SKKN Một số giải pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thể dục cho học sinh khối 4 - 5 ở trường tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thể dục cho học sinh khối 4 - 5 ở trường tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bác Hồ đã từng nói “Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người”. Thật vậy, nếu không có sức khỏe thì con người ta không thể làm tốt được bất cứ việc gì. Lúc sinh thời Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tham gia luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Muốn có sức khỏe tốt thì phải chăm chỉ luyện tập. Và chính cuộc sống hàng ngày của Bác là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo về tinh thần luyện tập Thể dục thể thao. Để rèn luyện sức khỏe cho bản thân, Bác đã tự tìm cho mình những bài tập với nhiều hình thức tập luyện khác nhau. Một con người có nghị lực phi thường, một tấm gương sáng chói nhất về tinh thần tập luyện thể dục, thể thao mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết.

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao. Để đáp ứng những yêu cầu trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, con người cần phải được phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Người lao động, người chủ tương lai của đất nước phải có đủ yêu cầu về “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Vì vậy môn Thể dục trong trường Tiểu học đã từng bước được quan tâm và chú trọng nhiều hơn để ngày càng tìm ra được những phương pháp dạy học phù hợp để đáp ứng những yêu cầu phát triển của xã hội. Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy thực trạng ở trường Tiểu học Nga Trung cũng như một số trường khác ý thức tập luyện thể dục của học sinh chưa cao,hầu hết các em chưa ý thức được việc rèn luyện thân thể cho bản thân. Chính vì thế Ban giám hiệu nhà trường cũng như các thầy cô trong trường luôn nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn Thể dục nói riêng nhưng kết quả chất lượng môn Thể dục vẫn chưa cao như mong muốn.

 

doc 20 trang thuychi01 8843
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thể dục cho học sinh khối 4 - 5 ở trường tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1: Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
6
2.3. 2: Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
7
2.3.3: Tuyên truyền nâng cao nhận thức tới phụ huynh về vai trò của môn thể dục đối với sự phát triển toàn diện của học sinh
8
2.3.4: Giáo viên dạy đúng qui trình, chuẩn về kĩ thuật động tác
9
2.3.5: Tổ chức lớp học khoa học, hợp lí
9
2.3.6 Giáo dục niềm đam mê học tập môn học cho học sinh
10
2.3.7 Sử dụng các trò chơi phù hợp với nội dung
11
2.3.8 Biểu dương khen thưởng đúng, kịp thời
12
2.3.9 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và liên đội nhà trường để làm tốt Giáo dục thể chất
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói “Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người”. Thật vậy, nếu không có sức khỏe thì con người ta không thể làm tốt được bất cứ việc gì. Lúc sinh thời Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tham gia luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Muốn có sức khỏe tốt thì phải chăm chỉ luyện tập. Và chính cuộc sống hàng ngày của Bác là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo về tinh thần luyện tập Thể dục thể thao. Để rèn luyện sức khỏe cho bản thân, Bác đã tự tìm cho mình những bài tập với nhiều hình thức tập luyện khác nhau. Một con người có nghị lực phi thường, một tấm gương sáng chói nhất về tinh thần tập luyện thể dục, thể thao mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết. 
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao. Để đáp ứng những yêu cầu trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, con người cần phải được phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Người lao động, người chủ tương lai của đất nước phải có đủ yêu cầu về “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Vì vậy môn Thể dục trong trường Tiểu học đã từng bước được quan tâm và chú trọng nhiều hơn để ngày càng tìm ra được những phương pháp dạy học phù hợp để đáp ứng những yêu cầu phát triển của xã hội. Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy thực trạng ở trường Tiểu học Nga Trung cũng như một số trường khác ý thức tập luyện thể dục của học sinh chưa cao,hầu hết các em chưa ý thức được việc rèn luyện thân thể cho bản thân. Chính vì thế Ban giám hiệu nhà trường cũng như các thầy cô trong trường luôn nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn Thể dục nói riêng nhưng kết quả chất lượng môn Thể dục vẫn chưa cao như mong muốn.
Nguyên nhân khách quan là do quan niệm lệch lạc của phần lớn phụ huynh, coi môn Thể dục như là môn phụ. Có người còn cho rằng: Học sinh nông thôn ở nhà lao động chân tay nhiều rồi, cần gì phải học Thể dục cho lãng phí thời gian, để thời gian đó cho môn học khác như Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh Từ quan niệm đó dẫn đến ý thức của học sinh chưa cao, các em chưa thấy được tầm quan trọng của môn Thể dục đối với việc phát triển toàn diện nhân cách con người, Thêm vào đó, những năm trước đây, các cấp, các đoàn thể ít tổ chức các cuộc thi Thể dục thể thao (cầu lông, bóng bàn, đá bóng, chạy, ném bóng, bật xa) nên phong trào thể thao và luyện tập thể dục chưa được quan tâm đúng mức. Mấy năm gần đây Phòng Giáo dục có tổ chức thi các môn Thể dục, đặc biệt là “Hội khỏe phù đổng”. Bản thân tôi là giáo viên Thể dục, cũng là con em trong xã, nhưng công tác vận động các bậc phụ huynh cho con em của họ tham gia là một vấn đề khó luôn được đặt ra hàng đầu. Vì phần lớn họ không muốn cho con em họ tham gia thi những môn này. Từ đó dẫn đến tình trạng các em không thích học môn Thể dục. Xuất phát từ thực tế đó và là giáo viên giảng dạy môn Thể dục trong nhà trường,tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm làm thay đổi một số nhận thức của học sinh trong việc học tập môn Thể dục. Đồng thời thắp sáng niềm say mê học tập cho mỗi em, giúp các em tự giác luyện tập để tự hoàn thiện chính bản thân mình. Cũng là để nâng cao chất lượng dạy và học môn Thể dục trong nhà trường.
Vì những lý do trên và phát huy được những mặt mạnh của trường nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thể dục cho học sinh khối 4-5 ở trường tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm ra được cách thức gây hứng thú cho học sinh trong giờ học thể dục. Đề tài tôi nghiên cứu nhằm mục đích tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong giờ học; giúp các em học tập một cách say mê hứng thú, thoải mãi, tích cực và cải thiện sức khỏe của học sinh hiện nay. Qua đó góp một phần sức mình vào việc nâng cao hiệu quả giờ dạy thể dục trong trường tiểu học Nga Trung nói riêng và trong các nhà trường nói chung.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu sự hứng thú, tích cực tập luyện môn Thể dục của 98 học sinh nam và nữ lớp 4 - lớp 5 trường tiểu học Nga Trung- Nga Sơn - Thanh Hóa.
 Đề tài này sẽ tổng kết và đánh giá mức độ hứng thú và hiệu quả tập luyện của giờ học Thể dục của 98 em học sinh trường tiểu học Nga Trung - Nga Sơn - Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tôi sử dụng phương pháp này để phân tích và tổng hợp cá tài liệu có liên quan như các tư liệu, các chỉ thị, quy định của ngành để có cơ sở chuyên môn cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu cần thiết để kiểm tra, đánh giá mức độ hứng thú học tập môn thể dục của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích sử lý các số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Ở phương pháp sử dụng công thức tính %, tổng hợp số liệu để đánh gia về mặt chất lượng của đối tượng nghiên cứu. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) 
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp Thể dục thể thao nói chung. Giáo dục thể chất trong nhà trường được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ cụ thể:
- Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khỏe: Thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cơ thể đang trưởng thành, phát triển các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản, nâng cao làm việc trí óc và thể lực.
- Nhiệm vụ giáo dưỡng: Trang bị cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo tập luyện vận động cơ bản trong cuộc sống hằng ngày, rèn nếp sống văn minh, lành mạnh, phát triển hứng thú, hình thành thói quen tự tập luyện thể dục thể thao.
- Nhiệm vụ giáo dục: Góp phần tích cực và hình thành thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, thể lực cho các em vào cuộc sống sinh hoạt ở trường cũng như ở nhà.
- Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao: Phát hiện và bồi dưỡng được các học sinh có năng khiếu về các môn Thể dục thể thao.
Chính vì vậy, nội dung học tập Thể dục lớp 4- 5 là sự tiếp nối, kế thừa các nội dung đã học ở lớp 1, 2, 3 và phát triển cao hơn các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cho các em.
Để học sinh có thể lĩnh hội, khám phá các kiến thức, kĩ năng thì người giáo viên phải thường xuyên có biện pháp gây hứng thú, tự giác tích cực trong giờ học Thể dục.
Môn Thể dục là một môn học rất dễ lôi cuốn các em vì lứa tuổi học sinh Tiểu học là tuổi rất hiếu động, mà môn Thể dục là môn học được thực hành nhiều nhất, các em chủ yếu được tập luyện bằng chân tay, không gò bó trí óc, lại được chạy nhảy vui chơi và đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Các em được thư giãn sau những giờ học văn hóa căng thẳng và mệt mỏi. Qua đó giúp các em yêu thích môn học hơn.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiếnkinh nghiệm:
Thực trạng dạy và học môn Thể dục ở trường Tiểu học những năm trước đây chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân do giáo viên chủ nhiệm phải dạy tất cả các môn học nên tính chuyên sâu chưa cao. Thời gian thực tế dành cho môn học chưa đủ, thường bị cắt xén để dành cho các môn học khác. Sự đầu tư vào phương pháp của thầy cô chưa nhiều, chính vì vậy chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, học sinh rất lúng túng khi xếp đội hình đội ngũ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho môn học còn thiếu thốn nhiều hoặc có nhưng không phù hợp với học sinh.
Quan niệm của phụ huynh về môn thể dục chưa đúng, còn xem nhẹ môn học này dẫn đến ý thức của học sinh chưa tốt. Chính những điều đó đã gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giảng dạy môn học Thể dục ở Tiểu học.
* Trong mấy năm trở lại đây, được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, môn Thể dục ở Trường Tiểu học đã được trở về đúng vị trí của nó; được đứng ngang với các môn học khác. Môn Thể dục đã có giáo viên chuyên trách và bản thân tôi cũng được đi học thêm chuyên ngành Thể dục để trở thành một giáo viên chuyên trách dạy môn Thể dục. 
- Thế nhưng thực trạng trên không thể thay đổi ngày một ngày hai. Thực sự có những giờ học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chuyên trách mà đôi khi vẫn còn buồn tẻ vì sức ỳ của học sinh quá lớn, ít vận động, giờ học tẻ nhạt không sôi nổi, không có sự tự giác tập luyện của học sinh, Mặt khác thời lượng giành cho học môn Thể dục còn rất hạn chế, có 2 tiết/ tuần 
- Mặt khác có thể Giáo viên chưa gây hứng thú cho học sinh học tập.	
+ Trong giảng dạy còn gò bó, áp đặt bắt học sinh phải nắm ngay kỹ thuật động tác giáo viên vừa giảng.
+ Chưa động viên khích lệ học sinh kịp thời
+ Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học thể dục của con em mình.
+ Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo cho học sinh tập luyện. 
* Nhiều nguyên nhân xuất phát từ chính gia đình học sinh. Nhiều bậc phụ huynh chạy theo tâm lý mong muốn con mình học hành đỗ đạt cao mà không quan tâm đến thể lực của các em. Tình trạng cho con em học thêm tràn lan khiến cho học sinh không còn thời gian vui chơi chứ chưa nói gì đến rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
 Học sinh chưa có ý thức tự giác luyện tập thể dục, coi môn học Thể dục là môn phụ, chỉ tham gia giờ học cho đủ sĩ số. Thực trạng đáng lo ngại trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan của học sinh (sức khỏe yếu, lười vận động, không thích gò bó...) và những nguyên nhân khách quan khác (giờ học thiếu hấp dẫn, trò chơi vận động còn ít, giáo viên dạy chưa hấp dẫn, thiếu dụng cụ, sân bãi...).
* Qua thời gian dạy môn Thể Dục ở Tiểu học đặc biệt là lớp 4 -5, trong năm học 2016- 2017 ở trường, tôi nhận thấy hầu hết học sinh học giờ Thể dục một cách bắt buộc, một số học sinh nêu ý kiến “không muốn học Thể dục”. Thực tế trên dẫn đến kết quả kiểm tra kết thúc mỗi tiết học chưa đạt kết quả cao. 
Kết quả khảo sát thực tế đối với khối 4-5 của học sinh trường tiểu học Nga Trung năm học 2016- 2017 như sau:
Bảng 1:
TT
Lớp
Sĩ số
Số HS 
thích học
Tỷ lệ
Số HS 
không thích học
Tỷ lệ
1
4A
26
10
38,5 %
16
61,5 %
2
4B
23
9
39,1 %
14
60,9%
3
5A
25
11
44%
14
56 %
4
5B
24
8
33,3%
16
66,7%
Tổng
98
38
38,8%
60
61,2%
Như vậy, qua bảng 1 ta thấy học sinh không hứng thú học môn Thể dục còn rất nhiều.
Thực trạng trên đã thôi thúc tôi tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Thể dục trong Trường Tiểu học ngay tại trường mình đang công tác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 
Chúng ta đều biết Thể dục thể thao là một lĩnh vực khoa học. Không có kiến thức khoa học về thể dục thể thao, không có niềm tin mãnh liệt vào lợi ích, tác dụng kì diệu của thể dục thể thao đối với sức khỏe con người, không xây dựng cho mình một nếp sống khoa học, nếp sống hằng ngày rèn luyện thân thể đều đặn, thì sẽ không có sức khỏe tốt. Mặt khác giáo dục thể chất là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện mà không nắm bắt được tình hình sức khỏe, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, nguy hại đến sự phát triển tố chất của học sinh.
Để thực hiện chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả điều quan trọng có tính quyết định là phải có giáo viên dạy Thể dục có trình độ vững vàng, yêu thích thể dục thể thao, có sức khỏe tốt.
Giáo viên Thể dục cũng phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao chất lượng các giờ dạy, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu. Phải luôn luôn tìm tòi, phải dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không máy móc với học sinh.
Vì lẽ đó, trong những năm qua, bản thân tôi không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tự học qua nghiên cứu tài liệu BDTX, qua mạng Internet, qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, tìm hiểu kĩ tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối 4-5 nói chung.
2.3.2 Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Để đảm bảo công tác giáo dục thể chất cho học sinh được tốt đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô và của việc tập luyện của trò theo hướng:
- Mỗi năm nhà trường phải mua sắm thêm một số thiết bị dụng cụ như mua thêm cát sông để làm hố bật xa thay thế cho đất cát thường không an toàn khi tập luyện. Mua sắm trang phục thi đấu cho đội tuyển đi thi đấu cấp trường cũng như cấp huyện Mỗi năm nhà trường cùng thầy cô học sinh tự làm thêm các thiết bị dụng cụ như cờ, đào hố cát, làm sân bóng đá, kẻ sân đá cầu, học sinh tự làm cầu chinh để học môn tự chọn góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường, phục vụ cho môn học.
- Thường xuyên cải tạo và nâng cấp các sân tập.
- Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng để tập luyện khi thời tiết không thuận lợi.
Với nhu cầu về cơ sở vật chất, trong năm học 2017-2018 tôi đã mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường, được nhà trường ủng hộ và đã mua sắm bổ sung các dụng cụ thiết yếu, san nền sân thể dục đảm bảo cho việc dạy học thể dục của thầy và trò. Vì vậy kết quả được nâng lên một cách rõ rệt.
 Dụng cụ tập luyện Sân bãi
 2.3.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức tới phụ huynh về vai trò của môn thể dục đối với sự phát triển toàn diện của học sinh:
Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân dân về vai trò của giáo dục thể chất đặc biệt trong học sinh cần được các cấp quan tâm đầu tư hơn nữa. Hơn thế các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần vào cuộc, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền theo một định hướng kế hoạch cụ thể để các bậc phụ huynh và các em học sinh hiểu được sự cần thiết của môn học này để từ đó các em thấy sự cần thiết phải rèn luyện thể thao như các môn học chính khóa. Coi giáo dục thể chất cho học sinh đó là thế hệ tương lai, nguồn nhân công của đất nước là sự nghiệp của toàn xã hội. Cần sự phối hợp của các ban ngành, các cơ quan hữu quan để cùng đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược hơn.
Để phụ huynh, học sinh hiểu được vai trò của giáo dục thể chất đối với sự phát triển toàn diện cho các em, trong năm học 2017-2018, tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm lớp, tuyên truyền qua các buổi học phụ huynh về vấn đề này. Bản thân, trong các tiết thể dục, tôi tuyên truyền trực tiếp đến các em. Ngoài nội dung chương trình bắt buộc tôi thường tư vấn cho các em tham gia một số môn thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, như bơi, cầu lông, bóng bàn,.
 2.3.4.Giáo viên dạy đúng qui trình, chuẩn về kĩ thuật động tác:
Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kĩ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay.
Làm mẫu động tác phải chính xác, đẹp, đúng kĩ thuật có thế mới gây ấn tượng sâu trong trí nhớ của các em. Kết hợp cho học sinh quan sát tranh, ảnh minh họa cho động tác mẫu làm tăng sự chú ý của các em.
Khi giảng giải, phân tích kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, súc tích dễ hiểu. 
Giáo viên hướng dẫn kĩ thuật động tác
2.3.5 Tổ chức lớp học khoa học, hợp lí: 
Giáo viên cần chia lớp thành nhiều tổ nhóm học tập, cử nhóm trưởng, đội trưởng để gắn trách nhiệm của các em vào tập thể.
Sau khi đã phân tổ nhóm học tập, giáo viên sẽ hướng dẫn các em tập luyện theo nội dung từng tiết học cụ thể. Trong khi hướng dẫn các em giáo viên cần phải thay đổi hình thức, cách thức tổ chức dạy học linh hoạt, thay đổi các dạng luyện tập để tránh làm cho các em cảm thấy nhàm chán. Sau khi học sinh đã nắm bắt được nội dung cơ bản, cần phân chia cho các em về từng nhóm để tự tập luyện trong nhóm, sau đó tổ chức cho các em thi đua, trình diễn giữa các nhóm. Tổ chức thi đua giữa các nhóm chính là hình thức hoạt động tập thể, đòi hỏi các em có tinh thần tự giác luyện tập, phát huy sức mạnh đoàn kết cao, từ đó các em được lôi cuốn một cách tự nhiên vào giờ học.
Các em được tham gia, nhận xét, đánh giá các bạn trong nhóm, trong tổ, cũng như ở lớp. Từ đó xây dựng cho các em tính độc lập, tự suy nghĩ, tự tìm tòi, sáng tạo, tự giác trong tập luyện thể dục thể thao cũng như rèn luyện bản thân thông qua hoạt động nhận xét, đánh giá. Giáo viên cùng học sinh nhận xét đánh giá từng học sinh. 
Học sinh thực hành theo nhóm
2.3.6 Giáo dục niềm đam mê học tập môn học cho học sinh	
Để nâng cao ý thức tự giác của mỗi học sinh, giáo viên cần phải giảng giải cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục thường xuyên, tác dụng của thể dục buổi sáng, tác dụng của thể dục giữa giờ, tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên  ngoài những giờ học thể dục chính khóa, các em còn phải tập thể dục giữa giờ, đây là quy định của tất cả các trường, nhưng hầu hết các em chưa hiểu hết được tầm quan trọng của thể dục giữa giờ nên các em tập chiếu lệ, động tác của các em hời hợt, vừa đùa, vừa trò chuyện. Để làm cho các em có ý thức tự giác, giáo viên cần phải trò chuyện , giải thích cho các em hiểu được thể dục giữa giờ giúp cho các em được thư giãn gân cốt, thoải mái tư tưởng chống mệt mỏi đầu óc Cần kết hợp với các đoàn đội tổ chức thi đua giữa các lớp, có đánh giá xếp loại ngay sau mỗi buổi tập, làm được như thế chắc chắn học sinh sẽ tự giác luyện tập thể dục giữa giờ. 
Từ tự giác tập thể dục giữa giờ, giáo viên hướng dẫn cho các em tập thể dục buổi sáng, giảng giải cho các em hiểu rõ tác dụng của thể dục buổi sáng giúp đầu óc con người sảng khoái, chống các bệnh về tim mạch, chống được bệnh béo phì  để các em có ý thức tự luyện tập cho bản thân mình.
Không chỉ giảng giải bằng lý thuyết không mà giáo viên cần sưu tầm những mẫu chuyện về gương bền bỉ luyện tập của các trường thể thao, các vận động viên điền kinh tiêu biểu như Vũ Thị Hương, bóng bàn có Đoàn Kiến Quốc, thể dục dục cụ như Phan Thị Hà Thanh, Bắn súng như Trần Quốc Cường, Cờ vua như Lê Quang Liêm; các cầu thủ bóng đá nổi tiếng trong nước vừa tham gia giải bóng đá U23 châu Á vừa qua như Nguyễn Công Phượng, Lương Xuân Trường, Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Phan Văn Đức của đội tuyển U23 Việt Nam,và trên thế giới như Rô-nan- đô, Béc- khăm, Mét- xi. để khuyến khích tinh thần luyện tập của học sinh và bồi dưỡng niềm say mê trong từng học sinh, chắp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa hơn, góp phần đưa nền thể thao của nước nhà từng bước đi lên vững chắc, bước lên đỉnh cao của chiến thắng vinh quang. 
2.3.7 Sử dụng các trò chơi phù hợp với nội dung:
Đối với học sinh Tiểu học “học mà chơi – chơi mà học” đó là cách học mà các em cảm thấy thoải mái nhất yêu thích môn học hơn. Do đó ngoài các trò chơi trong chương trình học tôi còn sưu tầm thêm các trò chơi dân gian, trò chơi của địa 
Chú ý khai thác các trò chơi dân gian, có nhiều trò chơi dân gian cổ truyền nhưng học sinh rất ưa thích Trò chơi: “Rồng rồng- lên mây”; “Ô ăn quan”,“Trốn tìm”, “ Trồng nụ, trồng hoa ...phù hợp với nội dung của bài học để hư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giang_day_nham_nang_cao_hieu_qua_gio_d.doc