SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân tại trường THPT Đô Lương 1
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế. Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đầu năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Với quan điểm đó của Đảng, người giáo viên cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học ở tất cả các môn học, đặc biệt môn Giáo dục công dân được coi là bộ môn khoa học dạy làmngười.
Môn Giáo dục công dân ở trường THPT là môn khoa học xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai; có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng. Đặc biệt những kiến thức của môn Giáo dục công dân giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững bước vào đời, có ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật, có ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và với bản thân mình.
Ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phương án thi, xét tuyển và tuyển sinh năm 2017, đưa môn Giáo dục công dân vào kỳ thi THPT Quốc gia (Từ năm 2020 đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT) dưới dạng bài thi tổ hợp Khoa học xã hội cùng hai môn Lịch sử và Địa lí. Đây là một đổi mới tạo ra bước chuyển không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn có tác động chung với xã hội, khẳng định vị trí, vai trò của bộ môn Giáo dục công dân trong trường học. Tuy nhiên việc đưa bộ môn này vào kỳ thi THPT Quốc gia cũng đã làm cho nhiều giáo viên, học sinh lo lắng. Dạy và học như thế nào để đạt chất lượng, hiệu quả?
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1” Môn: Giáo dục công dân Lĩnh vực: Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân Năm học 2022-2023 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ CĐ Cao đẳng ĐH Đại học HS Học sinh GV Giáo viên NL Năng lực GDCD Giáo dục công dân KHXH Khoa học xã hội KHTN Khoa học tự nhiên NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học TN THPT Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2.3.7. Cho học sinh làm đề theo cấu trúc đề minh họa, đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo .........................................................................37 2.3.8. Giao bài tập về nhà cho học sinh.......................................................38 2.4. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả đề tài .................................38 2.4.1. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất....38 2.4.1.1. Mục đích khảo sát ......................................................................38 2.4.1.2.Nội dung và phương pháp khảo sát.............................................38 2.4.1.3. Đối tượng khảo sát .....................................................................40 2.4.1.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. (kết quả cụ thể ở Phụ lục 3)..................................................................40 2.4.2.Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả......................................42 2.4.2.1.Thực nghiệm sư phạm.................................................................42 2.4.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................43 2.5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................48 2.5.1. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................48 2.5.2. Khả năng mở rộng đề tài ...................................................................48 2.5.3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất ........................................................48 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO việc dạy ôn thi tốt môn Giáo dục công dân sẽ giúp các em đạt tổng số điểm cao để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, tâm lí của một số học sinh vẫn coi đây là môn phụ, có xét đại học nhưng đa số là những khối thi và ngành thi mà học sinh ít lựa chọn nên các em chưa có ý thức học, chưa tập trung nhiều thời gian cho việc ôn luyện. Điều đó cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc nâng cao chất lượng học tập và ôn thi bộ môn. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân tại trường THPT Đô Lương 1” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục công dân và góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Từ đó tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng, điểm số của bài thi sẽ ngày càng được nâng cao. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, phân tích thực trạng về ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở trường THPT. - Vận dụng một số PPDH tích cực vào giảng dạy ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở trường THPT. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức, liên hệ thực tiễn cho HS, tạo hứng thú cho các em đối với môn học. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên. + Tạo được nguồn tư liệu giúp các đồng nghiệp có thể nghiên cứu và áp dụng trong quả ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở trường THPT. - Nghiên cứu và nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở trường THPT. - Học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức và có kĩ năng vận dụng tốt kiến thức trong làm bài thi. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối 12 trường THPT Đô Lương 1, trong đó chúng tôi chọn lớp 12 D4 (lớp thực nghiệm) và lớp 12 D1 (lớp đối chứng) để nghiên cứu. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Trong phạm vi của đề tài,chúng tôi tập trung đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân tại trường THPT Đô Lương 1. - Sơ đồ tư duy, 4 cấp độ nhận thức của một số bài học trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11, 12. - Thời gian nghiên cứu: Với đề tài này,chúng tôi đã tập trung thực hiện và hoàn 2 + Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân đã được kiểm chứng qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021- 2022 tại trường THPT Đô Lương 1. Vì vậy nếu vận dụng được một số giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học và ôn thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 4 bài 1 đến bài 9. Phần công dân với kinh tế (Từ bài 1 đến bài 5) trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 và tất cả nội dung chương trình lớp 12 đều nằm trong nội dung thi tốt nghiệp THPT trừ những phần giảm tải và khuyến khích học sinh tự đọc theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm chủ yếu tập trung trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 với 36 câu hỏi (chiếm tỉ lệ 90%). Chương trình Giáo dục công dân lớp 11 chỉ có 4 câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu (chiếm tỉ lệ 10%). Tuy nhiên trong những năm tổ chức thi, số câu hỏi trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12, đặc biệt là câu hỏi vận dụng cao chủ yếu tập trung vào các chủ đề: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do cơ bản, Công dân với các quyền dân chủ. Nhưng không vì thế mà giáo viên ôn tủ cho học sinh, để đảm bảo cho học sinh đạt kết quả tốt, giáo viên phải giúp các em nắm được kiến thức cơ bản tất cả các nội dung đã học và có kĩ năng vận dụng trong làm bài thi, đồng thời tập trung nhiều thời gian hơn vào những chủ đề có nhiều câu hỏi trong đề thi. Ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nội dung thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân còn có những câu hỏi vận dụng liên quan đến thực tiễn cuộc sống và kiến thức pháp luật cơ bản hiện hành. Vì vậy đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời tích cực sưu tầm các đề thi trên mạng và tìm hiểu những tình huống pháp luật qua sách, báo, mạng internet...để giải quyết tốt những câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. 2.1.2.1. Thực trạng vấn đề Thực trạng dạy học vận dụng các biện pháp ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng và đổi mới phương pháp giảng dạy trong ôn thi tốt nghiệp ở trường THPT của GV và HS, chúng tôi đã tiến hành điều tra GV trong tổ Khoa học xã hội chúng tôi và 190 HS học sinh thuộc 4 lớp 12 ban khoa học xã hội trong trường tại trường THPT Đô Lương 1 về vấn đề này. Google forms khảo sát (link: https://forms.gle/L1ixx4PWxLM9JpiF9 ; Xem phụ lục 2). Kết quả khảo sát như sau: Kết quả khảo sát học sinh Tiến hành điều tra, thu thập, phân tích xử và những kết quả được thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu, biểu đồ và nhận xét kết quả a) Về phương pháp học tập phát triển năng lực ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD 6 Theo kết quả điều tra thì phần lớn HS đánh giá việc việc đổi mới PPDH ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD hiện nay tại trường THPT Đô Lương 1 rất cấp thiết (63/190 HS, chiếm tỉ lệ 32 %), cấp thiết 117/190 em HS, chiếm tỉ lệ 62 %, thế nhưng các em lại không hứng thú với PPDH của GV (4/190 HS, chiếm tỉ lệ 2 %), ít hứng thú( 6/190). Điều này đặt ra trách nhiệm đối với mỗi GV trong việc thực hiện đổi mới PPDH, phát huy năng lực cho HS. Đặc biệt ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân có hiệu quả cao. Như vậy theo kết quả điều tra thì phần lớn học sinh rất muốn được học các tiết ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân có sử dụng một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT. 8 Biểu đồ 1.2. Đánh giá kĩ năng tự chủ và tự học của học sinh trong ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân. Kết quả khảo sát giáo viên: Để nắm bắt thực trạng về việc vận dụng phương pháp trong ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân ở trường THPT phát triển NL tự chủ và tự học cho học sinh (link khảo sát: https Kết quả cho thấy các GV đều cho rằng NL tự chủ và tự học trong ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân sẽ giúp cho HS có thêm hứng thú học tập, phát triển các năng lực mới. (Xem phiếu khảo sát - phụ lục 3) Khảo sát đánh giá mức độ năng lực tự chủ và tự học của học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân: Bảng 1.2. Đánh giá mức độ năng lực tự chủ và tự học của học sinh Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ % Rất tốt 0 0 Khá 5 27,8 Trung bình 8 44,4 Kém 5 27,8 Số liệu cũng cho thấy NL tự chủ và tự học của HS còn chưa tốt, đa số GV tự nhận xét HS còn khá lười và chưa chủ động trong học tập. Chỉ có 27,8% đánh giá mức độ đạt loại khá, 44,4% đạt loại TB và 27,8% đánh giá NL tự chủ và tự học của HS ở mức kém. Khảo sát mức độ sử dụng PPDH để phát triển năng lực ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân: Bảng 1.3. Lựa chọn PPDH để phát triển năng lực ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân cho HS Phương án Số ý kiến Tỉ lệ % A PP vấn đáp 15/18 83,3 B PP nêu và giải quyết vấn đề 14/18 77,8 C PP dạy học dự án 11/18 61,1 D PP trò chơi 12/18 66,7 E PP thuyết trình 16/18 88,9 F PP đóng vai 8/18 44,4 10
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_on_thi_tot_nghiep_th.docx
- Trần Thị Hà + Nguyễn Thị Lan Anh - THPT Đô Lương 1 - GDCD.pdf