SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình học GDTX cấp THPT kết hợp với học Trung cấp nghề tại Trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình học GDTX cấp THPT kết hợp với học Trung cấp nghề tại Trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung

Xuất phát từ tình hình hiện nay, để tìm được một công việc ổn định và có thu nhập, rất nhiều người quan niệm “bằng cấp” được coi như một sự đảm bảo. Rất nhiều gia đình định hướng và đầu tư công sức, tiền bạc cho con đi học Đại học. Các trường Đại học, Cao đẳng mở rộng cửa cho sinh viên vào học, nhưng các trường Trung cấp nghề lại rất khó khăn trong tuyển sinh. Hầu hết các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều có nguyện vọng học tiếp vào THPT để thi vào Đại học. Điều đó dẫn đến hệ lụy là tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Những người có trình độ chuyên môn không thiếu nhưng số thợ có trình độ kỹ thuật cao thì lại không đủ để đáp ứng yêu cầu về nguồn lao động của xã hội. Không phải bất cứ sinh viên nào tốt nghiệp cũng sẽ tìm được việc làm theo chuyên môn của mình. Rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học không thể tìm được một công việc theo chuyên ngành đào tạo, họ thậm chí phải từ bỏ giấc mơ của mình, cất lại tấm bằng Đại học để làm công việc đơn giản, công việc của một người thợ hoàn toàn trái với ngành học của mình, thất nghiệp là một thực trạng nghiêm trọng đang tồn tại ở đất nước ta.

Tuy nhiên, còn một con đường khác mà rất nhiều em chưa tiếp cận được thông tin, đó chính là cơ hội học trung cấpnghề ngay khi tốt nghiệp THCS. Lựa chọn hướng đi đúng có ý nghĩa quyết định kết quả phấn đấu của cả cuộc đời sau này. Việc lựa chọn con đường vào Đại học hay các trường trung cấp, dạy nghề là tùy thuộc vào trình độ học lực, năng khiếu bản thân cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình.

Đối chiếu với mục tiêu đề ra của Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị “Phấn đấu có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề”, thì việc phân luồng sau Trung học cơ sở ở Hà Trung nói riêng và Thanh Hóa nói chung so với yêu cầu còn thấp.

 

docx 13 trang thuychi01 14645
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình học GDTX cấp THPT kết hợp với học Trung cấp nghề tại Trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
- 1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
2
3
3
3
3
5
5
6
10
11
12
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ tình hình hiện nay, để tìm được một công việc ổn định và có thu nhập, rất nhiều người quan niệm “bằng cấp” được coi như một sự đảm bảo. Rất nhiều gia đình định hướng và đầu tư công sức, tiền bạc cho con đi học Đại học. Các trường  Đại học, Cao đẳng  mở rộng cửa cho sinh viên vào học, nhưng các trường Trung cấp nghề lại rất khó khăn trong tuyển sinh. Hầu hết các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều có nguyện vọng học tiếp vào THPT để thi vào Đại học.  Điều đó dẫn đến hệ lụy là tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Những người có trình độ chuyên môn không thiếu nhưng số thợ có trình độ kỹ thuật cao thì lại không đủ để đáp ứng yêu cầu về nguồn lao động của xã hội. Không phải bất cứ sinh viên nào tốt nghiệp cũng sẽ tìm được việc làm theo chuyên môn của mình. Rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học không thể tìm được một công việc theo chuyên ngành đào tạo, họ thậm chí phải từ bỏ giấc mơ của mình, cất lại tấm bằng Đại học để làm công việc đơn giản, công việc của một người thợ hoàn toàn trái với ngành học của mình, thất nghiệp là một thực trạng nghiêm trọng đang tồn tại ở đất nước ta.            
Tuy nhiên, còn một con đường khác mà rất nhiều em chưa tiếp cận được thông tin, đó chính là cơ hội học trung cấpnghề ngay khi tốt nghiệp THCS. Lựa chọn hướng đi đúng có ý nghĩa quyết định kết quả phấn đấu của cả cuộc đời sau này. Việc lựa chọn con đường vào Đại học hay các trường trung cấp, dạy nghề là tùy thuộc vào trình độ học lực, năng khiếu bản thân cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình.
Đối chiếu với mục tiêu đề ra của Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị “Phấn đấu có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề”, thì việc phân luồng sau Trung học cơ sở ở Hà Trung nói riêng và Thanh Hóa nói chung so với yêu cầu còn thấp.
Xuất phát từ thực tế đó Tôi quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình học GDTX cấp THPT kết hợp với học Trung cấp nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung”: 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trước những nhu cầu bức thiết của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, trong những năm qua Trung tâmGiáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Hà Trung (gọi tắt là GDNN-GDTX) đã chủ động liên kết với các trường nghề, mở các lớp học vừa dạy chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT, vừa dạy  chương trình trung cấp nghề cho học sinh. Như vậy kết thúc khóa học các em có 2 bằng (Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông và bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề). Ra trường, các em có thể tham gia ngay vào thị trường lao động. Ngoài ra các em vẫn có thể học liên thông lên Cao đẳng hoặc Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nếu lựa chọn học hình thức học này các em sẽ tiết kiệm đươc một khoản kinh phí không nhỏ cho gia đình và có cơ hội để tìm những việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp, giải pháp chỉ đạo, định hướng, vận động học sinh tham gia mô hình học GDTX cấp THPT kết hợp với học Trung cấp nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã chọn và tổng hợp kết quả các phương pháp như sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
Phương pháp điều tra.
Phạm vi nghiên cứu là đối tượng là học sinh lớp 10 hệ GDTX vừa tốt nghiệp THCS, vào học hệ GDTX tại Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung trong 03 năm học 2016-2017; 2017-2018; 2018-2019.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Xây dựng một mô hình học văn hóa kết hợp với học nghề không phải là mô hình mới xuất hiện, mà đã có từ rất lâu và đã thể hiện tính ưu việt của nó. Tuy nhiên để hoạt động này có hiệu quả thì các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên phải có những giải pháp hết sức đồng bộ. Phải tranh thủ được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành các xã, thị trấn. Đặc biệt là sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như nhận thức đúng đắn của các em trong định hướng về nghề nghiệp. Nếu hoạt động này làm tốt thì sẽ góp phần giúp địa phương thực hiện các chỉ tiêu phổ cập bậc trung học phổ thông và tăng tỷ lệ người lao động được đào nghề.
	Mỗi em trong quá trình học văn hóa đều có thể lựa chọn một ngành nghề mà mình yêu thích để học tập. Sau khi tốt nghiệp THPT, các em sẽ có được một tấm bằng trung cấp và hoàn toàn có thể xin việc ở bất cứ đâu nếu có tay nghề vững chắc. Chính vì vậy mà trong thời gian học nghề, đơn vị có liên hệ với một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện để các em có điều kiện được thực hành, rèn luyện. Và thực tế, không ít em sau khi học xong đã xin được việc làm đúng nghề, cho thu nhập cao; nhiều em còn tự mở xưởng, mở cửa hàng để tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong xã hội. Đó cũng là minh chứng cho thấy, khi học tại trung tâm, các em hoàn toàn có thể trở thành công dân tốt, có việc làm ổn định và tạo dựng được vị trí trong xã hội mà không cần phải thông qua con đường học đại học. Quan trọng là các em phải có kỹ năng sống tốt, biết cách lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi phù hợp với bản thân, gia đình và phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.
Cũng chính bởi những lợi ích thiết thực như kể trên mà những năm gần đây, rất nhiều phụ huynh đánh giá cao mô hình hoạt động của trung tâm nên đã tin tưởng gửi gắm con em mình vào học. Nhờ đó mà số lượng học sinh liên tục tăng nhanh qua các năm. Đơn cử như tổng 2 năm học ( 2016 -2017; 2017- 2018) trung tâm có 171 học sinh học THPT thì có 58 học sinh học trung cấp nghề (chiếm 33,9%), thì đến năm học 2018 – 2019 có 175 học THPT thì có 156 em tham gia học Trung cấp (chiếm 89,1%). Qua đó ta thấy không chỉ số lượng tăng nhiều mag tỷ lệ học sinh tham gia mô hình cũng tăng theo. Từ tinh tính thiết thực đó đã tăng chất lượng đầu vào cũng ngày càng tốt hơn, đa số các em đều có nhận thức tiến bộ, không bị trào lưu làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của mình sau này. Đây là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để các CBGV không ngừng ra sức trau dồi trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đưa trung tâm ngày càng trở thành địa chỉ giáo dục và dạy nghề tin cậy của người học trên địa bàn huyện.
Để thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập, học tập thường xuyên và học tập suốt đời, đề án phổ cập giáo dục xóa mù chữ của Đảng và nhà nước. Việc huy động và tạo điều kiện cho mọi đối tượng được tham gia học văn hóa cũng như học nghề là một việc làm vô cùng cần thiết. Song vấn đề cần quan tâm ở đây là làm sao thực hiện tốt các nhiệm vụ đó trong bối cảnh xã hội có những nhận thức chưa đúng về học chương trình Giáo dục thường xuyên. Tình trạng sính bằng cấp vẫn còn nặng nề, việc tuyển sinh đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cũng như các trường trung cấp nghề là hết sức khó khăn.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2010 đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp như sau : Giáo dục THPT (Trung học phổ thông ) nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Việc học kết hợp văn hóa và học trung cấp nghề đã định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay khi đang học THPT, đặc biệt là các nghề các nơi đang cần rất nhiều lao động trẻ có văn hóa, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Cũng như như hầu hết các trung tâm có cùng chức năng hoạt động, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hà Trung đã từng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về số lượng và chất lượng đầu vào. Trước khi áp dụng mô hình học văn hóa kết hợp với học nghề việc tuyển sinh vào Trung tâm GDNN-GDTX khó khăn hơn bởi trung tâm mới đào tạo hệ sơ cấp, đào tạo nghề ngắn hạn, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập trong khi, các trường cao đẳng, trung cấp nghề có cơ sở vật chất khang trang, ngành nghề đào tạo đa dạng cùng nhiều chính sách thu hút người học thêm vào đó đối tượng cần tuyển vào trung tâm không có nhiều tin tưởng vào chất lượng đào tạo nghề ở đây. Nhiều học sinh được hỏi đều khẳng định, dù lực học không khá nhưng vẫn nộp hồ sơ thi vào các trường THPT với mong muốn, "biết đâu gặp may", được học hết THPT, sau đó vào đại học, cao đẳng bằng bạn bè. Thậm chí, không thi đỗ vào THPT cũng sẽ không học ở trung tâm GDNN-GDTX vì trường lớp ở nhiều trung tâm quá xập xệ, chẳng biết chất lượng đào tạo ra sao, học xong sẽ làm gì với tấm bằng ấy?
Mặc dù chương trình học văn hóa kết hợp học trung cấp nghề được trung tâm tích cực triển khai từ nhiều năm, nhưng ban đầu gia đình và học sinh chưa nhận thức đầy đủ về mô hình học tập ưu việt; một số học viên chưa thật sự tích cực học tập trong khi cùng một lúc phải học hai chương trình nên có lúc ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Để dần tháo gỡ những khó khăn trên nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm GDNN- GDTX, nhất là phát huy tối đa lợi thế việc học kết hợp văn hóa và học nghề trong trung tâm GDNN-GDTX thì việc đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên là điều quan trọng. Việc duy trì nền nếp, kỷ cương trong các trung tâm sẽ góp phần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Nhóm giải pháp thứ nhất: Công tác Tuyên truyền
Tuyên truyền vận động để mọi người có những hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDNN-GDTX. Để làm tốt công tác này ngay từ đầu năm học trong kế hoạch nhiệm vụ năm học trung tâm luôn quan tâm và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu, yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên , nhân viên đều phải hiểu, nhận thức được, giải thích được tuyên truyền được lợi ích của việc vừa học văn hóa vừa học nghề cho học sinh, phụ huynh trên địa bàn về lợi ích của việc học tại trung tâm GDNN-GDTX. Trung tâm đã xây dựng cấu trúc tài liệu tuyên truyền, tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên cùng nhau tìm hiểu, bổ sung tài liệu, bổ sung thông tin cần thiết cho tài liệu. Thành lập 4 tổ tư vấn trong đó thành viên ban giám đốc làm tổ trưởng, có kế hoạch cho từng học kỳ, từng tháng, phân công cụ thể cho các tổ tư vấn theo từng địa bàn các xã trong huyện.
Nội dung của tài liệu: Tư vấn cho học sinh và phụ huynh có những lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn trường nhằm phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình; làm cho phụ huynh và học sinh thấy rõ vào học tại Trung tâmGiáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các em chỉ học 7 môn ( bắt buộc) Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa và 2 môn khuyến khích (Anh, Tin). Được tham gia kỳ thi THPT quốc gia với nhiều ưu tiên; được cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia (như học sinh Trung học phổ thông ) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Được học trung cấp nghề miễn phí. Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung liên kết với các trường Trung cấp, cao đẳng nghề vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề cho các em nên khi tốt nghiệp các em có  2 bằng Trung học phổ thông và bằng Trung cấp nghề, có thể tham gia ngay vào thị trường lao động hoặc có thể tiếp tục học liên thông lên Cao đẳng, Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lợi thế quan trọng nhất đó là các em học sinh được học những ngành nghề cụ thể, sát thực tế công việc nhất. Các em được học kỹ năng, kinh nghiệm, được thực hành ngay khi còn trên ghế nhà trường. Khi ra trường các em  đã có sẵn những kinh nghiệm cần thiết cho công việc của mình. Sau hơn 3 năm học, học sinh sẽ có trình độ trung học nghề chính quy, trong khi nếu học THPT các bạn chỉ mới thi xong tốt nghiệp lớp 12. Lúc này các em đã có thể đi làm việc tại các công ty để kiếm sống, tiết kiệm được một khoản chi phí học tập và đi làm sớm hơn
Ngoài ra, sau tốt nghiệp trung cấp nghề các em còn có thêm cơ hội để thi tuyển liên thông vào các hệ đại học liên thông hoặc thi tuyển ngay vào hệ cao đẳng nghề. Các chuyên gia hướng nghiệp cho rằng nếu học sinh mong muốn vừa có kiến thức vừa có nghề nghiệp sau khi đã được định hướng, thì việc chọn con đường học trung cấp nghề ngay khi tốt nghiệp lớp 9 được đánh giá là rất thuận lợi cho các em trong thời điểm này.
Công tác truyền thông cũng được quan tâm, khi có các hoạt động của đoàn, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động theo chủ đề, tổ chức các chuyên đề đáp ứng yêu cầu người học, tham gia các hoạt động của ngành như thi tiếng hát ..., thi giáo viên dạy giỏi trung tâm luôn có bài viết gửi lên website của ngành, của huyện và tỉnh. Điều này có rất nhiều tác động đến toàn bộ giáo viên nhân viên, học sinh và cộng đồng xã hội trên địa bàn huyện cũng như tỉnh, dần dần sẽ tạo được thương hiệu của trung tâm.
Nhóm giải pháp thứ hai: Công tác tham mưu
Trung tâm đã tranh thủ tối đa sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đó là của UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở LĐ-TB&XH. Từ những tham mưu, đề xuất, kiến nghị của trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung và nhiều trung tâm trong tỉnh, trong các công văn hướng dẫn của tỉnh cũng như huyện luôn có nội dung chỉ đạo hoạt động  các trung tâm GDNN-GDTX. VD: Công văn số 1033/SGDĐT-GDTX ngày 12/8/2016 của Sở GD&ĐT  hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với GDTX; Thông báo số 1152/TB- SGDĐT ngày 12/9/2016 Thông báo kết luận của Giám đốc Sở GD&ĐT về Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 ngành học GDTX; Công văn số 1158/SGDĐT-GDTX ngày 18/8/2017 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với GDTX; Công văn số 730/SGDĐT-GDTX ngày 14/5/2018 hướng dẫn thực hiện phân luồng học sinh sau THCS;  Công văn số 558/SLĐTBXH-DN ngày 23/3/2018 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư 29/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB&XH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. UBND huyện tạo điều kiện cho trung tâm được tuyển sinh lớp 10 và các em cũng được học văn hóa kết hợp học nghề tại trung tâm. UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, Hội đồng giáo dục xã, các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền vận động người dân về lợi ích của phân luồng học sinh sau THCS trong giải quyết việc làm, huy động các đối tượng 15-21 tuổi ngoài nhà trường tham gia học văn hóa kết hợp với học nghề tại các trung tâm GDNN-GDTX góp phần thực hiện phổ cập bậc trung học và nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo.
Nhóm giải pháp thứ ba: Công tác phối hợp
Phối hợp với Phòng GD&ĐT, phòng LĐ-TB&XH, UBND các xã, các trường THCS, THPT trên địa bàn. 
Trung tâm phối hợp chặt chẽ với Phòng giáo dục và đào tạo để làm công tác phổ cập giáo dục. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo lãnh đạo UBND các xã, hội đồng giáo dục các xã và thị trấn triển khai huy động các đối tượng từ 15 đến 18 ngoài nhà trường tham gia học văn hóa chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông kết hợp với học trung cấp nghề.
Phối hợp với các trường THPT trên địa bàn mở các lớp cho đối tượng học sinh THPT vừa học văn hóa, vừa học trung cấp nghề với nhiều ưu đãi.
Phối hợp với các trường THCS tổ chức tư vấn hướng nghiệp và phân luồng sau THCS: Cao điểm từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, trung tâm tổ chức các đợt tuyên truyền phân luồng sau THCS. Các tổ tư vấn mà dẫn đầu là Giám đốc, phó giám đốc trung tâm về từng trường THCS làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu nhà trường, làm việc với từng giáo viên chủ nhiệm lớp, tranh thủ các cuộc họp của nhà trường, các cuộc họp phụ huynh, các buổi sinh hoạt toàn trường, sinh hoạt lớp, đặc biệt đối tượng học sinh lớp 9, học sinh có học lực trung bình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để tuyên truyền, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh nhằm giúp học sinh tự xác định năng lực bản thân, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS. Đối với học sinh lớp 9 sau tư vấn tập trung, tiếp tục tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực để có biện pháp tư vấn riêng cho từng học sinh. Trong các đợt truyền thông như vậy luôn luôn có tài liệu, tờ rơi phát cho học sinh, phụ huynh, các thầy cô giáo. Các tổ sau khi đi về đều có báo cáo kết quả để Ban giám đốc xác định được những nơi cần tập trung làm tốt hơn.
 	Nhóm giải pháp thứ tư: Liên kết đào tạo
 	Ban giám đốc trung tâm cùng với đội ngũ cốt cán tìm và lựa chọn các trường trung cấp, cao đẳng có uy tín làm việc trực tiếp với  các trường với yêu cầu: có ngành học phù hợp, có kinh phí hỗ trợ người học (người học được học miễn phí), tìm việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp, có học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó. Và thực tế từ năm 2014 đến nay Trung tâm liên kết với các Trung cấp phát thanh tuyền hình, trường Cao Đẳng Kinh tế KTCT, Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa, Trường trung cấp nghề xây dựng, Trường cao đẳng nghề LiLaMa-1 Ninh Bình vừa dạy văn hóa kết hợp với dạy trung cấp nghề với 5 ngành nghề cho ...... học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề (xem bảng).
Ban giám đốc trung tâm làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp trên địa bàn để tìm đầu ra cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT và TC nghề, trung tâm đã tìm đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận chuẩn bị điều kiện cho học sinh đi tham quan thực tế và thực tập tại các đơn vị này để các em nâng cao tay nghề và có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường.
Nhóm giải pháp thứ năm: Giảng dạy văn hóa phải có chất lượng
Cũng như như hầu hết các trung tâm có cùng chức năng hoạt động, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hà Trung đã từng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về số lượng và chất lượng đầu vào. Tuy nhiên, luôn xem khó khăn là động lực của sự phát triển nên trong quá trình hoạt động, tập thể CBGV, NV nơi đây đã nỗ lực thay đổi hàng loạt phương pháp quản lý và giảng dạy, trong đó chú trọng nhất là đổi mới phương pháp giáo dục như tập trung phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; tăng cường kỷ cương, nền nếp học đường. Bên cạnh đó là thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học; có cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên, học sinh có thành tích nổi bật; đồng thời duy trì tổ chức đều đặn các hoạt động văn hóa - văn nghệ, TDTT, tạo sân chơi lành mạnh để học viên phát triển toàn diện. Trung tâm cũng thường xuyên quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ phục vụ cho việc dạy và học, đồng thời chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng giáo án, bài giảng điện tử, tích cực khai thác các phần mềm dạy học hiện đại nhằm đem lại môi trường học tập tốt nhất cho người học.
Kết quả dạy và học tại trung tâm mới là lý do thuyết phục nhất nhằm thu hút người học đến với trung tâm. Trong nhiều năm qua trung tâm giáo dục thường xuyên nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Hà Trung với đội ngũ giáo viên giỏi và tâm huyết Trung tâm luôn có chất lượng giáo dục tốt nhất. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh ( trên 95%) có nhiều em thi đậu vào các trường ĐHCĐ. Đặc biệt Trung tâm luôn chú trọng giáo dục nề nếp, đạo đức cho học sinh nên phụ huynh rất yên tâm khi gửi con em  đến đây, Trung tâm được lãnh đạo các cấp  và nhân dân tín nhiệm, là địa chỉ tin cậy để nhiều thế hệ học sinh lựa chọn.
Bồi dưỡng đội ngũ: Trung tâm luôn đề cao việc tự học, tự rèn luyện đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện cho mọi người được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn, tổ chức chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, thi Gv nghề g

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_mo_hinh_hoc_gdtx_cap.docx