SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ở đâu cũng cần, ngành nào cũng cần, lúc nào cũng cần nhiều người tài giỏi để gánh vác giang sơn. Nguồn nhân tài hoàn toàn phụ thuộc vào nền Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) của mỗiquốc gia. Đảng ta xem việc lựa chọn, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các cơ sở giáodục. Khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp GD & ĐT, Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồidưỡng học sinh giỏi”.
Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) và thi học sinh giỏi nhằm:“Động viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất luợng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Điều 1 – Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/11/1997).
Bồi dưỡng HSG tạo môi trường, sự tác động bổ sung từ bên ngoài để giúp học sinh (HS) hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa những năng lực, năng khiếu của mình. Thực hiện công tác bồi dưỡng HSG tức là giáo viên trực tiếp tác động đến học sinhbằng việc truyềnthụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, bổ sung kiến thức còn thiếu ở các em, định hướng và phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu,… Việc bồi dưỡng HSG rất cần thiết bởi nó quyết định đến hiệu quả cuối cùng là HS được trang bị những kiến thức,kĩ năng vững chắc; qua đó phát huy tính sáng tạo của HS. Một danh ngôn được nhiều người tán thưởngnói rằng tài năng (năng khiếu) 5% là do trời phú, 95% do lao động mà có. Như thế có nghĩa nếu xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng không chăm lo gợi mở niềm say mê học tập, lao động, tạo môi trường tốt và định hướng HS vào học tập, nghiên cứu thì dù có được trời phú cho một trí tuệ minh mẫn, những mầm sống của nhân tài cũng sẽ bị thui chột hoặc định hướng tản mạn vào các lĩnh vực không quan trọng,viển vông.
Địa lí là môn học có nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS khối lượng tri thức phong phú cả về Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng bản đồ mà không một môn học nào khác đề cập tới. Thông qua việc học Địa lí còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng cho HS thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, hình thành cho HS nhân cách con người mới trongxã hội.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Năm thực hiện: 2023 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................3 CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HSG MÔN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN...............................................................3 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài .......................................................................................3 1.1.1. Cơ sở lí luận về bồi dưỡng HSG .....................................................................3 1.1.2. Cơ sở lí luận về bồi dưỡng HSG môn Địa lí ...................................................3 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................4 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HSG MÔN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN.......................................................................7 2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng và làm bài thi HSG môn Địa lí của HS Trường THPT Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An..................................................................................7 2.1.1. Thuận lợi..........................................................................................................7 2.1.2. Khó khăn, hạn chế ...........................................................................................7 2.2. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng và làm bài thi HSG môn Địa lí của HS Trường THPT Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An ....................................................................8 2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Địa lí tại Trường THPT Tân Kỳ............................................................................................................8 2.3.1. Thay đổi cách thức quản lí ..............................................................................8 2.3.1.1. Đối với Ban giám hiệu..................................................................................8 2.3.1.2. Đối với tổ, nhóm chuyên môn.......................................................................9 2.3.2. Thay đổi tư duy người dạy – người học ........................................................10 2.3.2.1. Đối với người dạy.......................................................................................10 2.3.2.2. Đối với người học.......................................................................................11 2.3.3. Tìm hiểu, chọn nguồn học sinh bồi dưỡng....................................................11 2.3.3.1. Các tiêu chí để lựa chọn HS vào đội tuyển môn Địa lí...............................11 2.3.3.2. Biện pháp thực hiện lựa chọn nguồn HSG môn Địa lí...............................12 2.3.4. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.......................................................................13 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung HSG Học sinh giỏi SGK Sách giáo khoa GD & ĐT Giáo dục và đào tạo SGD & ĐT Sở giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh BGH Ban giám hiệu XHCN Xã hội chủ nghĩa ĐH Đại học THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBD Giáo viên bồi dưỡng thường tập trung chủ yếu ở những khu vực đông dân với nền kinh tế - xã hội phát triển. Trong kì thi HSG bậc THPT của tỉnh Nghệ An tổ chức hàng năm, số lượng HS đạt giải cao ở các trường miền núi còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, Trường THPT Tân Kỳ - huyện Tân Kỳ là ngôi trường gần 60 năm tuổi, nằm ở huyện miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An; dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đã cố gắng, quyết tâm để thi đua dạy tốt - học tốt nhằm nâng cao chất lượng, xứng đáng là lá cờ đầu trong hoạt động giáo dục của huyện nhà. Điều này được khẳng định qua kết quả thi HSG cấp Tỉnh hàng năm ở các trường THPT Bảng A của Nhà trường đều nằm trong tốp 20; trong đó, môn Địa lí luôn được xếp ở vị thứ cao, nhiều năm liền có tỉ lệ đậu HSG tỉnh đạt 100%, xếp vào tốp đầu của các Trường THPT Bảng A trên toàn tỉnh. Hiện nay, nếu coi công tác giáo dục toàn diện HS là nhiệm vụ hàng đầu thì công tác bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Đây là một việc rất khó, đòi hỏi nhiều công sức của tập thể sư phạm nhà trường; sự cố gắng nỗ lực, lòng đam mê của các em HS và sự đồng thuận của quý bậc phụ huynh. Từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy vai trò GV trong quá trình bồi dưỡng HSG như lựa chọn đội tuyển, hướng dẫn, tổ chức ôn tập và luyện đề để HS vận dụng kiến thức theo phát triển năng lực là rất cần thiết .Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.” 2. Đóng góp mới của đề tài Từ trước đến nay đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về phương pháp ôn thi HSG môn Địa lí. Song chủ yếu các bài viết còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc mới chỉ đưa ra một số giải pháp chung chung, chưa nêu rõ được các giải pháp cụ thể, thực tiễn; đặc biệt chưa đề ra được phương pháp ôn tập hiệu quả và làm bài thi HSG Địa lí cấp Tỉnh đạt kết quả cao. Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số giải pháp mới giúp cho việc lựa chọn HS vào đội tuyển, tổ chức ôn tập và luyện đề để học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và làm bài đạt kết quả cao trong các kì thi HSG cấp Tỉnh môn Địa lí. 3. Mục đích nghiên cứu Giảng dạy môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực, bồi dưỡng HSG nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí - THPT là một việc làm thiết thực và cần thiết. Đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng và luyện thi HSG môn Địa lí trong kỳ thi chọn HSG cấp trường, cấp tỉnh ở Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng nghiên cứu Phạm vi áp dụng trong dạy học và ôn thi HSG môn Địa lí tại Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 2 đó ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lí cần có phương pháp tư duy, phân tích, nhận xét các hiện tượng địa lí theo quan điểm hệ thống”. Môn Địa lí là môn học giúp HS có những hiểu biết về Trái Đất - môi trường sống của con người, về thiên nhiên và hoạt động kinh tế của con người trên thế giới; về đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, của các vùng và địa phương nơi HS đang sinh sống. Từ đó, các em biết vận dụng kiến thức Địa lí để giải thích bản chất các sự vật, hiện tượng Địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với năng lực của HS. Vì vậy, việc bồi dưỡng HSG môn Địa lí sẽ giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, tự học, tự sáng tạo và vận dụng vào thực tế khi giải quyết tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Trên thực tế, khối lượng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí tương đối nhiều và khó học. Vì vậy, người thầy đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức lí thuyết, hình thành kĩ năng trong môn Địa lí; quyết định đến kết quả làm bài của HS trong kì thi HSG các cấp. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng tại các cơ sở giáo dục ngày càng được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hoá, có hiểu biết kĩ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nhân tài nói chung và HSG môn Địa lí nói riêng đối với mục tiêu “ Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài” cho quê hương, đất nước; hàng năm Sở GD & ĐT Nghệ An đều ban hành các công văn hướng dẫn như công văn số 1863/ SGD&ĐT- KTKĐCLGD, ngày 14 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn kì thi chọn HSG Tỉnh, chọn đội tuyển thi HSG Quốc gia năm học 2021-2022; công văn số 1826/ SGD&ĐT- KTKĐCLGD, ngày 05 tháng 9 năm 2022 về việc hướng dẫn kì thi chọn HSG Tỉnh, chọn đội tuyển thi HSG Quốc gia năm học 2022-2023. Đây chính là căn cứ để các Nhà trường đề ra kế hoạch chỉ đạo cụ thể, kịp thời cho các tổ, nhóm chuyên môn trong công tác bồi dưỡng HSG như việc lập kế hoạch bồi dưỡng, nội dung chương trình bồi dưỡng, kế hoạch thi chọn đội tuyển HSG các môn, kế hoạch khảo sát chất lượng các đội tuyển HSG nói chung và môn Địa lí nói riêng. Bên cạnh đó, nhằm cụ thể hoá và nâng cao chất lượng kì thi HSG cấp tỉnh, Sở GD & ĐT Nghệ An còn ban hành cấu trúc đề thi hằng năm như công văn số 1981/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 24 tháng 9 năm 2021 về việc ban hành cấu trúc đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12, năm học 2021-2022; và thông báo về việc ban hành cấu trúc đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12, năm học 2022-2023. Mỗi năm Sở GD & ĐT Nghệ An đều có những điều chỉnh, đổi mới về nội dung chương trình, cấu trúc đề thi nhằm 4 Về cấu trúc đề thi cũng có sự thay đổi theo hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá; phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của HS dự thi, cụ thể như sau: Bảng 1.2. Cấu trúc đề thi HSG môn Địa lí tỉnh Nghệ An. Cấu trúc đề thi Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Câu 1 (4,0 điểm). Địa lí tự Câu 1. (3,0 điểm). Các nội dung nhiên đại cương lớp 10. theo giới hạn của lớp 10. (3 ý Câu 2 (7,0 điểm). Địa lý tự nhỏ) nhiên Việt Nam lớp 12. Câu 2. (3,0 điểm). Các nội dung Câu 3 (2,0 điểm). Nhận xét, theo giới hạn của lớp 11. (3 ý phân tích, giải thích bảng số nhỏ) liệu, Câu 3. (4,0 điểm). Các nội dung Nội dung Câu 4 (4,0 điểm). Nhận xét, theo giới hạn của lớp 12. (3 ý phân tích, giải thích Atlat nhỏ) Địa lí Việt Nam. Câu 4. (3,0 điểm). Nhận xét, Câu 5 (3,0 điểm). Vẽ và phân tích, giải thích bảng số liệu. nhận xét, giải thích biểu đồ. (2 ý nhỏ) Câu 5. (4,0 điểm). Nhận xét, phân tích, giải thích Atlat Địa lí Việt Nam. (3 ý nhỏ) Câu 6. (3,0 điểm). Vẽ và nhận xét, giải thích biểu đồ. (3 ý nhỏ) - Lớp 10: 7,0 điểm - Lớp 10: 4,5 điểm Phân bố điểm - Lớp 11: 0 điểm - Lớp 11: 4,5 điểm - Lớp 12: 13,0 điểm - Lớp 12: 11,0 điểm Trường THPT Tân Kỳ dự thi HSG tỉnh ở Bảng A nên đề thi có yêu cầu về mức độ nhận thức cao hơn Bảng B, cụ thể như sau: Bảng 1.3. Mức độ nhận thức đề thi HSG môn Địa lí tỉnh Nghệ An Mức độ nhận thức Bảng A Bảng B Nhận biết và thông hiểu 20% đến 40% tổng số điểm. 40% đến 60% tổng số điểm. Vận dụng và vận dụng cao 60% đến 80% tổng số điểm. 40% đến 60% tổng số điểm. Như vậy, HSG môn Địa lí là những em không chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản của bộ môn mà còn phải vận dụng được những hiểu biết, những kĩ năng địa lí để giải quyết nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống; đồng thời HSG địa lí là những em có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt những kiến thức, kĩ năng về địa lí. 6
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_boi_duong_hoc_sinh.docx
- SÁNG KIẾN 2023 - BÙI THUỶ-MAI HỒNG.pdf