SKKN Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém lớp 12D4 Trường THPT Triệu Sơn 3 làm bài trắc nghiệm khách quan môn Vật lí đạt hiệu quả nhằm nâng cao kết quả thi THPT Qốc gia

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém lớp 12D4 Trường THPT Triệu Sơn 3 làm bài trắc nghiệm khách quan môn Vật lí đạt hiệu quả nhằm nâng cao kết quả thi THPT Qốc gia

Thông qua các kỳ thi, khảo sát chất lượng trong những năm học vừa qua tôi nhận thấy đa số học sinh yếu kém của trường đều làm xong bài trắc nghiệm trước thời gian quy định, thậm chí có em chọn đáp án một cách ngẫu nhiên mà không cần đọc kỹ đề thi. Trong đó có môn Vật lí các em làm bài xong trước thời gian và điểm các em không đạt yêu cầu.

Trong năm học 2018-2019, được phân công giảng dạy môn Vật lí lớp 12D4, tôi tiến hành cho các em khảo sát với thời gian làm bài 50phút (40câu trắc nghiệm) bám sát cấu trúc thi THPT Quốc gia năm 2018 và kết quả đạt được là 25% học sinh đạt từ trung bình trở lên, như vậy là tỉ lệ học sinh yếu kém còn 75%. Kết quả trên có nhiều nguyên nhân như: Đầu vào học sinh của trường non yếu, do các em mất căn bản từ lớp dưới dẫn đến chán học, lười học.Trong đó, có nguyên nhân các em cho rằng thi trắc nghiệm không cần học cũng có thể làm bài được.

Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và giúp các em học sinh yếu kém tiến bộ trong học tập, tôi đưa ra “Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém lớp 12D4 Trường THPT Triệu Sơn 3 làm bài trắc nghiệm khách quan môn Vật lí đạt hiệu quả nhằm nâng cao kết quả thi THPT Qốc gia” nhằm đưa ra các giải pháp giúp học sinh yếu kém lớp 12D4 cách học để làm bài trắc nghiệm đạt hiệu quả trong kỳ thi THPT Quốc gia.

 

doc 13 trang thuychi01 6462
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém lớp 12D4 Trường THPT Triệu Sơn 3 làm bài trắc nghiệm khách quan môn Vật lí đạt hiệu quả nhằm nâng cao kết quả thi THPT Qốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang 
Mục lục............................................................................................. 1
1. MỞ ĐẦU ...................................................................................... 2
 1.1 . Lí do chọn đề tài ..................................................................... 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................... 2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 2
 1.4 . Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 2
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ............................. 4
 2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................... 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến king nghiệm ..... 4
2.3. Các giải pháp .............................................................................. 5
2.4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm ......................................... 9
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................... 12
 3.1. Kết luận ....................................................................................... 12
3.2. Kiến nghị ..................................................................................... 12
Tài liêu tham khảo ............................................................................ 13
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thông qua các kỳ thi, khảo sát chất lượng trong những năm học vừa qua tôi nhận thấy đa số học sinh yếu kém của trường đều làm xong bài trắc nghiệm trước thời gian quy định, thậm chí có em chọn đáp án một cách ngẫu nhiên mà không cần đọc kỹ đề thi. Trong đó có môn Vật lí các em làm bài xong trước thời gian và điểm các em không đạt yêu cầu.
Trong năm học 2018-2019, được phân công giảng dạy môn Vật lí lớp 12D4, tôi tiến hành cho các em khảo sát với thời gian làm bài 50phút (40câu trắc nghiệm) bám sát cấu trúc thi THPT Quốc gia năm 2018 và kết quả đạt được là 25% học sinh đạt từ trung bình trở lên, như vậy là tỉ lệ học sinh yếu kém còn 75%. Kết quả trên có nhiều nguyên nhân như: Đầu vào học sinh của trường non yếu, do các em mất căn bản từ lớp dưới dẫn đến chán học, lười học...Trong đó, có nguyên nhân các em cho rằng thi trắc nghiệm không cần học cũng có thể làm bài được.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và giúp các em học sinh yếu kém tiến bộ trong học tập, tôi đưa ra “Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém lớp 12D4 Trường THPT Triệu Sơn 3 làm bài trắc nghiệm khách quan môn Vật lí đạt hiệu quả nhằm nâng cao kết quả thi THPT Qốc gia” nhằm đưa ra các giải pháp giúp học sinh yếu kém lớp 12D4 cách học để làm bài trắc nghiệm đạt hiệu quả trong kỳ thi THPT Quốc gia.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm phương pháp để tạo ra không khí hứng thú và lôi cuốn nhiều học sinh tham gia giải các bài tập lý, đồng thời giúp các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.
 - Nghiên cứu phương pháp giảng dạy bài tập vật lý với quan điểm tiếp cận mới “Phương pháp trắc nghiệm khách quan”
- Nghiên cứu kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh củng cố được kiến thức, rèn luyện được phương pháp giải bài tập trắc nghiệm, nâng cao chất lượng học tập bộ môn vật lý.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú, chưa đam mê môn học. 
- Các giải pháp giúp học sinh yếu kém có hứng thú tham gia làm bài tập trắc nghiệm
- Nhằm nâng cao chất lượng làm bài tập và có kết quả khả quan trong kỳ thi THP quốc gia.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - Phối hợp các phương pháp tự học, trực quan, phân tích, thảo luận nhóm, phương pháp trình chiếu, ôn tập chương bằng máy chiếu, tổ chức thi đua giữa các nhóm
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận:
- Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/Tw của Hội nghị Ban chấp hàng Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI về “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” 
 - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, thi THPT Quốc gia.
 - Điều 28.2 của Luật Giáo dục đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
 - Thi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là đánh giá phạm vi kiến thức rộng hơn hình thức thi tự luận. Với lượng câu hỏi nhiều hơn thi tự luận, mỗi câu có 4 phương án trả lời nên khối lượng kiến thức đưa vào để kiểm tra khá lớn, có thể đủ để dàn trải hầu hết các nội dung của chương trình học. Do đó học sinh không thể học tủ, học lệch mà phải học đầy đủ, hoàn thiện.
- Với phạm vi bao quát rộng của đề thi, khối lượng câu hỏi lớn, thí sinh khó có thể chuẩn bị tài liệu để sử dụng khi thi yêu cầu học sinh phải cố gắng tập trung làm việc liên tục mới hoàn thành đầy đủ bài thi, thì hiện tượng tiêu cực trong kì thi sẽ được hạn chế rất nhiều. 
- Với lượng kiến thức nhiều cả chương trình số câu hỏi nhiều (40 câu) đòi hỏi việc chuẩn bị kiến thức của học sinh là quan trọng nhất, nó là khâu quyết định “có kiến thức là có tất cả” nhưng đồng thời với trang bị kiến thức nên giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh thành thạo với hình thức trắc nghiệm ngay trong lúc học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Triệu Sơn 3 là trường có đa số học sinh thuộc vùng núi, khó khăn nhiều do đó đầu vào các em đa số là học sinh yếu, kém đặc biệt là các môn KHTN. Lớp 12D4 tỉ lệ học sinh yếu kém còn khá cao, mà đã yếu kém thì các em rất lười học, mất căn bản từ lớp dưới. Trong khi đó môn vật lí là một môn học tự nhiên đòi hỏi khả năng tính toán và tư duy cao .Việc này với học sinh yếu kém không dễ dàng, hơn nữa với lượng kiến thức rộng trong bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan do đó các em sẽ không nhớ nổi các kiến thức trong cả năm học.
Đối với học sinh trung bình khá còn một số học sinh còn có ý thức tự học nhưng đa số học sinh yếu kém các em chưa có ý thức tự học. Như vậy, làm thế nào để học sinh phải học, phải nắm kiến thức để làm bài thi trắc nghiệm.
2.3. Các giải pháp
Đa số học sinh yếu kém các em ít tự giác học tập, do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để các em chịu học, tự học để có kiến thức thì sẽ làm bài đạt hiệu quả. Theo tôi để các em chịu học và tự học thì giáo viên phải là người hướng dẫn cho các em cách học, giao việc cụ thể cho các em và phải có biện pháp kiểm tra đánh giá, khen thưởng khi các em thực hiện tốt hoặc phê bình, phạt khi các em thực hiện chưa đạt, không thực hiện. Đồng thời, phối hợp tổ chức cho các em thi đua với nhau trong học tập. Giáo viên là người theo dõi sự tiến bộ của các em động viên khen trưởng kịp thời nhằm hướng các em ý thức tự học và để giúp các em học sinh yếu kém lớp 12D4 học như thế nào để làm bài kiểm tra trắc nghiệm đạt hiệu quả. Tôi tiến hành vận dụng các giải pháp như sau: 
2.3.1. Nắm đối tượng học sinh yếu kém, phân loại tìm hiểu nguyên nhân và lập một quyển sổ theo dõi học sinh yếu kém để theo dõi sự tiến bộ của các em.
- Ngay từ đầu năm học, dựa vào kết quả bộ môn năm học trước và kết quả khảo sát đầu năm giáo viên phải phân loại được học sinh, nắm được từng đối tượng học sinh yếu kém. Đa số các em yếu kém là do mất căn bản ở các lớp dưới, đặc biệt là kỹ năng tính toán.
-Để theo dõi học sinh yếu kém, tôi tiến hành lập một quyển sổ ghi lại điểm của học sinh yếu kém sau mỗi đợt khảo sát, điểm số các lần trả bài và làm bài tập, số lần phát biểu trong giờ học và kết quả tự học, chuẩn bị bài ở nhà của các em để từ đó theo dõi và giúp các em học tập tiến bộ hơn.
2.3.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy
 2.3.2.1. Đầu tư về chuyên môn, nâng cao hiệu quả giảng dạy
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với học sinh yếu kém lớp 12A5. Tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa, tài liệu, các đề thi, sách tham khảo Ngoài ra giáo viên còn học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp qua các tiết dự giờ, Thao giảng, sinh hoạt chuyên môn ..
2.3.2.2. Sử dụng triệt để và có hiệu quả đồ dùng dạy học
Giáo viên phải lên kế hoạch và thực hiện đầy đủ các thí nghiệm biểu diễn với đồ dùng dạy học hiện có của trường, giáo viên có thể làm thêm hoặc hướng dẫn học sinh làm thêm các đồ dùng dạy học đơn giản, tổ chức hướng dẫn cho học sinh làm các bài thí nghiệm thực hành đạt hiệu quả.
 2.3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 
Dạy giáo án điện tử, ôn tập chương, củng cố kiến thức bằng máy chiếu, sửa bài thi cho học sinh bằng máy chiếu hoặc chiếu các câu trắc nghiệm lí thuyết.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn và tự học ở nhà và.
2.3.3.1. Đối với giáo viên:
 - Phần cũng cố, dặn dò của phải kĩ, phần chuẩn bị bài mới cần có hệ thống câu hỏi từ dể đến khó về những kiến thức trọng tâm của bài mới.
- Khi kiểm tra bài cũ phải kiểm tra kỹ vở bài tập của học sinh.
- Quy định mỗi em phải có 1 quyển vở tự học ghi những kiến thức trọng tâm, công thức từng chương
- Đặt câu hỏi từ dể đến khó, để học sinh yếu có thể trả lời các câu để tạo hứng thú cho các em học tập.
- Hướng dẫn học sinh ghi chép bài, trình bày vở sạch đẹp như: tựa bài phải viết chữ in, dưới các tiêu đề gạch bằng bút khác màu các công thức phải đóng khung  có như thế khi nhìn vào vở học sinh sẽ dễ học bài hơn.
- Kiểm tra tập nháp, dụng cụ học tập và máy tính của học sinh thường xuyên.
- Học sinh không thuộc bài, bị điểm thấp yêu cầu viết lại 5 lần nội dung bài đó nộp lại cho giáo viên vào tiết học sau. Nếu học sinh không thuộc bài lần 2 viết lại 10 lần nội dung bài đó báo cho GVCN để kết hợp với phụ huynh giáo dục học sinh.
-Ngoài ra kiểm tra dưới hình thức cho 5-10 học sinh ngồi khác vị trí trong lớp kiểm tra viết 5 phút và nộp lại cho giáo viên, các em khác gấp hết sách, vỡ lại và ngồi nghiêm túc.
2.3.3.2. Đối với học sinh: 
- Học sinh phải có góc học tập ở nhà ở nơi thoáng, đủ ánh sáng.
- Có thời khóa biểu ở trường và thời gian biểu ở nhà hợp lí, học xen kẻ các môn với nhau.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tực học và biết tự kiểm tra.
- Ở nhà các em phải học lí thuyết, công thức rồi sau đó mới vận dụng giải các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập.
- Việc tự học của học sinh ở nhà bao gồm học bài cũ, chuẩn bị bài mới và thường xuyên ôn tập kiến thức cũ.
- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: Cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.
- Các công thức: Cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng, học công thức bằng cách ghi ra giấy hoặc ghi bảng nhiều lần. Học sinh ghi lại mỗi công thức ít nhất 5 lần.
- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong, để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.
- Để làm được bài tập học sinh phải học thuộc công thức, tóm tắc được đề bài sau đó vận dụng công thức đã học để giải bài tập.
- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập Vật lí do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành. 
- Làm lại các bài tập đã sửa trên lớp vào vở tự học.
- Học sinh phải ghi câu hỏi chuẩn bị bài cẩn thận, đầy đủ.
- Phải có tập bài soạn, có sách giáo khoa, kết hợp đọc câu hỏi và đọc sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi vào tập soạn.
- Trong quá trình soạn bài nếu học sinh có vướng mắc gì phải ghi chép lại, khi vào lớp học sinh phải chú ý nghe giảng nếu chưa hiểu vấn đề gì có thể hỏi bạn bè hoặc thầy cô. 
2.3.4. Quản lý chặt chẽ giờ dạy trên lớp. 
- Học sinh yếu kém học trên lớp thường ít tập trung do đó quy định nếu giáo viên đang giảng bài, học sinh không chú ý, giáo viên đặt câu hỏi và gọi ngay học sinh không tập trung nếu trả lời. Khi đã quy định giáo viên thực hiện đúng như vậy trong mọi tiết dạy sẽ hạn chế tình trạng học sinh yếu kém không tập trung.
- Đối với phương pháp thảo luận nhóm thường chỉ có những học sinh khá, tập trung làm mà các em yếu kém thường lơ là do đó khi hết giờ thảo luận giáo viên gọi bất kì em nào có thể yếu kém (không nhất thiết phải gọi học sinh khá) từ đó buộc các em nào có thể yếu kém phải tham gia thảo luận.
- Trong tiết bài tập, khi giáo viên gọi một học sinh lên bảng giải bài tập cả lớp ở dưới cũng phải làm bài vào vở bài tập. Quan sát động viên, giúp đỡ những học sinh gặp khó khănkhi làm bài tập
2.3.5. Nhớ kiến thức lý thuyết qua tiếp xúc nhiều với các câu trắc nghiệm.
-Học sinh yếu kém rất lười học bài, học sinh thuộc nhưng đôi ba ngày lại quên, khả năng vận dụng lí thuyết vào giải các câu hỏi trắc nghiệm rất yếu, do đó sau mỗi bài học tôi cho các em nhớ kiến thức trong bài bằng cách tiếp xúc với nhiều câu trắc nghiệm. 
Tôi phát cho các em phiếu học tập trong đó ghi câu hỏi .Phiếu trình bày dưới dạng ghi nội dung câu dẫn không ghi 4 phương án mà bỏ trống một hàng để các em ghi lại nội dung phương án đúng vào đó. Sau thu bài tôi ghi đáp án lên bảng cho một số học sinh chấm chéo bài của bạn.
-Sau mỗi chương tôi thực hiện hệ thống hóa kiến thức dạng cô động nhất, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, ôn tập chương bằng máy chiếu một số câu trắc nghiệm trong chương. Kiểm tra lí thuyết trên máy chiếu chủ yếu là kiểm tra trắc nghiệm lý thuyết và Tôi thực hiện như sau:
+ Chiếu lần 1: Cho học sinh xung phong trả lời, giải thích vì sao chọn phương án đó, giáo viên nhận xét và giải thích rõ từng câu, có thể gọi học sinh nêu lại lý thuyết hoặc công thức liên quan.
+ Chiếu lần 2: Đảo thứ tự các câu gọi bất kì học sinh trong lớp trả lời. + Chiếu lần 3: Chủ yếu gọi học sinh yếu kém trả lời.
-Tạo điều kiện cho học sinh giải được 1 đến 2 đề kiểm tra tổng hợp trong chương có thể cho đề trước để các em về nhà giải và sửa đề trên lớp. Sửa đề ở lớp là cơ hội để giáo viên củng cố kiến thức, chốt vấn đề, sửa các lỗi của học sinh. Nên để học sinh thảo luận khi sửa để để học sinh khá có thể giúp đỡ học sinh yếu tránh tình trạng giáo viên “bao sân” hoặc chỉ sửa qua loa mà không có giải thích nhấn mạnh.
- Qua các bài kiểm tra cần có đánh giá, nhận xét theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh yếu kém từ đó giáo viên có thể giúp đỡ các em tốt hơn.
2.3.6. Học thuộc công thức để vận dụng vào trắc nghiệm khách quan.
Theo thống kê số liệu các đề Thi tốt nghiệp THPT thi THPTQG một số năm vừa qua số câu có dùng công thức trên tổng số câu của đề thi trên 55 %.
Trong Vật lí, công thức Vật lí rất quan trọng. Công thức giúp học sinh giải được các bài tập định lượng vận dụng mà còn giải được các bài tập định tính ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
Ví dụ: Khi dao động điều hào chu kỳ của con lắc đơn tỷ lệ thuận với :
A: chiều dài con lắc B. gia tốc trọng trường
C. Căn bậc hai trọng trường D. Căn bậc hai chiều dài con lắc.
Để giải được câu trắc nghiệm này các em phải thuộc công thức:
 lỷ lệ thuận với chọn D).
2.3.7. Hướng dẫn học sinh yếu kém kỹ năng và “mẹo” để làm trắc nghiệm khách quan.
- Để làm được các bài tập định lượng trắc nghiệm học sinh phải thuộc công thức. Đối với học sinh yếu kém chúng ta chỉ yêu cầu các em làm được các câu trắc nghiệm đơn giản để đạt điểm 5 mà không nên yêu cầu cao đối với các em.
- Hướng dẫn học sinh chuyển vế công thức suy ra đại lượng cần tìm. 
- Hướng dẫn học sinh cách bấm máy tính vì các em đã yếu thì không có kỹ năng tính toán. 
- Khi làm bài tập giáo viên yêu cầu tất cả học sinh phải có máy tính phải biết thế số và bấm ra kết quả. Giáo viên gọi học sinh yếu kém đọc kết quả hoặc xuống lớp kiểm tra kết quả của các em.
- Về đơn vị trong Vật lý cũng rất quan trọng: Đa số học sinh yếu kém khi làm bài tập ra kết quả sai là do không đổi đơn vị hoặc đổi đơn vị sai. Do đó, khi trả bài công thức học sinh giáo viên yêu cầu học sinh phải nêu được các đại lượng và đơn vị. Đối với biểu thức có chứa nhiều đại lượng khác nhau trong một công thức thì phải đổi đơn vị theo hệ thống SI. Nếu công thức mà đại lượng cùng loại ở dạng tỷ số thì không nhất thiết phải đổi đơn vị theo hệ thống SI.
Ví dụ: Tìm vị trí vân sáng trùng nhau ta sử dụng công thức:
 ( cùng đơn vị là ).Trong trường hợp này học sinh không cần đổi đơn vị.
- Trong một số trường hợp học sinh có thể giải nhanh không cần đổi đơn vị. Khi giải bài tập về giao thoa ánh sáng tìm bước sóng ánh sáng hoặc khoảng vân i. Nếu đề cho đúng các đơn vị sau: . Khi tính bước sóng ánh sáng hoặc khoảng vân i học sinh không cần đổi đơn vị.
Ví dụ: Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với khe Young mà khoảng cách giữa hai khe là 2mm. Khoảng cách từ màn đến hai khe là 1,5m. Biết khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 0,45mm. Bước sóng của ánh sáng tới là:
2.3.8. Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm khác quan
- Học sinh phải đọc kỹ đề, nhất là nội dung câu dẫn cần chú ý xem đề yêu cầu chọn phương án đúng hay chọn phương án sai.
- Làm đề thi trắc nghiệm khách quan, học sinh không nên tập trung dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó. Nếu chưa giải quyết được ngay thì nên chuyển sang câu khác.
- Cần lọc ra nhanh nhất những câu hỏi chỉ yêu cầu ở mức độ nhận biết và làm trước những câu này. Cần lưu nhớ rằng các câu hỏi trong đề thi đã được sáo trộn ngẫu nhiên nên không có thứ tự sắp xếp cho câu hỏi dễ, khó. Chẳng hạn câu đầu tiên rất có thể là câu khó nhất và câu cuối cùng cũng có thể là câu dễ nhất giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận biết mức độ của câu trắc nghiệm .
- Đối với câu mức độ nhận thức cao hơn nhận biết các em có thể loại dần các phương án sai: 
Ví dụ: Loại bỏ hai phương án sai. Còn hai phương án nếu không biết thì chọn ngẫu nhiên và xác suất trả lời đúng cao hơn (tăng từ 25% lên 50%).
- Các câu trắc nghiệm khó làm sau cùng nếu còn thời gian từ 2 đến 3 phút cuối, phải kiểm tra lại câu nào không thể làm được phải chọn ngẫu nhiên, không bỏ sót câu nào. 
2.4 . Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm: 
Từ lúc nhận lớp 12D4 tôi tến hành áp dụng các giải pháp trên và kết quả học tập của các em có tiến bộ. Cụ thể như sau:
2.4.1 Điểm khảo sát của học sinh:
TT
Họ và tên học sinh
Điểm khảo sát
Đầu năm
Học kỳ I
Học kỳ II
1
Hà Văn Anh
2
2.5
4
2
Lê Kim Tuấn Anh
3.5
5
6
3
Lê Thị Vân Anh
6
7
7.5
4
Vũ Thị Vân Anh
5
6
6.5
5
Nguyễn Văn Bé
6
7
7.5
6
Nguyễn Thị Châm
3.5
5
6
7
Trần Văn Dương
6
7
7.5
8
Nguyễn Xuân Đăng
2
3
4
9
Nguyễn Hữu Đức
2.5
3.5
5
10
Nguyễn Hoàng Hà
2
2.5
3
11
Trần Văn Hải
2
3
5
12
Trần Thị Hằng
3
5
6
13
Đoàn Thanh Hoàng
1.5
2
2.5
14
Hà Thị Huệ
4
5
6
15
Hà Văn Huy
6
7
7.5
16
Trần Phú Kiên
3.5
5
6
17
Nguyễn Văn Lâm
1.5
2
2
18
Hồ Văn Long
2.5
3.5
5
19
Phạm Văn Long
2.5
3
5
20
Lê Thị Ly
3.5
5
5
21
Phạm Thị Ly
2.5
3.5
4
22
Lê Thị Mai
3
5
6
23
Lê Hoàng Minh
3.5
5
6
24
Trần Thị Ngọc
3
4
5.5
25
Trần Thị Phương
2
2.5
5
26
Trần Thị Minh Phương
3
4
5
27
Trình Văn Quang
3.5
5
6
28
Hoàng Đình Sơn
2
2.5
3.5
29
Hà Minh Tân
7
8
8.5
30
Nguyễn Văn Thành
2.5
3.5
5
31
Mai Văn Thắng
2.5
3.5
5
32
Trần Văn Thiện
6
7
7.5
33
Hà Đình Thông
6
7
7.5
34
Nguyễn Thị Thúy
3
5
6
35
Hà Thị Thúy
3
5
6
36
Đinh Văn Tiến
7
8
8.5
37
Lê Thị Thu Trang
4
5.5
6.5
38
Nguyễn Thị Huyền Trang
3.5
5
6
39
Hà Thị Vân
5
6
6.5
40
Lê Thị Vân
3
5
6
2.4.2. Thống kê kết quả
Đầu năm
Học kỳ I
Cuối học kỳ II
HS kém
Tỉ lệ
14/40
35%
7/40
17.5%
2/40
5%
HS yếu
Tỉ lệ
16/40
40%
10/40
25%
5/40
12.5%
Tổng cộng
Tỉ lệ
30/40
75%
17/40
42.5%
7/40
17.5%
 	Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các giải pháp như vừa nêu trên, qua gần một năm tôi đã thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở các em học sinh yếu kém. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn và tồn tại như sau:
2.4.3Tồn tại:
- Trong năm học này 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem_lop_12d4_truong.doc