bản thân [2].

 Mười năm dạy học giúp tôi nhận ra rằng một giáo viên chủ nhiệm có tâm, có kinh nghiệm sẽ tác động vô cùng tích cực đến cuộc đời học sinh. Vì thế có thể khẳng định giáo viên chủ nhiệm có một vai trò rất lớn, nói đúng hơn giáo viên chủ nhiệm có vị trí quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh.

 Có điều công tác chủ nhiệm chưa bao giờ là việc làm dễ dàng. Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên. Vấn đề này càng trở nên nan giải hơn với chúng tôi – những giáo viên chủ nhiệm tại các trường THPT miền núi, nơi có hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều tập tục và thói quen lạc hậu, giáo dục chưa được phụ huynh xem trọng, cơ sở vật chất, hạ tầng thiếu thốn

 Qua đề tài “Một số giải pháp nâng cao nề nếp trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT miền núi” tôi sẽ đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn để đóng góp cùng đồng nghiệp trong việc nâng cao hơn hiệu quả công tác giáo dục, nhất là giáo dục học sinh ở vùng núi.

 

doc 12 trang thuychi01 6661
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao nề nếp trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT miền núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp chung của toàn xã hội nhưng trong đó thầy cô giáo có vai trò và sứ mệnh lớn lao nhất. Ở trường học giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức của các môn học mà còn có trách nhiệm thương yêu, quan tâm, chăm sóc để học sinh trở thành người tử tế, có nhân cách.
	Giáo dục ở bậc THPT có nhiều thuận lợi song cũng có vô vàn thử thách. Lứa tuổi THPT khá năng động, sôi nổi, ham hiểu biết, có mục đích trong học tập, độ tuổi này học sinh bắt đầu hình thành chiều sâu trong suy nghĩ. Song các em vẫn còn nông nổi, bồng bột, dễ bị tác động, lôi kéo bởi nhiều điều xấu dẫn đến sa ngã, hư hỏng. Những thay đổi về tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên khiến các em thường mất khả năng kiểm soát bản thân [2].
	Mười năm dạy học giúp tôi nhận ra rằng một giáo viên chủ nhiệm có tâm, có kinh nghiệm sẽ tác động vô cùng tích cực đến cuộc đời học sinh. Vì thế có thể khẳng định giáo viên chủ nhiệm có một vai trò rất lớn, nói đúng hơn giáo viên chủ nhiệm có vị trí quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh.
	Có điều công tác chủ nhiệm chưa bao giờ là việc làm dễ dàng. Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên. Vấn đề này càng trở nên nan giải hơn với chúng tôi – những giáo viên chủ nhiệm tại các trường THPT miền núi, nơi có hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều tập tục và thói quen lạc hậu, giáo dục chưa được phụ huynh xem trọng, cơ sở vật chất, hạ tầng thiếu thốn
	Qua đề tài “Một số giải pháp nâng cao nề nếp trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT miền núi” tôi sẽ đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn để đóng góp cùng đồng nghiệp trong việc nâng cao hơn hiệu quả công tác giáo dục, nhất là giáo dục học sinh ở vùng núi.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Quản lí lớp học hay công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục toàn diện một con người. Nhưng trên thực tế ở nhiều trường, nhiều nơi lại chưa quan tâm đúng mức vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Thêm nữa một số thầy cô làm công tác chủ nhiệm còn tỏ ra lúng túng, sử dụng phương pháp quản lí lớp thiếu hiệu quả, thậm chí gây tổn hại về thể chất cũng như tinh thần của học sinh. Được kinh qua công tác chủ nhiệm, nhất là trong năm học 2016 – 2017 tôi là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học sinh được đánh giá là ý thức kém nhất trường, tôi rút ra được những kinh nghiệm nhỏ và mong muốn được chia sẻ về giải pháp có thể sử dụng để nâng cao nề nếp do lớp mình quản lí, hi vọng sẽ giúp các giáo viên chủ nhiệm thực hiện hiệu quả hơn phần việc mình được nhà trường giao cho.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý Giáo dục từng cho rằng giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là nhà quản lý không có dấu đỏ. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông là linh hồn của lớp học [1]. Rõ ràng học trò có tiến bộ hay không, lớp học có ngoan hay không phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên chủ nhiệm. Điều này càng đúng hơn với những lớp học THPT ở miền núi, bởi đa phần học sinh ở đây đều phải trọ học xa nhà, gia đình không thực sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con cái, giao phó, ỷ lại hết cho nhà trường. Vì thế học sinh đạt được kết quả học tập và rèn luyện tốt hầu hết là do sự quan tâm, quản lí của giáo viên mà “công trạng” này phải kể đến trước tiên là giáo viên chủ nhiệm. Do vậy, trong đề tài này, tôi tập trung vào những giải pháp giúp các giáo viên chủ nhiệm ở vùng núi đạt được hiệu quả về quản lí nề nếp lớp học trong quá trình công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài.
- Phương pháp quan sát: nhằm thu thập những số liệu, thông tin về quá trình diễn biến của học sinh trong học tập và rèn luyện.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thông qua phiếu trả lời câu hỏi để có những thông tin cần thiết về ước mơ, mong muốn của học sinh về nghề nghiệp, việc làm, về gia đình, thầy cô, về khó khăn trong học tập và cuộc sống 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: sau khi đã thu thập được thông tin từ học sinh sẽ tiến hành xử lí số liệu, thống kê để sắp xếp thứ tự các khó khăn, mong ước, nguyện vọng của học sinh
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
	Nhiệm vụ và mục tiêu của nhà trường là đào tạo thế hệ trẻ trở thành lớp người có nhân cách, có tri thức. Nói về giáo dục, người xưa đã khẳng định “Tiên học lễ, hậu học văn”, câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiến thức văn hóa. Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, một lần nữa ta thấy rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức là nhiệm vụ đầu tiên, hàng đầu trong hệ thống trường học và người thực hiện điều này hiệu quả nhất không ai khác là giáo viên chủ nhiệm.
	Tác giả Vũ Tuấn Phong của báo Giáo dục và Thời đại cho rằng: có thể coi GVCN như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp [1] Nhưng đúng như một PGS.TS - một nhà giáo dục nổi tiếng đã có lần phát biểu: Chúng ta hay đề cao việc dạy chữ, coi nhiệm vụ hàng đầu ở trường học là giáo dục tri thức mà chưa chú trọng lắm về việc giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học sinh nên học sinh có hành vi lệch chuẩn ngày càng tăng. Hơn nữa xã hội càng hiện đại thì những giá trị cổ truyền ngày càng mai một kéo theo đó là sự băng hoại đạo đức của một bộ phận giới trẻ, trong đó có không ít những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường [2]. 
	Với sứ mệnh “trồng người” công tác chủ nhiệm rõ ràng là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật quản lí và nghệ thuật giáo dục. Để giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò tốt, người GVCN phải nắm bắt được tâm lí, tích cách, đặc điểm, những mặt mạnh cũng như hạn chế của học sinh, với học sinh dân tộc thiểu số còn phải nắm được tập quán, phong tục của các em. Có như vậy mới dìu dắt, giúp đỡ các em tiến bộ, thay đổi được thói hư, tật xấu, thích thú đến lớp, đến trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Ở trường THPT Quan Hóa, để có kết quả giáo dục tốt nhất, nhà trường mỗi năm học đều lập 2 lớp mũi nhọn là lớp A1 và lớp A2 ở mỗi khối. Những lớp này hội tụ hết các học sinh ngoan, có năng lực học tập, có mục đích học rõ ràng, phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái. Như vậy các lớp còn lại, nhất là các lớp cuối như A4, A5 thường là các đối tượng học sinh học kém nhất khối và tất nhiên đi đôi với đó là ý thức, nề nếp “cuối bảng” của trường. Mấy năm gần đây hệ thống lớp A4 của các khối đều luôn là “nỗi ám ảnh” với các giáo viên giảng dạy bộ môn và là vấn đề nan giải của GVCN, của nhà trường trong quá trình giáo dục bởi sự lì lợm, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thậm chí là cá biệt của các em.
Ngay từ đầu năm học 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp 11a4 – một trong những lớp luôn khiến các thầy cô bị “tăng xông” khi vào giảng dạy. Kể cả một số giáo viên kì cựu, có thâm niên và kinh nghiệm trong nghề khi dạy lớp này cũng phải kêu than. Bản thân là một giáo viên được xem là nghiêm khắc nhưng giảng dạy ở lớp này tôi cũng “bở hơi tai” sau khi rời lớp. Song GVCN lớp khi được tôi trao đổi về tình hình lớp đã tâm sự rằng tiết học của tôi là một trong những tiết các em nghiêm túc và hứng thú nhất còn những giáo viên khác, đặc biệt các giáo viên non kinh nghiệm thì tiết học quả thật vô cùng vất vả cho thầy cô bởi nhắc được nhóm này thì nhóm khác lại nói chuyện, làm việc riêng, một số thì ngủ gục, không ghi bài, bỏ tiết
Với thực trạng này lớp 11A4 luôn là lớp có số học sinh nghỉ học nhiều nhất trường. Trong tất cả các buổi giao ban của trường, lớp này luôn nằm trong số 3 lớp có học sinh nghỉ học đặc biệt là nghỉ học vô lí do nhiều nhất. Còn tình trạng học sinh bỏ tiết, đi học muộn, làm việc riêng, không học bài cũ, sử dụng điện thoại, nói tục, thậm chí vô lễ với giáo viên  thì diễn ra thường xuyên như cơm bữa. Kết quả thi đua cuối học kì 1, lớp 11A4 đứng thứ 14/14 lớp của trường.
Sang học kì 2 của năm học, nhà trường phân công lại nhiệm vụ và giao cho tôi công việc không chỉ giảng dạy môn Ngữ văn ở 11A4 mà còn kiêm luôn công tác chủ nhiệm lớp này. Ban đầu tôi cũng khá hoang mang bởi bản thân chưa bao giờ phải chủ nhiệm một lớp ý thức kém đến vậy. Nhiều đồng nghiệp tỏ ra cảm thông và ái ngại cho tôi trước nhiệm vụ này. Rồi tôi tự thấy đỏ mặt khi nghe đến câu hát của Trần Long Ẩn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Hơn nữa, có phải nhiều điều tốt đẹp ở các em chưa được đánh thức? Hãy là người khơi dậy những “vẻ đẹp tiềm ẩn” ấy. Thế nên điều tôi đau đáu là tìm các giải pháp tích cực, hiệu quả để nâng cao ý thức, cải thiện nề nếp của lớp, giúp các em có lại được kiến thức, hứng thú học tập, mục đích học tập và đặc biệt là hình thành nhân cách. Đây chính là nền tảng để các em trở thành người con hiếu thảo, người học trò tốt, con người có ích cho bản làng, xã hội.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
	Qua điều tra, tìm hiểu, tôi rút ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nề nếp “cuối hạng” của lớp mình như sau:
- Là lứa tuổi cần nhất sự quan tâm, gần gũi, giám sát của cha mẹ nhưng 26/35 học sinh của lớp phải trọ học bởi trường quá cách xa gia đình (số còn lại không trọ học nhưng khoảng cách từ nhà đến trường cũng phải từ 9 - 12km). Từ đó khó khăn cho gia đình trong việc quản lí việc học tập, sinh hoạt, rèn luyện của con em.
- Do đặc thù của người dân tộc thiểu số, cha mẹ các em vô cùng nuông chiều, tin tưởng vào con cái, đáp ứng đa số những yêu cầu của các em, không giám sát các em thường xuyên và kĩ càng.
- GVCN trước đó còn non kinh nghiệm, là người không dứt khoát, luôn sợ mất lòng người khác kể cả học sinh nên quản lí lớp học không hiệu quả.
- Nhiều học sinh sa vào các cám dỗ: nghiện trò chơi điện tử (17/19 học sinh nam thường xuyên chơi điện tử, trong đó có 3 em nghiện nặng), toàn bộ học sinh nam của lớp đều biết và đã từng say rượu (có 6 em uống rượu thường xuyên vào các bữa cơm trưa), nợ quán
- Hầu hết điều biết yêu đương, có bạn trai, bạn gái, thậm chí có 1 HS nữ là em Hà Thị Hạnh yêu sâu nặng đến độ gia đình hai bên đã gặp mặt nhau và cho các em yêu đương công khai.
- Gần như toàn bộ các em trong lớp không có mục đích học tập, cho rằng chỉ cần cố học hết lớp 12 để lấy bằng tốt nghiệp THPT theo yêu cầu của cha mẹ là đủ.
- Lực học của cả lớp yếu, thậm chí thuộc loại kém dẫn đến các em chán nản, không muốn đến lớp hoặc đến lớp rồi nhưng không chú tâm học tập, sẵn sàng bỏ về ở những tiết học cảm thấy khó hiểu, thấy giáo viên dễ tính.
	Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của năm học 2016-2017, tôi đã thực hiện một số phương pháp, giải pháp theo trình tự sau và nhận thấy đạt được những hiệu quả thiết thực:
	Thứ nhất: lập kế hoạch chủ nhiệm, thực sự bám lớp
	Qua nghiên cứu, đặc biệt là những môđun từ tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT, tôi đã lập ra một kế hoạch chủ nhiệm của riêng mình cho phù hợp với thực tế công tác. Gọi là kế hoạch chủ nhiệm của riêng tôi bởi bản kế hoạch này đồng thời cũng là một cuốn sổ ghi chép. Ở đó có kế hoạch chung cần thực hiện cho lớp theo từng tuần, từng tháng dựa trên việc tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi, những tồn tại của lớp. Với một số lượng lớn tồn tại cần giải quyết ở lớp, tôi xác định không thể cùng một lúc giải quyết hết được, vì thế tôi chia và sắp xếp những vi phạm của các em theo thứ tự ưu tiên để “triệt tiêu” dần. Thứ tự này dựa vào tần số mắc lỗi của các em. Đầu tiên sẽ là giải quyết dứt điểm việc nghỉ học nhiều, đặc biệt nghỉ học vô lí do. Ưu tiên thứ hai là chấm dứt tình trạng đi học muộn. Thứ tự tiếp theo là tình trạng bỏ tiết; trang phục và đầu tóc; không tham gia lao động, không tham gia các hoạt động của lớp, của Đoàn, của nhà trường; vô ý thức, vô lễ với giáo viên; nói tục, chửi bậy; làm việc riêng, sử dụng điện thoại khi tham gia các hoạt động giáo dục Bản kế hoạch này còn là nơi ghi chép tất cả những thông tin về các em, mỗi em có 3 trang giấy trong đó ghi chép về địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, tính cách, những ưu điểm, hạn chế, nguyện vọng và những vi phạm, những tiến bộ của các em, những biện pháp đã sử dụng để giáo dục các em
	Một việc làm vô cùng hiệu quả nữa đó là thực sự bám lớp, bám trường. Nghĩa là GVCN luôn đến sớm, không vắng mặt buổi nào trong các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Có như vậy mới luôn nắm bắt được tình hình của học sinh. Ngoài ra nên kiểm tra đột xuất trong các giờ ra chơi, trong các tiết mình trống giờ và đặc biệt là trong các tiết của những giáo viên dễ tính, những tiết học mà các em hay vi phạm nội quy. Thậm chí cả những tiết 5 GVCN cũng đảo qua vài lượt trong tuần. Làm như vậy HS thấy rằng cô thật sự quan tâm, đang giám sát mình vô cùng chặt, như thế các em giảm, không dám mắc lỗi nữa. Cũng chính vì có kế hoạch cụ thể và bám lớp nên ngay từ tuần đầu nhận chủ nhiệm tôi đã ngăn chặn kịp thời “hiểm họa” của lớp. Em Phạm Đình Sơn của lớp và học sinh lớp 11A5 do xích mích đã gọi bạn bè của nhau định hết buổi học sẽ “tỉ thí” trước cổng trường. Từ buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tôi đã nhận thấy sự khác thường trong thái độ của các em. Ngay sau đó tôi liên lạc với phụ huynh hỏi han về tình hình tối hôm trước của em thì được báo là em đi chơi về muộn và hình như có nói chuyện với bạn qua điện thoại về việc đánh nhau. Tôi lập tức gọi em Sơn đến phòng chờ giáo viên hỏi chuyện, sau đó đến lớp 11A5 gọi em HS gây hấn với Sơn đến nghe hai bên trình bày. Cuối cùng tôi phân tích thiệt hơn cho các em thấy hậu quả của việc đánh nhau, về cách ứng xử của bạn bè, về việc ứng phó với những vấn đề trong cuộc sống, về việc đúng/ sai của cả hai, về vai trò của lời xin lỗi, yêu cầu bên sai xin lỗi Nhất là khẳng định rằng sự việc đã được tôi biết, nếu các em dừng lại thì chấm dứt tất cả, nếu cố tình vi phạm sẽ bị coi là cố tình đánh nhau có tổ chức và sẽ bị xử lí theo đúng quy định của công an địa phương, của Bộ giáo dục về thi hành kỉ luật học phổ thông. Hai em sau khi được giảng giải đã thông suốt, gia đình các em đã vô cùng cảm kích khi tôi xử lí gọn gàng mâu thuẫn của các em.
	Thứ hai: tạo được sự tin tưởng nơi HS, tạo tinh thần đoàn kết cao trong lớp học
	HS chỉ thực sự nghe lời những người thầy mẫu mực. Do đó, GVCN cần sống chuẩn mực, có sức cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để xử lí kịp thời, đúng đắn các tình huống sư phạm, phải biết đối xử khéo léo, công bằng và nghiêm minh đối với HS. Muốn như vậy đầu tiên GVCN phải thật vững vàng trong chuyên môn. HS không thể thán phục một người dạy thiếu kiến thức, nghèo nàn về phương pháp sư phạm. Nói cách khác, cái “tài” trong chuyên môn của cô sẽ là nền tảng để trò khâm phục. 
Song điều cần nhất ở GVCN là trái tim nhân ái. Với HS, đặc biệt những lớp học nhiều HS cá biệt như 11A4, GV tuyệt đối không dùng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm, mạt sát mà nên có thái độ ân cần, quan tâm, tạo cho các em một cảm giác thân tình, an toàn, tin tưởng, khiến các em thấy lớp học cũng là một gia đình. Tại gia đình này, GVCN chính là cha là mẹ. Người mẹ này không nên nói nhiều như thế sẽ khiến các em nhàm chán, hãy thể hiện bằng hành động yêu thương, nhưng là người nói được làm được. Hơn nữa, đừng ảo tưởng rằng HS của mình sẽ tiến bộ ngay sau vài lần bị nhắc nhở hay xử phạt. Cần luôn hiểu rằng chúng sẽ tiếp tục vi phạm, thậm chí phạm lỗi ở mức độ cao hơn bởi đó là đặc điểm tâm lí của lứa tuổi thích thách thức, chúng coi đó là một cách khẳng định mình trước bạn bè, thầy cô, mọi người. Chính những lúc này bản lĩnh của GVCN mới được khẳng định. Người non kinh nghiệm sẽ dùng tiết dạy của mình xử lí HS vi phạm, có khi mắng cả tiết học – đây đang là điều HS mong mỏi: thà nghe bị chửi còn hơn bị kiểm tra bài cũ, phải ghi bài Khả năng chịu đựng nỗi bực bội, sự tức giận đang ngày một dâng cao chính là cách thức GVCN thoát khỏi cái “bẫy” HS giăng ra. Bằng một cái đầu tỉnh táo, người GV sẽ tuyệt đối không buông những lời thoá mạ, mắng chửi HS, không xử lí sự việc theo cảm tính, ngược lại hành xử rất văn minh, chủ yếu là khơi lên sự tự giác nhận khuyết điểm của HS một cách nghiêm túc. Như thế, GVCN đã nhận được sự tôn trọng, kính nể - yếu tố vô cùng cần thiết để HS vâng lời.
Thứ ba: xây dựng thang điểm đánh giá riêng của lớp, phổ biến cho học sinh biết về hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với HS phổ thông song chỉ nên sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
	Dựa vào cách tính điểm thi đua của Đoàn trường, thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỉ luật HS các trường phổ thông, GVCN nên tạo ra một thang điểm cụ thể riêng của lớp. Từ thang điểm này quyết định việc xếp loại hạnh kiểm theo từng tuần, từng tháng sau đó là cả kì, cả năm của học sinh. Thang điểm hạnh kiểm có cả điểm cộng cho những việc làm tốt và điểm số tốt. Vì lớp học kém nên tôi mạnh dạn cho cộng điểm khi HS đạt điểm 8 từ các môn học. Bên cạnh đó là điểm trừ cụ thể với các loại lỗi nếu các em mắc phải. Với biện pháp này HS sẽ luôn tự tính toán trước được mình đạt hạnh kiểm gì trong tuần, trong tháng và như vậy sẽ luôn nỗ lực làm việc tốt, học tốt, không dám vi phạm để phải nhận hạnh kiểm trung bình hoặc hạnh kiểm yếu.
	Chắc chắn rằng chưa một GVCN nào chỉ dùng cách thuyết phục, cảm hóa, tác động bằng tình cảm mà học sinh tự giác chấp hành nề nếp, nội quy vì đây là điều phi thực tế. HS chăm ngoan thì chẳng cần người thuyết phục các em đã tự giác chấp hành quy định. Ta đều thấy rằng đa phần HS chấp hành nội quy là do sợ bị kỉ luật. Muốn các em chấp hành nội quy phải cho các em hiểu nội quy, quy định, những điều được làm và không được làm của HS. Hơn nữa tôi sẽ phổ biến cho HS biết về hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với HS phổ thông theo thông tư 08 của Bộ Giáo dục. Tôi cho in thông tư 08 này trên khổ giấy A3 và dán bằng băng dính hai mặt trên tường lớp học. Qua đây các em thực sự mới nắm được các mức độ kỉ luật mà mình sẽ phải nhận với các lỗi cụ thể, điều mà trước đây các em còn rất mơ hồ.
Như đã phân tích, với mật độ phạm lỗi dày đặc như thế HS của lớp chắc chắn không dễ gì ngoan ngoãn ngay. Tôi xác định 3 tuần đầu tiên các em vẫn tiếp tục vi phạm nội quy. Những HS mắc lỗi cần phải bị xử phạt mới mong làm gương và giữ uy tín cho GV – người nói là làm. Tuy nhiên chỉ sử dụng các hình phạt tích cực. Tùy thuộc vào loại lỗi, số lỗi HS vi phạm trong tuần để áp dụng một số hình phạt tích cực theo thứ tự sau: vệ sinh trường (nên kết hợp với lao công của nhà trường), trồng cây xanh (liên hệ với người phụ trách cơ sở vật chất của nhà trường), đọc sách – báo tại phòng đọc thanh niên của Đoàn trường, vệ sinh – lao động tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện, nhà chùa hoặc khu di tích văn hóa lịch sử gần trường (hình phạt đọc sách báo và vệ sinh những nơi linh thiêng nên nhờ Đoàn trường giám sát). Sau 3 tuần đầu tôi nhận thấy số lượng và số lượt HS vi phạm giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều này chưa có hiệu quả với một số HS cá biệt. Với các HS tiếp tục phạm lỗi hãy đánh vào lòng tự trọng của các em bằng cách yêu cầu các em viết cam kết không tái phạm, vi phạm bất kì lỗi nào theo nội quy của lớp, của trường. Bản cam kết này phải được đọc trước lớp. Sau khi các em đọc xong tôi nhẹ nhàng hỏi: “Cô và các bạn tin được lời em hứa chứ?”. Cách thức này thực sự hiệu quả với những em có lòng tự trọng cao. Bởi các em không muốn trở thành một kẻ chỉ giỏi hứa hẹn.
Tuy vậy, vẫn còn những HS cố tình vi phạm. Lúc này GVCN xử lí theo cách mời phụ huynh đến trường gặp để trao đổi. Sau khi trao đổi cần tiếp tục cho các em viết cam kết một lần nữa nhưng trong bản cam kết này có thêm chữ kí của phụ huynh. Việc này tạo cho các em sự ràng buộc cũng ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_ne_nep_trong_cong_tac_chu_nhi.doc