SKKN Dạy học dự án: Truyền tải điện năng – Máy biến áp

SKKN Dạy học dự án: Truyền tải điện năng – Máy biến áp

Trong vài thập kỉ gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như quá trình hội nhập quốc tế đã dẫn đến nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế - tri thức. Trong nền kinh tế - tri thức, kiến thức và kĩ năng của con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nền giáo dục là ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức tối thiểu, cần thiết, các môn học cần tạo ra cho học sinh các năng lực nhất định để khi đi vào cuộc sống các em có thể thích ứng được với thực tiễn cuộc sống.

doc 20 trang thuychi01 12441
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học dự án: Truyền tải điện năng – Máy biến áp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU	Trang 2
1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................Trang 2
1.2 .Mục đích nghiên cứu của đề tài	.Trang 3
1.3.Đối tượng nghiên cứu	.Trang 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu	.Trang 3
1.5. Những điểm mới của SKKN	.Trang 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................Trang 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài	.Trang 4
2.1.1. Khái niệm dạy học dự án	.Trang 4
2.1.2. Đặc trưng của dạy học dự án 	.Trang 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi sử dụng đề tài.................................Trang 6 
2.3.Tổ chức thực nghiệm dạy học dự án Truyền tải điện năng – Máy biến áp -Vật Lý 12 cơ bản ..........................................................................Trang 6
2.3.1. Lựa chọn chủ đề vận dụng dạy học dự án.................................Trang 6
2.3.2 Các nội dung kiến thức thực hiện dạy học dự án chủ đề Truyền tải điện năng – Máy biến áp.....................................................................Trang 7
2.3.3. Quy trình tổ chức dạy học dự án chủ đề Truyền tải điện năng – Máy biến áp.................................................................................................Trang 8
2.4. Hiệu quả của đề tài.....................................................................Trang 16
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................Trang 18
3.1. Kết luận......................................................................................Trang 18
3.2. Đề xuất, kiến nghị......................................................................Trang 19
Tài liệu tham khảo............................................................................Trang 20
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
Trong vài thập kỉ gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như quá trình hội nhập quốc tế đã dẫn đến nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế - tri thức. Trong nền kinh tế - tri thức, kiến thức và kĩ năng của con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nền giáo dục là ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức tối thiểu, cần thiết, các môn học cần tạo ra cho học sinh các năng lực nhất định để khi đi vào cuộc sống các em có thể thích ứng được với thực tiễn cuộc sống. 
Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Phương pháp dạy học phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và người học phát huy, bộc lộ hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Mỗi phương pháp dạy học lại có những ưu điểm, có những hạn chế của nó. Do đó trong quá trình dạy học người thầy phải linh hoạt, sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để phát huy được tính tích cực, tự học, chủ động, sáng tạo và hướng việc tìm tòi khám phá tri thức về phía người học. 
1.1.2. Xuất phát từ ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học dự án được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học theo dự án.
	Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học dự án: “ Truyền tải điện năng- Máy biến áp”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu vận dụng dạy học dự án bài “ Truyền tải điện năng- Máy biến áp”. 
- Bổ sung và phát triển cơ sở lí luận của dạy học dự án làm cơ sở cho việc vận dụng trong dạy học kiến thức về Truyền tải điện năng – Máy biến áp
- Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức, năng lực
giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế, năng lực trải nghiệm sáng tạo và mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Xây dựng quy trình mẫu, các thao tác cơ bản, giáo án mẫu, đề tài mẫu sử dụng phương pháp dạy học dự án để bổ sung vào các phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh. 
- Tập cho học sinh làm quen với phương pháp học tập mới, học đi đôi với hành, chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính hứng thú học tập của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học của học sinh lớp 12A10 và 12A11 - Trường THPT Lê Hoàn- Thọ Xuân- Thanh Hóa khi tổ chức dạy học dự án.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, chuyên gia, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Bổ sung và phát triển cơ sở lí luận của dạy học dự án làm cơ sở cho việc vận dụng trong dạy học kiến thức về Truyền tải điện năng – Máy biến áp
- Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức, năng lực
giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế, năng lực trải nghiệm sáng tạo và mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Xây dựng quy trình mẫu, các thao tác cơ bản, giáo án mẫu, đề tài mẫu sử dụng phương pháp dạy học dự án để bổ sung vào các phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh. 
- Tập cho học sinh làm quen với phương pháp học tập mới, học đi đôi với hành, chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính hứng thú học tập của học sinh.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
2.1.1. Khái niệm dạy học dự án
Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch, trong đó đề án, dự thảo hay kế hoạch này cần được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã hội.
Từ trước đến nay có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học dự án. Ngày nay, dạy học dự án được coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án phải có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng. Có thể hiểu đây là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thể hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học dự án.
2.1.2. Đặc trưng của dạy học dự án
Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho phương pháp dạy học này đã nêu ra 3 đặc điểm cốt lõi của dạy học dự án: định hướng học sinh, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của dạy học dự án như sau:
- Người học là trung tâm của quá trình dạy học.
- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn.
- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình (bộ câu hỏi định hướng).
- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên. 
- Dự án có tính liên hệ với thực tế. 
- Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện.
- Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học. 
- Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án.  
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi sử dụng SKKN
	Vật Lý là một môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức vật lý, quan điểm vật lý thay đổi không ngừng ngày càng có nhiều ứng dụng thực tiễn cao. Tuy nhiên việc thực hiện công tác giảng dạy Vật Lý của các trường phổ thông cũng còn nhiều hạn chế. Kiến thức được giảng dạy mới chỉ dừng lại ở nguyên lí sách vở, liên hệ vật lý với thực nghiệm, khoa học công nghệ rất ít và lạc hậu. Các kiến thức vật lý chỉ mang tính chất biến đổi toán học mà thiếu tính liên hệ thực tiễn, do đó học sinh không có hứng thú nhiều với môn học. Đặc biệt các thầy cô trong quá trình giảng dạy phần nhiều chỉ tập trung vào kiến thức mà không chú ý đến phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, nghiên cứu các phương pháp dạy học mới để phát triển năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy là thực sự cần thiết.
	Phần Máy biến áp – Truyền tải điện năng đi xa trong chương trình Vật Lý lớp 12 giúp học sinh tìm hiểu về vai trò, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của máy biến áp. Các kiến thức phần liên quan đến máy biến áp này là những kiến thức rất gần gũi, thực tế với học sinh. Tuy nhiên, học sinh chỉ được nghiên cứu các kiến thức hàn lâm, tính toán các đại lượng thông qua biến đổi toán học, tưởng tượng suy luận các quá trình diễn ra trong máy biến ápthực trạng dạy và học không có thực nghiệm như vậy làm cho học sinh rất thụ động, không có tính thực tế, chưa phát huy hết hứng thú của học sinh đối với môn học. Chính vì vậy, để dạy và học môn Vật lý một cách có hiệu quả, khai thác tốt hứng thú, đam mê của học sinh thì cần có một phương pháp dạy học thực sự phù hợp và khoa học. 
2.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM DẠY HỌC DỰ ÁN “TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG – MÁY BIẾN ÁP” – VẬT LÝ 12 – CƠ BẢN.
2.3.1. Lựa chọn chủ đề vận dụng dạy học dự án
	Dựa trên chương trình giáo dục nhà trường môn Vật Lý năm 2018 – 2019 của trường THPT Lê Hoàn cũng như hưởng ứng xu thế đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, tôi đã xây dựng chủ đề “ Truyền tải điện năng- Máy biến áp” dạy trong chương trình Vật Lý 12 để áp dụng phương pháp dạy học dự án. Chủ đề được xây dựng trên cơ sở các bài trong chương trình SGK như sau:
- Bài 16: Truyền tải điện năng – Máy biến áp – Chương trình Vật Lý 12 THPT.
- Bài 32: Máy biến áp - Truyền tải điện - Chương trình Vật Lý 12 THPT nâng cao (tham khảo).
- Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha – Máy biến áp ba pha - Chương trình Công Nghệ 12 THPT (tham khảo).
- Bài 28: Mạng điện sản suất quy mô nhỏ - Chương trình Công Nghệ 12 THPT (tham khảo).
- Bài 29: Thực hành: Tìm hiểu một mạng điện sản suất quy mô nhỏ - Chương trình Công Nghệ 12 THPT (tham khảo).
2.3.2. Các nội dung kiến thức thực hiện dạy học theo dự án chủ đề “Truyền tải điện năng- Máy biến áp”
	Truyền tải điện năng – Máy biến áp
I. Bài toán truyền tải điện năng đi xa
- Công suất phát điện của nhà máy Pphát = UphátI
- Gọi điện trở trên dây là R ® công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây 
Muốn giảm Php ta phải làm gì? Hãy đề xuất các phương án?
+ Phương án 1: Giảm công suất nơi phát Pphát
+ Phương án 2: Giảm điện trở đường dây R
+ Phương án 3: Tăng điện áp nơi phát Uphát
II. Máy biến áp
* Định nghĩa: Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
a. Cấu tạo: Khung sắt non pha Silic trên đó có quấn hai cuộn dây có điện trở bé trên hai cạnh đối diện của khung. Cuộn nối với nguồn điện gọi là cuộn sơ cấp có N1 vòng. Cuộn nối với tải tiêu thụ gọi là cuộn thứ cấp có N2 vòng. 
b. Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp
- Nếu > 1: máy tăng áp.
- Nếu < 1: máy hạ áp.
III. Ứng dụng của máy biến áp
1. Truyền tải điện năng.
2. Nấu chảy kim loại, hàn điện.
2.3.3. Quy trình tổ chức dạy học dự án chủ đề “Truyền tải điện năng – máy biến áp” 
	Trên cơ sở quy trình chung của dạy học dự án, tôi xây dựng quy trình dạy học dự án chủ đề “Truyền tải điện năng – máy biến áp” như sau:
* Giai đoạn tiền dự án:
- Giáo viên giới thiệu phương pháp dạy và học theo dự án, cho học sinh làm quen với các bước thực hiện.
- Giới thiệu qui trình thực hiện dự án mẫu.
- Giới thiệu một số sản phẩm của các dự án có sẵn.
* Giai đoạn thực hiện dự án:
Bước 1: Quyết định chủ đề và xác định mục tiêu của chủ đề
- Giáo viên cùng học sinh thảo luận để thống nhất chuyên đề dạy học dựa vào nội dung kiến thức kỹ năng người học cần đạt được và tình hình thực tiễn ở địa phương.
+ Tìm hiểu nội dung bài học, xác định nội dung trọng tâm của bài học.
+ Xác định mục tiêu bài học.
+ Xác định mối quan hệ giữa các nội dung tìm hiểu với thực tiễn tại địa phương, chú ý khai thác các tình huống mang tính thời sự, thiết thực, phù hợp với khoa học công nghệ tại địa phương. 
+ Thảo luận các nội dung và hình huống đặt ra.
+ Đề xuất ý tưởng dự án.
+ Lựa chọn ý tưởng phù hợp với điều kiện dạy học và điều kiện thực tế ở địa phương.
+ Xác định mục tiêu cần đạt của dự án.
- Việc xác định ý tưởng của dự án chủ đề “Máy biến áp – Truyền tải điện năng” được thực hiện dựa vào tình hình thực tế ở địa phương:
+ Một số người dân làm nghề tại địa phương có liên quan đến kiến thức bài học rất nhiệt tình giúp đỡ các học sinh thực hiện dự án như các chú thợ điện của điện lực Thọ Xuân, anh làm điện cơ quấn máy biến áp, anh thợ hàn điện cửa sắt 
+ Từ yêu cầu dạy học hình thành năng lực cho học sinh tại địa phương, cần trang bị cho học sinh kiến thức, hình thành kĩ năng vận dụng trong đời sống sản xuất và kĩ năng tuyên truyền đến mọi người nhằm tăng sự hiểu biết để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện
* Đối với giáo viên
- Thiết kế bài dạy (giáo án).
- Thiết kế các bài tập dự án.
- Quyết định thời gian thực hiện dự án.
- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh và cho cá nhân học sinh.
- Thiết kế các phiếu đánh giá sản phẩm của học sinh, xây dựng các câu hỏi định hướng.
- Liên hệ với cơ quan điện lực Thọ Xuân, các chuyên gia (thợ điện), các tiệm điện cơ, tiệm hàn, nhà máy điện Bàn Thạchđể tạo thuận lợi cho các nhóm liên hệ làm việc.
* Kế hoạch của giáo viên xây dựng về nội dung, thời gian và phân công nhiệm vụ như sau:
Người thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian thực hiện
Sản phẩm đạt được
Nhóm 1: Nhóm truyền tải điện năng
- Thu thập thông tin về:
+ Biểu thức xác định công suất hao phí khi truyền tải điện năng đi xa.
+ Hệ thống phân phối, truyền tải điện của các nước, của Việt Nam và của huyện Thọ Xuân
+ Cách giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng.
+ Hình ảnh, video clip nói chuyện thảo luận với các thợ điện
Tuần 15, 16
Báo cáo về: 
+ Biểu thức xác định công suất hao phí khi truyền tải điện năng đi xa.
+ Hệ thống phân phối, truyền tải điện của các nước, của Việt Nam và của huyện Kbang.
+ Cách giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng.
+ Hình ảnh, video clip nói chuyện thảo luận với các thợ điện
Nhóm 2: Nhóm máy biến áp
- Thu thập thông tin về:
+ Cấu tạo máy biến áp, nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.
+ Làm thế nào để giảm hao phí do quá trình tỏa nhiệt trong máy biến áp.
+ Cách quấn các cuộn dây trong máy biến áp.
+ Biểu thức liên hệ giữa điện áp, số vòng dây, cường độ dòng điện ở hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp.
+ Hình ảnh, sơ đồ về quá trình thảo luận với các chuyên gia, hình ảnh thực tế tại trạm biến áp, hình ảnh máy biến áp...
Tuần 15, 16
Báo cáo về:
+ Cấu tạo máy biến áp, nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.
+ Làm thế nào để giảm hao phí do quá trình tỏa nhiệt trong máy biến áp.
+ Cách quấn các cuộn dây trong máy biến áp.
+ Biểu thức liên hệ giữa điện áp, số vòng dây, cường độ dòng điện ở hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp.
+ Hình ảnh, sơ đồ về quá trình thảo luận với các chuyên gia, hình ảnh thực tế tại trạm biến áp, hình ảnh máy biến áp...
Nhóm 3: Nhóm ứng dụng của máy biến áp
- Thu thập thông tin về:
+ Ứng dụng máy biến áp trong quá trình truyền tải điện năng đi xa.
+ Hình ảnh, sơ đồ hệ thống phân phối điện năng đi xa, máy hàn điện.
- Tìm hiểu cách hàn điện, nguyên tắc hoạt động của biến thế hàn.
- Cách biến áp để sử dụng trong sạc điện thoại, máy biến áp gia đình
Tuần 15, 16
Báo cáo về:
+ Ứng dụng máy biến áp trong quá trình truyền tải điện năng đi xa.
+ Hình ảnh, sơ đồ hệ thống phân phối điện năng đi xa, máy hàn điện.
- Tìm hiểu cách hàn điện, nguyên tắc hoạt động của biến thế hàn.
- Cách biến áp để sử dụng trong sạc điện thoại, máy biến áp gia đình
* Đối với học sinh
- Lập kế hoạch thực hiện.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Liên hệ với các chuyên gia, các tiệm điện cơ, nhà máy điện Bàn Thạch-Thọ Xuânđể sắp xếp thời gian làm việc.
- Thảo luận và giải quyết các tình huống.
- Thảo luận và thống nhất sản phẩm thu hoạch.
Sau đây là kế hoạch được xây dựng của nhóm 1 – Lớp 12A10 sau khi thảo luận và thống nhất trong nhóm: 
Tên nhóm: Nhóm truyền tải điện năng
Lớp: 12A10
Nhiệm vụ: Tìm hiểu bài toán truyền tải điện năng đi xa
Thời gian hoàn thành: Từ ngày 04/12/2018 đến ngày 18/12/2018
Tên các thành viên: 
Tên thành viên
Nhiệm vụ
Phương tiện
Thời gian hoàn thành
Sản phẩm dự kiến
Tất cả thành viên trong nhóm
- Tìm tài liệu, tranh ảnh, phim
- Chụp ảnh, quay video, làm thí nghiệm nếu cần
- Phỏng vấn chuyên gia
Sách giáo khoa, tạp chí, Internet, tham khảo sản phẩm của nhóm dự án mẫu, máy ghi âm (điện thoại thông minh).
Từ ngày 04/12/2018 đến ngày 18/12/2018
Tìm ảnh, dữ liệu trả lời các câu hỏi gợi ý
Lớp trưởng
Lên ý tưởng với sơ đồ tư duy phần nội dung kiến thức.
Sách giáo khoa Vật Lý lớp 12, sách công nghệ 12,mạng internet, sơ đồ tư duy của nhóm dự án mẫu
Từ ngày 04/12/2018 đến ngày 05/12/2018
Sơ đồ tư duy bản nháp
 Bí thư
Vẽ sơ đồ tư duy
Bút chì, bút chì màu, giấy rôki, bút bi, thước vẽ, thước thẳng
Từ ngày 05/12/2018 đến ngày 06/12/2018
Sơ đồ tư duy
Lớp trưởng
Lập kế hoạch đi khảo sát thực tế, chuẩn bị trang thiết bị đi khảo sát.
Phiếu khảo sát, máy chụp hình, máy quay phim, điện thoại thông minh.
Từ ngày 06/12/2018 đến ngày 09/12/2018
Địa điểm nơi khảo sát, thời gian khảo sát, liên hệ nơi khảo sát.
Cả nhóm
Đi khảo sát thực tế
Phiếu khảo sát, máy chụp hình, máy quay phim, điện thoại thông minh, dụng cụ chống nắng, nước uống, xe đạp
Ngày 10/12/2018 
Số liệu, hình ảnh, video
Lớp trưởng
Phác thảo nội dung báo cáo về khảo sát thực tế
Máy tính, tài liệu của cả nhóm.
Từ ngày 11/12/2018 đến ngày 12/12/2018
Nội dung phác thảo
 Tổ trưởng tổ 1
Chuyên gia công nghệ thông tin thiết kế PowerPoint.
Máy tính, tài liệu của cả nhóm.
Từ ngày 12/12/2018 đến ngày 14/12/2018
Bản thuyết trình PowerPoint
Bí thư
Thuyết trình viên
Sơ đồ tư duy
PowerPoint
Ngày 15/12/2018
Báo cáo sản phẩm
Cả nhóm
- Tô màu, trang trí nhấn mạnh sơ đồ tư duy
- Góp ý bản thuyết trình
Màu sáp, Màu nước, Màu đất
Từ ngày 15/12/2018 đến ngày 17/12/2018
- Sơ đồ tư duy đầy đủ
- Bản thuyết trình PowerPoint
- Góp ý bài thuyết trình
Viết nhật ký hoạt động của nhóm
Bút, sổ ghi chép
Từ ngày 04/12/2018 đến ngày 18/12/2018
Nhật ký hoạt động nhóm
Bước 3: Thực hiện dự án
* Đối với học sinh
- Tìm kiếm thông tin về nội dung được phân công.
- Tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan.
- Khảo sát tình hình thực tế ở địa phương, thu thập và xử lí số liệu, liên hệ với các chuyên gia...
- Tiến hành làm sản phẩm báo cáo, thảo luận nội dung báo cáo.
* Đối với giáo viên
- Theo dõi quá trình thực hiện của học sinh, có thể liên hệ giúp cho các nhóm ở các nơi các nhóm đến khảo sát.
- Giám sát học sinh trong quá trình tham gia khảo sát thực tế để tránh những rủi ro đáng tiếc.
- Hỗ trợ các nhóm học sinh trong quá trình xử lí thông tin và giải quyết tình huống.
Sau đây là một số hình ảnh minh họa quá trình thực hiện dự án của các nhóm học sinh:
Hình 1 và 2: Học sinh lớp 12A10 đang tham quan một cửa hàng điện cơ sửa máy biến áp
Hình 1 Học sinh lớp 12A10 đang tham quan một cửa hàng điện cơ sửa máy biến áp
Hình 2. Hình ảnh bên trong nhà máy thủy điện Bàn Thạch- Thọ Xuân
Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
* Đối với giáo viên 
- Chuẩn bị trang thiết bị cho buổi báo cáo: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, câu hỏi phản biện...
- Hướng dẫn học sinh cách báo cáo và thảo luận các nội dung báo cáo.
- Đưa ra công cụ đánh giá cho học sinh.
* Đối với học sinh
- Báo cáo sản phẩm thu được.
- Thảo luận sản phẩm báo cáo của các nhóm.
- Trả lời các câu hỏi phản biện của nhóm bạn và của giáo viên hướng dẫn.
Bước 5:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_du_an_truyen_tai_dien_nang_may_bien_ap.doc