SKKN Một số giải pháp giáo dục hỗ trợ học sinh đến từ “gia đình khuyết” ở lớp 10A2 Trường THPT Như Xuân nhằm hạn chế tình trạng khủng hoảng tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên
“Cha ơi, cha ở đâu? Mẹ ơi, mẹ ở đâu?.Tại sao sinh em trong cuộc đời? Mà sao không cho em tình người? Tại sao em lang thang lạc loài? Em nào có tội gì đâu!” (5)
Bài hát “Dấu chấm hỏi” của nhạc sĩ Thế Hiển hẳn quý thầy cô còn nhớ, nó như một mũi dao nhọn xuyên thấu trái tim của những con người đầy ắp lương tri, nó mãi là câu hỏi, là “dấu chấm hỏi” đầy trăn trở đối với những nhà giáo dục chân chính - lấy học sinh làm trung tâm, lấy niềm hạnh phúc của học trò, của người khác làm hạnh phúc cho bản thân mình.
Ai cũng có mong muốn sinh ra và lớn lên trong những gia đình đầy đủ có cha có mẹ nhưng số phận mỗi người là khác nhau. Con người có thể lựa chọn cách sống nhưng không thể lựa chọn nơi mình xuất thân. Đó là chân lý ngàn đời nay. Sống như thế nào để trở thành công dân có ích cho xã hội, vượt qua khó khăn ở “giai đoạn khủng hoảng” là câu hỏi không dễ trả lời và là điều thật sự cần thiết đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên từ gia đình khuyết.
1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài: “Cha ơi, cha ở đâu? Mẹ ơi, mẹ ở đâu?...Tại sao sinh em trong cuộc đời? Mà sao không cho em tình người? Tại sao em lang thang lạc loài? Em nào có tội gì đâu!” (5) Tài liệu tham khảo số 5 Bài hát “Dấu chấm hỏi” của nhạc sĩ Thế Hiển hẳn quý thầy cô còn nhớ, nó như một mũi dao nhọn xuyên thấu trái tim của những con người đầy ắp lương tri, nó mãi là câu hỏi, là “dấu chấm hỏi” đầy trăn trở đối với những nhà giáo dục chân chính - lấy học sinh làm trung tâm, lấy niềm hạnh phúc của học trò, của người khác làm hạnh phúc cho bản thân mình. Ai cũng có mong muốn sinh ra và lớn lên trong những gia đình đầy đủ có cha có mẹ nhưng số phận mỗi người là khác nhau. Con người có thể lựa chọn cách sống nhưng không thể lựa chọn nơi mình xuất thân. Đó là chân lý ngàn đời nay. Sống như thế nào để trở thành công dân có ích cho xã hội, vượt qua khó khăn ở “giai đoạn khủng hoảng” là câu hỏi không dễ trả lời và là điều thật sự cần thiết đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên từ gia đình khuyết. Hình ảnh mang tính chất minh họa Hiện nay số lượng học sinh THPT đến từ những gia đình khuyết (gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, vì một lý do nào đó) thậm chí là “trẻ mồ côi” khi cha và mẹ vẫn còn sống (cha mẹ đi làm ăn xa con ở với ông bà, thậm chí ở một mình) ngày càng nhiều so với trước. Trải nghiệm thực tiễn hoạt động giáo dục những năm qua cho tôi thấy: đa số học sinh đến từ những gia đình khuyết một nữa (khuyết cha hoặc khuyết mẹ), gia đình khuyết cả cha lẫn mẹ đều có vấn đề về tâm sinh lý, đa số các em tỏ ra khá tự ti trong hoạt động tập thể hoặc tỏ ra “khó dạy” bướng bỉnh không chịu nghe lời thậm chí tỏ ra “mất dậy”... Đây là một thực trạng đáng báo động ở cả nông thôn và thành thị đồng thời nó cũng đặt ra cho các nhà giáo dục phải có những giải pháp phù hợp để giáo dục hỗ trợ đối với những đứa trẻ này. Hiện nay mạng xã hội đang thực sự phát triển và nó như con dao hai lưỡi đang đe dọa lối sống của giới trẻ, đặc biệt là những trẻ vị thành niên từ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, những đứa trẻ ham học hỏi, thích khám phá, thích tìm tòi nhưng bản lĩnh văn hóa chưa thực sự vững vàng. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam hiện nay là: Đào tạo ra con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.(1) Tài liệu tham khảo số 1. “Hiện nay rất nhiều giáo viên đều chỉ quan tâm đến học sinh giỏi, vì làm vậy có thể có được thành tích. Thực ra những học sinh kém mới cần giúp đỡ”(3) Tài liệu tham khảo số 3. . Ở Việt nam điều kiện học tập của học sinh còn rất khó khăn vất vả, lớp học quá đông, một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, giáo viên chủ nhiệm không quan tâm đến từng học sinh mà chỉ quản lý một cách chung chung, do đó hiệu quả không cao trong việc phát triển năng lực cũng như phẩm chất của từng học sinh, giáo viên bộ môn thì chỉ chú trọng vào việc truyền tải tri thức của bộ môn và chăm chút cho một số học sinh giỏi mà không có thời gian để giáo dục nhân cách cho từng học sinh, hơn thế trong đội ngũ giáo viên hiện nay có một bộ phận nhỏ do sự tác động của kinh tế thị trường nên họ rất vô cảm, thờ ơ sống thiếu tình thương, trách nhiệm với hoàn cảnh của học sinh, với đồng nghiệp chỉ có tiền là tiền, cơ hội và thực dụng họ không biết rằng: “người gàn bướng nhất mới là người cần giúp đỡ nhất”. Để giúp đỡ những giáo viên chủ nhiệm có học sinh đến từ các gia đình khuyết tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã áp dụng để các đồng chí tham khảo và rút kinh nghiệm, bài viết này tôi đặt tiêu đề là: Một số giải pháp giáo dục hỗ trợ học sinh đến từ “gia đình khuyết” ở lớp 10A2 Trường THPT Như Xuân nhằm hạn chế tình trạng khủng hoảng tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên. 1.2 Mục đích nghiên cứu: Ở bài viết này tôi muốn giới thiệu đến các đồng nghiệp về một số giải pháp giáo dục hỗ trợ học sinh đến từ gia đình khuyết để các đồng chí tham khảo và áp dụng tránh sự bỡ ngỡ, lúng túng trong hoạt động thực tiễn của mình. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Ở bài viết này bản thân tôi chỉ chuyên sâu nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra giải pháp giáo dục hỗ trợ đối với một học sinh nam có biểu hiện “khó dạy” đến từ gia đình khuyết – học sinh Phan Anh lớp 10A2 Trường THPT Như Xuân. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết này bản thân tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, khảo sát thực tế và một số phương pháp nghiên cứu khác có liên quan. 1.5 Những điểm mới của SKKN: Bài viết này tôi đã tìm ra một số nguyên nhân khiến em học sinh Phan Anh lớp 10A2 Trường THPT Như Xuân đến từ “gia đình khuyết” trở nên tự ti, mặc cảm luôn xa lánh mọi người, ít nói chuyện với người thân, đôi khi có khuynh hướng cáu bẳn, gây hấn, bạo lực với bạn bè người thân, trầm tư, lo âu và coi khinh, xem nhẹ vai trò của cộng đồng đối với bản thân đồng thời tôi đã tìm ra được một số giải pháp giáo dục hỗ trợ phù hợp để giúp em vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên một cách hiệu quả. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận: Học sinh THPT là những trẻ em có độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi, lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi có nhiều thay đổi về cơ thể và nhân cách, nhiều hoóc môn mới trong cơ thể bắt đầu xuất hiện, “lứa tuổi khủng hoảng” hay là “thời kỳ quá độ” chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, lứa tuổi với nhiều khó khăn, phức tạp trong cuộc đời của mỗi con người, lứa tuổi học tập và trưởng thành, hoàn thiện và phát triển. Ở giai đoạn này có rất nhiều sự thay đổi về thể chất và tinh thần khiến cho nhận thức và thể trạng của các em khác hẳn(2) Tài liệu tham khảo số 2 . Hiểu được sự thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này sẽ là một cơ sở lí luận quan trọng để chúng ta giáo dục trẻ một cách hiệu quả. “Nhân vô thập toàn” con người không ai hoàn thiện, mỗi người có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Phát hiện, phát triển mặt mạnh, khắc phục, bỏ đi những hạn chế, khuyết điểm trong mỗi con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động giáo dục hiện đại. Trong quá trình hình thành nhân cách của con người, các yếu tố như nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò quan trọng nhưng yếu tố quyết định nhân cách của mỗi người đó lại là tự bản thân mỗi con người. Niềm tin vào giáo dục, tin vào sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong mỗi cá nhân, tin vào ngày mai trời sẽ sáng, tin vào nguyên lý: “cùng với thời gian và kiên nhẫn lá dâu xanh cũng biến thành lụa” và quan điểm: “Không có ruộng đồng nào trồng không tốt, mà chỉ có những người nông dân không biết trồng ruộng”(8) Tài liệu tham khảo số 8 . Niềm tin vào sự hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Cơ sở lý luận tiếp theo tôi lấy làm căn cứ là: “Muốn giáo dục con người phải hiểu một con người”(6) Tài liệu tham khảo số 6 - thật vậy hoạt động giáo dục là một hoạt động phức tạp và khó khăn vất vả nhất trong các hoạt động khó khăn vất vả nhưng nó cũng là hoạt động có ý nghĩa cao quý nhất trong các hoạt động cao quý. Trong công việc này muốn hiệu quả ta phải tìm hiểu kỹ đối tượng mà ta muốn hướng tới, hiểu tường minh nguyên nhân cơ bản khiến đối tượng có những biểu hiện không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có một cái “tâm” trong sáng, thánh thiện, thương yêu học sinh như chính con em của mình. Nguyên lý giáo dục hiên đại: trong quá trình hình thành nhân cách của con người thì những yếu tố như: môi trường, gia đình, xã hội chỉ có tác động và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách chứ không phải là yếu tố quyết định, yếu tố quyết định trong việc hình thành nhân cách của mỗi người đó là tự bản thân của mỗi người. 2.2 Thực trạng vấn đề: Thực tế trong xã hội trước đây và hiện nay ta thấy có rất nhiều cá nhân được sinh ra và lớn lên trong những gia đình khuyết nhưng vẫn rất thành công nhờ vào nghị lực của bản thân, nhờ vào “quý nhân” của cuộc đời. Biểu hiện tự ti, “khó dạy” bướng bỉnh, thậm chí “mất dạy”... của họ chỉ là một trong những biểu hiện nhất thời thoáng qua trong dòng chảy của cuộc đời, nếu có sự hỗ trợ giúp sức của mọi người trong xã hội họ sẽ vượt qua và rất thành công. Năm học 2015 - 2016 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi nhận chủ nhiệm lớp 10A2, tổng số có 42 học sinh, trong đó đa số là học sinh nam, học sinh dân tộc thiểu số, chỉ có một vài học sinh là người dân tộc Kinh sống ở thị trấn, đa số học sinh là con em nông dân, sống xa trường học, điều kiện đi lại rất khó khăn. Trong số 42 học sinh của lớp có đến 05 học sinh đến từ những gia đình khuyết: có trường hợp bố mất vì tai nạn lao động; có trường hợp mẹ mất ngay từ khi mới sinh ra mình bố rau cháo nuôi con; có trương hợp bố mất do tai nạn giao thông; có trường hợp bố vì nghiện ma túy mà phải vào tù đặc biệt có trường hợp ghi trong sơ yếu lý lịch: “không có bố” một cách khó hiểu. Do gánh nặng thành tích và sợ bị trừ điểm nề nếp cộng với kinh nghiệm giáo dục học sinh còn yếu nên tôi đã không đủ kiên nhẫn để sử dụng phương pháp đức trị để cảm hóa những học sinh “khó dạy” khác thường mà thường sử dụng biện pháp trách phạt như: chửi, cảnh cáo trước cột cờ, phạt trực nhật hoặc dọn vệ sinh công cộng của trường mà không chịu tìm hiểu căn nguyên của vấn đề. Do đó không hiệu quả mà quan hệ thầy trò mỗi lúc một căng thẳng, có những hôm tôi buồn, không muốn lên 15 phút đầu giờ hoặc có lên cũng chỉ là nghĩa vụ bắt buộc. Thầy đã thế nên học sinh của tôi cũng khá lạnh lùng chẳng thân mật gì với thầy cả, phong trào học tập và nề nếp của lớp chẳng có chuyển biến tích cực mà ngày một đi xuống. Tôi nhận thấy mình đã sai lầm trong phương pháp giáo dục các em, do đó tôi đã phải thao thức bao đêm, học tập, hỏi kinh nghiệm của những giáo viên có thâm niên nghề nghiệp, đặc biệt là những giáo viên có phương pháp chủ nhiệm hiệu quả Từ đó suy ngẫm và lên kế hoạch thật sự chi tiết cho công tác chủ nhiệm của mình và tôi đã thành công. Các đồng chí sẽ hỏi tôi đã làm gì mà hoan hỷ khẳng định mình đã thành công phải vậy không? Trước tiên tôi tìm hiểu lý lịch học sinh để nắm bắt hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp phù hợp; Chẳng hạn đối với em Phan Anh - một học sinh đến từ gia đình khuyết bố, bố mất do hậu quả của tệ nạn xã hội (chết do sốc thuốc khi tiến hành tim chích ma túy), mẹ em là một cô giáo dạy tại trường cấp 1 của thị trấn. Do quá buồn sau khi chồng mất, mẹ Phan Anh đã gửi em về sống với ông bà nội rồi về Thành phố học tiếp để nâng cao trình độ học vấn của mình thời gian đầu thứ 7, chủ nhật mẹ còn hay về, dần về sau do khoảng cách địa lý mẹ em ít về, để em chông chênh giữa cuộc đời cùng 2 cụ già đã ngoài 70 tuổi, hơn thế em còn phải đối mặt với dư luận không tốt, rằng mẹ em bị đánh ghen với lí do cặp bồ với người đã có vợ. Ở lứa tuổi của em mà phải chịu biết bao nhiêu song gió của cuộc đời, do đó từ một đứa trẻ hiền ngoan, biết nghe lời em nhanh chóng bị “tha hóa” trở thành một con người hoàn toàn khác với bản thân em trước đó. Đua đòi trong cách ăn mặc, nói năng cục cằn thô lỗ với mọi người xung quanh, thậm chí em còn cải lại ông bà nội nhiều lần và bị ông đuổi ra khỏi nhà..., ngoài ra còn hút thuốc lá, tổ chức những cuộc ẩu đả trong trường và gây hấn (đánh nhau) với các bạn lớp khác, thậm chí em còn lập hội tổ chức bảo kê để xin tiền đồng thời gây danh tiếng. Với những việc làm bất hảo của em đã dẫn đến rất nhiều phiền muộn cho mọi người xung quanh. Những bạn bè trước đây dần dần xa lánh và thay vào đó là các bạn khác với gu “ thẩm mỹ” khác hẳn. Biết được số phận đang đùa giỡn với học sinh của mình tôi thật buồn và suy nghĩ bằng mọi giá phải cứu lấy em, một đứa trẻ vô tội đang bị xô đẩy khỏi xã hội văn minh dần chuyển sang xã hội của bóng tối. Nhưng làm gì đây để giúp em trở về với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo vơi đi những giọt nước mắt đong đầy trên hố mắt của 2 cụ già gần đất xa trời và giải đi sự phiền muộn, hối hận trong tâm hồn của người mẹ góa đáng thương đồng thời hoàn thành nhiệm vụ nhà giáo dục mà Đảng - Nhà nước tin tưởng giao cho. 2.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề 2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Thấu hiểu từng học sinh và phân loại học sinh theo nhóm, chú ý đặc biệt những học sinh có biểu hiện “khó dạy” khác thường từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Muốn giáo dục con người phải hiểu một con người, đó là một trong những nguyên tắc giáo dục hiện đại đầu tiên mà tôi sử dụng. Một câu nói có thể khiến người khác giật mình, cũng có thể khiến người khác vui vẻ. Nói chuyện trực tiếp là nhịp cầu giao tiếp, là con đường đi đến sự thấu hiểu. Vượt lên mọi thứ, đa số học sinh đến từ những gia đình khuyết cần lắm sự quan tâm, sự yêu thương, chia sẻ và thông cảm. Sau một thời gian nói chuyện tìm hiểu đối tượng học sinh dựa trên cơ sở sơ yếu lý lịch cụ thể, học bạ, trao đổi với giáo viên ở cấp THCS, bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh tôi được biết nguyên nhân cơ bản dẫn đến tâm tính của em nhanh chóng bị tha hóa, tôi thấy nổi lên một nguyên nhân chính đó là: thiếu sự quan tâm, chia sẻ, tình yêu thương của gia đình và sự định hướng trong phát triển giới tính của em, chưa ai hướng dẫn em con trai thì phải làm gì? chưa ai phân tích cho em biết vì sao mẹ em lại rơi vào tình cảnh đó để đến nỗi có lúc quên lảng đứa con trai của mình, vì sao trong xã hội lại có một số người coi khinh, xa lánh em, cấm đoán con cái họ chơi thân với em thậm chí thể hiện ánh mắt kỳ thị dò la thiếu thiện cảm với bản thân em... Thương em như chính bản thân mình, tôi đã tìm đến với tâm lý lứa tuổi để biết đặc điểm tâm sinh lý của em trong giai đoạn khó khăn này, hơn thế tôi còn đến với giáo lý của Phật gia để chuẩn bị nói chuyện với em như người cha nói chuyện với con, người thầy nói với trò, có lúc tôi đóng vai trò là bạn của em để nghe em tâm sự, chia sẻ và thấu hiểu. Lúc đầu em còn hoài nghi về sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông mà tôi giành cho em nhưng ít lâu sau em đã mở lòng với tôi và tôi đã thành công, em đã mở lòng và kể với tôi tất cả mọi chuyện về gia đình, về người bố quá cố của em, về mẹ em và mọi người xung quanh em. Phan Anh nói: Bản thân em cũng đau buồn và khổ tâm lắm khi sống không có ý nghĩa, luôn mang lại những điều không may mắn, không tốt đẹp cho mọi người, em muốn mọi người ghét em, xa lánh em để mẹ em phải trả giá, bố em sẽ không được yên nghỉ nơi chín suối vì đã bỏ mặc em cô đơn giữa cuộc đời khi còn quá trẻ. Từ khi biết được suy nghĩ của em tôi càng thương em, luôn tạo điều kiện để em tâm sự, để em chia sẻ cho vơi bớt hận thù, vào ngày nghỉ tôi thường gọi em đến nhà mình để bảo ban, kèm cặp. Bản thân em không được thông minh nhưng bù lại em có tính kiên trì lại chịu khó nên thầy trò rất hợp nhau. Mỗi khi gia đình tôi có công việc gì tôi cũng gọi em đến giúp đỡ và hướng dẫn em một cách tận tình chu đáo dần dần em đã trở thành thành viên của gia đình tôi lúc nào không hay biết. Như vậy từ cách trình bày trên mọi người thấy giải pháp đầu tiên tôi đã sử dụng để giáo dục học sinh “khó dạy” đến từ gia đình khuyết đó là sự quan tâm, gần gủi, lắng nghe, chia sẻ, thẩu hiểu, thông cảm, tôn trọng và chăm sóc em để lấy lại niền tin đã mất trong bản thân em, để các em tin rằng xã hội và mọi người rất cần em, em là một phần không thể thiếu trong thế giới rộng lớn này, tình cảnh khó khăn đang gặp phải chỉ là một đoạn đường tương đối gập ghềnh còn ở phía trước là cả một bầu trời, là cả một tương lai tươi sáng đang chờ đợi khám phá. Hình ảnh mang tính minh họa 2.3.2 Giải pháp thứ hai: Tổ chức mạng lưới tự quản để xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết, nhân văn tạo môi trường thân thiện, học sinh tích cực, hòa đồng để mọi thành viên có được cái cảm giác: “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ngoài là một giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi còn là giáo viên bộ môn giảng dạy ở các khối lớp 10, 12 và kiêm nhiệm một số công tác khác như lao động và hoạt động công đoàn nhà trường do vậy rất ít thời gian để quản lý các em, không những thế việc thành lập mạng lưới tự quản trong lớp còn tạo điều kiện để các em có cơ hội làm quen và thực hiện kỹ năng quản lý, một trong những kỹ năng quan trọng dẫn đến sự thành công của các em sau này. Tổng số lớp có 45 học sinh, trên cơ sở tín nhiệm của lớp, sự tự tin của cá nhân học sinh và sự quan sát của bản thân, tôi tổ chức cho tập thể bầu các chức danh như: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể, lớp phó đời sống, lớp phó lao động, thủ quỹ và tôi chia lớp làm 5 tổ, mỗi tổ có 9 học sinh, trong đó 1 tổ trưởng, một tổ phó, đồng thời kiện toàn tạm thời tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong chi Đoàn. Tổ chức bầu và kiện toàn tổ chức bộ máy tự quản của lớp xong tôi họp lại và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng loại cán bộ tự quản. Trước buổi sinh hoạt hàng tuần bộ máy cán sự lớp có trách nhiệm họp trước để thống nhất các nhận xét tuần qua và đưa ra kế hoạch hoạt động cho tuần kế tiếp sau đó báo cáo trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm để xin ý kiến chỉ đạo. Hiện nay, ở trường THPT Như Xuân giáo viên chủ nhiệm thường bỏ qua cuộc họp trước của ban cán sự lớp mà trực tiếp sinh hoạt, do vậy chất lượng, hiệu quả của công tác tự quản chưa cao và không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của tập thể và của từng cá nhân học sinh. Hơn thế giáo viên chủ nhiệm lại rất vất vả và ôm đồm. Người chủ nhiệm giỏi là người quản lý và đào tạo được những người quản lý giỏi hơn mình. Với tổ tự quản hiệu quả trong tay, mặc dù không ở lớp nhưng tôi luôn nắm được một cách chính xác các hoạt động tích cực, tiêu cực đã, đang và sẽ diễn ra của các thành viên học sinh trong lớp một cách trung thực và kịp thời từ đó có những giải pháp điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn như trường hợp của em Phan Anh hôm 25 tháng 9 năm 2016, tôi đang dạy trên lớp 10A5, bỗng lớp trưởng lên tìm theo yêu cầu của giáo viên dạy môn Địa lý của lớp. Trong thời gian rất ngắn thông qua lớp trưởng tôi đã nắm sơ qua sự việc vừa diễn ra tại lớp: Đó là tiết kiểm tra, Hòa một bạn ngồi bàn trên Phan Anh, vì không ghi bài nên giờ kiểm tra không nhớ kiến thức mới mượn sách giáo khoa của Phan Anh, muốn lấy lại nhưng bạn không trả, không kìm nén được cảm xúc Phan Anh liền choảng cho bạn một phát vào lưng làm bạn đau quặn người. Cô giáo thấy vậy yêu cầu em đứng dậy nhưng em bất hợp tác và còn tỏ thái độ căm phẫn với cả cô giáo bộ môn. Bất lực trước học sinh không nghe lời nên cô yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lên xử lý. Nếu không có đội tự quản tốt, trung thực thì sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu nguyên do, do đó xây dựng đội tự quản tốt, trung thực, làm việc hiệu quả, có trách nhiệm thì giáo viên chủ nhiệm đã giảm được 80 % sức khỏe, thời gian và trí tuệ trong việc quản lý lớp chủ nhiệm của mình một cách hiệu quả đồng thời các em học sinh của lớp sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện kỹ năng quản lý của mình. Nếu được giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức luân phiên các đội tự quản để mọi thành viên trong lớp đều có cơ hội trải nghiệm với công tác quản lí tập thể từ đó giúp các em hình thành kĩ năng lãnh đạo trong tương lai đồng thời các em sẽ ý thức được trách nhiệm của mình khi sống trong tập thể. Hình ảnh mang tính minh họa. 2.3.3 Giải pháp thứ 3: Nghiêm khắc với tập thể nhưng gần gũi, thông cảm, kiên trì và nhân đạo với từng cá nhân, đặc biệt với những cá nhân tỏ ra bất trị, “khó dạy” bướng bỉnh, không nghe lời. Đó là giải pháp tiếp theo mà tôi đã thực hiện đối với em Phan Anh. Với nguyên tắc quản lý: Hãy nghiêm khắc với tập thể nhưng nhân đạo với từng cá nhân.Thời gian đầu mặc dù đã rất cố gắng trong giáo dục nhưng tâm tính của Phan Anh vẫn chưa có sự chuyển biến mau lẹ, em vẫn đôi chút hoài nghi về tình yêu thương tôi và tập thể lớp giành cho em nên em vẫn còn vi phạm, hoặc cố tình vi phạm chuẩn mực đạo đức của học sinh, vi phạm nội quy, quy chế của trường lớp như: cố tình đi học muộn, không đồng phục theo quy định, sử dụng điện thoại trong giờ học, gây hấn, đánh nhau, nói tục, chửi bậy... Trước thực trạng đó tôi đã tỏ ra thực sự nghiêm khắc trước tập thể
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ho_tro_hoc_sinh_den_tu_gia_di.doc