SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng ứng xử trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
Học sinh THPT là những học sinh có độ tuổi từ 15 đến 18 hay còn gọi là lứa tuổi vị thành niên. Như chúng ta đã nói, đây là độ tuổi quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳ trẻ ở “ngã ba đường” của sự phát triển. Bên cạnh sự phát triển thay đổi về thể chất, nhận thức thì thiên hướng tình cảm của học sinh ở lứa tuổi này cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Từ 15 tuổi trở đi, các em trở nên tự tin hơn và do đó, có thể đối mặt tốt với áp lực đồng trang lứa. Con cũng ít dành thời gian hơn cho gia đình và mong muốn kiểm soát nhiều khía cạnh hơn trong cuộc sống của mình.
Ở độ tuổi này các em thườngmuốn thể hiện mình, chứng minh mình là người lớn, có tính tự trọng cao, khá nhạy cảm với những gì trái ngược đến sự tự lập của mình. Những lời trách mắng nặng nề sẽ bị trẻ phản ứng lại mạnh mẽ, hay giận dỗi bỏ đi hoặc ngấm ngầm căm tức. Do đó, trẻ không nghe và làm theo những điều khuyên bảo, ngay cả điều đúng, chỉ nghe theo người đồng cảm với mình. Đặc biệt, các em cũng bắt đầu có những ham muốn tình dục mạnh mẽ và có thể chủ động trongviệc quan hệ tình dục. Con cũng bắt đầu có nhận thức rõ ràng hơn về xu hướng tình dục của mình. Do đó, thầy cô, bố mẹ cần phải quan tâm, thấu hiểu và làm người bạn lớn cùng con.
Lứa tuổi học sinh THPT từ 15 đến 18 có sự phát triển trí tuệ và hành vi, phát triển cảm xúc, phát triển tâm lý và xã hội, phát triển tình dục và giới tính. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi có sự khác biệt trong hành vi, phản ứng cảm xúc và suy nghĩ. Cha mẹ, thầy cô cần nhận biết những điều này để thấu hiểu các con, cũng như biết cách giúp đỡ các con nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần lành mạnh. Để từ đó, các con có thể trở thành một người trưởng thành khỏe mạnh toàn diện và khám phá được tiềm năng vượt trội của mình.
Ngoài ra, chúng ta cần nhận thấy rằng, ở lứa tuổi vị thành niên về mặt tình cảm, cảm xúc các em có sự thay đổi lớn. Tình cảm của các em ở giai đoạn này sâu sắc, phong phú, đa dạng và phức tạp hơn giai đoạn trước. Giai đoạn này các em dễ kíchđộng, bồng bột, cảm xúc vui buồn dễ dàng được chuyểnhóa nhanh chóng.Đặc biệt, trong mối quan hệ với bạn bè bắt đầu xuất hiện tình cảm khác giới, có nguyện vọng được bạn khác giới quan tâm, yêu thích bắt đầu xuất hiện những rung cảm đầu đời - điều này thuận theo quy luật phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi của các em.
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH t SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH Lĩnh vực : CHỦ NHIỆM Tên tác giả:NGUYỄN HỮU KHOA- Tổ Xã hội VÕ THỊ HỒNG NHĨ - Tổ Ngoại ngữ PHAN THỊ HÀ - Tổ Ngữ văn Số điện thoại : 0366 374 701 1.2. Thông qua tiết sinh hoạt - trải nghiệm hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm chủ động lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng ứng xử trong tình yêu tuổi học trò.......................16 1.2.1 Đàm thoại, gợi mở ..................................................................................................16 1.2.2. Tranh biện..............................................................................................................17 1.2.3. Trắc nghiệm tâm lý hành vi ...................................................................................17 2. Vận dụng công nghệ thông tin, Giáo viên chủ nhiệm chủ động tạo hòm thư điện tử, các nhóm chat Messeng, Zalo hoặc Telegram giúp học sinh, giáo viên và các tổ chức trong nhà trường dễ dàng phối hợp với nhau trong mọi tình huống .........................................19 2.1. Giáo viên chủ nhiệm tạo hòm thư Gmail giữa giáo viên chủ nhiệm với lớp giúp học sinh dễ dàng bày tỏ tâm tư nguyện vọng .........................................................................19 2.2. Giáo viên chủ nhiệm tạo nhóm Messeng hoặc Zalo, chủ động phối kết hợp với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục giới tính cho học sinh..................................................19 2.3. Tạo nhóm chát Zalo giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban tư vấn tâm lý nhà trường để kịp thời tư vấn, giải quyết những vướng mắc trong chuyện tình cảm của học sinh 20 2.4. Tạo nhóm chát Messeng giữa giáo viên chủ nhiệm, Bí thư chi đoàn với Bí thư Đoàn trường nhằm giúp các em học sinh cân bằng và giải tỏa được tâm lý bất ổn của mình . 21 3. Giáo viên chủ nhiệm sử dụng nhiều kênh thông tin, chủ động phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục tâm lý giới tính cho học sinh............................................................22 3.1. Kênh thông tin trực tiếp (giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh)........................22 3.2. Kênh thông tin gián tiếp (thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh)........................23 3.3. Thông qua các trung tâm tư vấn tâm lý, có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia, hoặc tham gia tư vấn tâm lý online..................................................................................24 4. Một số lưu ý khi giáo dục kỹ năng ứng xử cho học sinh trong tình yêu .....................25 5. Một số tình huống giả định và hướng giải quyết .........................................................26 5.1. Tình huống 1.............................................................................................................26 5.2. Tình huống 2.............................................................................................................26 5.3. Tình huống 3.............................................................................................................27 Chương 3: KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI....................27 3.1. Mục đích của khảo sát ..............................................................................................27 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..........................................................................28 3.2.1. Nội dung khảo sát ..................................................................................................28 3.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá...............................................................28 3.3. Đối tượng khảo sát....................................................................................................29 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất..........29 3.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ..............................................................29 3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất...................................................................37 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .........................46 4.1. Hình thành ý tưởng ...................................................................................................46 4.2. Áp dụng thực tiễn .....................................................................................................46 PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................51 I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................................51 1. Tính mới ......................................................................................................................51 2. Tính khoa học ..............................................................................................................51 3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn.............................................................................51 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ THPT Trung học phổ thông HS Học sinh GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm SGK Sách giáo khoa BGH Ban giám hiệu BCH HPH Ban chấp hành hội phụ huynh BTV ĐT Ban thường vụ Đoàn trường BTVTL Ban tư vấn tâm lý Phản ứng theo chiều hướng nào? Không chấp nhận thực tế đó, hay định hướng, uốn nắn kịp thời khi phát hiện? 3. Lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi chính là giai đoạn trưởng thành và đạt được những kỹ năng cần thiết để trở thành một người lớn có trách nhiệm. Và tất nhiên, ở giai đoạn này, thái độ đối xử của người lớn với các em thường thể hiện tính chất hai mặt: Một mặt, người lớn luôn nhắc nhở rằng các em đã lớn và đòi hỏi các em phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý. Nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với những yêu cầu khác của người lớn Do đó trong cách ứng xử của các em hầu hết chưa thể chín chắn, cứng rắn để tự quyết được tất cả mọi việc. Đây là giai đoạn mà các em có hình dáng người lớn, nhưng tình cảm, tâm lý và kỹ năng ứng xử chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Bởi thế nếu các em không được giáo dục hoặc không được điều chỉnh, uốn nắn kịp thời thì kỹ năng ứng xử của các em rất dễ lệch lạc, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Đó cũng chính là trách nhiệm của những người trực tiếp làm công tác giáo dục. 4. Hiện nay, chương trình giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường không có chuyên đề riêng về vấn đề giáo dục tâm lý tuổi mới lớn nên giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh vướng vào tình cảm yêu sớm. Tuy vậy trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi đã có nhiều giải pháp giáo dục hiệu quả cho học sinh có tâm lý yêu sớm, giúp các em cân bằng tâm lý giới tính, tập trung học tập, hình thành nhân cách theo hướng tích cực, tốt đẹp. Đó chính là lý do chúng tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp giáo dục kỹ năng ứng xử trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. II. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đã phân tích và hệ thống nội dung từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tiễn, qua đó đề xuất được một số giải pháp giáo dục kỹ năng ứng xử trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. - Xác định được các nguyên tắc xây dựng giải pháp góp phần quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. - Trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài đề xuất một số giải pháp giáo dục cho học sinh lớp 10 có tâm lý yêu sớm. - Các yếu tố liên quan đến giáo dục kỹ năng ứng xử trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 2 PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về giải pháp Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn đề. Có thể hiểu giải pháp chính là việc giải quyến một vấn đề lớn mà để giải quyết sẽ liên quan đến nhiều vấn đề nhỏ trong đó. Nói cách khác: giải pháp sẽ gồm nhiều biện pháp giải quyết. 1.1.2. Khái niệm về kỹ năng ứng xử Theo Từ điển Tiếng Việt “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. . Còn ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Có thể thấy kỹ năng ứng xử chính là khả năng vận dụng kiến thức thu được vào thực tiễn thông qua cách thức lựa chọn ứng xử của mỗi cá nhân trong một số tình huống nào đó để đạt được hiệu quả và mục đích giao tiếp. Ở đề tài này, chúng tôi muốn nói đến việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục cho HS những kỹ năng cần thiết để ứng xử trong tình yêu tuổi học trò. Tức là giáo dục HS biết vận dụng những cái học được, biết được để có thể giải quyết các tình huống có thể xảy ra với bản thân khi có tình cảm với bạn khác giới. 1.2. Vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng đối với học sinh THPT 1.2.1. Một số loại kỹ năng cơ bản Thông thường có hai loại kỹ năng: Thứ nhất: Kỹ năng cứng, đó là những kiến thức, sự hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành, nghiêng về kỹ thuật và có tính chuyên môn cao. Hiểu cách khác, kỹ năng cứng dùng để chỉ kiến thức chuyên môn, trình độ, bằng cấp và chứng chỉ liên quan. Kỹ năng này thường được rèn luyện qua năm tháng, trong khoảng thời gian nhất định hoặc được đào tạo khi đi học, đi làm, Để sở hữu loại kỹ năng này, bạn phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện vất vả. Thứ hai: Kỹ năng mềm, đây là loại kỹ năng liên quan đến mặt cảm xúc, trí tuệ. Loại kỹ năng này cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ, thái độ, sự hòa nhập và hành vi ứng xử với con người. Có thể thấy, kỹ năng mềm không đặt nặng tính chuyên môn mà nghiêng về tính cách, cảm xúc nhiều hơn. Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm đóng vai trò quan 4
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ky_nang_ung_xu_trong_tinh_yeu.docx
- Nguyễn Hữu Khoa-Võ Thi H Nhĩ, Phan Thị Hà- THPT Nguyễn Sỹ Sách- Chủ nhiệm.pdf