SKKN Một số giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong quá trình dạy và học Ngữ văn 11

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong quá trình dạy và học Ngữ văn 11

Đổi mới phương pháp dạy học trở thành mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo nước ta trong những năm qua. Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (27/9/2018), điều 29 yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông: phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. [1]

 Quan điểm chỉ đạo trong Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2009 - 2020 cũng nêu rõ: Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. [2]

 

doc 22 trang thuychi01 8712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong quá trình dạy và học Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG QUÁ TRÌNH 
DẠY VÀ HỌC NGỮ VĂN 11 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thêm
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................
2. NỘI DUNG..........................................................................................................................
2.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................................ 
2.2. Thực trạng vấn đề.............................................................................................................
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.....................................................................................
2.3.1. Hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà..............................................
2.3.2. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
2.3.2.1. Phương pháp thảo nhóm.................................................................................
2.3.2.2. Kĩ thuật “Trình bày một phút”................................................................................
2.3.2.3. Kiên trì uốn nắn, chỉnh sửa, rèn luyện cho học sinh cách trả lời, diễn đạt
2.4. Hiệu quả..
2.4.1. Về nhận thức........................................................................................................................
2.4.2. Kết quả cụ thể.....................................................................................................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............................................................................................
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị..
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
6
6
9
10
13
13
13
15
15
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học trở thành mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo nước ta trong những năm qua. Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (27/9/2018), điều 29 yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông: phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. [1]
 Quan điểm chỉ đạo trong Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2009 - 2020 cũng nêu rõ: Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. [2]
M. Gorki từng nói “văn học là nhân học” - học văn học là học đạo làm người. Với đặc trưng là môn khoa học xã hội và nhân văn, môn Ngữ văn đem đến cho học sinh (HS) những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Đặc biệt, với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản,. Vì vậy, thông qua môn Ngữ văn, giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho HS đặc biệt là kĩ năng giao tiếp là một phương pháp dạy học hiệu quả vừa phát huy năng lực cảm thụ văn chương vừa giúp các em hình thành những kĩ năng cơ bản, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.
Rèn kỹ năng (KN) giao tiếp cho HS cũng là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Ghi chú: 
- Ở mục 1.1: Các đoạn in nghiêng tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 1,2.
Là một GV đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và giảng dạy bộ môn ngữ văn, tôi nhận thấy việc giáo dục cho HS những kỹ năng cơ bản, trong đó có kỹ năng giao tiếp luôn rất cần thiết. Trong những năm gần đây, việc rèn luyện KNS cho HS cũng đã được lồng ghép vào một số môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, trong thực tế GV chưa thực hiện được nhiều. Bản thân tôi cũng nhận thấy môn Ngữ văn hiện nay vẫn còn nặng về khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người dạy chưa thực sự giành nhiều thời gian để liên hệ giáo dục KNS, nhất là kỹ năng giao tiếp cho HS. 
 Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài Một số giải pháp giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong quá trình dạy và học Ngữ văn 11 để trao đổi cùng đồng nghiệp 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng trình bày, diễn đạt cho học sinh.
- Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Chương trình chuẩn).
- Học sinh lớp 11: 11B4, 11B5, 11B8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
- Phương pháp khảo sát (tìm hiểu), thống kê, phân loại.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Mỗi người là một mắt xích trong xã hội, là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” (C.Mác), vì thế hàng ngày, hàng giờ, chúng ta đều phải giao tiếp với thế giới xung quanh để hoàn thành vai trò của mình. Một người có kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt sẽ dễ dàng xử lý tình huống cũng như thành công hơn trong sự nghiệp. 
Theo kết quả nghiên cứu của Kinixti - học giả người Mỹ: “Sự thành công của một người chỉ có mười lăm phần trăm dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn tám mươi lăm phần trăm còn lại chính là các mối quan hệ giao tiếp và kỹ năng ứng xử của người ấy trong công việc và xã hội.” 
Người Việt từ xa xưa cũng đã biết chọn và ưu tiên số một cho việc “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ông cha ta cũng đã biết nhắc nhở nhau như là một kinh nghiệm trong cuộc sống: “mồm miệng đỡ tay chân” hay “nói ngọt lọt đến xương”,... 
Như vậy, vai trò của giao tiếp, ứng xử là rất quan trọng. Cũng có nghĩa là việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp với mỗi người, nhất là với lứa tuổi HS THPT trở nên hết sức cần thiết.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, học tập, rèn luyện.....của mỗi người.
Giáo dục phổ thông nước ta trong những năm vừa qua đã được đổi mới cả về nội dung và phương pháp gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trong đó, “học để chung sống” (learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: 
Ghi chú: Ở mục 2.1: Đoạn “Giao tiếp là và xã hội” tác giả tự viết, có tham khảo TLTK số 3; Ở mục 2.2: Đoạn cuối trang 3, đầu trang 4 tác giả tự viết, có tham khảo TLTK số 5. 
giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông,
Thực trạng hiện nay trong xã hội nói chung, học sinh nói riêng, và nhất là đối với học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, các em đang còn hạn chế rất nhiều về kỹ năng giao tiếp. Nhiều em vẫn còn rụt rè, thiếu tự tin không mạnh dạn đứng lên trình bày ý kiến của mình, không dám thẳng thắn phê bình, lên án những hành vi tiêu cực trong tập thể lớp, nói và viết còn vụng về, lúng túng. Thậm chí vẫn còn những học sinh có những lời nói thô tục, hành vi, cử chỉ chưa đẹp, bạo lực học đường vẫn còn xảy ra,... Trong các em vẫn còn thiếu rất nhiều những lời nói “cảm ơn”, “xin lỗi” cần thiết trong cuốc sống hằng ngày. Tất cả các thực trạng trên đã đánh mất đi những nét đẹp của  học sinh, ảnh hưởng đến bản thân các em cũng như chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống nói chung.
 Như vậy, việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử ngày càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Từ nhận thức được tầm quan trọng, đồng thời với kết hợp cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi đã luôn có ý thức trong việc rèn KN giao tiếp cho HS trong quá trình giảng dạy của mình.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy, quy trình học tập cũng như môi trường đào tạo. Việc rèn KN giao tiếp cho HS cũng phải vừa đáp ứng nhu cầu của người học, vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục nói chung. Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm và xuất phát từ đối tượng HS, tôi chỉ đưa ra một số giải pháp mà tôi thấy phù hợp và có hiệu quả trong quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp mà chủ yếu là kỹ năng trả lời câu hỏi, trình bày/diễn đạt một vấn đề cho HS.
2.3.1. Hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
Để HS chủ động tiếp cận và có hứng thú với môn học, người thầy cần cung cấp cho các em những phương pháp, cách thức nắm vững kiến thức, mà quan trọng là hướng dẫn cho các em cách học bài, chuẩn bị bài ở nhà. Làm tốt điều này, cũng có nghĩa là thầy đã giúp trò hình thành được phương pháp tự học, từ đó mà chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả giờ học Ngữ văn. Hướng dẫn HS học bài, chuẩn bị bài tức là giao nhiệm vụ học tập cho HS/ nhóm HS. Tôi đã làm như sau:
* Giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. 
Trước hết, phải căn cứ vào mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất,... để giao nhiệm vụ phù hợp. Tiếp đó, GV phải xác định thật cụ thể nội dung của từng nhiệm vụ; thời gian, địa điểm phương tiện,... để HS thực hiện nhiệm vụ. Cuối cùng là sản phẩm và cách thức trình bày, đánh giá sản phẩm của cá nhân/ nhóm HS. 
Tôi thường giao nhiệm vụ cho HS/ nhóm HS như sau:
- Với cá nhân HS: 
+ Tìm hiểu những nét cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm
+ Tóm tắt tác phẩm/ đoạn trích văn xuôi
+ Thuộc văn bản thơ
+ Trả lời ngắn gọn câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học bài trong sgk
- Với tổ/ nhóm HS: thường chuẩn bị nội dung cho các tiết văn học sử: khái quát giai đoạn văn học, tác gia văn học; các bài luyện tập, thực hành tiếng Việt, làm văn. Chẳng hạn trước khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, tôi đã yêu cầu tất cả HS đề phải chuẩn bị bài bằng cách đọc kỹ nội dung và trả lời ngắn gọn 2 câu hỏi Hướng dẫn học bài trong SGK. Đồng thời, xác định bài học có bốn nội dung cơ bản nên tôi đã chia lớp thành bốn nhóm và yêu cầu mỗi nhóm chịu trách nhiệm một nội dung. Cụ thể như sau:
+ Về ba đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945: Nhóm 1: Đặc điểm 1; Nhóm 2: Đặc điểm 2; Nhóm 3: Đặc điểm 3.
+ Về thành tựu chủ yếu của giai đoạn văn học: Nhóm 4
* Thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Để HS chủ động, tự giác chuẩn bị bài, để có cơ sở ghi nhận và đánh giá ý thức, sự cố gắng cũng như năng lực của HS, GV nên thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em. Bản thân tôi đã từng thực hiện như sau:
- Kiểm tra vở ghi bài trên lớp xem các em có ghi nhiệm vụ của cá nhân hoặc của nhóm mình vào phần dặn dò cuối tiết học hay không?
- Kiểm tra vở soạn/ bài tập của HS xem các em đã chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV chưa?
- Hỏi một HS bất kỳ xem em có nhớ nhiệm vụ của bản thân (tổ/nhóm) đã được giao là gì không? 
Với đối tượng là HS THPT thì không có quy định về việc thu vở và chấm lấy điểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra vở ghi và vở soạn của HS lại hết sức cần thiết. Bởi môn Ngữ văn là môn học cần ghi chép nhiều. Hơn nữa, các bài soạn, bài tập không đơn thuần chỉ là một công thức hay một phép tính mà liên quan đến câu chữ, diễn đạt, và các em thường “ngại”. Vì vậy, GV có kiểm tra thì HS mới có ý thức ghi bài và chuẩn bị bài, nhất là với những HS học ban cơ bản A, B, không có hứng thú và cũng không đầu tư nhiều cho bộ môn Ngữ văn. Việc kiểm tra thường xuyên cũng rèn cho HS ý thức tự giác chuẩn bị bài, làm bài ở nhà và tạo tâm thế tốt cho các em khi học bài mới.
2.3.2. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
	Hàng năm, nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cũng như yêu cầu nhiệm vụ năm học, GV đã nghiêm túc tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có tài liệu về các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật, tuy nhiên việc vận dụng như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả không hề dễ dàng. Bản thân tôi đã vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, kỹ thuật “Trình bày một phút” và bước đầu thấy có hiệu quả. 
2.3.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm
	Đây là một PPDH mà “HS được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung” [4]
Ghi chú: Ở mục 2.3.2.1. đoạn để trong “..” “HS được...mục tiêu chung” tác giả trích nguyên văn TLTK số 4 
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. [3]
Khi sử dụng phương pháp này, tôi đã tiến hành như sau:
- Bước 1: chia lớp học thành những nhóm nhỏ theo mục đích, yêu cầu; cử các nhóm trưởng chịu trách nhiệm chính.
- Bước 2: giao nhiệm vụ: đề tài, nội dung, phương tiện hỗ trợ,..
- Bước 3: đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra (nếu giao nhiệm vụ về nhà); quan sát, nhắc nhở (nếu thảo luận tại lớp). 
Trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe, tránh căng thẳng hoặc có thành viên tích cực, lại có thành viên lại lười nhác, ỷ lại. Khi hết thời gian thảo luận thì đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả, các thành viên bổ sung thêm. Nếu nhiệm vụ được giao mà khá phức tạp thì mỗi thành viên sẽ trình bày một phần. Tiếp theo, các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung, tranh luận,.. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung, chốt ý, đánh giá và cho điểm. [3]
Như đã nói ở trên, với bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, tôi đã giao nhiệm vụ học tập cho HS chuẩn bị trước ở nhà, trong đó có nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm HS: Nhóm 1: Đặc điểm 1; Nhóm 2: Đặc điểm 2; Nhóm 3: Đặc điểm 3; Nhóm 4: Về những thành tựu chủ yếu. 
Với nhiệm vụ được giao, các nhóm HS đã tiếp nhận và thực hiện tương đối tốt, trong đó, thực hiện tốt nhất là nhóm 1- lớp 11B5: về đặc điểm 1 của giai 
Ghi chú:
- Trong trang này, đoạn đầu và đoạn “Trong khoảng...cho điểm” mục 2.3.2.1 tác giả tự viết, có tham khảo TLTK số 3 
đoạn văn học. Nhóm trưởng Hoàng Thị Hải Anh đã phân công công việc cụ thể và nhóm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả: 
- Nhóm trưởng Hoàng Thị Hải Anh giới thiệu các thành viên trong nhóm và nhiệm vụ của nhóm. Sau đó em giới thiệu nội dung thứ nhất:
- Khái niệm, cơ sở xã hội của hiện đại hóa văn học do bạn Vũ Ngọc Hải trình bày. 
Cứ như thế, lần lượt người trình bày xong nội dung của mình lại tiếp tục giới thiệu người tiếp theo trình bày cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm.
- Quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: Nguyễn Khánh Chi, Lê Văn Huy trình bày.
+ Giai đoạn thứ hai: Nguyễn Thị Nga, Lại Thị Tuyết Anh trình bày.
+ Giai đoạn thứ ba: Lê Thị Thùy Dung, Nguyễn Việt Anh trình bày.
- Kết luận, cảm ơn: Hoàng Thị Hải Anh chịu trách nhiệm.
Điều quan trọng mà tôi nhận thấy ở đây là sự tự giác, chủ động và sáng tạo của các nhóm HS. Các em đã trình bày dưới hình thức như một kịch bản với sự hợp tác cao, phối hợp nhịp nhàng, trình bày mạch lạc, chặt chẽ, sinh động, tạo hứng thú, đem lại hiệu quả cao và góp phần làm nên thành công của giờ học.
Trong thực tế giảng dạy, nhiều GV đã sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, khi dự giờ đồng nghiệp cả ở bộ môn khác, ở một số giờ, tôi thấy còn mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả cao. Đó là tình trạng thảo luận nhóm nhưng chỉ có một số người trong mỗi nhóm là làm việc còn những thành viên khác ngồi chơi hoặc không tích cực. Khi nhận xét kết quả có tình trạng qua loa, quá nhanh khiến học sinh trong lớp không nắm bắt được đâu là nội dung đúng, sai, trọng tâm cần nắm... Chính vì vậy để phương pháp này đem lại hiệu quả, góp phần rèn luyện kỹ năng trả lời, thuyết trình cho HS, GV cần chủ động tổ chức thảo luận nhóm một cách linh hoạt. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. 
Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên GV phải biết tổ chức hợp lý và học sinh phải là đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực trình bày, diễn đạt của các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, cũng cần tránh tổ chức hoạt động nhóm kiểu hình thức hoặc lạm dụng hoạt động này, cho rằng đó là dấu hiệu của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và cho rằng hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới. 
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ở các bài về tác giả, bài khái quát giai đoạn văn học, các bài luyện tập, thực hành tiếng Việt, làm văn đem lại những hiệu quả nhất định. Hoạt động thảo luận nhóm làm cho giờ học trở nên sôi nổi, sinh động, tạo được sự hứng thú cho HS. Mặt khác, khi thảo luận, tranh luận, trả lời về một vấn đề trước tập thể, cũng có nghĩa là các em đang rèn luyện kỹ năng diễn đạt, thuyết trình, kỹ năng thể hiện sự tự tin,... là những kỹ năng rất cần thiết, nhất là với HS THPT hiện nay. 
2.3.2.2. Kỹ thuật “Trình bày một phút” 
	Đây là kỹ thuật dùng trong quá trình HS học bài trên lớp, thường là ở hoạt động củng cố cuối mỗi tiết học để HS ghi nhớ nội dung cốt lõi và những điều thu hoạch được. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời sẽ giúp HS hoàn thiện và củng cố kiến thức, đồng thời cũng cho giáo viên thấy được các em đã nắm bắt vấn đề như thế nào. Với kỹ thuật này, sau khi tiếp nhận các câu hỏi từ GV, HS sẽ suy nghĩ và viết ra giấy nháp ý kiến của mình. Phần trả lời, trình bày sẽ được các cá nhân thực hiện trong thời gian một phút. [4]
Chẳng hạn khi đọc hiểu văn bản “Vội vàng” (Xuân Diệu), tôi đặt ra một số câu hỏi tổng kết và củng cố bài học cho HS: Câu thơ nào, hình ảnh thơ nào 
Ghi chú:
- Trong trang này, đoạn đầu mục 2.3.2.2. tác giả tự viết, có tham khảo TLTK số 4 
trong bài khiến em ấn tượng, yêu thích nhất? Vì sao? Hoặc: Theo em, qua bài thơ, tác giả gửi tới người đọc thông điệp gì? Hoặc: Em có đồng ý với nhận định của Hoài Thanh: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”? Với đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (“Những người khốn khổ” - V.Huy-gô), sau khi đọc hiểu tôi đã hỏi HS: Theo em ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền? ...
Kỹ thuật này cũng có thể sử dụng linh hoạt trong các hoạt động trải nghiệm - kết nối để kiểm tra mức độ nhớ, hiểu kiến thức cũ, đồng thời gắn với nội dung bài học mới; hoạt động hình thành kiến thức mới để biết mức độ nắm bắt vấn đề vừa tiếp cận; hoạt động luyện tập để biết mức độ hiểu và vận dụng của HS. 
Tuy nhiên cần lưu ý câu hỏi của GV không nên đề cập đến nhiều vấn đề, tránh việc trình bày của HS bị phân tán, dài dòng, thiếu tập trung. Bên cạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_ren_luyen_ky_nang_giao_t.doc