SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh trường THPT Xuân Hòa – Tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm gần đây công việc NCKH - KT là một hoạt động thường xuyên của học sinh và giáo viên trong các trường trung học cơ sở và THPT. Ở Việt Nam chúng ta, thuật ngữ NCKH không chỉ còn "lạ lẫm" với đa số học sinh mà kể cả đa số sinh viên ở các trường Đại học.
Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm (teams word).... bạn cũng sẽ có đựoc niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng (thường thì rất ít), bạn còn đựoc cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn!
Tuy nhiên, để thành công trong NCKH bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo... Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA ---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – KỸ THUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA - TỈNH VĨNH PHÚC Tác giả sáng kiến: Phan Hồng Quân Mã sáng kiến: 37.68.02 Vĩnh Phúc, năm 2020 1 Với ý nghĩa đó, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học – kỹ thuật cho học sinh trường THPT Xuân Hòa – Tỉnh Vĩnh Phúc ” 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học – kỹ thuật cho học sinh trường THPT Xuân Hòa – Tỉnh Vĩnh Phúc 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phan Hồng Quân. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0977627788. - Email: phanhongquan.nth@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Hồng Quân 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy, tập trung vào việc đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại trường THPT 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung của sáng kiến 3 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là gì ? Thật ra, công việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật chỉ là những nghiên cứu, tìm tòi nhằm phát hiện ra những cái mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn và lý luận đặt ra! Chẳng hạn như bạn nhìn thấy "nước máy bị nhiễm bẩn" tại TP Phúc Yên, bạn muốn thực hiện một công trình NCKH để giảm thiểu tình trạng nước nhiễm bẩn tại đô thị này... đó chính là NCKH. NCKH là một công việc phức tạp, đòi hỏi bạn phải có tư duy và chịu khó. 2. Nghiên cứu khoa học, được và mất gì? Những năm gần đây công việc NCKH - KT là một hoạt động thường xuyên của học sinh và giáo viên trong các trường trung học cơ sở và THPT. Ở Việt Nam chúng ta, thuật ngữ NCKH không chỉ còn "lạ lẫm" với đa số học sinh mà kể cả đa số sinh viên ở các trường Đại học. Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm (teams word).... bạn cũng sẽ có đựoc niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng (thường thì rất ít), bạn còn đựoc cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn! Tuy nhiên, để thành công trong NCKH bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo... Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài. 3. Các bước để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học Nếu thực sự bạn có niềm đam mê NCKH – KT, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây: 5 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu của đề tài Nhận thấy Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKH-KT) là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất. Hoạt động này giúp phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật còn rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm... Mặt khác qua việc định hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, giáo viên được nâng cao năng lực của bản thân về những kiến thức có liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học. Cuối cùng để có được sản phẩm KHKT tốt thì cần phải có những giải pháp phù hợp. Chính vì thế tôi đã tiến hành đề tài với mong muốn tìm ra những giải pháp cụ thể giúp nâng cao chất lượng trong hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH-KT qua đó nhằm phát triển năng lực của học sinh. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Dựa vào mục đích của đề tài, hai câu hỏi nghiên cứu đã được đưa ra: -“Làm thế nào để phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trường THPT Xuân Hòa một cách có hiệu quả nhất thay vì hoạt động tiếp thu một cách thụ động thì cho học sinh tự trải nghiệm sáng tạo” - “Để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH-KT tại trường THPT Xuân Hòa thì cần có những giải pháp cụ thể nào?” 3. Phương pháp nghiên cứu: a, Đối tượng nghiên cứu: là học sinh khối 10 và khối 11 của trường THPT Xuân Hòa, bao gồm những em ở cả các lớp đầu cao cũng như thấp, học lực bộ môn giỏi, khá, trung bình và yếu, dựa vào kết quả bài kiểm tra bộ môn ở trường. b, Các bước tiến hành: - Đưa ra các câu hỏi điều tra để thu thập thông tin. Một số thông tin khác có được từ việc quan sát, dự giờ, phỏng vấn học sinh. 7 Biểu đồ 1: Đánh giá mức độ cần thiết của NCKH đối với học sinh Số liệu khảo sát cho thấy tỉ lệ giáo viên và học sinh đánh giá ở mức độ “Rất cần thiết” khá thấp; một tỉ lệ khá cao ở giáo viên (45,45%) và học sinh (17,15%) chưa coi hoạt động NCKH của học sinh là một hoạt động cần thiết trong nhà trường. Khó khăn hơn nữa khi chính đội ngũ giáo viên lại đánh giá sự cần thiết của hoạt động NCKH thấp hơn so với học sinh đánh giá. 1.1.2. Nhận thức ý nghĩa của hoạt động NCKH trong giáo viên và học sinh. Các ý nghĩa của hoạt động NCKH được xem xét và đánh giá bởi giáo viên và học sinh bao gồm: 1) Tiếp thu được kiến thức môn học thuộc lĩnh vực tham gia nghiên cứu khoa học 2) Tiếp thu được phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu bài bản khoa học 3) Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu 4) Nâng cao kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm 5) Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT và ngoại ngữ 6) Nâng cao khả năng viết báo cáo khoa học 7) Có thêm các mối quan hệ với các bạn bè, thầy cô giáo, các cơ sở trung tâm nghiên cứu Kết quả đánh giá được thống kê trong bảng 2: 9 Bảng 3: Mức độ nắm bắt thông tin về hoạt động NCKH của học sinh HS tự đánh giá Giáo viên đánh giá Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất rõ ràng 54 22,0 6 9,1 Có biết 157 64,1 36 54,5 Biết rất ít 29 11,8 23 34,8 Không biết 5 2,0 1 1,5 Như vậy có một sự chênh lệch nhất định giữa đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh, đó là giáo viên đánh giá học sinh chủ yếu ở mức “có biết” và “biết rất ít”, trong khi đó học sinh lại tự đánh giá ở mức “có biết” và “biết rất rõ ràng”. Tuy nhiên nếu nhìn tổng thể thì vẫn có thể đánh giá còn một tỉ lệ không nhỏ học sinh mới chỉ nắm bắt thông tin ở mức “biết rất ít” và “không biết” về hoạt động NCKH của học sinh ở trường. Số liệu cho thấy có sai khác trong đánh giá của giáo viên đối với học sinh, trong vấn đề nắm bắt thông tin về NCKH thì có thực tế đang xảy ra là giáo viên cho rằng học sinh chỉ biết rất ít hoặc có biết nhưng học sinh lại biết nhiều hơn thế. Như vậy trong công tác tuyên truyền và phổ biến chưa tập trung vào đội ngũ giáo viên - lực lượng tuyên truyền viên rất hiệu quả trong nhà trường và cũng là lực lượng chính để hướng dẫn học sinh tham gia NCKH. Trong thực tế các nguồn cung cấp thông tin tới học sinh về học sinh NCKH chủ yếu là thông qua giáo viên chủ nhiệm, bảng thông báo của trường và trong tiết chào cờ đầu tuần. Các nguồn thông tin chưa hiệu quả là thông tin của Đoàn thanh niên và do giáo viên trực tiếp hướng dẫn học sinh NCKH phổ biến.. Các số liệu cho thấy thực tế đang diễn ra ở các trường THPT Xuân Hòa đó là nguồn cung cấp thông tin về hoạt động NCKH của học sinh thì khá nhiều nhưng những nguồn cung cấp có giá trị và hiệu quả, đến được đông đảo học sinh lại không nhiều. Các nguồn thông tin được đánh giá có hiệu quả tới đa số học sinh về thực chất là những nguồn thông tin một chiều, nếu học sinh không hiểu rõ hoặc muốn tìm hiểu thêm thì các nguồn này không đáp ứng được. Trong khi đó nguồn thông tin từ giáo viên trực tiếp hướng dẫn 11 Theo như kết quả điều tra đánh giá, đa phần học sinh trường THPT Xuân Hòa đều nhận thức được vai trò của việc nghiên cứu KHKT. Hầu hết các em cho rằng việc nghiên cứu KHKT không chỉ có ý nghĩa tạo sân chơi bổ ích, mà còn khơi dậy sự đam mê sáng tạo cho các em ngay từ lứa tuổi học trò. Nếu các em HS được quan tâm tạo điều kiện động viên khuyến khích cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo thì những ý tưởng sáng tạo của các em sẽ trở thành những sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống. Qua đó rèn luyện cho các em thói quen tự đọc tự học tự nghiên cứu. 2. Những vấn đề phổ biến học sinh gặp phải trong việc nghiên cứu KHKT Các khó khăn đối với học sinh khi tham gia hoạt động NCKH ở các trường THPT trên địa bàn Phúc Yên bao gồm 14 nguyên nhân sau: 1) Không biết được các thông tin để tham gia 2) Thiếu động cơ học tập nghiên cứu 3) Thiếu thời gian để thực hiện nghiên cứu khoa học 4) Không biết hoặc không thực hiện theo được phương pháp nghiên cứu khoa học 5) Thiếu các điều kiện để nghiên cứu như khó tiếp cận thư viện, phòng thí nghiệm, tài liệu, thông tin... 6) Ngại gặp gỡ trao đổi với giáo viên hướng dẫn 7) Giáo viên hướng dẫn không rõ ràng 8) Các giáo viên khác không ủng hộ học sinh sử dụng quá nhiều thời gian vào hoạt động nghiên cứu khoa học 9) Trình độ ngoại ngữ, tin học hạn chế 10) Bạn cùng nhóm nghiên cứu không hợp 11) Đã tham gia quá nhiều hoạt động của nhà trường 12) Không được ưu tiên khuyến khích như khi tham gia các hoạt động khác trong trường 13) Gia đình chỉ muốn học sinh tập trung vào học tập các môn học trong chương trình 14) Cho rằng hoạt động NCKH không cần thiết với học sinh 13
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_nghien_c.doc