SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vĩnh Hòa 2, huyện U Minh Thượng, năm học 2019-2020

SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vĩnh Hòa 2, huyện U Minh Thượng, năm học 2019-2020

Một số giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh lớp 5, nhằm giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh ở trường Tiểu học. Nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách của người học sinh. Để từ đó mỗi học sinh trong nhà trường có kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ thầy - trò, trò – trò, mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.

- Xây dựng các chuẩn mực về hành vi giao tiếp, ứng xử mẫu mực trong trường Tiểu học. Các em học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và ứng xử. Các em biết nói lời hay biết làm việc tốt. Lớp học ngày càng thân thiện, đoàn kết hơn, mọi hành vi cử chỉ đẹp, lời nói hay được hình thành và nhân rộng, chất lượng học tập cũng dần được nâng lên.

 - Biết thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và người lớn tuổi. Biết giao tiếp, ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo, và ngược lại đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật. 

- Biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong sinh hoạt. Qua hoạt động giao tiếp, ứng xử có văn hóa các em có những quy tắc ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, nhân cách của người học, nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh.

docx 7 trang Phúc Hảo 16/03/2024 89912
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vĩnh Hòa 2, huyện U Minh Thượng, năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .......................
1. Tên sáng kiến: 
	Một số giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vĩnh Hòa 2, huyện U Minh Thượng, năm học 2019-2020.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp trong giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến :
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết :
Như chúng ta đã biết, người giáo viên Tiểu học không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người,.. Trường học là không gian văn hóa lành mạnh, là nơi truyền dạy cho học sinh những nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, ứng xử. Vì vậy, việc xây dựng các chuẩn mực về lời ăn tiếng nói, hành vi giao tiếp, ứng xử mẫu mực trong các trường học sao cho văn hóa, văn minh, thanh lịch là vấn đề luôn được các nhà trường quan tâm thực hiện. Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh trường tiểu học chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách của người học sinh.
Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng thống kê sau:
Thời gian 
Tổng số học sinh
Chăm học, 
chăm làm
Tự tin, tự chịu
trách nhiệm
Trung thực,
 kỉ luật
Đoàn kết, 
yêu thương
T
Đ
C
T
Đ
C
T
Đ
C
T
Đ
C
Đầu năm
100
19 %
63%
18%
19%
65%
16%
25%
59%
16%
25%
59%
16%
*Ưu điểm: Ban Giám hiệu trường luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, đảm bảo giúp cho việc dạy và học trong nhà trường. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập. Giáo viên nhiệt tình vận dụng các giải pháp mới vào giảng dạy.
* Nhược điểm:	
- Một số học sinh còn nói tục, chửi thề; chưa biết cách cư xử với người lớn. Các bạn học sinh cùng trang lứa hỏi đến thì trả lời trống không, nhiều em chỉ vì câu nói mà tranh cãi, gây gổ với nhau gây mất đoàn kết. Nhiều em còn nhút nhát, tự ti và lúng túng khi đứng trước đám đông. 
- Một số giáo viên chưa chú trọng giáo dục nề nếp cho học sinh.
- Một số phụ huynh học sinh vì điều kiện kinh tế còn khó khăn, đi làm ăn xa hoặc gia đình không hạnh phúc nên chưa quan tâm đến việc giáo dục con cái của họ đặc biệt là văn hóa ứng xử. 
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1.Mục đích giải pháp.
Một số giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh lớp 5, nhằm giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh ở trường Tiểu học. Nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách của người học sinh. Để từ đó mỗi học sinh trong nhà trường có kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ thầy - trò, trò – trò, mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Xây dựng các chuẩn mực về hành vi giao tiếp, ứng xử mẫu mực trong trường Tiểu học. Các em học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và ứng xử. Các em biết nói lời hay biết làm việc tốt. Lớp học ngày càng thân thiện, đoàn kết hơn, mọi hành vi cử chỉ đẹp, lời nói hay được hình thành và nhân rộng, chất lượng học tập cũng dần được nâng lên.
 - Biết thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và người lớn tuổi. Biết giao tiếp, ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo, và ngược lại đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật. 
- Biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong sinh hoạt. Qua hoạt động giao tiếp, ứng xử có văn hóa các em có những quy tắc ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, nhân cách của người học, nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
3.2.2.1. Tên các giải pháp: 
- Giải pháp 1. Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh thông qua bài dạy trên lớp.
- Giải pháp 2. Dạy cho học sinh giao tiếp, ứng xử đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường.
- Giải pháp 3. Dạy cách giao tiếp, ứng xử của học sinh đối với bạn bè.
- Giải pháp 4. Dạy nề nếp giao tiếp, ứng xử của học sinh đối với gia đình.
- Giải pháp 5. Hướng dẫn giao tiếp, ứng xử của học sinh đốí với mọi người nơi công cộng. 
- Giải pháp 6. Giao tiếp, ứng xử thông qua hoạt động Đội và động viên khen thưởng học sinh qua hoạt động giao tiếp.
3.2.2.2. Triển khai các giải pháp.
*Giải pháp 1. Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh thông qua bài dạy trên lớp.
- Hành động 1: Vào đầu mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho học sinh học tập nội quy nhà trường, nội quy lớp học một cách đầy đủ. Thông qua các bài học trên lớp giáo viên giảng dạy cho học sinh biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, nhân cách của người học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường qua các môn học Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Giáo dục Kĩ năng sống 
- Hành động 2: Giáo dục các em khi giao tiếp, ứng xử nên có thái độ ôn hòa, lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ hiểu để đối phương giao tiếp cảm thấy thoải mái, hài lòng. Thói quen nói lời cảm ơn xin lỗi là thói quen tốt giúp cho các em cảm thấy cuộc sống thật nhiều niềm vui, mang lại cho người nghe một thông điệp ý nghĩa. Những từ “Làm ơn”, “Vui lòng”, “Con có thể”, "Xin mời", "Vâng ạ", "dạ, thưa"... là những từ ngữ rất quan trọng trong giao tiếp. 
- Hành động 3: Để học sinh hiểu được như vậy, trước hết thầy cô giáo phải là tấm gương sử dụng đúng lúc, đúng chỗ những từ ngữ này trong cuộc sống hằng ngày. Giải thích cho các em hiểu ý nghĩa của từng từ và cách dùng chúng trong từng hoàn cảnh. Nhắc nhở kịp thời nếu các em quên hay sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, đúng văn cảnh.
Thời gian
Tổng số học sinh
Tự tin giao tiếp, ứng xử văn hóa.
Giao tiếp, ứng xử chưa tự tin.
SL
%
SL
%
Đầu năm
100
75
75.0
25
25.0
Cuối HKI
100
97
97.0
3
3.0
Qua giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh ứng xử văn hóa với mọi người, giúp các em tự tin có trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuốc sống (có 22/100 em tiến bộ trong giao tiếp và ứng xử văn hóa nơi công cộng). Giải pháp này có tính mới và sáng tạo của bản thân.
*Giải pháp 2. Dạy cho học sinh giao tiếp, ứng xử đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường.
 	- Hành động 1: Để đạt được hiệu quả trong giáo dục lễ giáo cho các em thì việc thầy cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết. Bởi hàng ngày thời gian của các em học sinh ở trường, ở bên thầy cô là chủ yếu, các em luôn thích được thầy cô yêu thương, gần gũi. Mọi hành vi của thầy cô được học sinh để ý và thích bắt chước làm theo. Vì vậy thầy, cô luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp. 
- Hành động 2: Trong giao tiếp ứng xử cần đảm bảo kính trọng, lịch sự, ngắn gọn, rõ ràng và lễ phép. Biết khoanh tay khi chào, hỏi. Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô phép với thầy, cô và người lớn tuổi. Khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo, và ngược lại đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật nhưng phải mang tính lịch sự.
- Hành động 3: Một số học sinh lúng túng khi gặp người lạ không biết xưng hô thế nào nên thường không dám chào, thường thì né tránh. Chính vì vậy chúng ta cần hướng dẫn học sinh cách xưng hô với người lạ đến trường như thế nào, để các em tự tin khi gặp: Ở trường chúng ta xưng cô, thầy
- Hành động 4: Khi hỏi và trả lời đảm bảo tôn ti trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có dạ thưa lịch sự. Ngôn ngữ hỏi, trả lời phải có chủ ngữ, thể hiện sự lễ phép: em chào cô, em chào thầy; thưa thầy, thưa cô, thưa bác, thưa chú,
Thời gian
Tổng số học sinh
Tự tin giao tiếp, ứng xử văn hóa với thầy cô và nhân viên.
Giao tiếp, ứng xử chưa tự tin với thầy cô và nhân viên.
SL
%
SL
%
Đầu năm
100
80
80.0
20
20.0
Cuối HKI
100
100
100.0
0
0
Qua giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh tự tin khi giao tiếp với thầy cô, nhân viên nhà trường và khách đến trường giúp các em tự tin khi trao đổi kiến thức cũng như kĩ năng sống của mình(có 20/100 em tiến bộ trong giao tiếp và tự tin hơn). Giải pháp này có tính mới và sáng tạo của bản thân.
*Giải pháp 3. Dạy cách giao tiếp, ứng xử của học sinh đối với với bạn bè.
- Hành động 1: Một số học sinh gọi nhau bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính như ông, bà. Gọi nhau bằng những từ ngữ phim ảnh, giang hồ. Giáo viên cần uốn nắn học sinh xưng hô với bạn bè trong trường là: bạn hay xưng tên mình, 
- Hành động 2: Dạy học sinh ứng xử trong khi chào hỏi, giới thiệu, bắt tay nhau đảm bảo thân mật, trong sáng, không thô thiển, không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh. Đảm bảo chân thành tế nhị, không che giấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, người tàn tật hoặc người có hoàn cảnh khó khăn. 
- Hành động 3: Dạy học sinh khi chúc mừng bạn đảm bảo vui vẻ, chân tình, không cầu kì, không gây khó xử. Ứng xử trong đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè phải chân thành, thẳng thắn, cởi mở, không cãi vã, chê bai, xúc phạm, huơ chân, múa tay, nói tục, chửi thề, khạc nhổ, Đặc biệt phải biết lắng nghe tích cực và phản đối mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận.
Thời gian
Tổng số học sinh
Tự tin giao tiếp, ứng xử văn hóa với bạn bè.
Giao tiếp, ứng xử chưa tự tin, văn hóa với bạn bè
SL
%
SL
%
Đầu năm
100
75
75.0
25
25.0
Cuối HKI
100
97
97.0
3
3.0
Qua giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh tự tin khi giao tiếp với bạn bè trong và ngoài lớp. Đặc biệt các em ứng xử văn hóa với bạn, tạo được tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật trong học tập, nhờ đó phẩm chất được nâng cao (có 22/100 em tiến bộ trong giao tiếp và ứng xử văn hóa). Giải pháp này có tính mới và sáng tạo của bản thân.
*Giải pháp 4. Dạy nề nếp giao tiếp, ứng xử của học sinh đối với gia đình.
 - Hành động 1: Dạy cho học sinh giao tiếp, ứng xử, xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình. 
- Hành động 2: Khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi; lúc ăn uống phải biết mời người lớn, đảm bảo lễ phép. Đi đâu phải có sự đồng ý của cha, mẹ mới được đi; nếu tham gia công việc của trường, lớp cha mẹ không đồng ý phải biết bày tỏ ý kiến với thái độ đúng mực, không cáu gắt tỏ thái độ vô lễ. Khi được hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, tròn câu. Khi có khách đến nhà phải chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở và biết lắng nghe. Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép,
- Hành động 3: Một số học sinh lúng túng khi gặp người lạ đến nhà không biết xưng hô thế nào nên thường không dám chào, thường thì né tránh. Chính vì vậy chúng ta cần hướng dẫn học sinh cách xưng hô với người lạ đến nhà như thế nào để các em tự tin khi gặp: Lớn hơn cha mẹ chúng ta gọi bằng ông, bà hoặc bác; nhỏ hơn ta gọi bằng chú, côDù xưng hô sai chúng ta vẫn thể hiện sự lễ phép trong giao tiếp.
- Hành động 4: Trong công việc gia đình, phải biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc phù hợp với sức của mình, không tranh cãi, cau có khi bị nhắc nhở.
Thời gian
Tổng số học sinh
Tự tin giao tiếp, ứng xử văn hóa với gia đình.
Giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa với gia đình.
SL
%
SL
%
Đầu năm
100
80
80.0
20
20.0
Cuối HKI
100
100
100.0
0
0
Qua giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh ứng xử văn hóa với mọi người trong gia đình, giúp các em biết đoàn kết yêu thương, biết chăm học chăm làm, biết quan tâm chăm sóc mọi người, tạo được nề nếp trong gia đình (có 20/100 em tiến bộ trong giao tiếp và ứng xử văn hóa trong gia đình). Giải pháp này có tính mới và sáng tạo của bản thân.
* Giải pháp 5. Hướng dẫn giao tiếp, ứng xử của học sinh đốí với mọi người nơi công cộng.
- Hành động 1: Ứng xử trong giao tiếp phải đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù. Đảm bảo nếp sống văn minh, không xô đẩy, chen lấn, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi. 
- Hành động 2: Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh 
chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung. Giao 
tiếp, ứng xử nơi công cộng cử chỉ, hành động lịch thiệp. Biết nói xin lỗi khi làm phiền người khác và biết cảm ơn khi được giúp đỡ. Không làm ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm nói xấu người khác. 
Thời gian
Tổng số học sinh
Tự tin giao tiếp, ứng xử văn hóa nơi công cộng.
Giao tiếp, ứng xử chưa tự tin nơi công cộng.
SL
%
SL
%
Đầu năm
100
75
75.0
25
25.0
Cuối HKI
100
95
95.0
5
5.0
Qua giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh ứng xử văn hóa với mọi người đặc biệt nơi công cộng, giúp các em tự tin có trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuốc sống (có 20/100 em tiến bộ trong giao tiếp và ứng xử văn hóa nơi công cộng). Giải pháp này có tính mới và sáng tạo của bản thân.
*Giải pháp 6. Giao tiếp, ứng xử thông qua hoạt động Đội và động viên khen thưởng học sinh qua hoạt động giao tiếp. 
 - Hành động 1: Hoạt động Đội là hoạt động tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh. Qua hoạt động Đội các em được giao tiếp ứng xử với nhau, các em được giáo dục truyền thống “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt theo lời Bác Hồ dạy”. Qua các hoạt động giáo dục, tuyên truyền các em sẽ thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 
- Hành động 2: Hoạt động Đội đã giúp các em thấy mình dường như lớn lên, trưởng thành hơn, vào Đội các em được giao lưu, học hỏi với các bạn đội viên khác trong trường, được hoạt động chung, được tham gia các phong trào, các cuộc thi do Đội tổ chức như: thi văn nghệ, thi phụ trách sao giỏi, thi kể chuyện, thi An toàn giao thông Qua hoạt động Đội rèn cho các em nhiều kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp trong mọi tình huống của môi trường giáo dục.
- Hành động 3: Những lời khen, lời khích lệ động viên sẽ có sức mạnh rất lớn để tạo ra kết quả tích cực. Để rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh tiểu học thì một trong những phương pháp hiệu quả là khen thưởng và động viên kịp thời đối với các em học sinh có cố gắng và tự tin giao tiếp, ứng xử đạt được những kết quả cao. Đây sẽ là động lực vô cùng lớn để các em học sinh thi đua tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa.
Thời gian
Tổng số học sinh
Tự tin giao tiếp, ứng xử văn hóa.
Giao tiếp, ứng xử chưa tự tin.
SL
%
SL
%
Đầu năm
100
75
75.0
25
25.0
Cuối HKI
100
97
97.0
3
3.0
Qua giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh ứng xử văn hóa với mọi người, giúp các em tự tin có trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuốc sống (có 22/100 em tiến bộ trong giao tiếp và ứng xử văn hóa nơi công cộng). Giải pháp này có tính mới và sáng tạo của bản thân.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
Tôi đã áp dụng giải pháp trên đạt hiệu quả cao ở lớp tôi phụ trách và các lớp trong khối tại trường. Qua quá trình thực hiện giải pháp tôi nhận thấy rằng chất lượng giáo dục của học sinh nâng lên rất nhiều, đặc biệt là năng lực và phẩm chất. Giải pháp cũng đã đước báo cáo cho đồng nghiệp trong tổ qua buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tại trường và áp dụng tại khối 5 trường Tiểu học Vĩnh Bình Bắc 1. giải pháp này có thể áp dụng cho học sinh lớp 5 ở tất cả các trường Tiểu học.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
- Hiệu quả kĩ thuật: Qua các giải pháp áp dụng trong thực tế tôi nhận thấy các em thay đổi rõ nét về khả năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa. Các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, ứng xử. Các em biết nói lời hay biết làm việc tốt. Lớp học ngày càng thân thiện, đoàn kết hơn, mọi hành vi cử chỉ đẹp, lời nói hay được hình thành và nhân rộng, chất lượng học tập cũng dần được nâng lên một cách rõ rệt. Học sinh tự tin, chăm học, có trách nhiệm với việc làm của bản thân, có tính kỉ luật cao, trung thực và đoàn kết với bạn bè. Nhờ kĩ năng giao tiếp và ứng xử có văn hóa mà tôi đã thu được một kết quả tốt về phẩm chất của học sinh như sau:
Thời gian 
Tổng số học sinh
Chăm học, 
chăm làm
Tự tin, tự chịu
trách nhiệm
Trung thực,
 kỉ luật
Đoàn kết, 
yêu thương
T
Đ
C
T
Đ
C
T
Đ
C
T
Đ
C
Cuối HKI
100
30%
70%
37%
63%
37 %
63%
37 %
63%
- Hiệu quả kinh tế, xã hội: Học sinh lễ phép, ngoan ngoãn với cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi. Biết ứng xử lịch thiệp, thái độ văn minh, chân thành trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. 
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: 
	- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
	- Báo cáo nội dung, bản chất, hiệu quả sáng kiến.
- Danh sách tóm tắt nội dung sáng kiến.
	- Giấy chứng nhận sáng kiến cấp trường.
	- Giấy chứng nhận kết quả thực nghiệm tại trường Tiểu học Vĩnh Bình Bắc 1 
 Vĩnh Hòa, ngày 25 tháng 12 năm 2019
 Người mô tả
 Nguyễn Thị Nhung 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ky_nang_giao_tiep_ung_xu_co_v.docx