SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Học sinh lớp một lần đầu tiên đến trường tiểu học, các em được tiếp xúc với môi trường bên ngoài với nhiều thầy cô giáo mới bạn mới .Trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động khác đã giúp các em hình thành nhân cách. Bên cạnh đó chúng ta biết rằng kiến thức mà các em cần phải tiếp thu nằm trong sách vở với nhiều môn học khác nhau trong đó có môn toán.

 Môn toán là một trong những môn học cơ sở cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh. Thông qua học môn toán đã giúp cho học sinh phương pháp suy luận, tư duy, lập luận một cách lô gic, phương pháp giải quyết vấn đề, từ đó rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh.

 Ở cấp Tiểu học nói chung dạy học sinh giải toán là giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, rèn luyện kỹ năng thực hành một cách đa dạng phong phú nhằm phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận tạo điều kiện cho việc học tập sau này của các em.

 Với học sinh lớp 1 việc giải toán tập trung vào các phép tính cộng, trừ thêm bớt một số đơn vị ở phần đầu là các bài toán đơn và về cuối chương trình có các bài toán giải có lời văn. So với các dạng bài trước thì giải các bài toán có lời văn tuy không hẳn là khó hơn song có nhiều điểm khác và phức tạp hơn bởi vậy khi giải những bài toán này các em dễ mắc những lỗi, những sai sót.

 Để giải toán có lời văn tốt đòi hỏi các em có đầu óc tư duy trừu tượng hơn, khái quát hơn và đưa về dạng bài cụ thể hơn. Việc này không phải học sinh nào cũng làm được. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh biết giải toán có lời văn dễ dàng hơn. Vì vậy tôi đã đi sâu về nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1” nhằm hướng dẫn các em làm bài, khắc phục những thiếu sót tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn về sau này là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

 

doc 19 trang thuychi01 8644
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
GIẢNG DẠY PHẦN GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO
 HỌC SINH LỚP 1.
 Họ và tên: Nguyễn Thị Minh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Vệ 1 –
 Thành phố Thanh Hoá.
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Toán
THANH HOÁ NĂM 2018.
MỤC LỤC
 Trang
 1. MỞ ĐẦU 1
 1.1. Lý do chọn đề tài 1
 1.2. Mục đích nghiên cứu 1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2	 2.1 Cơ sở lí luận 2 
 2.2. Thực trạng vấn đề 2
 2.3. Các giải pháp thực hiện 4
 2.3.1 Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp 4
 2.3.2 Xây dựng quy trình giải bài toán có lời văn 6
 2.3.3 Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học 12
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 13
 3.1. Kết luận 13
 3.2. Kiến nghị 14
 Tài liệu tham khảo
 Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng đánh giá xếp loại
1. MỞ ĐẦU:
 1.1. Lý do chọn đề tài
Học sinh lớp một lần đầu tiên đến trường tiểu học, các em được tiếp xúc với môi trường bên ngoài với nhiều thầy cô giáo mới bạn mới .Trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động khác đã giúp các em hình thành nhân cách. Bên cạnh đó chúng ta biết rằng kiến thức mà các em cần phải tiếp thu nằm trong sách vở với nhiều môn học khác nhau trong đó có môn toán.
 Môn toán là một trong những môn học cơ sở cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh. Thông qua học môn toán đã giúp cho học sinh phương pháp suy luận, tư duy, lập luận một cách lô gic, phương pháp giải quyết vấn đề, từ đó rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh. 
 Ở cấp Tiểu học nói chung dạy học sinh giải toán là giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, rèn luyện kỹ năng thực hành một cách đa dạng phong phú nhằm phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận tạo điều kiện cho việc học tập sau này của các em.
 Với học sinh lớp 1 việc giải toán tập trung vào các phép tính cộng, trừ thêm bớt một số đơn vị ở phần đầu là các bài toán đơn và về cuối chương trình có các bài toán giải có lời văn. So với các dạng bài trước thì giải các bài toán có lời văn tuy không hẳn là khó hơn song có nhiều điểm khác và phức tạp hơn bởi vậy khi giải những bài toán này các em dễ mắc những lỗi, những sai sót. 
 Để giải toán có lời văn tốt đòi hỏi các em có đầu óc tư duy trừu tượng hơn, khái quát hơn và đưa về dạng bài cụ thể hơn. Việc này không phải học sinh nào cũng làm được. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh biết giải toán có lời văn dễ dàng hơn. Vì vậy tôi đã đi sâu về nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1” nhằm hướng dẫn các em làm bài, khắc phục những thiếu sót tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn về sau này là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
 Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn để HS có kĩ năng giải toán tốt hơn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
 - Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của lớp 1 - Trường Tiểu học Đông Vệ 1 – Thành phố Thanh Hoá.
 - Đánh giá quá trình dạy toán - Loại bài giải toán có lời văn từ những năm trước và những năm gần đây .
 - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh .
 - Rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 2.1. Cơ sở lý luận: 
 “Giải toán có lời văn” là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Tuy nhiên vì mới quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ, lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh.
 Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc - hiểu - biết hướng giải, đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán.
 Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. 
 Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc -hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Vậy làm thế nào để giáo viên nói - học sinh hiểu , học sinh thực hành - diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán, từng bước nâng cao chất lượng cho học sinh trong việc giải bài toán có lời văn đó là mục đích chính của đề tài này.
 2.2. Thực trạng của học sinh trong việc giải bài toán có lời văn ở lớp 1: 
 2.2.1. Thực trạng
 Trường tiểu học Đông Vệ 1- Thành phố Thanh Hoá được thành lập từ những năm đầu của thế kỉ 20. Đây là một trong những ngôi trường có bề dày lịch sử, nhiều thế hệ học sinh đó học tập và trưởng thành dưới mái trường này. Đội ngũ giáo viên của trường gồm có 100% các cô giáo đạt chuẩn và trên chuẩn, tuy tuổi đời, tuổi nghề có chênh lệch nhau song rất tâm huyết với nghề, lớp trẻ nhanh nhẹn năng động, người có tuổi lại mẫu mực, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm. Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện cho chị em học tập trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những hoạt động như dự giờ thăm lớp, góp ý trao đổi rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy được đặc biệt chú trọng và tổ chức thường xuyên. Tất cả những yếu tố trên đó tạo nên một tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất. Bên cạnh đó cơ sở vật chất nhà trường từng bước được nâng lên, điều kiện phục vụ cho việc dạy và học ngày một tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
 Học sinh của trường phần lớn là con em trong Phường được phân bố trên địa bàn tương đối rộng và thành phần gia đình đa dạng. Về trình độ dân trí và điều kiện kinh tế tuy đó được cải thiện nhiều so với trước song vẫn còn sự chênh lệch, điều kiện của mỗi gia đình cũng khác nhau điều này ít nhiều có tác động đến quá trình học tập của các em.
 Bản thân trong những năm gần đây thường xuyên được nhà trường phân công giảng dạy ở lớp 1. Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn, mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại thì không biết trả lời . Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. 
 Nguyên nhân chính là do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác, ở giai đoạn này, các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy học sinh không làm đúng cũng là điều dễ hiểu. Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn, chính xác? Đó chính là mục đích để tôi suy nghĩ và tìm tòi những biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán có hiệu quả nhất.
 Kết quả khảo sát trong học kỳ II năm học 2016 - 2017 được thống kê theo bảng: 
Lần
khảo sát
Lớp
Sĩ số
HS viết đúng câu 
lời giải
HS
 viết đúng 
phép tính
HS viết đúng đáp số
HS viết đúng cả 3 bước trên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Đầu kì II
1A
44
17
38,6%
20
45,5%
23
52,3%
17
38,6%
Giữa kì II
1A
44
24
54,5%
27
61,3%
30
68,2%
24
54,5%
Cuối kì II
1A
44
27
61,3%
32
72,7%
31
70,4%
27
61,3%
 Với mong muốn giúp học sinh tránh sai sót và hình thành phương pháp học tập trong việc giải bài toán có lời văn ở học sinh lớp 1 tôi đó mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu và trình bầy đề tài với tiêu đề: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1” để các đồng chí đồng nghiệp cùng tham khảo.
 2.2.2. Những nguyên nhân 
 a. Nguyên nhân từ phía GV:
 - GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm được nên GV tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Đối với GV dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho HS quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho HS thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho những em HS giỏi tập nêu câu trả lời cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn HS sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng .
 b. Nguyên nhân từ phía HS:
 Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy HS không làm đúng cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề dặt ra là làm thế nào để HS nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác?
2.3. Các giải pháp thực hiện: 
 2.3.1. Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp:
 Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy:“Giải toán có lời văn” ở lớp 1
 * Phương pháp trực quan
	Khi dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ  giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan.
 Ví dụ: Học sinh quan sát hình vẽ tạo phép tính thích hợp: 
 Ngay từ đầu học kỳ I, các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ - viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.
 Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả :
4
2
=
6
yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có : 4 + 2 = 6
 Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ để diễn đạt theo 2 cách . 
 Cách 1: Có 5 con vịt thêm 3 con vịt, tất cả là 8 con vịt. 
5
 +
3
=
8
 Cách 2: Có 3 con vịt đi xuống ao có 5 con vịt, tất cả là 8 con vịt. 
3
 +
5
=
8
Đến bài 3 trang 85
 Học sinh quan sát và cần hiểu được: 
 Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó rụng 2 quả . Còn lại trên cành 8 quả. 
10
-
2
=
8
 Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn dạt - trình bày miệng ghi đúng phép tính . Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh, vì vậy khi dạy bài này, cần hướng dẫn học sinh diễn đạt, trình bày; động viên các em viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh. 
 * Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)
	Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của học sinh 
 Ví dụ: Học sinh tóm tắt bài toán bằng lời:
 Đến cuối học kì I, học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời:
 Bài 3 trang 87 
 b, Có : 10 quả bóng 
 Cho : 3 quả bóng
 Còn :.... quả bóng? 
10
-
3
=
7
 Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan, từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
 Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa. 
 * Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
 	Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này ở mỗi dạng toán “thêm, bớt” giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán có vấn đề. Chẳng hạn bài toán “bớt” trở thành bài toán tìm số hạng, bài toán “thêm” trở thành bài toán tìm số trừ. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. 
	Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như : Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo 
 * Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin 
	GV thiết kế các slide trong giáo án điện tử trong đó có thiết kế các hiệu ứng di chuyển ra hoặc vào, thêm hoặc bớt... để hướng dẫn HS phân tích đề toán. Bằng các hình ảnh động, cụ thể HS dễ dàng nắm được nội dung bài toán và tìm ra được cách giải.
 2.3.2 Xây dựng quy trình “Giải toán có lời văn”
 Các bước cần thực hiện khi giải bài toán có lời văn: 
 Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán
	Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như ” thêm , và , tất cả,  ” hoặc “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ” (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ chưa sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.
 Trong thời kỳ đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm
thoại ” Bài toán cho gì? Hỏi gì?” và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi.
 Ví dụ: Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi:
 - Em thấy dưới ao có mấy con vịt? ( có 5 con vịt)
 - Trên bờ có mấy con vịt? (  có 4 con vịt)
 - Em có bài toán thế nào? ()
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc (hoặc nêu) đề toán ở sách giáo khoa.
Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, ) lên bảng từ (bảng cài, bảng nỉ, ) để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán.
* Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán:
Cách 1: Tóm tắt bằng lời: 
Ví dụ :	Tóm tắt:	Ví dụ 2: Tóm tắt:	
Ngân : 5 quyển	 Lan có : 34 que tính
Hằng : 3 quyển	 Hà có : 52 que tính
Cả hai bạn có :  quyển? (A)	 	Cả hai bạn có :  que tính? 
Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng( thường chỉ dùng cho giải toán có liên quan tới độ dài hoặc biểu thị giá trị số )
 Ví dụ:
Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật, hình vẽ :
? Tất cả có con thỏ
Ví dụ: 
 Có con thỏ : 
 Thêm con thỏ: 
 Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng.
Với cách viết thẳng theo cột như: 34 que tính và 52 que tính; 5 quyển và 3 quyển
 Kiểu tóm tắt như vậy khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có tác dụng gợi ý
cho học sinh lựa chọn phép tính giải.
 Có thể lồng “các câu” lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn. Chẳng hạn, dựa vào dòng cuối của tóm tắt (A) học sinh có thể viết ngay câu lời giải là : “Cả hai bạn có:” hoặc “Số vở cả hai bạn có:” hoặc: “Cả hai bạn có số vở là:”. Cần lưu ý trước đây người ta thường đặt dấu ? lên trước các từ như quyển, quả,  Song làm như vậy thì hơi thiếu chuẩn mực về mặt Tiếng Việt vì tất cả học sinh đều biết là dấu ? phải đặt cuối câu hỏi. Nếu tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc sơ đồ mẫu vật thì đặt dấu ? ở đằng trước các từ như quyển, quả , cũng được vì các tóm tắt ấy không phải là những câu. Tuy nhiên học sinh thường có thói quen cứ thấy dấu  là điền số (dấu) vào đó nên giáo viên cần lưu ý các em là: “Riêng trong trường hợp này (trong tóm tắt ) thì dấu  thay cho từ “mấy” hoặc “bao nhiêu” ; các em sẽ phải tìm cho ra số đó để ghi vào đáp số của bài giải chứ không phải để ghi vào chỗ  trong tóm tắt. Nếu không thể giải thích cho học sinh hiểu được ý trên thì chúng ta cứ quay lại lối cũ, tức là đặt dấu hỏi (?) ra đằng trước theo kiểu “Còn ? quả” cũng được, không nên quá cứng nhắc.
	Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình. Không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) trẻ đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu.
 Bước 2: Xác định cách giải bài toán.
 Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.
(Bài toán- trang 117)
* Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm, chẳng hạn:
 - Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà)
 - Còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
 - Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
	Giáo viên nêu tiếp: 
 “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm phép tính gì? (Lấy số gà đã có cộng với số gà mua thêm) 
 Mấy cộng mấy? (5 + 4) ;
 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9);
 hoặc: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: “Nhà An có tất cả mấy con gà ?”(9) Em tính thế nào để được 9? (5 + 4 = 9). Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà”, nên ta viết “con gà” vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).
 Tuy nhiên cũng có những học sinh nhìn tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết quả mà không phải là do tính toán. Trong trường hợp này giáo viên vẫn xác nhận kết quả là đúng, song cần hỏi thêm: “Em tính thế nào?” (5 + 4 = 9). Sau đó nhấn mạnh: “Khi giải toán em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số (ở đây là 9). Nếu chỉ nêu đáp số thì chưa phải là giải toán.
* Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Có thể dùng một trong các cách sau:
 Cách 1:
 Dựa vào

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_phan_gia.doc