SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh ở trường Tiểu học Nga Nhân

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh ở trường Tiểu học Nga Nhân

Ông Phùng Khắc Bình khi đang giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên Bộ GD&ĐT cho biết, công tác giáo dục thể chất và y tế học đường sẽ được đặc biệt quan tâm với yêu cầu các cấp quản lý nâng cao nhận thức đối với công tác này trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Theo đó, các giải pháp hữu hiệu trong việc rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe sẽ được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu động cơ, sự ham thích của người học. Giáo dục thể chất, y tế trường học cũng sẽ được nghiên cứu trong mối quan hệ với nâng cao sức khỏe thể chất của học sinh, sinh viên kết hợp với công tác phòng chống các bệnh tật học đường, ngăn chặn các hiện tượng xấu, các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các mô hình điểm về công tác giáo dục thể chất và y tế học đường tại các bậc học, các địa phương để nhân rộng và phát huy vai trò tích cực của giáo dục thể chất và y tế trường học trong công tác giáo dục và đào tạo.

Như vậy công tác giáo dục thể chất và y tế học đường là một công tác quan trọng và không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Quan tâm đến sức khoẻ các em học sinh trong các cơ sở giáo dục là vấn đề cần thiết và cũng là nhiệm vụ của các cơ quan, các cấp, các ngành. Các nhà quản lý giáo dục luôn tìm giải pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường trong nhà trường là niềm trăn trở của mỗi cán bộ quản lý giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh ở trường Tiểu học Nga Nhân".

 

doc 22 trang thuychi01 8542
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh ở trường Tiểu học Nga Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ông Phùng Khắc Bình khi đang giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên Bộ GD&ĐT cho biết, công tác giáo dục thể chất và y tế học đường sẽ được đặc biệt quan tâm với yêu cầu các cấp quản lý nâng cao nhận thức đối với công tác này trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Theo đó, các giải pháp hữu hiệu trong việc rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe sẽ được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu động cơ, sự ham thích của người học. Giáo dục thể chất, y tế trường học cũng sẽ được nghiên cứu trong mối quan hệ với nâng cao sức khỏe thể chất của học sinh, sinh viên kết hợp với công tác phòng chống các bệnh tật học đường, ngăn chặn các hiện tượng xấu, các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các mô hình điểm về công tác giáo dục thể chất và y tế học đường tại các bậc học, các địa phương để nhân rộng và phát huy vai trò tích cực của giáo dục thể chất và y tế trường học trong công tác giáo dục và đào tạo.
Như vậy công tác giáo dục thể chất và y tế học đường là một công tác quan trọng và không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Quan tâm đến sức khoẻ các em học sinh trong các cơ sở giáo dục là vấn đề cần thiết và cũng là nhiệm vụ của các cơ quan, các cấp, các ngành. Các nhà quản lý giáo dục luôn tìm giải pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường trong nhà trường là niềm trăn trở của mỗi cán bộ quản lý giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh ở trường Tiểu học Nga Nhân".
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm cung cấp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh Tiểu học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh Tiểu học tại trường Tiểu học Nga Nhân.
Đối tượng nghiên cứu là tất cả học sinh trường Tiểu học Nga Nhân trong năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 – 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Đọc và nghiên cứu một số tài liệu liên quan Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh Tiểu học.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
- Nghiên cứu, điều tra thực tiễn, thu thập thông tin về học tập, kết quả của việc khám chữa bệnh cho học sinh.
3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
- Thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ xa xưa thể dục thể thao đã được xem như một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa nhân loại nhằm hoàn thiện con người với quan niệm vận động là sức khỏe, là sự sống. Thể dục thể thao mang lại sự phát triển hài hòa của một cá thể: "Trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất". Nhận thức được vai trò to lớn của thể dục thể thao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa thể dục thể thao vào hàng quốc sách trong chiến lược phát triển con người và coi đó là biện pháp: "Bồi bổ sức khỏe hữu hiệu, ít tốn kém, làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ và già trẻ, gái, trai ai cũng có thể làm được", đồng thời Bác cũng kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ".
Xuất phát từ quan điểm trên, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác thể dục thể thao đối với thế hệ trẻ xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần có chính sách chăm sóc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức.
Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn xem sức khỏe là tài sản quí báu nhất và là quan trọng nhất đối với mọi tầng lớp xã hội và quốc gia. Vì vậy, giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện học sinh về thể lực để nâng cao sức khoẻ với mục tiêu "Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Khỏe để chinh phục đỉnh cao tri thức".
Cùng với việc đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, y tế học đường
có vai trò cực kỳ quan trọng, là một bộ phận quan trọng đã góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh giữ gìn sức khoẻ, giúp các em có điều kiện học tập tốt, lao động tốt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung:
Công tác y tế học đường dù rất được quan tâm nhưng vẫn chưa được đầu tư đúng mức, vẫn còn nhiều trường chưa có phòng y tế và nhân viên y tế. Hiện nay mạng lưới y tế trường học trong cả nước thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Giáo dục thể chất và Y tế học đường trên địa bàn huyện Nga Sơn cũng rơi vào thực trạng chung là các nhà trường Tiểu học mới chỉ hoàn thành việc thực hiện chương trình giảng dạy môn Thể dục, thực hiện đúng chương trình quy định. Song, chất lượng giảng dạy không được nâng lên bởi cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu nhiều như sân bãi, dụng cụ giảng dạy... Các trường phần lớn cho học sinh học và tập luyện trên sân trường hoặc sân chơi, bãi tập chưa đúng quy cách, chưa đảm bảo yêu cầu chuẩn, kể cả những trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng đội ngũ chưa cao, một vài giáo viên cao tuổi không nhiệt tình công tác, một số giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế.
Công tác y tế học đường trong các nhà trường còn nhiều bất cập, tất cả các
trường Tiểu học trên địa bàn huyện chưa có cán bộ y tế để chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho học sinh. Các nhà trường phải cử cán bộ giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng y tế học đường, những giáo viên này chỉ có thể giúp nhà trường quản lý hồ sơ sổ sách, sơ cứu ban đầu cho học sinh khi bị ốm đau đột xuất còn việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong năm học hoặc khóa học thì ngoài khả năng của họ.
2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và y tế học đường tại trường Tiểu học Nga Nhân.
* Về thái độ, ý thức, tinh thần học tập bộ môn và sức khỏe của học sinh:
Quan niệm của học sinh về bộ môn: Học sinh coi đây là môn phụ, không mang lại thành tích học tập và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập chung. Nhận thức của học sinh về bộ môn còn chưa sâu sắc, học sinh chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng của môn học đối với bản thân. Trong khi thực tế hiện nay, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan khiến cho học sinh không còn thời gian vui chơi, và áp lực học tập nhiều học sinh phải thay đổi nếp sinh hoạt gây xáo trộn sinh học. Và để không bị trễ giờ học, nhiều em đã phải thường xuyên nhịn ăn sáng, hoặc chỉ ăn qua quýt, vội vã, nên rất ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.
Mặt khác, nhiều phụ huynh quan niệm môn Thể dục là môn phụ, vài ba động tác thể dục không mang lại lợi ích gì cho học sinh, chỉ làm các em mệt mỏi, uể oải không muốn học văn hóa. Một số phụ huynh chạy theo tâm lý thành tích, muốn con học hành đỗ đạt cao mà không quan tâm đến thể lực của các em, không nhiệt tình động viên các em tham gia học tập môn học này. Điều này, khiến các em ỷ lại, lười vận động dẫn đến sức khỏe giảm sút. Một số em rơi vào tình trạng suy nhược thần kinh, thiếu dinh dưỡng, không bảo đảm sức khoẻ. Nhiều em đến lớp trong trạng thái gà gật, có khi bị hạ can xi, phải cấp cứu. Trong khi đó, nhân viên y tế không có chuyên môn nghiệp vụ nên không thể tư vấn giúp đỡ các em để các em có ý thức rèn luyện và giữ gìn sức khỏe.
* Về đội ngũ giáo viên và nhân viên y tế:
Giáo viên làm công tác Giáo dục thể chất: Hiện nay nhà trường có 01 giáo viên dạy môn Thể dục được đào tạo trình độ đại học. Nhìn chung giáo viên có trách nhiệm trong công tác giảng dạy nhưng chưa thực sự nhạy bén trong công việc, việc tiếp cận với tri thức mới thời hội nhập vào dạy học chưa được thể hiện rõ nét.
Về công tác giảng dạy, giáo viên mới chỉ dừng lại giảng dạy chương trình chính khóa, đảm bảo được số tiết quy định, việc nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục thể chất trong nhà trường còn non kém. Nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường còn nghèo nàn, chưa thực sự tạo được sự hứng thú cho học sinh.
Cán bộ làm công tác y tế học đường: Tuy được đánh giá là rất cần thiết nhưng nhà trường chưa có nhân viên y tế. Nhân viên y tế của nhà trường hiện nay là cán bộ kế toán kiêm nhiệm, phụ trách chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh toàn trường.
* Về cơ sở vật chất của nhà trường:
Nhìn chung cở sở vật chất của nhà trường hiện nay tương đối đầy đủ, nhà trường đã có hệ thống nước sạch cho học sinh sử dụng, có máy lọc nước đảm bảo vệ sinh. Có đầy đủ các phòng học, bàn ghế đảm bảo quy cách, ánh sáng, khuôn viên nhà trường thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ. Phòng y tế học đường được trang bị tủ thuốc, các dụng cụ y tế.
Tuy nhiên, do cở sở vật chất xuống cấp nên sự sắp xếp chưa được khoa học, đẹp mắt, sân chơi bãi tập của nhà trường chưa đảm bảo yêu cầu.
* Về công tác lãnh đạo, quản lý của nhà trường:
Sau khi được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2005, Ban giám hiệu rất chú trọng đến công tác giáo dục thể chất y tế học đường, đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy học, trang bị tủ thuốc, các dụng cụ y tế, tổ chức khám sức khỏe cho học sinh Tuy nhiên, công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có lúc còn bị coi nhẹ, thiếu bình đẳng so với các môn học khác. Nguyên nhân là do cở sở vật chất của nhà trường tuy đủ về số lượng nhưng chưa được đảm bảo về chất lượng. Nhiều trang thiết bị dạy học còn trong tình trạng thiếu thốn, kém chất lượng, chất lượng sân chơi bãi tập chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học vì vậy trong quá trình chỉ đạo vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng giảng dạy chưa cao.
2.2.3. Kết quả thực trạng.
Với những thực trạng trên, hiện nay trường Tiểu học Nga Nhân đang gặp những khó khăn như cơ sở vật chất nhà trường đã bị xuống cấp nhiều, bãi tập hẹp, không bằng phẳng, hệ thống cống thoát nước kém.
Giáo viên giảng dạy môn thể dục phần lớn mới chỉ dừng lại dạy các động tác, các bài thể dục theo phân phối chương trình chứ không xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả chất lượng dựa trên kết quả bài tập chứ không dựa trên sự phát triển về thể lực và sức khỏe học sinh. Chính vì vậy Giáo dục thể chất như là sự bắt buộc, thiếu phương pháp khoa học.
Nhiều học sinh mắc phải bệnh: mắt, phình cuốn mũi, viêm A, viêm họng hạt, bướu cổ, huyết áp nhưng không có nhân viên y tế đúng chuyên ngành để theo dõi sức khỏe dẫn đến sức khỏe của các em không đảm bảo. Qua kiểm tra sức khỏe cho học sinh, tôi thấy học sinh trong nhà trường mắc nhiều bệnh, trong khi đó phụ huynh đôi khi không để ý đến bệnh tật của con em mình, cho rằng đó là những bệnh thường gặp, không ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Việc quan tâm đến sức khỏe của học sinh là một phần trách nhiệm của nhà trường.
Kết quả khảo sát chất lượng học tập học sinh cuối tháng 10
Năm học 2018-2019
Số HS
Chất lượng học tập
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
272
60
22
145
53,4
67
24,6
Kết quả khám sức khỏe định kỳ cho học sinh 
tháng 4 năm 2018 (Năm học 2017 - 2018) như sau:
Số HS
Bệnh tật
Phân loại sức khỏe
Mắt
Bướu cổ
Tai mũi họng
Cột sống
Bệnh khác
Khối 1
48 HS
1 cận
1 sạn vôi
1
4 sâu răng
0
1 suy dinh dưỡng.
22 loại I
26 loại II
Khối 2
47 HS
2 cận
0
2 sâu răng
0
1 suy dinh dưỡng.
22 loại I
25 loại II
Khối 3
69 HS
6 cận
3
1 phình cuốn mũi
16 cao răng
3 sâu răng
4 Viêm họng
0
1 Huyết áp thấp
32 loại I
37 loại II
Khối 4
36 HS
3 cận
1
4 cao răng
2 sâu răng
1 Viêm họng
0
1 Huyết áp thấp
17 loại I
19 loại II
Khối 5
52 HS
4 cận
1
7 cao răng
4 sâu răng
5 Viêm họng
0
1 suy dinh dưỡng.
25 loại I
27 loại II
Tổng
252
17
6
53
0
5
118 loại I
134 loại II
Nhìn vào kết quả trên, tôi thấy vấn đề nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện và chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các nhà quản lý giáo dục. Thủ trưởng đơn vị phải xem công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường là nội dung quan trọng trong giáo dục toàn diện. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh ở trường Tiểu học Nga Nhân".
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1. Nhận thức đúng đắn vai trò của công tác GDTC&YTHĐ trong nhà trường.
Giáo dục thể chất đóng vai trò quan trọng hình thành ý thức rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe cho học sinh. Việc Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh để nâng cao tầm vóc và thể trạng cho người Việt là một trong những nội dung của chương trình quốc gia do Viện Khoa học thể dục thể thao xây dựng.
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Về đức, việc tập luyện thể dục thể thao cũng có nhiều ảnh hưởng đến đạo đức của con người, thông qua quá trình luyện tập nó rèn luyện cho học sinh lòng kiên trì, biết vượt khó, có bản lĩnh, có cách cư xử giao tiếp, văn minh, lịch sự, hoà đồng với bạn bè, tăng cường tình đoàn kết và tinh thần tập thể.
Về trí, thể dục thể thao giúp tăng cường trí thông minh. Theo các nhà khoa học hoạt động thể chất giúp tạo ra các tế bào não mới trong khu vực liên quan tới trí nhớ, khi luyện tập thể dục thể thao học sinh sẽ cảm thấy đầu óc thư thái hơn, tâm lý thoải mái và có những giây phút thực sự sảng khoái, giảm bớt stress để từ đó tăng khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp.
Về thể, đây chính là mục tiêu cơ bản của môn Giáo dục thể chất, tập thể thao là để nâng cao sức khỏe và có sức đề kháng với bệnh tật (bệnh cảm, bệnh giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa cột sống...) sức khỏe và tuổi thọ được tăng lên.
Về mĩ, thể dục thể thao giúp học sinh có một phần phẩm chất nghệ sĩ, một tình yêu đối với cái đẹp, tình yêu con người và cuộc sống, giàu khả năng cảm xúc, lĩnh hội thế giới thông qua cảm xúc, giúp học sinh phát triển hài hoà trên tất cả các mặt tư duy logic, tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện.
Gắn giáo dục thể chất, y tế trường học có vai trò cực kỳ quan trọng, Y tế học đường đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trường học. Y tế học đường không gói gọn trong việc thuốc men, giường bệnh. Ý nghĩa sâu sắc của Y tế học đường là bảo đảm được các tiêu chí về bảo vệ sức khỏe học sinh với mục tiêu bảo vệ, chăm sóc, theo dõi và tổng hợp tình hình sức khỏe cho học sinh, xây dựng môi trường vệ sinh xanh sạch đẹp. Phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch, phòng chống HIVgóp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục. Với nhận thức đúng đắn ấy, nhà trường đang dần tạo ra một môi trường "thân thiện" thực sự đối với học sinh.
Như vậy, Giáo dục thể chất và Y tế học đường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có vai trò quan trọng trong nhà trường. Giáo dục thể chất và Y tế học đường đều đem lại sức khỏe cho học sinh, giúp các em phòng chống được các bệnh tật học đường, ngăn chặn các hiện tượng xấu, các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường để các em trở thành nguồn nhân lực phát triển toàn diện, với những con người có đạo đức, tri thức, sửa khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ động học tập và rèn luyện để góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam.
Giải pháp 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về công tác GDTCvà YTHĐ.
Nhận thức là tiền đề của hoạt động, có nhận thức đúng mới có hành động đúng là cơ sở để hướng tới kết quả hoàn thiện. Do vậy, cần thiết phải nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của Giáo dục thể chất và Y tế học đường.
- Đối với giáo viên, nhân viên, học sinh:
Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc cho học sinh, giáo viên nhân viên về các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp các ngành về công tác Giáo dục thể chất, y tế trường học để mọi người hiểu và thực hiện nghiêm túc. Việc tuyên truyền được diễn ra trong các kỳ họp Hội đồng sư phạm, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, các tháng chủ điểm, lễ ra quân (phòng chống HIV, ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm)
 Ảnh: Tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường
- Đối với phụ huynh học sinh:
Làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân, phụ huynh học sinh về Giáo dục thể chất và Y tế học đường để phụ huynh hiểu và thực hiện.
Tuyên truyền trong các buổi họp phụ huynh học sinh những nội dung: triển khai luật bảo hiểm y tế, công tác bảo hiểm y tế trong trường học.
Động viên phụ huynh học sinh tham gia đóng bảo hiểm y tế cho con em mình nhằm thực hiện tốt tinh thần tương thân tương ái và có kinh phí để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh;
Xây dựng môi trường thân thiện để mỗi người đều hiểu và có ý thức thực hiện tốt góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường, xây dựng nếp sống lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn, giáo dục nhân cách lối sồng, giảm thiểu các bệnh học đường cho học sinh và phòng chống các dịch bệnh, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Giải pháp 3. Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường.
Thủ trưởng đơn vị thành lập Ban chỉ đạo, ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường. Ban chỉ đạo bao gồm:
- Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường.
- Phó ban: Phó Hiệu trưởng nhà trường.
- Thường trực: Kế toán kiêm cán bộ y tế trường học.
- Ủy viên: TPT Đội, Trạm y tế xã Nga Nhân, Tổ trưởng chuyên môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, trưởng các tổ chức đoàn thể.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy môn Thể dục, các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh
Việc xây dựng kế hoạch Giáo dục thể chất và Y tế học đường phải căn cứ vào tinh thần chỉ đạo chung của các ngành, các cấp, dựa trên đặc điểm tình hình của nhà trường để xây dựng kế hoạch theo yêu cầu của nhiệm vụ năm học. Người Hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu giáo dục, nhận thức đúng đắn vai trò của Giáo dục thể chất và Y tế học đường trong nhà trường để xây dựng kế hoạch. Kế hoạch phải rõ ràng cụ thể nội dung, biện pháp.
Ví dụ: Phần nội dung của kế hoạch thực hiện công tác Giáo dục thể chất và
Y tế trường học năm học 2018 – 2019:
I. Công tác giáo dục thể chất:
1. Thể dục chính khoá:
a. Nội dung:
- Giáo viên bộ môn Thể dục dạy đúng, đủ nội dung và thời lượng giờ Thể dục theo quy định của chương trình. Bộ môn Thể dục thực hiện giảng dạy 2tiết/tuần.
- Thực hiện đúng các quy định về hồ sơ sổ sách và quy chế CM.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy của Nhà trường, kế hoạch kiểm tra của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu.
- Bài lên lớp phải chuẩn bị chu đáo về nội dung phương pháp, sát hợp với chương trình, phù hợp với đối tượng.
- Đi dự giờ đầy đủ, góp ý kiến chân tình, thẳng thắn.
- Giáo viên chủ động vận dụng các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_the_chat_va.doc