SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân

Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học luôn được quan tâm đặc biệt và không ngừng đẩy mạnh. Các nhà trường đã nỗ lực thực hiện nhằm mục tiêu quan trọng đó là: ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể phát triển toàn diện, đồng thời phát huy được khả năng của mình về mục tiêu của cấp học. Không phải ngẫu nhiên mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục bậc học Tiểu học là nền tảng, nhằm trang bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của thời đại hội nhập.

Trong các môn học ở trường tiểu học mỗi môn học đều góp phần vào hình thành và phát triển cơ sở ban đầu rất quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam. Trong đó môn Toán giữ vai trò rất quan trọng, thời gian dành cho việc học toán chiếm tỷ lệ cao. Môn Toán ở tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ sở về nền tảng toán học, rèn kĩ năng tính toán suy luận đơn giản đồng thời góp phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính kiên trì, sáng tạo ở mỗi con người.

 Trong chương trình toán tiểu học, số thập phân là một nội dung cuối cùng trong mạch toán phân số được dạy ở tiểu học vì vậy có thể nói đây là một nội dung kiến thức cực kì quan trọng nó tạo tiền đề để học sinh học tiếp các lớp trên. Trong nội dung số thập phân được dạy ở tiểu học đã hình thành và phát triển cho học sinh nhiều kĩ năng tính toán, so sánh song vấn đề dạy học tìm số dư trong phép chia số thập phân lại không được đề cập cụ thể trong bất kì một bài dạy lí thuyết nào mà chỉ xuất hiện ở nội dung thực hành. Vì vậy cả giáo viên và học sinh nhiều khi gặp lúng túng, vướng mắc khi dạy và học nội dung này.

 Năm học 2017 - 2018 tôi được cử dạy buổi 2 môn Toán lớp 5A cũng như nhiều năm từng dạy lớp 5, qua dự giờ đồng nghiệp cũng như qua nghiên cứu nội dung chương trình, tôi thấy nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân không được dạy thành một bài cụ thể về mặt lí thuyết nhưng đến phần thực hành của phần phép chia số thập phân thì học sinh lại gặp trong các tiết: tiết 64 – Luyện tập, trang 64, 65; tiết 72 – Luyện tập chung, trang 72, Toán 5 và học sinh cũng thường gặp trong các bài kiểm định kì. Vì vậy các em rất khó khăn khi làm những bài tập này, đặc biệt là nhiều em đã tìm số dư trong phép chia số thập phân như tìm số dư trong phép chia số tự nhiên đã học ở các lớp dưới.

 Vì vậy tôi xét thấy cần phải có giải pháp kịp thời để giúp học sinh học tốt nội dung này nên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân” làm sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc 17 trang thuychi01 18321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu.
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung sáng kiến khing nghiêm.
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2-3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2.1. Thực trạng của giáo viên
3
2.2.2. Thực trạng của học sinh.
4-5
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5-12
2.4. Hiệu quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm.
12-13
3. Kết luận và kiến nghị.
13
3.1. Kết luận
13-14
3.2. Kiến nghị.
14
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học luôn được quan tâm đặc biệt và không ngừng đẩy mạnh. Các nhà trường đã nỗ lực thực hiện nhằm mục tiêu quan trọng đó là: ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể phát triển toàn diện, đồng thời phát huy được khả năng của mình về mục tiêu của cấp học. Không phải ngẫu nhiên mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục bậc học Tiểu học là nền tảng, nhằm trang bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của thời đại hội nhập.	
Trong các môn học ở trường tiểu học mỗi môn học đều góp phần vào hình thành và phát triển cơ sở ban đầu rất quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam. Trong đó môn Toán giữ vai trò rất quan trọng, thời gian dành cho việc học toán chiếm tỷ lệ cao. Môn Toán ở tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ sở về nền tảng toán học, rèn kĩ năng tính toán suy luận đơn giản đồng thời góp phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính kiên trì, sáng tạo ở mỗi con người.
	Trong chương trình toán tiểu học, số thập phân là một nội dung cuối cùng trong mạch toán phân số được dạy ở tiểu học vì vậy có thể nói đây là một nội dung kiến thức cực kì quan trọng nó tạo tiền đề để học sinh học tiếp các lớp trên. Trong nội dung số thập phân được dạy ở tiểu học đã hình thành và phát triển cho học sinh nhiều kĩ năng tính toán, so sánh song vấn đề dạy học tìm số dư trong phép chia số thập phân lại không được đề cập cụ thể trong bất kì một bài dạy lí thuyết nào mà chỉ xuất hiện ở nội dung thực hành. Vì vậy cả giáo viên và học sinh nhiều khi gặp lúng túng, vướng mắc khi dạy và học nội dung này.
	Năm học 2017 - 2018 tôi được cử dạy buổi 2 môn Toán lớp 5A cũng như nhiều năm từng dạy lớp 5, qua dự giờ đồng nghiệp cũng như qua nghiên cứu nội dung chương trình, tôi thấy nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân không được dạy thành một bài cụ thể về mặt lí thuyết nhưng đến phần thực hành của phần phép chia số thập phân thì học sinh lại gặp trong các tiết: tiết 64 – Luyện tập, trang 64, 65; tiết 72 – Luyện tập chung, trang 72, Toán 5 và học sinh cũng thường gặp trong các bài kiểm định kì. Vì vậy các em rất khó khăn khi làm những bài tập này, đặc biệt là nhiều em đã tìm số dư trong phép chia số thập phân như tìm số dư trong phép chia số tự nhiên đã học ở các lớp dưới.
 	Vì vậy tôi xét thấy cần phải có giải pháp kịp thời để giúp học sinh học tốt nội dung này nên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
	Tôi nghiên cứu nội dung này nhằm:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả Dạy - Học môn Toán lớp 5.
- Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
- Rèn kĩ năng tính toán, óc sáng tạo, kĩ năng hợp tác của học sinh....
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 	Một số giải pháp nhằm khắc phục lỗi khi dạy học nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân cho học sinh lớp 5 và tôi lấy học sinh lớp 5A Trường Tiêủ học Điền Quang 1 làm thực nghiệm.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
 - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục ... liên quan đến nội dung đề tài. 
 - Đọc SGK, sách giáo viên, các loại sách tham khảo....
* Phương pháp quan sát: 
Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các tiết học có sử dụng các trò chơi toán học.
* Phương pháp điều tra: 
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học tìm số dư trong phép chia số thập phân.
* Phương pháp thực nghiệm:
 Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm. Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Dạy học toán ở bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng: Khối lượng, diện tích...; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo (BDTX chu kì III, 2003 - 2007, tập 2)
Chương trình sách giáo khoa toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 5 nói riêng đã kế thừa chương trình SGK cũ, đồng thời đã được các nhà nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, nâng cao cho ngang tầm với nhiệm vụ mới, góp phần đào tạo con người theo một chuẩn mực mới. Không ngoài các mục tiêu trên, nội dung các kiến thức về số thập phân trong chương trình môn toán lớp 5 là một mảng kiến thức rất quan trọng, chiếm một thời lượng không nhỏ và có nhiều ứng dụng trong thực tế. 
 Trong chương trình Toán 5, nội dung số thập phân, các phép tính với số thập phân được dạy trong 52 tiết ở toàn bộ chương II (Học kì I-Toán 5). Cụ thể như sau: 
- Khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc viết, so sánh số thập phân; viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân (được dạy trong 15 tiết)
 - Các phép tính:
+ Phép cộng và phép trừ các số thập phân (được dạy trong 7 tiết)
+ Phép nhân số thập phân (được dạy trong 8 tiết)
+ Phép chia số thập phân (được dạy trong 11 tiết - bao gồm cả 2 tiết luyện tập chung về số thập phân) 
+ Giải toán về tỉ số phần trăm (được dạy trong 11 tiết)
* Dạy học số thập phân trong chương trình Toán 5 nhằm giúp học sinh :
- Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập phân.
- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân ( kết quả phép tính là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân).
- Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để: tính giá trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiện nhất; nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10; 100; 1000; ... bằng cách chuyển dấu phẩy trong số thập phân.
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về số và phép tính với số thập phân.
* Chuẩn kiến thức kĩ năng khi dạy phép chia các số thập phân :
- Biết thực hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân, tromg một số trường hợp:
+ Chia số thập phân cho số tự nhiên.
+ Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
+ Chia số tự nhiên cho sốp thập phân.
+ Chia số thập phân cho số thập phân.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.2.1.Thực trạng của giáo viên:
Để nắm bắt tình trạng dạy - học nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân tôi tiến hành dự giờ giáo viên tiết luyện tập trang 64 Toán 5, (Đ/c Lê Thị Thanh) đã tiến hành dạy bài tập 2 như sau:
 - GV yêu cầu học sinh thực hiện phép chia: 22,44: 18 
 - HS thực hiện:
 22,44 18
 4 4 1,24
 84 
 12
Sau khi HS thực hiện GV giới thiệu: Trong phép chia này thương là 1,24; số dư là 0,12.
Sau đó GV yêu cầu học sinh thử lại: 1,24 x 18 + 0,12 = 22,44
GV và HS khẳng định phép chia đúng 
Theo tôi GV thực hiện như vậy là hơi nhanh và chưa khoa học vì:
- Học sinh chưa được xác định các thành phần của phép chia cũng như các chữ số thuộc các hàng trong số bị chia.
- Học sinh chưa được đọc lại phép tính theo cột dọc và xác định hàng của các chữ số ở số dư. Vì vậy học sẽ dễ xác định sai số dư, nhầm lần giống như phép chia số tự nhiên.
2.2.2. Thực trạng của học sinh:
* Để nắm bắt được tình trạng học của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát với đề kiểm tra như sau:
Bài tập: Tìm số dư trong mỗi phép chia sau: 
 a. 60 17 b. 2717,76 172
 90 3,5 997 15,8
 5 137 7 
 16
 Số dư là : Số dư là :
 c. 1000 26 , 5 d. 1133,5,52 18 , 5
 2050 3,77 23 5 61,27
 1950 5 0 5
 95 1 3 52
 57
 Số dư là : Số dư là :
* Đa số học sinh thực hiện phép chia và tìm được số dư như sau:
a. Số dư là: 5
b. Số dư là: 7,76
c. Số dư là: 0,95
d. Số dư là: 0,57
Đáp án:
Bài tập: Tìm số dư trong mỗi phép chia sau: 
 a. 60 17 b. 2717,76 172
 90 3,5 997 15,80
 5 137 7 
 16
 	 Số dư là: 0,5 Số dư là : 0,16
c.1000 26,5 d. 1133,5,52 18,5
 2050 3,77 23 5 61,27
 1950 5 0 5
 95 1 3 52
 57
Số dư là: 0,095 Số dư là :0,057 
 Sau khi chấm bài tổng hợp kết quả khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Số HS được kiểm tra
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
25 em
4
16%
7
28%
11
44%
3
12%
5B
25 em
4
16%
6
24%
13
52%
2
8%
Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh đạt điểm trên 7 chưa cao, bài đạt điểm cao nhất cũng chỉ là 9 điểm. Qua bài làm của học sinh tôi thấy phần lớn học sinh sai cụ thể như sau: 
+ Đối với dạng 1: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và có số dư là số thập phân. Học sinh xác định số dư là số tự nhiên .
	+Đối với dạng 2: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và có số dư là số thập phân. Học sinh xác định sai giá trị số dư khi thực hiện phép chia đó ở số dư thêm vài lần chia .
	+Đối với dạng3 : Chia một số tự nhiên cho một số thập phân mà thương tìm được là số thập phân và có số dư là số thập phân. Học sinh xác định sai giá trị số dư khi thực hiện phép chia với quá trình đếm xem phần thập phân ở số chia có bao nhiêu chữ số thập phân thì ta thêm bấy nhiêu chữ số không ở số bị chia rồi thực hiện phép chia . 
	+Đối với dạng 4 : Chia một số thập phân cho một số thập phân mà thương tìm được là số thập phân và có số dư là số thập phân. Học sinh xác định sai giá trị số dư khi thực hiện phép chia đó ở bước bỏ dấu phẩy ở số chia rồi chuyển dấu phẩy ở số bị chia .
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: 
Qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và qua khảo chất lượng học sinh tôi đã tìm ra nguyên nhân mà học sinh học chưa tốt nội dung tìm số dư trong phép chia số thập phân như sau:
+ Về giáo viên: Mặc dù đã chú trọng đến việc hình thành kiến thức về cách xác định số dư trong phép chia số thập phân thông qua ví dụ ở buổi 1; đã xây dựng được kế hoạch dạy học cụ thể để dạy ở buổi 2 nhằm hình thành và hệ thống hoá kiến thức về tìm số dư trong phép chia số thập phân cho học sinh; đã có sự quan tâm tới việc rèn kĩ năng cho học sinh bằng các dạng bài tập, tuy nhiên do thời gian có hạn, do không có dạng bài lí thuyết để vận dụng thực hành nên giáo viên dạy chưa thực sự kĩ, chưa thật sự chú trọng;
+ Về học sinh:
- Chưa nắm vững bản chất của phép chia số thập.
- Chưa biết cách xác định số dư trong phép chia số thập phân, xác định nhầm lẫn như tìm số dư trong phép chia số tự nhiên.
- Chưa được hình thành và hệ thống hóa kiến thức về cách tìm số dư trong phép chia số tự nhiên một cách có "bài bản" cũng như rèn luyện kĩ năng ở buổi 2.
- Chưa được làm quen với các dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Từ những nguyên nhân trên tôi đã tiến hành phân tích và đề ra một số giải pháp giúp học sinh học khắc phục lỗi trong việc xác định số dư trong phép chia số thập phân như sau:
Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả dạy học tìm số dư trong phép chia số 
thập phân qua bài tập 2 tiết 64 - Luyện tập – Toán 5 ở buổi 1 
Nội dung bài tập 2 tiết 64: Tìm số dư của phép chia phép chia sau: 
 a) 22,44 18
 44 1,24
 84
 12
Trong phép chia này, thương là 1,24; số dư là 0,12
Thử lại: 1,24 x 18 + 0,12 = 22,44
b) 
 43,19 21
 1 1	2,05
 1 19
 14 
* Mục tiêu của bài tập này là học sinh có thể tìm số dư trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Tôi đã thực hiện như sau:
Giáo viên
a. Yêu cầu học sinh thực hiện phép chia:
22,44 :18
Hỏi: Em hãy nêu rõ các thành phần
phép tính của phép chia trên.
- Yêu cầu HS đọc lại phép tính theo cột dọc và xác định các hàng của chữ số ở số dư
Hỏi: Vậy số dư trong phép tính trên là bao nhiêu?
- Em thử kiểm tra lại xem phép tính có đúng không?
- Nhận xét sau đó yêu cầu học sinh:
Thực hiện tính: 43,19 : 21
- Sau khi HS thực hiện và nêu kết quả
b. Hỏi: Số dư trong phép chia 43,19:21 là số nào? Vì sao em xác định như vây?
Học sinh
1 học sinh thực hiện trên bảng
HS cả lớp làm vào vở 2. a) 
 22,44 18
 44 1,24
84
12
- Nêu trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận
xét
- Số bị chia là 22,44
- Số chia là 18
- Thương là 1,24
- Số dư là 0,12
- Đọc yêu cầu và xác định:
+ Chữ số 1 ở hàng phần mười
 + Chữ số 2 ở hàng phần trăm
 - Số dư là 0,12
- HS thử lại:
 1,24 x 18 + 0,12 = 22,44
- Làm bài vào vở bài tập
- HS nêu kết quả.
b. HS nêu: Phép chia: 43,19 : 21 có số dư là 0,14 vì không có phần nguyên, có chữ số 1 đứng ở phần mười, chữ số 4 đứng ở hàng phần trăm.ă 
 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bài học và tiến hành dạy học ở buổi 2 nhằm hệ thống kiến thức rèn luyện kĩ năng về tìm số dư trong phép chia số thập phân cho học sinh. 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TÌM SỐ DƯ TRONG PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
Tìm được số dư trong phép chia số thập phân một cách dễ dàng.
Nêu được các bước tìm số dư trong phép chia số thập phân. Nhận biết được các dạng bài tìm số dư trong phép chia số thập phân.
Phân biệt được sự khác nhau giữa cách tìm số dư trong phép chia số tự nhiên và cách tìm số dư trong phép chia số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học: 
Phiếu học tập, Bảng phụ
III. Các phương pháp dạy học: 
Vấn đáp, động não, luyện tập, trò chơi, nhóm
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện tìm số dư ở phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân: (có số dư là số thập phân).
Ví dụ 1: Hãy tìm số dư ở phép chia sau:
12 14
120	0,8
 8
GV cho vài học sinh nêu kết quả theo sự hiểu biết của mình
GV hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Hãy xác định thành phần phép tính (số bị chia, số chia, thương)
- Em có nhận xét gì về số bị chia, số chia, thương của phép chia trên?
GV có thể gợi ý để HS nêu được đây là phép chia dạng: số tự nhiên chia cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Vậy số dư của phép chia này là bao nhiêu?
- Hãy đếm xem phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số.
- Vậy phần thập phân của số dư có bao nhiêu chữ số?
- Em có nhận xét gì về số chữ số ở phần thập phân của thương và số dư? 
- Phần thập phân của thương có 1 chữ số thì phần thập của số dư cũng có 1 chữ số.
- GV định hướng để HS rút ra được: Trong phép chia số tự nhiên chia cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân nếu phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì phần thập của số dư cũng có bấy nhiêu chữ số.
Hoạt động 2: Tìm số dư trong phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân mà thương tìm được là số thập phân (có số dư là số thập phân). 
Ví dụ 2: Tìm số dư của phép chia sau: 
 2140 4,5
 340 47,5
 250
 25
 GV hỏi: Đề bài yêu cầu làm gì?
- Hãy xác định thành phần phép tính (số bị chia, số chia, thương)
- Hãy đếm xem phần thập phân của thương và số chia có tất cả bao nhiêu chữ số.
- Vậy số dư của phép chia này là bao nhiêu?
- Phần thập phân của số dư có bao nhiêu chữ số?
- Em có nhận xét gì về tổng số chữ số ở phần thập phân của thương và số chia so với số chữ số ở phần thập phân của số dư? 
Hoạt động 3: Tìm số dư trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân (có số dư là số thập phân).
Ví dụ 3: Tìm số dư của phép chia sau: 
 22,44 18
 4 4 1,24
 84
 12
GV cho vài học sinh nêu kết quả theo sự hiểu biết của mình
GV hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Hãy xác định thành phần phép tính (số bị chia, số chia, thương)
- Em có nhận xét gì về số bị chia, số chia, thương của phép chia trên?
GV có thể gợi ý để HS nêu được đây là phép chia dạng: số thập phân chia cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Vậy số dư của phép chia này là bao nhiêu?
- Hãy đếm xem phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số.
- Vậy phần thập phân của số dư có bao nhiêu chữ số?
- Em có nhận xét gì về số chữ số ở phần thập phân của thương và số dư? 
- Phần thập phân của thương có 2 chữ số thì phần thập của số dư cũng có 2 chữ số.
- GV định hướng để HS rút ra được: Trong phép chia số thập phân cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân nếu phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì phần thập của số dư cũng có bấy nhiêu chữ số.
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu
- HS xác định
- Số bị chia và số chia đều là số tự nhiên còn thương là số thập phâp.
- là 0,8
- có 1 chữ số.
- có 1 chữ số.
- Phần thập phân của thương và số dư đều có 1 chữ số.
- HS rút ra được: Trong phép chia số tự nhiên chia cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân nếu phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì phần thập của số dư cũng có bấy nhiêu chữ số.
- HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu tìm số dư trong phép chia
- Thành phần của phép chia gồm: 
+ Số bị chia: 214; 
+ Số chia: 4,5; 
+ Thương: 47,5
- Phần thập phân của thương và số chia có tất cả 2 chữ số.
- Số dư của phép chia này là 0,25
- Có 2 chữ số.
- Tổng số chữ số ở phần thập phân của thương và số chia bằng số chữ số ở phần thập phân của số dư. 
- HS nêu đề
- HS nêu
- HS xác định
- Số bị chia và thương đều là số thập phân còn số chia là số tự nhiên.
- Là 0,12
- Có 2 chữ số.
- Có 2 chữ số.
- Phần thập phân của thương và số dư đều có 2 chữ số.
- HS rút ra được: Trong phép chia số thập phân cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân nếu phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì phần thập của số dư cũng có bấy nhiêu chữ số.
Hoạt động 4: Tìm số dư trong phép một số thập phân cho một số thập phân mà thương tìm được là số thập phân (có số dư là số thập phân).
Ví dụ 4: Tìm số dư của phép chia sau: 
 33,99,3 2,13
 12 69 15,9
 2 04 3
 12 6
- GV hướng dẫn phân tích tương tự như các ví dụ trên.
- Hỏi: Từ việc tìm số dư ở các ví dụ trên em có nhận xét gì về số chữ số ở phần thập phân của số dư so với tổng số chữ số ở phần thập phân của thương và số chia?
- Hỏi: Qua bốn ví dụ trên em hãy cho biết: khi tìm số dư trong phép chia số thập phân ta cần làm theo mấy bước? Đó là những bước nào?
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về cách tìm số dư trong phép chia số tự nhiên và cách tìm số dư trong phép chia số thập phân.
Hoạt động 5: Luyện tập :
 GV phát phiếu học tập có nội dung sau, yêu cầu học sinh làm và trình bày kết quả, GV và HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 1: Hãy tìm số dư trong các phép chia sau: a) 4300 0,82
 200 52 
 36Số dư là:..
b) 	
	23,5,6 6,3
 46 6 3,7396
 2 50
 610
 430
 52Số dư là..
Bài 2: Hãy tìm số dư trong mỗi phép chia sau nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương?
a) 155,9 : 45 b)13,04 : 2,05
Bài 3: Hãy chọn chữ cái đặt trước đáp án đúng:
213,8 11
103 19,436
 4 8 	
 40 	
 70 
 4
Số dư là: A. 0,4; B. 4; C. 0,004; D. 0,04
Sau khi HS lựa chọn đáp án đúng GV yêu cầu HS giải thích.
Bài 4: Có hai phép chia được thực hiện như sau:
a) 8 14 b) 0, 8 14
 80 0,57 8 0,057
 100 80
 2 100	
 2
- Hải nói rằng hai phép chia có số dư là 2. Hỏi Hải nói đúng hay sai? Vì sao?
Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số dư trong phép chia số thập phân.
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh thực hiện và tìm ra được số

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_noi_dung_t.doc