SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển và nâng cao chất lượng vận động tại trường mầm non Thiệu Ngọc - Thiệu Hóa

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển và nâng cao chất lượng vận động tại trường mầm non Thiệu Ngọc - Thiệu Hóa

 Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất. Và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.

Trong chương trình giáo dục Mầm non giáo dục phát triển vận động là một trong những lĩnh vực giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay vận động mà mục đích để phát triển cơ bắp, xương khớp thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện phát triển cho hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Ngoài ra thông qua giáo dục vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội. Vì giáo dục vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết bản thân, phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chất đạo đức như ý chí, tinh thần tập thể, hứng thú với hoạt động học, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn khiêm tốn, tính trung thực, công bằng [1]

Giáo dục phát triển vận động góp phần củng cố và tăng cường sức khỏe giúp cơ thể phát triển cân đối hài hòa, rèn luyện tư thế vận động cho trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, dẻo, bền và khả năng định hướng trong không gian, khả năng cảm nhận cái đẹp, sự hứng thú với các hoạt động tập thể, lòng dũng cảm, tự tin cho trẻ.

 Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển và nâng cao chất lượng vận động tại trường mầm non Thiệu Ngọc - Thiệu Hóa"

 

doc 23 trang thuychi01 7671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển và nâng cao chất lượng vận động tại trường mầm non Thiệu Ngọc - Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- MỞ ĐẦU
 1- Lý do chọn đề tài
 Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất. Và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. 
Trong chương trình giáo dục Mầm non giáo dục phát triển vận động là một trong những lĩnh vực giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay vận động mà mục đích để phát triển cơ bắp, xương khớp  thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện phát triển cho hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Ngoài ra thông qua giáo dục vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội. Vì giáo dục vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết bản thân, phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chất đạo đức như ý chí, tinh thần tập thể, hứng thú với hoạt động học, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn khiêm tốn, tính trung thực, công bằng  [1]
Giáo dục phát triển vận động góp phần củng cố và tăng cường sức khỏe giúp cơ thể phát triển cân đối hài hòa, rèn luyện tư thế vận động cho trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, dẻo, bền và khả năng định hướng trong không gian, khả năng cảm nhận cái đẹp, sự hứng thú với các hoạt động tập thể, lòng dũng cảm, tự tin cho trẻ.
         Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển và nâng cao chất lượng vận động tại trường mầm non Thiệu Ngọc - Thiệu Hóa"
2- Mục đích nghiên cứu
 Hoạt động giáo dục phát triển vận động là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động. Đồng thời hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin qua các kỹ năng vận động, củng cố và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo vận động giúp thể lực của trẻ phát triển tốt.
3- Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi lớp A2 trường mầm non Thiệu Ngọc - Thiệu Hóa.
4- Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu.
* Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
* Phương pháp trực quan
* Phương pháp dùng lời
* Phương pháp thực hành, trải nghiệm
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 II - NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1- Cơ sở lý luận
	Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Vì vậy vận động không chỉ giúp các kỹ năng vận động cần thiết được phát triển và hoàn thiện mà còn thúc đẩy tình trạng cơ thể khỏe mạnh hơn. Những hoạt động vận động phát triển phù hợp mang tính xã hội và cảm xúc sẽ giúp trẻ học các kỹ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ đợi và chia sẻ không gian cho bạn khác. Đặc biệt với trò chơi có tính chất vận động lại càng giúp trẻ hứng thú chơi nhằm tăng cường rèn luyện các kỹ năng vận động và các tố chất vận động. Có thể nói, các loại trò chơi có tính vận động luôn là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Trò chơi nhằm phát triển vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Đồng thời hình thành cho trẻ phản ứng nhanh với tín hiệu và giáo dục cho trẻ lòng dũng cảm, tính độc lập, biết tự kiềm chế...
 Hoạt động phát triển vận động là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ, giúp phát triển các kĩ năng vận động và giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối hài hòa. Không những thế còn phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối hài hòa là một biểu hiện về nét đẹp của hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp trẻ các vận động tinh tế khéo léo và đặc biệt là hoạt động tạo hình giúp trẻ hoạt động sáng tạo. [2]
2- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Năm học 2016 - 2017 tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi A2. Số lượng học sinh 32 trẻ. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển và nâng cao chất lượng vận động tại trường mầm non Thiệu Ngọc - Thiệu Hóa". Tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau: 
 a - Thuận lợi:
Trường Mầm non Thiệu Ngọc được sự quan tâm của Đảng ủy - Ủy ban nhân dân xã các đoàn thể, các cấp, các ngành, được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh và nhân dân trong toàn xã, nhất là sự chỉ đaọ trực tiếp của Phòng Giáo dục huyện Thiệu Hoá cùng với Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hướng dẫn đến từng hoạt động của nhóm, lớp. Thường xuyên chỉ đạo và tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn sinh hoạt đều đặn để tham khảo, trao đổi để tìm ra phương pháp mới của hoạt động phát triển vận động.
 Năm học 2015 nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tài trợ cho một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như: Đu quay, cầu trượt, nhà bóng, thuyền rồngđể trẻ có đủ dụng cụ và điều kiện phát triển vận động.
 Phòng học, sân chơi sạch sẽ.
 Trẻ lớp tôi khỏe mạnh tăng cân đều, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi không nhiều.
 Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình học tập của con em mình.
 Nhà trường đã mua sắm tương đối đầy đủ bộ đồ dùng đồ chơi theo Quyết định 02/2010 với các dụng cụ thể dục như: Vòng, gậy, ghế thể dục.
b - Khó khăn :
Từ những thuận lợi trên song vẫn còn những khó khăn như sau:
 Đối với lớp tôi chủ nhiệm thì 100% là con nông thôn nên điều kiện kinh tế cũng như trình độ nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Còn nhiều gia đình để con với ông bà cô bác đi làm ăn xa nên việc đưa trẻ đến trường chưa được thường xuyên vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động của trẻ.
 Diện tích lớp học và diện tích sân tập còn chật hẹp so với số trẻ trên lớp.
	Đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa phong phú, hấp dẫn dẫn đến trong giờ hoạt động còn chưa lôi cuốn trẻ.
 Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo khiến trẻ gò bó chưa hứng thú cho nên giờ hoạt động phát triển vận động chưa đạt hiệu quả cao.
 c - Kết quả thực trạng
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để nghiên cứu tìm tòi tôi đã tìm ra những giải pháp tối ưu để phát triển khả năng vận động, giúp trẻ phát triển một cách có hiệu quả. Trước khi áp dụng các giải pháp mới tôi đã lập ra bảng khảo sát chất lượng đầu năm.
Kết quả được thực hiện ở bảng như sau:
Nội dung khảo sát
Kết quả
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
-Trẻ mạnh dạn tích cực, tự giác tham gia vận động.
32
30
94
2
6
-Trẻ tập trung chú ý, hứng thú khi tham gia vận động.
32
29
91
3
9
-Trẻ có kỹ năng vận động.
32
28
88
4
12
-Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt.
32
29
91
2
6
Qua khảo sát tôi thấy chất lượng phát triển vận động ở các mặt còn thấp kĩ năng vận động chưa có, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, tự giác khi tham gia vận động. Chính vì vây tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi. 
3 - Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.	
Giải pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đảm bảo an toàn phục vụ cho phát triển vận động.
 Muốn trẻ tham gia phát triển vận động đạt kết quả tốt, trước tiên tôi phải xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển vận động cho từng chủ đề, từng nhánh, đề ra mục tiêu cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của trường, của lớp và đặc biệt là phù hợp với trẻ ở lớp. 
Mặt khác, tôi dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung chương trình theo độ tuổi mẫu giáo lớn. Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập vào giai đoạn nào của năm học, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ mà tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ. Xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó để đưa vào hướng dẫn trẻ sao cho phù hợp và đạt kết quả tốt nhất, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn.
	 Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu năm học, môi tường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với lớp học. Đầu năm học tôi đã trang trí lớp theo chủ đề để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ đề tôi thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo các sản phẩm của trẻ để trang trí vào các góc lớp học. Từ việc cô cho trẻ tham gia các hoạt động tạo ra sản phẩm trẻ được phát triển các vận động tinh như: Cắt dán, cầm nắm, vẽ nặn, tô màu.Qua đó trẻ thích thú được tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô.
 Môi trường bên ngoài tôi cũng bố trí sắp xếp tạo khoảng trống cho trẻ được tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ lao động tham gia ngoài trời thường xuyên như: nhặt lá, bắt sâu, tưới nước cho cây. Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng của chương trình.
*Chuẩn bị dụng cụ và đồ dùng luyện tập :
 Việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ là vô cùng quan trọng bởi như chúng ta đã biết các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục phát triển vận động trẻ mầm non được học tập, được rèn luyện thông qua đồ dùng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả học tập ở trẻ. Có đồ dùng, dụng cụ đẹp, hấp dẫn, đa dạng, phong phú sẽ nâng cao hứng thú thực hiện các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện khác nhau, thỏa mãn nhu cầu vận động, ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của trẻ. Hình thành cho trẻ thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên. Hiểu được điều này thì việc chuẩn bị đầy đủ, phong phú, đa dạng các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia hoạt động là việc làm cần thiết. Vì vậy tôi đã bắt tay vào làm ngay từ đầu năm học.
Việc trước tiên tôi bám sát vào công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo để làm sao cho đồ dùng đó phải đúng kích thước với trẻ, đẹp mắt, dễ sử dụng, không tốn kém và đặc biệt phải thật sự đảm bảo an toàn cho trẻ.
	Ngoài các đồ dùng thiết bị theo danh mục quy định của ngành, tôi đã quan tâm đến làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo giúp cho trẻ thực hiện được nội dung giáo dục phát triển vận động một cách toàn diện như: Túi cát, bóng rổ, cổng chui, cử tạ, ném còn ... bằng các nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên như tre, trúc, gỗ, vải, len, xốp, lốp xe... hay nguyên vật liệu sẳn có tại địa phương, nguyên vật liệu phế thải như: lon sữa, lon nước ngọt, cây lau nhà vv... Các nguyên vật liệu này vừa dễ kiếm, vừa không tốn chi phí, vừa bảo vệ môi trường.
 Ví dụ: Tôi dùng vỏ lon nước ngọt bò húc và cây lau nhà bị hỏng làm cử tạ cho trẻ. Lốp xe máy hỏng tôi làm xích đu, chai nước ngọt và vỏ hộp sữa tôi đổ làm dụng cụ ném vòng cổ chai 
( Ảnh minh họa)
 Từ những nguyên vật liệu gần gũi xung quanh mình tôi đã tạo ra được vô vàn đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ, giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích.
 Ngoài ra các đồ dùng dụng cụ đó phải được thay đổi thường xuyên, tránh hiện tượng lặp đi lặp lại 1 đồ dùng liên tục trong một hoạt động khiến trẻ nhàm chán, gây ra hiện tượng không thích tham gia vận động.
Ví dụ: Khi cho trẻ tập thể dục buổi sáng tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo ngày trong tuần: Khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì dùng gậy thể dục, nơ, cờ, tua tay Sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện.
Bên cạnh đó các đồ dùng, dụng cụ luyện tập cần phải đẹp mắt, hấp dẫn đối với trẻ. Vì vậy các đồ dùng, dụng cụ luyện tập được tôi trang trí các màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn.
 Ví dụ: Cổng chui tôi trang trí bằng các dây xúc xích, dán hoa xung quanh tạo cho trẻ cảm giác đang chui vào khu vườn cổ tích.
 	Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được tôi tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc bền, chắc, đẹp, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Giải pháp 2 : Đổi mới các hình thức sáng tạo, linh hoạt phù hợp trong hoạt động phát triển vận động.
Sau khi đã có đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ luyện tập tôi tiến hành tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách sáng tạo, gây sự hấp dẫn đối với trẻ:
Chúng ta đang thực hiện chương trình Mầm non mới thực hiện theo chủ đề và luôn lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức các hoạt động. Nhằm để trẻ phát huy hết khả năng của mình, tích cực trong hoạt động. Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch thay đổi một số hình thức hoạt động, bên cạnh đó phải sáng tạo và linh hoạt hơn trong khi tổ chức các hoạt động nhằm kích thích trẻ tích cực vận động và phát triển các kỹ năng vận động. Việc sáng tạo và linh hoạt được tôi sử dụng đó là:
 *Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động.
 Ví dụ: Chủ đề “Giao Thông” tôi cho trẻ thực hiện bài tập “Trèo lên xuống ghế - Ném trúng đích thẳng đứng”. [3] 
Tôi đã tổ chức dưới dạng hội thi. Để tổ chức tốt hội thi tôi đã chuẩn bị: Tua tay, xắc xô, đích thẳng đứng, túi cát, hoa thưởng.
Tiến hành: Cô giới thiệu cuộc thi: “Hội thao bé khỏe” Giới thiệu các phần thi
- Phần 1: Màn đồng diễn.
- Phần 2: Vượt qua thử thách.
- Phần 3: Về đích. 
+ Với 2 đội chơi đến từ lớp A2. Đội Xe đạp và đội Xe xích lô.
Sau đó cô cho trẻ làm “Đoàn tàu nhỏ xíu” đi đến tham dự hội thi và đi, chạy các kiểu chân, sau đó điểm số1, 2, tách thành 4 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
a. Bài tập phát triển chung
 + Phần 1: Màn đồng diễn: Cho trẻ tập trên nền nhạc bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”
Tập các động tác tay - vai, động tác chân, bụng lườn, bật nhảy. Tập xong cô ra hiệu lệnh trẻ dồn hàng và về 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. Sau đó nhận xét và tặng hoa cho 2 đội.
b. Vận động cơ bản:
+ Phần 2: Vượt qua thử thách : Ở phần thi này hai đội sẽ vượt qua chướng ngại vật và thi xem đội nào ném trúng hơn. Để thực hiện được hai đội sẽ lắng nghe ban tổ chức phân tích rõ và 2 đội trưởng của hai đội sẽ lên làm mẫu sau đó hai đội thực hiện.
- Cho 2 tổ thi nhau thực hiện (Cô mở nhạc nền bài hát “Bài học giao thông” khi trẻ thực hiện).
- Cô theo dõi sửa sai và tặng hoa cho 2 đội.
c. Trò chơi vận động:
+ Phần 3: Về đích “Trò chơi đi theo tín hiệu đèn”
- Cô nêu cách chơi: Cô cầm trên tay 3 đèn tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng nếu cô giơ đèn xanh thì được đi, đèn vàng thì đi chậm, đèn đỏ thì dừng lại. 
 - Luật chơi: Nếu đội nào đi sai với tín hiệu đèn cô giơ thì đội đó sẽ thua, còn đội nào đi đúng sẽ là đội thắng cuộc và được thưởng hoa. Thời gian được tính bằng giai điệu 1 bài hát. Khi bài hát kết thúc là các bạn phải dừng trò chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Thưởng hoa cho trẻ khi chơi xong.
+ Nhận xét kiểm tra kết quả chung cuộc.
 * Sáng tạo trong một số vận động bằng hình thức mô phỏng.
Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi này thích bắt chước cho nên các bài tập vận động dưới các hình thức đó sẽ có tác động rất nhiều trong quá trình tập luyện và gây sự hứng thú ở trẻ đến các bài tập, tránh được sự mệt mỏi của trẻ khi thực hiện bài tập nhiều lần.
 Ví dụ: Đề tài: “Chạy nhanh 100m - Ném xa” tôi cho trẻ tham gia dưới hình thức thi “Bé là vận động viên”.
 Không những thế mà tôi còn sáng tạo hơn trong vận động này giúp trẻ tránh nhàm chán mà mang lại hiệu quả cao. 
+ Vận động trườn, trèo.
 Ví dụ: Vận động: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5 x 30cm - Trèo lên xuống ghề”. Tôi cho trẻ bắt chước các con vật: Trườn như thằn lằn - Khỉ leo thang”
 Cũng với vận động cơ bản trườn sấp và trèo mà với tên gọi mới trẻ lại thấy hứng thú và hấp dẫn hơn, thích tham gia vào vận động và kết quả đạt cao hơn.
+ Vận động bật - Nhảy
 Ví dụ: Bài tập vận động: Bật xa 45-50cm. tôi cho trẻ làm những chú Ếch chơi trong đầm sen làm động tác bật nhảy của họ nhà Ếch để bật qua những chiếc lá sen có kích thước đúng 45 - 50cm như quy định.
 Như vậy trẻ không có cảm giác là phải thực hiện một bài tập vận động mà chỉ bắt chước dáng đi của bác Gấu, hay là những chú Ngựa phi, những chú Ếch đang đi dạo chơi và là một diễn viên xiếc tài ba trẻ rất thoải mái và tích cực thực hiện.
 * Sử dụng hình thức trò chơi vào tổ chức vận động	
 Trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động, trẻ thực hiện nhiều lần mà không chán, đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ. Vì vậy tôi luôn chú trọng đưa hình thức trò chơi vào tổ chức các hoạt động. [4] 
Ví dụ: Bài tập luyện kỹ năng đi tôi cho chơi “Đi đều hành quân như các chú bộ đội”.
Khi sử dụng trò chơi vận động trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố chất vận động. 
Ví dụ: Khi dạy bài tập “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát ” Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chúng tôi là chiến sỹ” 
 Với yêu cầu các con sẽ là những chiến sỹ vận chuyển những bao hàng này đến cho các em bé ở vùng lũ lụt gặp khó khăn, đường đến đó rất vất vả phải vượt qua cầu rất nguy hiểm các chú bộ đội cần phải đi thật khéo léo trên cầu để làm sao cho bao hàng không bị rơi xuống sông. 
Ngoài ra tôi tổ chức các trò chơi để trẻ thực hiện động tác quay người, căng người, lắc lư.
* Sử dụng hình thức thi đua. 
Cũng như trò chơi, thi đua là một trong những hiện tượng xã hội phổ biến rộng rãi. Nó có ý nghĩa quan trọng như một cách thức tổ chức và kích thích hoạt động trong các phạm vi rất khác nhau của cuộc sống.
Đối với trẻ mầm non thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho trẻ, thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, kích thích lôi cuốn trẻ vào tập luyện.
+ Thi đua cá nhân: Khi thực hiện tôi chọn các trẻ ngang sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau để tránh gây chán nản giữa các trẻ. Lúc đầu tôi yêu cầu trẻ thực hiện đúng bài tập, sau đó tôi đòi hỏi cao hơn.
Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện “Chạy nhanh” Tôi chỉ yêu cầu 2 trẻ chạy ngang nhau cùng lúc sau đó tôi yêu cầu cao hơn “Tìm mùa theo lá cây” Với yêu cầu trẻ phải chạy thật nhanh để đặt cây của mình vào mô hình mùa tương ứng rồi nhanh chóng về cho bạn khác lên. Như vậy trẻ sẽ cố gắng chạy thật nhanh để tìm cây đặt đúng vào mô hình và sẽ là người thắng cuộc.
+Thi đua đồng đội: Khi thực hiện thi đua tôi phân chia các đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội thực hiện cùng một lúc. Trước khi bắt đầu cuộc thi tôi nhắc lại điều kiện cuộc thi. 
Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện bài tập vận động " Bò chui qua ống dài - Ném trúng đích thẳng đứng" 
 ( Ảnh minh họa)
 Sau mỗi lần thi xong tôi cho trẻ đếm số lượng túi cát để phân xử thắng thua một cách khách quan, không thiên vị để giáo dục trẻ trung thực, công bằng trong một tập thể và đồng thời tôi sẽ thưởng cho đội chiến thắng bằng một tràng vỗ tay hay những bông hoa để cổ vũ động viên đội thắng cuộc và đội thua sẽ thấy được ý nghĩa của việc chiến thắng mà hoạt động tích cực hơn.
Giải pháp 3: Đưa nhiều trò chơi dân gian vào hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien_va_nang_c.doc