SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua môn Ngữ văn nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học ở Trường THPT Thạch Thành 4

SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua môn Ngữ văn nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học ở Trường THPT Thạch Thành 4

Như chúng ta biết, đất nước Việt Nam của chúng ta đang bước vào thời kì mới - thế kỉ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá - và trong thế kỉ này con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Do đó, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi THPT ngày càng trở nên quan trọng.

 Những biến đổi về nhiều mặt của xã hội hiện nay đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống con người. Nhiều vấn đề nảy sinh mà trước đây con người chưa từng gặp phải hoặc chưa từng đối đầu thì nay đòi hỏi phải có cách ứng phó để tránh gặp rủi ro không cần thiết. Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và những người tâm huyết đến sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ. Giáo dục kĩ năng sống cho người học đã trở thành trách nhiệm của mỗi quốc gia. Điều này đã được thể hiện trong báo cáo Giám sát toàn cầu Giáo dục cho mọi người năm 2009, trong đó tại mục tiêu 3 có nêu: "Đảm bảo đáp ứng tất cả mọi nhu cầu học tập của thanh thiếu niên và người lớn thông qua tiếp cận bình đẳng với các chương trình học tập và kĩ năng sống phù hợp" và tại mục tiêu 6 có ghi "cải thiện tất cả mọi khía cạnh của chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng tốt nhất sao cho mọi đối tượng đều đạt được kết quả học tập được công nhận được và đo lường được, nhất là khả năng đọc viết, làm tính và kĩ năng sống cơ bản". Những mục tiêu này cho thấy mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp, đồng thời kĩ năng sống được coi như một tiêu chí của chất lượng giáo dục. Ở nước ta, mục tiêu của giáo dục phổ thông là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật giáo dục năm 2005 - Điều 2) [2].

 

docx 25 trang thuychi01 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua môn Ngữ văn nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học ở Trường THPT Thạch Thành 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lời mở đầu:
1.1.Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta biết, đất nước Việt Nam của chúng ta đang bước vào thời kì mới - thế kỉ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá - và trong thế kỉ này con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Do đó, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi THPT ngày càng trở nên quan trọng. 
 Những biến đổi về nhiều mặt của xã hội hiện nay đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống con người. Nhiều vấn đề nảy sinh mà trước đây con người chưa từng gặp phải hoặc chưa từng đối đầu thì nay đòi hỏi phải có cách ứng phó để tránh gặp rủi ro không cần thiết. Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và những người tâm huyết đến sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ. Giáo dục kĩ năng sống cho người học đã trở thành trách nhiệm của mỗi quốc gia. Điều này đã được thể hiện trong báo cáo Giám sát toàn cầu Giáo dục cho mọi người năm 2009, trong đó tại mục tiêu 3 có nêu: "Đảm bảo đáp ứng tất cả mọi nhu cầu học tập của thanh thiếu niên và người lớn thông qua tiếp cận bình đẳng với các chương trình học tập và kĩ năng sống phù hợp" và tại mục tiêu 6 có ghi "cải thiện tất cả mọi khía cạnh của chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng tốt nhất sao cho mọi đối tượng đều đạt được kết quả học tập được công nhận được và đo lường được, nhất là khả năng đọc viết, làm tính và kĩ năng sống cơ bản". Những mục tiêu này cho thấy mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp, đồng thời kĩ năng sống được coi như một tiêu chí của chất lượng giáo dục. Ở nước ta, mục tiêu của giáo dục phổ thông là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật giáo dục năm 2005 - Điều 2) [2].
Từ năm học 2010 - 2011 trở lại đây Bộ GD & ĐT đã chỉ đạo tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường thông qua việc lồng ghép trong các môn học. Tuy nhiên thực tế hiện nay, vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong trường học còn hạn chế, tập trung chủ yếu thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế nên tính bền vững không cao, chỉ được triển khai trong thời gian nhất định. Cách thức triển khai giáo dục kĩ năng sống ở cấp học phổ thông chủ yếu là phát tài liệu, tập huấn giáo viên, dạy thí điểm, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thực sự chưa cao.... và hàng trăm câu hỏi được đặt ra. Không chỉ học sinh mà bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ và lúng túng trong việc giáo dục các kĩ năng sống [1].
 Ngữ văn là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh việc hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản. Môn ngữ văn còn là công cụ đắc lực giúp các em hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử không chỉ trong nước mà còn hiểu biết rộng hơn về các nước trên thế giới. Để giáo dục kĩ năng sống cho các em, lứa tuổi được xem là nhạy cảm nhất, một hành trang mới để các em bước vào cuộc sống độc lập và có cách nhìn nhận đúng đắn về hiện thực xã hội. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số tác phẩm trong chương trình là giúp các em vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn: tạo niềm tin, hứng thú học tập. Từ đó hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.
 Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh bậc THPT nói riêng. Từ thực tế giảng dạy và học tập cụ thể của Trường THPT Thạch Thành 4, tôi nhận thấy đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Bởi vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm mà tôi đã thử nghiệm thành công trong những năm vừa qua về “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua môn Ngữ văn nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học ở Trường THPT Thạch Thành 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Mục đích nghiên cứu của đề tài này là góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn học cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói riêng, chất lượng học tập của học sinh nói chung. Đặc biệt, rèn luyện cho các em một số kĩ năng quan trọng như tính sáng tạo, tự đánh giá, khả năng nắm bắt và vận dụng vấn đề một cách có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11A6 Trường THPT Thạch Thành 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Triển khai nghiên cứu các vấn đề về Văn học, Tiếng việt, Làm văn của chương trình môn Ngữ văn 11.
+ Áp dụng lí thuyết vào những bài kiểm tra cụ thể.
- Phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm:
+ Học sinh tự đánh giá	
+ Giáo viên đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN:
 Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc. 
 Chính vì vậy trong diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000) Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”. Còn trong mục tiêu 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng sống của người học”. Như vậy, học kĩ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong kĩ năng sống của người học.[3]
 Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp các em có năng lực ngôn ngữ để học tập, có khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người, đặc biệt giúp các em có đời sống nội tâm phong phú. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp các em bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Từ cơ sở trên chúng ta thấy, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT - lứa tuổi bắt đầu làm quen với cuộc sống độc lập.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng: 
Lớp
 Trước khi áp dụng
HS có kĩ năng tốt
HS có hình thành được kĩ năng
HS có kĩ năng chưa tốt
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
11A1 35(HS)
8
22,9
18
51,4
9
25,7
11A2 (45HS)
11
24.4
21
46,7
13
28,9
11A3 (46HS)
12
26,1
18
39,1
16
34,8
11A4 (45HS)
10
22,2
22
48,9
13
28,9
11A6
(48HS)
9
18,8
24
50
15
31,2
 Từ kết quả khảo sát, chúng ta nhận thấy, trong những năm trở lại đây, theo xu thế của xã hội, đại bộ phận học sinh không học khối C, chỉ chạy theo những môn khoa học tự nhiên để sau này dễ chọn ngành, chọn trường và có công ăn việc làm ổn định. Vì vậy, học sinh trong trường THPT gần như không chú ý học môn Ngữ văn, chỉ coi môn Ngữ văn như là một môn điều kiện. Từ những thực trạng trên, khiến cho học sinh chán những giờ Văn dẫn đến những giờ dạy - học Ngữ văn tẻ nhạt, nhàm chán, trôi qua một cách vô vị. Hiện nay, do sự phát triển của xã hội, học sinh THPT bị cuốn vào những trang mạng xã hội ảo, các trò game vui nên mất dần một số kĩ năng cần thiết như chia sẻ, quan tâm lẫn nhau, cảm ơn, xin lỗi.... Vì vậy, thông qua môn Ngữ văn, người giáo viên cần giáo dục lồng ghép những kĩ năng cần thiết giúp tâm hồn các em phát triển toàn diện.
2.2.2. Khó khăn gặp phải cần tìm cách khắc phục:
- Một số phụ huynh học sinh ít quan tâm hoặc còn xem nhẹ việc giáo dục kĩ năng sống cho con em mình.
- Nhiều học sinh chạy theo xu thế hiện nay: chỉ học Toán không học văn nên kĩ năng nhận thức, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học còn hạn chế.
- Tài liệu tham khảo về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa nhiều.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ, giáo viên.
- Khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,). Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện.
- Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít quan tâm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1. Giải pháp 1: Nắm vững các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong mỗi bài học Ngữ văn. Mỗi bài học Ngữ văn đều có một số kĩ năng sống cơ bản. Giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu cần đạt về kiến thức kĩ năng và thái độ ở mỗi bài học để xác định.
Ví dụ 1: Mục tiêu cần đạt của bài “Lưu biệt khi xuất dương” là:
Giúp HS: 
- Về kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. 
+ Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giọng thơ tâm huyết của Phan Bội Châu. 
- Kĩ năng: Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại.
- Về thái độ: Bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc.
+ Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực phát hiện và giải quyết tình huống có vấn đề, thuyết trình vấn đề. 
Trên cơ sở đó, Giáo viên xác định các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài học như sau:
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về quan niệm chí làm trai, khát vọng cháy bỏng tìm con đường đi mới cho đất nước.
 - Tự nhận ra bài học về niềm khao khát thực hiện hoài bão lớn vì đất nước của nhà thơ. Từ đó nhận thức về lí tưởng sống đẹp của thanh niên hiện nay [4], [5].
 Ví dụ 2: Mục tiêu cần đạt của bài “Vội vàng” là:
1. Về kiến thức: 
 a. Bộ môn: 
 - Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
 - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước CM tháng 8. 
 b. Giáo dục kĩ năng sống: 
 - Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về triết lí sống, khát vọng sống mạnh mẽ, cuồng nhiệt của hồn thơ Xuân Diệu, về hình ảnh ngôn từ, giọng điệu bài thơ 
 - Tự nhận thức về mục đích, giá trị cuộc sống đối với mỗi cá nhân.
 - Giao tiếp: cảm thông và sẻ chia cùng tâm trạng của tác giả.
 2. Về kĩ năng:
 a. Bộ môn: 
 - Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.
 - Phân tích một bài thơ mới.
 b. Kĩ năng sống:
 - Rèn luyện tư duy sáng tạo về một vấn đề mang tính triết lí trong cuộc sống 
 - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và tự nhận thức 
 3. Về thái độ: Xác định thái độ sống đúng đắn, có tinh thần lạc quan yêu đời [4], [5].
 Ví dụ 3: Mục tiêu cần đạt của bài “Chiều tối” là:
 1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ
- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.
- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ trữ tình.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm thơ.
3. Về thái độ:
- Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người.
- Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.
4. Giáo dục kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn, ý chí, nghị lực của nhà thơ - vị lãnh tụ của dân tộc.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh.
- Bồi dưỡng thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, hòa hợp với thiên nhiên, tạo vật.
- Tự nhận ra bài học về niềm khao khát, có bản lĩnh, ý chí thực hiện hoài bão lớn vì đất nước của nhà thơ. Từ đó nhận thức về lí tưởng sống đẹp của thanh niên hiện nay [4], [5].
Ví dụ 4: Mục tiêu cần đạt của bài “Hai đứa trẻ” là:
Về kiến thức :
Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ
Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn đ/v cuộc sống quẩn quanh, tù túng của những con người nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng, nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.
Về kĩ năng :
Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
Phân tích tâm trạng nhân vật trong tp tự sự
Về thái độ: yêu thương, trân trọng những con người nghèo khổ.
Về giáo dục kĩ năng sống: 
 - Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về triết tâm trạng, khát vọng sống những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ
 - Tự nhận thức về mục đích, giá trị cuộc sống đối với mỗi cá nhân.
 - Giao tiếp: cảm thông và sẻ chia với cuộc sống quẩn quanh, tù túng của những con người nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng, nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
Định hướng phát triển năng lực:
–  Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo.
–  Năng lực đặc thù: năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảm thụ văn học, tạo lập văn bản.
2.3.2. Giải pháp 2: Thiết kế câu hỏi đảm bảo tính giáo dục để học sinh được hoạt động, được suy nghĩ và được trải nghiệm.
 Để đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục trong một bài học Ngữ văn, người GV phải thiết kế những câu hỏi phù hợp với yêu cầu đó nhằm nâng cao tư duy và rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Muốn hình thành kĩ năng sống là phải làm và phải trải nghiệm nên khi tìm hiểu nội dung các bài học, tôi thường thiết kế những câu hỏi có mục đích giáo dục như vậy.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh, muốn học sinh hiểu nội dung hai câu đầu qua đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên đặt câu hỏi: 
 GV đặt câu hỏi: ? Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối ở 2 câu đầu có những hình ảnh nào quen thuộc, gần gũi trong văn chương cổ điển?
-Liên hệ giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: Qua bài thơ “Chiều tối”, GV giúp học sinh thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Người: 
+ Lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, hòa hợp với thiên nhiên tạo vật.
+ Luôn yêu thương, sẻ chia, cảm thông với con người (người lao động)
+ Phong thái ung dung, tự tại, ý chí, nghị lực phi thường.
+ Tinh thần lạc quan, bản lĩnh thép trước mọi hoàn cảnh. [1]
2.3.3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt các hình thức hoạt động dạy học.
 Trong quá trình dạy học, trong mỗi bài dạy cụ thể để nâng cao hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tôi thường tổ chức một số hoạt động như: 
* Thảo luận nhóm: Thông qua hoạt động này không chỉ phát huy tính tích cực, tính trách nhiệm mà còn phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và kĩ năng giao tiếp cho HS. Vì thế, ở hình thức này, tôi thường chú ý đến đối tượng HS yếu kém, tính còn rụt rè, thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin, nói năng còn lúng túng, vụng về. Khi đại diện nhóm lên trình bày, tôi thường gọi những em này để rèn kĩ năng giao tiếp cho các em. 
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Hai đứa trẻ”, GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận nhóm(4 nhóm): 5 phút.
- Nhóm 1. Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?
 - Nhóm 2. Thạch Lam miêu tả cuộc sống nơi phố huyện ra sao?
 - Nhóm 3. Thạch Lam miêu tả hình ảnh con người nơi phố huyện như thế nào? 
 - Nhóm 4: Em có nhận xét gì về cuộc sống và con người nơi phố huyện
-> HS trình bày theo nhóm -> Bổ sung => GV khái quát vấn đề: 
+ Thời gian trong truyện: Buổi chiều tối.
+ Không gian trong truyện: Phố huyện.
+Ánh sáng trong truyện: Ngọn đèn dầu.
 - Mọi cuộc sống sinh hoạt diễn ra đều được cảm nhận qua con mắt của Liên. Cuộc sống nơi đây đều gợi sự tàn tạ, hiu hắt:
+ Cảnh ngày tàn: Tiếng trống, phương đông đỏ rực, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve... bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.
+ Cảnh chợ tàn: Mấy đứa trẻ nhặt nhạnh, mùi ẩm mốc quen thuộc, mùi riêng của quê hương... Liên thương bọn trẻ và cảm nhận rõ ràng thời khắc của ngày tàn.
+ Cảnh kiếp người tàn tạ: Vợ chồng bác Xẩm, gia đình chị Tý, bà cụ Thi điên, mấy đứa trẻ con nhà nghèo, bác Siêu, và chính cả hai chị em Liên...Thân phận tàn tạ đang héo mòn, con người hoà lẫn cùng bóng tối như những cái bóng vật vờ lay lắt, mong manh đang trôi theo thời gian.
- Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện.
- Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.
 -> Nét vẽ âm thanh, ánh sáng, con người của bức tranh phố huyện tưởng chừng rời rạc, nhưng nó hoà quyện cộng hưởng trong hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa. Điểm thêm vào cuộc sống ấy là ngọn đèn dầu cùng bóng tối bao phủ, càng ngợi sự nghèo khổ lay lắt đến tội nghiệp.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Chí Phèo” của Nam Cao, GV cho HS trao đổi thảo luận nhóm (4 nhóm):
.Nhóm 1: - Vì sao Chí Phèo đi tù? Sau khi ra tù Chí Phèo là người như thế nào?
- Em hãy phác hoạ chân dung nhân vật Chí sau khi ở tù về?
- Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của Chí Phèo?
- Ý nghĩa tố cáo từ cuộc đòi của Chí Phèo tha hóa của Chí Phèo?
. Nhóm 2: Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở?
- Hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào?
+ Đối với Chí Phèo?
+ Tình cảm của tác giả?
.Nhóm 3: Nguyên nhân nào Chí bị cự tuyệt?
Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao Chí Phèo lại có hành động như vậy?
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự xác của Chí Phèo?
.Nhóm 4: Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí phèo khi đứng trước Bá Kiến?
-> Trao đổi thảo luận nhóm.
 Đại diện nhóm trình bày.
=> GV chuẩn xác kiến thức: 
- Nguyên nhân: vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.
- Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
- Hậu quả của những ngày ở tù:
+ Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ “Cái đầu trọc lóc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm.....”
→ Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.
+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến.
-> Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
 => Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
c. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
- Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở - người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.
- Chí Phèo đã thức tỉnh.
+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:
+ Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
=> Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn.
 d. Bi kịch bị cự tuyệt:
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo -> định k

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_thp.docx
  • docxbìa sk 2019.docx