SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn thể dục trong trường tiểu học

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn thể dục trong trường tiểu học

Thể dục thể thao trong trường học là bộ phận quan trọng trong phong trào thể dục thể thao nói chung, và là một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh nói riêng. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới giáo dục thể chất trong trường học cần được tăng cường hơn nữa để góp phần đào tạo nên những con người mới đủ thể lực, sức khỏe đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển của xã hội. Nhiều hoạt động thể dục thể thao, Hội Khỏe Phù Đổng các cấp được tổ chức quy mô lớn tại khắp các địa phương trên toàn quốc và đạt kết quả cao, là minh chứng sinh động cho thấy kết quả phong trào thể dục thể thao tại các cơ sở giáo dục phát triển mạnh và sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội.

Giáo dục trong nhà trường giúp các em phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ. Trong đó, vai trò của trí dục và thể dục như nhau, không nên xem nhẹ môn nào. Thể dục thể thao đúng cách giúp ích rất nhiều cho việc học văn hóa trên lớp. Nhưng lâu nay, cả thầy và trò đều làm ngược lại, ưu tiên các môn văn hóa. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất để thầy và trò học tập còn rất khiêm tốn, nếu không muốn nói là lạc hậu. Không được coi trọng dẫn đến không được đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Các em muốn học nhiều môn thể thao tự chọn, phù hợp thể trạng của mình nhưng điều kiện sân bãi nghèo nàn, phương tiện thiếu thốn, tài liệu về môn học dành cho học sinh chưa có[1].

 

doc 18 trang thuychi01 9205
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn thể dục trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRIỆU SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY 
BỘ MÔN THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Lê Thị Hải
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Thọ Cường
SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC.
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. MỞ ĐẦU.
3
2
1.1.Lý do chọn đề tài.
3
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
4
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4
6
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
4
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
9
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu.
5
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
13
11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
13
12
3.1. Kết luận.
14
13
3.1. Kiến nghị.
15
14
Tài liệu tham khảo.
16
15
Danh mục SKKN .
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Thể dục thể thao trong trường học là bộ phận quan trọng trong phong trào thể dục thể thao nói chung, và là một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh nói riêng. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới giáo dục thể chất trong trường học cần được tăng cường hơn nữa để góp phần đào tạo nên những con người mới đủ thể lực, sức khỏe đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển của xã hội. Nhiều hoạt động thể dục thể thao, Hội Khỏe Phù Đổng các cấp được tổ chức quy mô lớn tại khắp các địa phương trên toàn quốc và đạt kết quả cao, là minh chứng sinh động cho thấy kết quả phong trào thể dục thể thao tại các cơ sở giáo dục phát triển mạnh và sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Giáo dục trong nhà trường giúp các em phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ. Trong đó, vai trò của trí dục và thể dục như nhau, không nên xem nhẹ môn nào. Thể dục thể thao đúng cách giúp ích rất nhiều cho việc học văn hóa trên lớp. Nhưng lâu nay, cả thầy và trò đều làm ngược lại, ưu tiên các môn văn hóa. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất để thầy và trò học tập còn rất khiêm tốn, nếu không muốn nói là lạc hậu. Không được coi trọng dẫn đến không được đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Các em muốn học nhiều môn thể thao tự chọn, phù hợp thể trạng của mình nhưng điều kiện sân bãi nghèo nàn, phương tiện thiếu thốn, tài liệu về môn học dành cho học sinh chưa có[1].
Từ trường hợp cụ thể này, chúng ta có thể thấy ngay suy nghĩ, nhận thức lệch lạc của nhiều người về giáo dục toàn diện. Các môn văn, toán là môn chính mới cần đầu tư; còn môn thể dục là môn phụ. Tư tưởng của người lớn đã vậy, làm sao học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực trong học tập bộ môn thể dục?
Thể dục là môn học có tính đặc thù, trong dạy học, lâu nay học sinh tiếp thu được bài học, làm được các thao tác kỷ thuật của từng bài tập, từng động tác đều nhờ cậy, phụ thuộc tất cả vào những yếu tố trực quan, hình ảnh, động tác kỷ thuật, cách chỉ dẫn, truyền đạt của người thầy. Trong khi đó, chương trình hiện tại có nhiều nội dung học mới, thời lượng dành tập luyện nhiều hơn, vả lại khả năng nhận thức, trí nhớ, quan sát của mỗi em khác nhau nên chỉ được nghe và xem qua các động tác, kỹ thuật, cách chỉ dẫn của thầy, từ một đến vài lần thì nhiều em không thể nhớ và thực hành tốt các nội dung bài học [2].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[1]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:  baomoi.com
[2]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:  baomoi.com
- Ở mục 1.1: Đoạn “Giáo dục trong nhà trường học sinh chưa có” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
- Tương tự ở mục 1.1: Đoạn (Thể dục là môn học nội dung bài học” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2.
Từ những tác động tốt của việc tập luyện thể dục thể thao đã đem lại sức khỏe và tinh thần cho con người, thì giáo dục thể chất cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng hiện nay vần còn tồn tại nhiều bất cập. Những hạn chế trong nhận thức, ngăn cản khả năng phát triển toàn diện của các em. Thực tế trên đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm lo sức khỏe thể chất, tạo điều kiện để các em có thể nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục thể chất, phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình, hình thành nên những phẩm chất, đạo đức, nhân cách, lối sống đúng, đẹp. Và, đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn thể dục trong Trường Tiểu học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng giờ học giáo dục thể chất qua các bài tập luyện thể dục thể thao.
- Giúp các em rèn luyện thân thể và có sức khỏe tốt; rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tự tin, tính sáng tạo trong học tập, trong thi đấu cũng như trong cuộc sống.
- Lựa chọn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để tham dự HKPĐ các cấp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Là học sinh trong trường tiểu học Thọ Cường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp kích thích và tạo đà để cho các em phát huy năng khiếu của mình và ham thích học môn thể dục.
- Phương pháp sử dụng trò chơi.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tổ chức thi đua, thi đấu.
- Phương pháp nhận xét đánh giá học sinh trong từng tiết dạy cụ thể.
- Phương pháp tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ TDTT trong nhà trường cũng như ở địa bàn khu dân cư.
2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Sức khỏe thể chất là cơ sở quan trọng của sức khỏe tinh thần và trí tuệ con người. Vì vậy, phát triển giáo dục thể chất ở trường học góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh nói riêng và phát triển toàn diện nhân cách nói chung được coi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển thể dục thể thao nước ta. Giáo dục thể chất tạo tiền đề cho học sinh bộc lộ năng khiếu thể chất cũng như rèn luyện phát triển thể lực và trí tuệ. Thông qua giáo dục thể chất, rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác, học sinh được học tập căn bản về tinh thần kỷ luật, thái độ cư xử tốt đẹp với nhau trong sinh hoạt thể dục thể thao.
Phân môn thể dục có nhiệm vụ quan trọng đến sự hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới mà mục tiêu giáo dục của đảng ta là đào tạo con người: tự chủ- năng động- sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra
Đối với học sinh, sức khỏe là một đảm bảo cho quá trình học tập. Trong nhà trường, giáo dục thể chất cũng là một trong những nội dung chương trình giảng dạy; trong đó môn thể dục là một môn học chính khóa nhằm góp phần rèn luyện thể chất cho học sinh, vì: 
- Về mặt đạo đức: Tập luyện thể dục thể thao tác động trực tiếp đến đạo đức của học sinh. Lòng kiên trì, sự nhẫn nại, tự tin,sáng tạo; tính kỷ luật, trung thực; biết giúp đỡ bạn trong tập luyện sẽ giúp các em rất nhiều khi đối mặt với khó khăn sẽ không chùn bước mà kiên nhẫn tìm giải pháp để vượt qua.
- Về thể lực: Thông qua các bài tập luyện thể dục, giúp các em rèn luyện thân thể và có sức khỏe tốt dảm bảo cho các môn học văn hóa khác trên lớp; giúp các em rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, sức bền
 Vậy làm thế nào để Thầy dạy tốt, trò học tốt môn thể dục. Đây là điều trăn trở đối với giáo viên dạy môn thể dục nói chung và đối với tôi nói riêng. Từ suy nghĩ làm thế nào để học sinh yêu thích môn của mình dạy, môn học thường được xem nhẹ hơn các môn học văn hóa khác. Đây là một công việc rất khó khăn, vì vậy trong năm học qua tôi đã áp dụng nhiều biện pháp, phương pháp như tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu hứng thú và các phương tiện đồ dùng trực quan, sân bãi và dụng cụ tập luyện, và từ đó định hướng rõ rệt những động tác cần đạt cũng như cách thức, lựa chọn phương pháp phù hợp để đạt được mục tiêu bài dạy một cách có hiệu quả nhất. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Thuận lợi:
Phong trào TDTT ngày càng hoạt động mạnh mẽ ở trong nhà trường cũng như ở địa phương, các giải thể thao như cờ vua, bóng đá, ném bóng, bật xa, chạy 60m, đá cầuở cấp tiểu học trong các kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng các cấp được học sinh tham gia tích cực. 
- Khó khăn: 
Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm trọng trong giáo dục thể chất, sợ con mệt khi vận động nhiều nên tìm cách xin cho con mình được miễn học thể dục thay vì khuyến khích con vận động
Lịch học các môn văn hóa kín trong tuần: 9 buổi/ tuần, nên các câu lạc bộ không có thời gian để hoạt động.
Phong trào thể dục thể thao chưa phát triển mạnh và sâu rộng trong toàn trường và các khu dân cư.
Các em muốn học nhiều môn thể thao tự chọn, phù hợp thể trạng của mình nhưng điều kiện sân bãi nghèo nàn, phương tiện thiếu thốn, tài liệu về môn học thể dục dành cho học sinh chưa có.
Dụng cụ tập luyện chưa đáp ứng được yêu cầu. 
2. 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu. 
Từ thực trạng nêu trên, bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi để đưa ra một số biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn thể dục trong trường Tiểu học như sau: 
- Giải pháp 1: Nâng cao vai trò của người giáo viên. 
Công cụ lao động của người giáo viên là hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, nhiệt huyết với nghề, sự gần gũi với các em( vừa là người bạn ngoài đời, vừa là cô giáo trên lớp). Từ trang phục, cách truyền đạt, hướng dẫn các em trong từng tiết dạy cũng như trong các cuộc giao lưu thi đấu... Người giáo viên ở bất kì vị trí nào cũng đều phải chuẩn trong mắt học sinh. Bởi vì, nhân cách người giáo viên với tất cả vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ đạo đức, có ý nghĩa to lớn có tính quyết định trong giáo dục.
Dẫn chứng: Học sinh của tôi, chỉ cần thoáng thấy bóng cô giáo thể dục ở bất cứ đâu( ở sân trường hoặc ở sân tập các xóm, khu dân cư nơi các em đang tập luyện TDTT thì đã nghe thấy tiếng gọi từ xa: Cô ơi! Vào đánh bóng, đá cầu với các em. Cô ơi! Chiều nay, cô có đi đánh bóng không ạ!. Chiều nay đi đánh bóng nhé cô. Hoặc có những em khi gia đình có chuyện vui buồn ở nhà cũng đều tâm sự với cô. Đó là cái được qua sự gần gũi, tâm huyết mà tôi truyền đến các em lòng chan hòa, sự chia sẽ chân tình qua từng tiết dạy và tình yêu thể thao giúp các em gần gũi nhau hơn.
 Trong môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập cũng như tập luyện; nắm vững nội dung bài học, thực hiện các động tác một cách chính xác, hoàn hảo, không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, tập luyện cho có, cho xong mà phải đảm bảo tốt chất lượng giờ học, yêu thích và hăng say môn thể dục. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những phương pháp sau: 
- Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ từng nội dung từng hình thức lên lớp của mỗi tiết dạy cụ thể. Giáo viên phải tập mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. Đã gọi là làm mẫu thì yêu cầu phải chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật, vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh để minh họa làm tăng sự chú ý cho các em trong buổi tập luyện.
- Do đặc điểm của học sinh tiểu học có tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý; nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Nên trong các tiết học thể dục tôi thường thông qua một số biện pháp dưới dạng trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó. Với các hình thức thi đua thay đổi trong các tiết học sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản trong tập luyện.
Ví dụ: + Luyện tập ném bóng: có thể cho học sinh thi ném trúng đích, hoặc thi ai ném xa hơn
+ Tập luyện nhảy dây: có thể tổ chức thi đồng loạt cả lớp,thi nam với nữ, thi các tổ, nhóm với nhau
+ Tập luyện đá cầu: cho các em thi tâng cầu giữa các tổ, lớp, khối với nhau; hoặc tổ chức trận thi đá cầu giao hữa giữa các đội với nhau
Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng động viên các em, ở mỗi nội dung thi đua, giáo viên luôn đưa ra lời nhận xét; khen thưởng, khuyến khích các em sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay.
Ngoài ra các phương tiện giáo dục khác như đồ dùng dạy học, các phương tiện kỹ thuật cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, cho dù phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại đến đâu chăng nữa thì vai trò người giáo viên cũng hết sức quan trọng. Vì vậy giáo viên phải vận dụng, sử dụng các phương tiện dạy học một cách linh hoạt trong mọi hoàn cảnh thì bài dạy mới đạt hiệu quả cao; vừa đảm bảo chất lượng giáo dục một giờ học, vừa mang tính khoa học phù hợp với hoàn cảnh.
- Giải pháp 2: Hình thành động cơ học tập môn học thể dục cho học sinh.
Sức khỏe là vốn quý của con người. Có sức khỏe là có tất cả. Vậy làm gì để có sức khỏe?. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Môn học thể dục làm được điều này, nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, lao động và trong các sinh hoạt khác[3]. Vì chỉ có tiết học thể dụcthể thao các em mới có những phút giây bộc lộ hết tâm tư tình cảm, tính cách đối với bản thân, cô giáo, bạn bèQua các bài học đã giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật động tác góp phần vào việc nâng cao sức khỏe. Các em hiểu được vấn đề này thì hình thành động cơ học tập, tạo được sự hưng phấn, hứng thú đối với môn học thể dục đến các em học sinh.
Tìm hiểu đặc đểm sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Căn cứ đặc điểm phát triển tố chất cơ thể: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt, khéo léocủa học sinh để có những bài tập, lượng vận động phù hợp.
 Tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em có sức khỏe tốt, có sức khỏe yếu, hay bệnh tậtđể có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh năng khiếu giáo viên tăng độ khó về kỹ thuật, yêu cầu cao về thành tích và lồng ghép luật thi đấu của môn tập vào tiết tập luyện; còn đối với học sinh yếu, khuyết tật, tôi hướng dẫn cán sự, tổ trưởng, các bạn có sức khỏe tốt giúp đỡ các em trong các buổi tập luyện trên lớp, không để các em nghỉ, mà phải tổ chức cho các em tập với cường độ nhẹ ,động viên khích lệ, tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khỏe cùng các bạn, tạo nên sự hưng phấn cho cả lớp, kích thích các em say mê tập luyện, nâng cao sức khỏe đảm bảo việc học tập các môn học tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[3]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn: 
 - Ở mục 2.3: Giải pháp 2: Đoạn (Sức khỏe các sinh hoạt khác” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3, đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra
Với việc làm này tôi nhận thấy các em đã thay đổi được nhận thức, đã tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn học thể dục vì đã có được những tiết học đúng với khả năng, lượng vận động phù hợp với bản thân. Sức khỏe được duy trì và tăng cường, kết quả học tập cũng được nâng lên.
* Minh chứng cụ thể: 
- Môn đá cầu tự chọn ở khối lớp 4, lớp 5 khoảng 21 học sinh tâng cầu một lần trên 100 quả; 60 học sinh tâng trên dưới 50 quả một lần, 40 học sinh tâng cầu từ 20 quả đến trên dưới 50 quả, 10 học sinh còn lại tâng được 10 quả trở lên.
- Thi giao lưu kết quả hòa với các anh chị học sinh cấp 2
- Môn cờ vua học sinh khối 2,3 đánh thắng học sinh lớp 4,5.
- Giải pháp 3: Sử dụng triệt để các phương tiện đồ dùng dạy học. 
Trong quá trình dạy học môn thể dục, việc sử dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng các phương tiện dạy học. Vì các phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội các tri thức và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo giúp cơ thể phát triển cân đối toàn diện. Do đó, giáo viên cần chuẩn bị tốt và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học như còi, tranh ảnh, đồ dùng hiện có, đồ dùng tự làm
Ví dụ: - Tiết học đá cầu học sinh phải có đủ cầu để tập luyện.
- Tiết học ném bóng .Yêu cầu phải có đủ số lượng bóng.
- Tiết học nhảy dây cá nhân. Yêu cầu học sinh mỗi em phải có một dây nhảy.
- Tiết học bài thể dục với hoa hoặc với cờ. Yêu cầu học sinh phải có đủ dụng cụ học tập.
- Trò chơi nhảy ô tiếp sức. Yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị sân, kẻ sân chơi trước.
Cũng có nhiều người cho rằng sử dụng đồ dùng dạy học môn thể dục đơn giản, nhưng thực tế thì để có được một giờ học có hiệu quả thì người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, vất vả vì: học sinh rất hiếu động, các em luôn muốn đùa nghịch, tìm tòi khám phá; Các em thích ra sân thể dục để vui đùa, để thể hiện mình, mà sân dành cho tập luyện thì rộngVí dụ, tiết học ném bóng. Nếu giáo viên không chuẩn bị sân bãi tốt và quản lý dụng cụ hợp lý thì rất dễ gây chấn thương do các em đùa nghịch trên sân hoặc tiết học bật xa ( có hố nhảy ). Nếu giáo viên không chú ý thì dễ dẫn đến các em nhảy tự do, em nọ nhảy chồng lên em kia thì hậu quả không thể lường trước được.
Như vậy có thể thấy rằng đồ dùng dạy học trong phân môn thể dục rất quan trọng và không thể thiếu được. Vậy làm thế nào để thế nào để thực hiện một cách có hiệu quả khi mà các đồ dùng được cấp về trường qua thời gian 1-2 năm sử dụng đã bị hỏng. Trong khi đó thư viện nhà trường chưa bổ sung mà môn học thì rất cần. Tôi đã suy nghĩ và cùng các em dùng nhiều biện pháp và phương pháp để thay thế và sử dụng vào tiết học có hiệu quả đó là: 
+ Tiết học tung và bắt bóng theo nhóm. Yêu cầu phải có đủ số lượng bóng để chia nhóm cho các em tập luyện. Tôi thay thế bóng chuyền da bằng bóng chuyền hơi, bóng nhựa 
+ Tiết học phát cầu. Yêu cầu phải kẻ sân; đảm bảo cột, lưới theo quy định thì mới kích thích các em tập phát cầu một cách có hiệu quả. Tôi dùng cầu lông gà, lông vịt do các em tự làm( cô giáo hướng dẫn phần đế cầu thì dùng săm xe cũ cắt thành 3 miếng hình tròn- cắt vỏ lon bia thành 4-5 cái hình tròn, đục thủng ở giữa cùng với đinh luồn từ dưới lên, sau đó lấy ghim ghim lại- phần đuôi cầu dùng lông gà lông vịt nhà các em tự có đem đến và lấy 3 cái cột vào bằng dây nịt nhỏ); hoặc phục hồi đế cầu được cấp đã bị hỏng và chỉ cần làm thêm phần đuôi cầu thay thế bằng lông gà. 
+ Tiết học nhảy dây cá nhân, mỗi em phải có đủ số dây thì các em mới hoạt động có hiệu quả qua hình thức thi nhảy dây đồng loạt. Tôi thay thế bằng dây thừng, dây chão, dây cước 
+ Tiết học cờ vua( ngoại khóa dành cho học sinh năng khiếu, học sinh trong câu lạc bộ cờ vua). Dùng bàn cờ bằng giấy rất dễ hỏng, nên tôi thay thế bằng phông bạt, bìa các tông hoặc làm bằng bàn gỗ ép( nhờ thợ mộc- phụ huynh của học sinh cắt khung), sau đó tôi kẻ bàn cờ và cùng các em tô màu trên bàn cờ.
+ Ngoài việc sử dụng đồ dùng trực quan, tôi đã đưa công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy như: băng đĩa, videođể kích thích các em tham gia tập luyện:
- Cho các em xem băng hình về các VĐV Việt nam thi đấu để các em cảm nhận, hình dung được môn học, yêu thích môn học và cố gắng tập luyện hơn.
- Minh họa những nội dung tập luyện bằng những hình ảnh cụ thể để các em hình dung, tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn, hay những động tác do các em thực hiện được ghi lại, để cùng nhau theo dõi, phân tích đánh giá những ưu khuyết điểm của động tác đó và cùng sửa chữa cho nhau. Những hình ảnh này đã kích thích, gây hứng thú trong học tập cho các em làm không khí tiết học thêm vui vẻ, sôi động nên tác động rất tốt đến kết quả học tập của các em.
Như vậy có thể thấy dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo hưng phấn cho học sinh khi tham gia tập luyện thể dục thể thao cũng như học môn thể dục. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cùng các em học sinh tự nghiên cứu, sáng tạo các phương tiện đồ dùng đã phần nào khắc phục được sự thiếu hụt đồ dùng trong phân môn thể dục đông thời đáp ứng được tiết dạy có hiệu quả cao, tạo cho môn học thêm sinh động, học sinh tích cực tham gia tập luyện TDTT.
- Giải pháp 4: Thành lập các câu lạc bộ thể d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_giang_day_bo_mon_the.doc