SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Điện Biên 1 – Thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Điện Biên 1 – Thành phố Thanh Hóa

Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai có những người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì ngay ngày hôm nay - khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy:

 “Vì lợi ích mười năm trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Ngay từ khi thành lập nước đến nay, trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng nước nhà, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục nên những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được cũng có một phần công sức không nhỏ của ngành giáo dục, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền giáo dục cần phải đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực có sức khoẻ, có kiến thức khoa học kỹ thuật cho đất nước.

 Nguồn nhân lực là vốn quí giá nhất, có vai trò quyết định sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nếu ta biết đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.

Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá VII đã chỉ rõ: “Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay. Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới”. Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt Nam nói chung và việc giảng dạy ở tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn xứ mạng của mình”.

 

doc 18 trang thuychi01 6971
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Điện Biên 1 – Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1 
THÀNH PHỐ THANH HÓA
Người thực hiện: Vũ Thị Thương
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HÓA NĂM 2019
THANH HÓA NĂM 2017
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận của việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
4
2.2
Thực trạng chất lượng đội ngũ trong nhà trường.
5
2.3
Các biện pháp chỉ đạo, tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường. 
8
2.3.1
Nâng cao vai trò của Ban Giám hiệu trong công tác bồi dưỡng giáo viên
8
2.3.2
Thực hiện đổi mới trong công tác quản lí và bồi dưỡng giáo viên
9
2.3.3
Ban Giám hiệu cần lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
11
2.3.4
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học
13
2.3.5
Tăng cường chỉ đạo nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy
14
2.3.6
Ban Giám hiệu cần có kế hoạch dự giờ thăm lớp, tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở hàng năm và tích cực tổ chức các chuyên đề
15
2.3.7
Nêu gương Người tốt - Việc tốt, khen thưởng khuyến khích vật chất
15
2.4
Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
3
Kết luận và kiến nghị
16
3.1
Kết luận
16
3.2
Kiến nghị
17
MỞ ĐẦU
. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai có những người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì ngay ngày hôm nay - khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy:
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây
 	 Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Ngay từ khi thành lập nước đến nay, trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng nước nhà, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục nên những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được cũng có một phần công sức không nhỏ của ngành giáo dục, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền giáo dục cần phải đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực có sức khoẻ, có kiến thức khoa học kỹ thuật cho đất nước.
	Nguồn nhân lực là vốn quí giá nhất, có vai trò quyết định sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nếu ta biết đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.	
Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá VII đã chỉ rõ: “Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay. Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới”. Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt Nam nói chung và việc giảng dạy ở tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn xứ mạng của mình”.
	Từ bao đời nay, ông cha ta đều mong muốn ở người thầy phải “Biết mười dạy một” và cũng yêu cầu người thầy phải dạy sao cho những học trò của mình phải “học một biết mười”.
	Vậy là từ trước đến nay, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị trí chiến lược lâu dài . Ngày nay trong đời sống công nghệ và khoa học phát triển, những người làm công tác quản lý trường học chúng tôi hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong sự tồn tại và phát triển của trường mình nói riêng. Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ quan trọng nhất của các cán bộ quản lý trường học.
	Vậy việc bồi dưỡng giáo viên như thế nào? Bằng cách nào, giữa biết bao công việc quản lý của trường Tiểu học chúng tôi trăn trở, suy nghĩ và tìm kiếm cách chỉ đạo và quản lý hoạt động này sao cho có chiều sâu, tránh hình thức. Do đó tôi đã lựa chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Điện Biên 1 – Thành phố Thanh Hóa để tìm hiểu, nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Điện Biên 1 – Thành phố Thanh Hóa” nhằm mục đích tìm kiếm và vận dụng các giải pháp để chỉ đạo và tổ chức có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng để đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa, đó là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được, đúng như Bác Hồ đã nói “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng”.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu về thực trạng đội ngũ, các giải pháp áp dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ đạt hiệu quả và tổng kết đúc rút những kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào thực tế tại Trường Tiểu học Điện Biên 1 – Thành phố Thanh Hóa.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã vận dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp kiểm chứng
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ:
Chất lượng đội ngũ là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mực tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động
	Đội ngũ giáo viên là một tập thể người gắn kết với nhau bằng hệ thống mục đích, có cùng nhiệm vụ trực tiếp dạy học và giáo dục học sinh, cùng chứa sự ràng buộc của những qui tắc có tính hành chấp sư phạm của ngành và Nhà nước.
Xây dựng chất lượng đội ngũ là làm cho hình thành một tổ chức hay một chủ thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một hướng nhất định. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà trường chính là làm cho nguồn nhân lực của nhà trường không ngừng được cải thiện cả về mặt số lượng và chất lượng. Xây dựng con người mới, tạo ra các giá trị tinh thần có ý nghĩa.
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên ở trong tập thể sư phạm. Tập thể sư phạm trong trường học là tổ chức của tập thể lao động sư phạm, đứng đầu là hiệu trưởng. Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ, nhân viên thành một cộng đồng giáo dục có tổ chức, có mục đích thống nhất, có phương thức hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. 
Đội ngũ của trường tiểu học bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên không kể người đó trong hay ngoài biên chế. Đội ngũ phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên tiểu học bao gồm các thành viên là cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải đạt các tiêu chuẩn: Phẩm chất đạo đức, chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng. Mỗi giáo viên tiểu học đều có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến một tập thể học sinh và mỗi học sinh cũng tiếp nhận sự giáo dục của mỗi giáo viên và tập thể giáo viên. Vì vậy, chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục được qui định bởi năng lực, phẩm chất của mỗi giáo viên và vào sự phối hợp giáo dục của các giáo viên. Những giáo viên có tay nghề cao, thường thực hiện tốt được cả hai nhiệm vụ này.
Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học là chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên; Các yếu tố cấu thành con người và các mặt hoặt động chủ yếu;Yêu cầu về chất lượng của cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước như: Phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực; trình độ; phong cách làm việc; sức khoẻ và độ tuổi; mối quan hệ của đội ngũ cán bộ với môi trường, điều kiện công tác; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân
Một đội ngũ mạnh phải bao gồm nhiều người tốt và chính tập thể đó sẽ là môi trường thuận lợi cho mỗi thành viên làm việc có chất lượng nhất là những cán bộ giáo viên mới vào nghề hoặc còn có mặt yếu kém. Một đội ngũ vững mạnh là tập thể sư phạm mà ở đó được phản ánh cao nhất sự nhất trí về nguyện vọng, niềm ao ước giữa trường học, cha mẹ học sinh và học sinh. Đó là chất lượng giáo dục cao mà cộng đồng, dân cư quanh trường được thu hưởng lợi ích cao nhất do nhà trường mang lại. Uy tín trường học vì thế mà tăng lên.
Từ trước đến nay, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị trí chiến lược lâu dài trong nhà trường, việc xây dựng tập thể sư phạm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sao cho mọi người đều có chí hướng vươn lên đạt giáo viên dạy giỏi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người cán bộ quản lý nhà trường.
Sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Trong đó ngành Giáo dục - Đào tạo có vai trò trực tiếp, trọng yếu rất vinh dự, vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp. Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, trách nhiệm của mỗi nhà trường là phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của trường mình mà có biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong đó phải tạo ra được đội ngũ giáo viên giỏi làm hạt nhân, nòng cốt cho phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường.
Tuy nhiên trong một nhà trường tiểu học bộn bề công việc, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa thực sự được quan tâm như vai trò của nó. Bản thân việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là công việc khó, người cán bộ quản lý dễ không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề nên thường chỉ đạo và quản lý hoạt động này mang tính hình thức, thiếu chiều sâu và dẫn đến hiệu quả thấp.
Người cán bộ quản lý hơn ai hết bất cứ lúc nào, ở đâu đều phải nhận thức đầy đủ yêu cầu này và làm việc không ngừng cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm luôn vững mạnh, thực hiện xuất sắc các nội dung của Luật giáo dục “Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường” và “Nhiệm vụ của nhà giáo”.
Người cán bộ quản lý chỉ đạo mọi hoạt động, nhất là hoạt động chuyên môn nhằm đưa chất lượng giáo dục đi lên. Đặc biệt là trong việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, đảm bảo trình độ giảng dạy ngày càng cao, phấn đấu trở thành những con người mới “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo’’. Với một trường đã có nhiều thành tích dạy tốt và học tốt như trường Tiểu học Điện Biên 1 thì việc bồi dưỡng để có thêm nhiều giáo viên dạy giỏi, có đội ngũ giáo viên vững vàng, xứng đáng với niềm tin của nhân dân là vấn đề rất cần thiết.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1 - THÀNH PHỐ THANH HOÁ
	2.2.1. Đặc điểm tình hình 
 	Là một phường trung tâm của Thành phố Thanh Hoá, trên địa bàn phường có tới hàng trăm cơ quan đóng tại đây, Phường Điện Biên là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của Thành phố. Nơi đây có nhiều cơ quan quan trọng đóng trên địa bàn phường, là nơi tổ chức lễ hội của thành phố và của Tỉnh như : Tượng đài Lê Lợi, Quảng trường Lam Sơn,..... Đời sống của người dân trong phường ổn định, ngoài bộ phận là công chức thì bộ phận còn lại chủ yếu là kinh doanh. 
 Trong những năm gần đây, Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương thường xuyên chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời đã đưa ra nghị quyết, chủ trương cho công tác giáo dục ở địa phương chính vì thế mà cơ sở vật chất của nhà trường tương đối khang trang. Chất lượng nhà trường luôn đạt cao và bền vững, tạo được niềm tin của không chỉ nhân dân trên địa bàn phường mà còn của nhân dân trên địa bàn toàn Thành phố. 
Cơ cấu tổ chức của Trường Tiểu học Điện Biên 1:
Số lớp: 26 - Số học sinh: 1039.
Tổng số cán bộ giáo viên: 40 người trong đó: Nữ 38 người. Đảng viên: 33 người. Trường có 4 tổ chuyên môn.
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ : 1; Đại học: 39.
Các tổ chức đoàn thể: Có đầy đủ các tổ chức đoàn thể: Đảng, Công đoàn, Chữ thập đỏ, Khuyến học, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các tổ chức hoạt động theo đúng điều lệ của tổ chức đoàn thể cấp trên.
a. Thuận lợi	
Trường Tiểu học Điện Biên 1 nằm trên địa bàn phường trung tâm của Thành phố. Đủ số lượng lớp học đạt tiêu chuẩn để tổ chức cho học sinh học tập. Trường đã có một số phòng chức năng như: Phòng giám hiệu, phòng nghệ thuật, phòng đoàn đội, thư viện, phòng tin học, phòng tài vụ, phòng y tế. Ngoài ra trường còn có một bếp ăn rộng 150m2 và một nhà ăn chứa được khoảng 500 học sinh ăn một lúc, bếp ăn hiện đại, đạt tiêu chuẩn để phục vụ cho hơn một nghìn học sinh ăn và ngủ trưa tại trường. 
Trường luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn kịp thời của Sở giáo dục đào tạo Thanh Hoá và Phòng Giáo dục và đào tạo Thành phố. Bên cạnh đó, trường còn nhận được sự động viên và hỗ trợ tích cực của Đảng uỷ và UBND phường Điện Biên và hội cha mẹ học sinh của trường. Nhiều phụ huynh học sinh có trình độ cao và đặc biệt rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
Nhà trường luôn được sự quan tâm của Đảng uỷ - HĐND - UBND và các đoàn thể tổ chức ở địa phương cũng như hội cha mẹ học sinh.
Trường có đội ngũ cán bộ quản lí có phẩm chất và năng lực tốt. Đội ngũ giáo viên có tay nghề cao với 100% có trình độ trên chuẩn. Là trường đã nhiều năm có thành tích tốt trong mọi mặt hoạt động giáo dục toàn diện nên đã tạo được nền nếp, thói quen trong công tác và học tập. Đã xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao có ý chí phấn đấu vươn lên trong mọi mặt công tác, yêu nghề, say chuyên môn, được phụ huynh học sinh và nhân dân tin tưởng. Hầu hêt cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành tốt quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, văn minh, gương mẫu, phù hợp với môi trường giáo dục; Có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học, cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn là tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo. 
	Cán bộ, giáo viên nhà trường thực sự đoàn kết, luôn giữ vững lòng tin đối với phụ huynh học sinh, nhân dân và lãnh đạo địa phương nói chung và nhân dân trên địa bàn thành phố nói riêng. 
Học sinh của nhà trường không chỉ có các đối tượng sinh sống trên địa bàn phường mà còn có các đối tượng sinh sống ở các phường khác trong thành phố. Nhìn chung học sinh ngoan, chăm học, ý thức kỷ luật tốt luôn “Kính thầy, yêu bạn,” thực hiện nghiêm túc mọi nội quy của nhà trường.
Nhân dân phường Điện Biên có truyền thống hiếu học thường xuyên chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Nhà trường có bề dày thành tích, được tặng nhiều danh hiệu cao quí của nhà nước Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì và nhiều bằng khen, giấy khen các cấp, trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc. 
b. Khó khăn
 Cơ sở vật chất nói chung là đảm bảo song chưa thể thật đáp ứng được với nhu cầu giáo dục hiện nay. Sân tập thể dục chật và gần phòng học các lớp nên việc tổ chức các trò chơi cho học sinh trong giờ thể dục còn gặp nhiều hạn chế.
Số lượng giáo viên hiện tại chưa đáp ứng được nhiệm vụ thực tế của nhà trường. Trường vẫn chưa có đủ giáo viên dạy các môn văn hóa để đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm; giáo viên giáo viên dạy các môn đặc thù chưa đảm bảo và thiếu sự cân đối (giáo viên dạy Tin học, Thể dục thì thiếu nhưng giáo viên dạy Âm nhạc lại thừa). Bên cạnh đó Còn một số giáo viên được đào tạo chưa đúng với chuyên môn Tiểu học (Giáo viên được đào tạo các bộ môn: Toán, Văn của cấp THCS); 
- Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng và ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương và các cơ sở giáo dục thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cùng với chính sách chung của Nhà nước, sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những chính sách riêng hỗ trợ cho đội ngũ nhà giáo (như: chế độ hỗ trợ cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ). Tuy nhiên, chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo hiện còn nhiều hạn chế, vướng mắc, như: 
+ Nhiều quy định trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo đã ban hành từ lâu, không còn phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi, như: chế độ làm việc và định mức lao động của nhà giáo; Chế độ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.v.v...
+ Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, cụ thể như: chưa giải quyết triệt để bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho nhà giáo, chính sách tiền lương đối với và chế độ đối với giáo viên hợp đồng; thu nhập của nhà giáo ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đông nhà giáo vẫn còn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên bản thân họ chưa thực sự yên tâm công tác, v.v
	Bên cạnh đó, một số ít phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của con em mình mà còn giao phó cho nhà trường làm cho giáo viên gặp nhiều vất vả trong việc nâng bậc chất lượng cho học sinh.
2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường
Số lượng giáo viên: 35. Tỉ lệ giáo viên/lớp: 1,35 giáo viên
Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn: 100%; Tỉ lệ cán bộ giáo viên trên chuẩn: 100%
Các đồng chí giáo viên của trường có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy; Luôn nhiệt tình, sáng tạo trong quá trình dạy và có nhiều đồng chí là cốt cán chuyên môn của ngành giáo dục tỉnh nhà. 
Số giáo viên giỏi các cấp trong 3 năm qua: Cấp Quốc gia: 2; Cấp Tỉnh: 3; Cấp Thành phố: 6
Năm học 2017 – 2018, trường có 05 giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp Thành phố, cả 5 giáo viên đạt kết quả cao, có 3 giờ đạt danh hiệu Thủ khoa và 2 giờ đạt danh hiệu Á khoa của hội thi.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh như đã nêu, đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn còn một số mặt hạn chế như sau: 
- Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao, nhưng trình độ và năng lực của giáo viên chưa thực sự đồng đều. Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy. 
- Về nghiệp vụ sư phạm: phần lớn giáo viên đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo đã được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng giáo viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến. Việc tiếp nhận kiến thức về công nghệ thông tin còn hạn chế. Một số giáo viên lâu năm rất ngại khi thay đổi, còn một số giáo viên trẻ thì chưa có nhiều kinh nghiệm. Một số giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc