SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện theo nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013,của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong thời đại ngày nay, chiến lược nâng cao chất lượng nhanh, bền vững nhất đối với mỗi quốc gia đó là chú trọng đến công tác đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống Giáo dục – Đào tạo, tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo dục là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục.
Chính vì thế chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và nâng cao chất lượng, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nước ta được xây dựng ngày càng đông đảo, phần lớn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao. Đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều. Đội ngũ CBQL còn thiếu so với nhu cầu, số lượng CBQL có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tốt còn ít, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL chưa cao, đặc biệt trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện,.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Thực hiện theo nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013,của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong thời đại ngày nay, chiến lược nâng cao chất lượng nhanh, bền vững nhất đối với mỗi quốc gia đó là chú trọng đến công tác đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống Giáo dục – Đào tạo, tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo dục là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục. Chính vì thế chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và nâng cao chất lượng, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nước ta được xây dựng ngày càng đông đảo, phần lớn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao. Đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều. Đội ngũ CBQL còn thiếu so với nhu cầu, số lượng CBQL có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tốt còn ít, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL chưa cao, đặc biệt trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện,... Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp mang tính chiến lược và biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý nâng cao chất lượng đồng bộ, có chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, trong những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Xương, luôn bám sát đường lối công tác cán bộ của Đảng, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn địa phương. Mặc dù công tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý huyện Quảng Xương hiện nay xét về số lượng, cơ cấu và chất lượng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng đối với ngành Giáo dục – Đào tạo huyện nhà. Chính vì những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa". 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học này trên địa bàn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Quảng Xương,tỉnh Thanh Hóa.. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích tổng hợp; phân loại hệ thống hóa và cụ thể hóa lý thuyết để thực hiện nhiệm vụ thứ nhất của đề tài. 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng bảng hỏi. - Tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Lấy ý kiến chuyên gia. Nhằm giải quyết nhiệm vụ 2, 3 của đề tài. 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học Để xử lý số liệu các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định, đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, Giáo dục - Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Công tác quản lí giáo dục là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lí giáo dục. Trên lĩnh vực nghiên cứu lí luận quản lí và quản lí giáo dục, từ năm 1990 về trước đã có một số công trình, bài viết của nhiều tác giả bàn về quản lí trường học, quản lí giáo dục. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Có thể kể đến: "Giáo trình khoa học quản lí" của tác giả Phạm Trọng Mạnh (NXB ĐHQG Hà Nội- năm 2001); "Khoa học tổ chức và quản lí- một số vấn đề lí luận và thực tiễn" của trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức và quản lí (NXB thống kê Hà Nội- năm 1999); "Tâm lí xã hội trong quản lí" của Ngô Công Hoàn (NXB ĐHQG Hà Nội- năm 2002); Tập bài giảng "Đại cương về khoa học quản lí" của tác giả Trần Hữu Cát và tác giả Đoàn Minh Duệ - TP Vinh năm 1999; Tập bài giảng "Quản lí giáo dục và quản lí nhà trường" của tác giả Lưu Xuân Mới - Hà Nội năm 2004; Tập bài giảng "Một số cơ sở pháp lí của vấn đề đổi mới quản lí Nhà nước và quản lí Giáo dục" của tác giả Hà Thế Truyền- Hà Nội năm 2001. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá” trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện Chỉ thị 40 của Ban bí thư, Quyết định số 3456/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 10 năm 2010 của chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa về quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục đến năm 2020 và thực hiện đề án của UBND huyện Quảng Xương về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2015-2020" trên địa bàn huyện Quảng Xương. 2.2. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Để đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Quảng Xương, chúng tôi căn cứ vào các thống kê nêu trên và khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến CBQL Sở GD&ĐT, giáo viên và CBQL các trường TH. Qua đó chúng tôi đánh giá như sau : 2.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ. Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL được quan tâm đúng mức. Theo đánh giá của UBND huyện Quảng Xương về công tác quy hoạch như sau: Công tác quy hoạch cán bộ trong những năm qua tại Đảng bộ huyện được tiến hành chặt chẽ, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm được tính kế thừa, hình thành được đội ngũ cán bộ quy hoạch có 03 độ tuổi nối tiếp nhau. Đa số cán bộ được quy hoạch có số đông là cán bộ trẻ đưới 45 tuổi, có trình độ, năng lực, từng bước được đào tạo cơ bản, nhiều đồng chí có triển vọng, được bố trí đúng theo quy hoạch, số đồng chí này hiện đang đảm đương và phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ công tác. Trong quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung nguồn cán bộ quy hoạch đã mạnh dạn xem xét đưa ra khỏi diện đối với cán bộ không đủ tiêu chuẩn về tuổi đời, sức khỏe, đặc biệt là số cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng và thử thách nhưng không phát huy được vai trò. Xây dựng được chế độ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành trong Huyện để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ được quy hoạch. Việc bổ nhiệm CBQL không dựa vào cảm tính, mà dựa trên tiêu chuẩn người CBQL. 2.2.2. Công tác tuyển chọn, sử dụng, sàng lọc. Thông qua việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL đúng chuyên môn, sở trường, khả năng, tạo điều kiện để đội ngũ này nâng cao chất lượng năng lực, sở trường. Từ đó, ngành GD-ĐT huyện Quảng Xương đã tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (Khoá VIII), nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng công tác; đồng thời làm căn cứ xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBQL... Nhìn chung, công tác đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm luân chuyển đội ngũ CBQL trường TH huyện Quảng Xương còn nhiều bất cập, cần có những giải pháp hợp lý nhằm giải quyết những bất cập này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Quảng Xương. 2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng. Năm 2012 đến nay đã phối hợp với trường chính trị của Tỉnh mở lớp trung cấp chính trị cho các cán bộ giáo quản lý đương chức và cán bộ nguồn kế cận của huyện . Đến nay 100% cán bộ quản lý đương chức và CBQL trong nguồn quy hoạch đều đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn. Ngoài ra hàng năm, huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo ngành Giáo dục tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục về những nội dung liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề, học tập nghị quyết của Đảng ... để nâng cao nhận thức về quan điểm, lập trường chính trị tư tưởng cho đội ngũ CBQL các nhà trường. 2.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ. Công tác điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL được thực hiện thường xuyên không xem nhẹ và hình thức. Hàng năm ngoài việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, các văn bản pháp lý trong hoạt động của các nhà trường cho đội ngũ CBQL, ngành giáo dục luôn tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra theo chuyên đề, trên cơ sở đó chỉ ra những ưu, nhược điểm của CBQL các nhà trường, tổ chức rút kinh nghiệm trong huyện để tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn. 2.2.5. Công tác thi đua, khen thưởng. UBND huyện, Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ CBQL trường TH của huyện. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL các nhà trường. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời những GV-CBQL các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học, tạo động lực khá tốt cho GV muốn phấn đấu trở thành CBQL . 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Quảng Xương. - Các phương tiện, điều kiện dành cho công tác quản lý và phục vụ cho CBQL và giáo viên tự học, tự bồi dưỡng như tài liệu chuyên môn, các loại sách báo, tài liệu tham khảo... - Kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ CBQL còn ít, chỉ tiêu bồi dưỡng phân bổ cho các đơn vị còn quá ít, dàn trải, thiếu cơ sở khoa học. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động này hầu như các nhà trường tự trang trải, lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên vốn đã ít ỏi của nhà trường... - Trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập. Đa số còn làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa chú trọng công tác dự báo, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động. Do đó, thường rơi vào tình trạng bị động, lúng túng, sự vụ, tình thế... - Các cấp lãnh đạo còn dành ít thời gian đầu tư công sức cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, rà soát, kiện toàn, luân chuyển, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, chưa có giải pháp tạo động lực cho CBQL phát huy tài năng,... - Thực tế cho thấy, công tác quy hoạch và đề bạt cán bộ QLGD là hai nhiệm vụ luôn song hành với nhau, bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp cán bộ (Phó Hiệu trưởng, giáo viên) đó không được quy hoạch, nhưng do những yêu cầu chủ quan, khách quan lại được đề bạt lên làm cán bộ quản lý nhưng bản thân chưa kinh qua nghiệp vụ sư phạm cũng như chưa kinh qua công tác quản lý giáo dục. Vì vậy phải có thời gian để tiếp cận công việc mới, vừa phải tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý giáo dục. - Không có các chế độ khuyến khích CBQL của các trường TH tự học, tự nâng cao năng lực khiến cho không ít CBQL dự nguồn các trường TH ít chịu tự bồi dưỡng nâng cao năng lực. - Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật còn mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích và thiếu các chính sách hậu đánh giá. Việc khen thưởng, bình xét thi đua bị khống chế theo tỷ lệ hoặc chỉ tiêu, không căn cứ vào quá trình và thực chất CBQL. Chế độ khen thưởng ít, chưa chú trọng đến vật chất, ... Việc kỷ luật cán bộ, do tính chất quan trọng của Quyết định đối với cán bộ nói riêng và đối với bộ máy nói chung, chưa kịp thời. Hình thức xử lý kỷ luật chưa có sức thuyết phục còn xuê xoa, hình thức. Ngoài ra còn bị phụ thuộc vào các yếu tố khác (như bệnh thành tích, nể nang, sự can thiệp của cấp trên, của các mối quan hệ). Chính vì vậy tạo tâm lý bất mãn cho GV muốn phấn đấu trở thành CBQL . 2.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá 2.4.1. Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học: a. Nội dung giải pháp Căn cứ vào hướng dẫn của TW về tình hình công tác cán bộ, qua thực tế của quá trình công tác, chúng tôi thấy để xây dựng quy hoạch cán bộ trường tiểu học cần phải dựa trên các căn cứ sau: + Nhiệm vụ chính của ngành, của trường và của địa phương. + Tiêu chuẩn CB thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và thời kì hội nhập. + Tiêu chuẩn các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường TH theo quy định của ngành. + Thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có (thông qua khảo sát đánh giá cán bộ của từng trường và các trường trong huyện) + Quy hoạch cán bộ đảm bảo tính liên tục, kế thừa được bổ sung hàng năm, có hiệu lực pháp lí và khả thi. b. Cách thức thực hiện giải pháp Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện cùng với phòng Nội Vụ tham mưu cho UBND huyện xây dựng quy hoạch CBQL trường TH gồm các bước tiến hành như sau: Thông qua khảo sát, đánh giá cán bộ quản lí trường tiểu học, tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có phân loại cán bộ theo yêu cầu. Dự báo nhu cầu CBQL thời kì 2015-2020, căn cứ dự báo về dân số, quy mô, phát triển số học sinh, số trường lớp của các trường TH trong huyện để dự báo về số lượng các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, yêu cầu về năng lực tổ chức thực hiện năng lực chuyên môn, lí luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, trình độ quản lí... so với tiêu chuẩn cán bộ. + Xác định nguồn bổ sung CBQL: tại chỗ, các trường khác trong huyện. + Nộp danh sách cán bộ dự nguồn: BGH, cấp uỷ của trường giới thiệu cán bộ dự nguồn các chức danh hiệu trưởng (có thể lấy phiếu giới thiệu trong cán bộ giáo viên trước). Phòng giáo dục, phòng nội vụ tập hợp danh sách cán bộ dự nguồn của các trường báo cáo UBND huyện. + Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thực hiện điều chỉnh luân chuyển để cán bộ được rèn luyện tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau. + Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch sau khi xây dựng quy hoạch và có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cụ thể. + Nhận xét đánh giá cán bộ dự nguồn - Điều chỉnh bổ sung, bồi dưỡng luân chuyển cán bộ - Tiếp tục đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí đã quy hoạch - Thực hiện đồng bộ các chính sách cán bộ. c. Điều kiện thực hiện giải pháp Cần có đội ngũ cán bộ Phòng Giáo dục, Phòng Nội vụ đủ năng lực để xây dựng quy hoạch cán bộ giáo dục trong huyện. Các cơ quan chức năng của huyện cần tạo điều kiện để giúp đỡ xây dựng quy hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch. Cần đầu tư kinh phí nhất định chi cho việc tổ chức thực hiện công tác quy hoạch. 2.4.2. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm sử dụng luân chuyển cán bộ a. Nội dung chủ yếu giải pháp - Tuyển chọn cán bộ: Thực hiện chế độ dân chủ, công khai trong việc tuyển chọn cán bộ. Dựa trên cơ sở Nghị quyết TW3 (Khoá VIII) về pháp lệnh công chức. và tuyển chọn trên cơ sở đã quy hoạch. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ: Theo Quyết định số 51QĐ/TW ngày 31/5/1999 của Bộ chính trị thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Đối với CBQL trường học theo chúng tôi cần lưu ý: - Người được bổ nhiệm phải là cán bộ trong quy hoạch, đảm bảo những tiêu chuẩn đã đề ra. - Thực hiện dân chủ trong bổ nhiệm (lấy phiếu tín nhiệm, tham khảo ý kiến), theo dõi qúa trình công tác ... tránh tình trạng nể nang bè cánh. - Người được bổ nhiệm phải có đề án công tác của mình trong một nhiệm kì 5 năm. - Mỗi hiệu trưởng không nên làm quá hai nhiệm kì (10 năm) ở một trường học. Để sử dụng cán bộ cần mạnh dạn thực hiện tốt việc miễn nhiệm cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cần xây dựng tư tưởng “ vào” “ ra” “ lên” “ xuống” là chuyện thường tình của công tác quản lí cán bộ. - Về luân chuyển cán bộ: Cần mạnh dạn thực hiện luân chuyển cán bộ có mặt tốt là khắc phục tình trạng trí tuệ, gia trưởng chủ quan, tham ô, trù dập, tạo cho cán bộ sức sống mới, chủ động rèn luyện trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên luân chuyển cán bộ cần lưu ý một số vấn đề là: Chỉ nên luân chuyển cán bộ đến cương vị mới khi họ am hiểu lĩnh vực đó, nơi họ đến có một tập thể cán bộ đoàn kết, thống nhất, có những cán bộ nòng cốt thạo việc. Cần đề cao ý thức trách nhiệm và kỉ luật trong việc luân chuyển cán bộ giàu kinh nghiệm thực tiễn, cơ cấu cán bộ hài hoà có cán bộ nam – nữ, già - trẻ... Khi luân chuyển CBQL cần chú ý tới điều kiện hoàn cảnh gia đình, sự thích hợp nơi công tác của CBQL, nếu không sẽ khó khăn trong quá trình công tác. - Việc sử dụng cán bộ: Để khai thác tiềm năng của từng cán bộ, thực hiện việc giao khoán công việc dự án, đề tài cho cán bộ, yêu cầu cán bộ thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trước lãnh đạo và tập thể, trước các hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học. Bên cạnh đó cần thường xuyên thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với cán bộ. Như vậy khi sử dụng cán bộ chúng ta cần lưu ý: b. Cách thức thực hiện giải pháp - Thực hiện chế độ dân chủ, công khai trong việc tuyển chọn cán bộ. - Thực hiện dân chủ trong bổ nhiệm (lấy phiếu tín nhiệm, tham khảo ý kiến), theo dõi qúa trình công tác ... tránh tình trạng nể nang bè cánh. Cần xây dựng tư tưởng “vào”, “ra”, “lên”, “xuống” là chuyện thường tình của công tác quản lí cán bộ. Chỉ nên luân chuyển cán bộ đến cương vị mới khi họ am hiểu lĩnh vực đó, nơi họ đến có một tập thể cán bộ đoàn kết, thống nhất, có những cán bộ nòng cốt thạo việc. - Kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, gia trưởng hẹp hòi, định kiến áp đặt. - Sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, đảm bảo được khối đoàn kết. - Sử dụng cán bộ phải gắn với quản lí cán bộ. - Sử dụng cán bộ phải gắn với bồi dưỡng toàn diện và bảo vệ cán bộ. c. Điều kiện thực hiện giải pháp - Phù hợp với tình hình của huyện. - Người được bổ nhiệm phải là cán bộ trong quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn - Người được bổ nhiệm phải có đề án công tác của mình trong một nhiệm kì 5 năm. - Mỗi hiệu trưởng không nên làm quá hai nhiệm kì (10 năm) ở một trường học - Sử dụng cán bộ cần chú ý đến điều kiện hoàn cảnh đối với cán bộ. 2.4.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí a. Các nội dung chủ yếu của giải pháp Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động trong đó phần lớn thông qua con đường giáo dục, đào tạo bồi dưỡng. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL phải chăm lo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ còn là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ. Trong ĐTBD phải chú ý cả 3 yếu tố: đối tượng, nội dung, phương thức. * Đối tượng đào tạo bồi dưỡng: - Đối với cán bộ quản lí đương chức: + Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kì theo hình thức tập trung, tại chức, tự bồi dưỡng và trao đổi kinh nghiệm. + Bồi dưỡng giữa kì, đột xuất do các nhiệm vụ quản lí đặt ra. + Bồi dưỡng bổ túc các kĩ năng quản lí. + Có kế hoạch đào tạo theo hình thức tại chức, áp dụng với cán bộ có độ tuổi phù hợp (Nam dưới 45, Nữ dưới 40) với các nội dung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn hoá cán bộ gồm: + Đào tạo chuyên môn (Cao đẳng, Đại học, sau Đại học) tại trường ĐH. + Đào tạo lí luận chính trị (Trung cấp, cao cấp) + Đào tạo về khoa học quản lí tại trường đào tạo của ngành. + Đào tạo ngoại ngữ, tin học.... - Đối với cán bộ trong diện quy hoạch. N
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_bo_qua.doc