SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học nội dung thể dục nhịp điệu (TDNĐ) lớp 10 THPT

SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học nội dung thể dục nhịp điệu (TDNĐ) lớp 10 THPT

Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước đến nay đều rất quan tâm, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên. Bác viết: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Để thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta không ngừng tạo ra những điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi để biến học thuyết phát triển con người toàn diện thành hiện thực.

 Giáo dục thể chất nói chung và thể dục nhịp điệu(TDNĐ) nói riêng, là một bộ phận khăng khít của giáo dục toàn diện. Thể dục nhịp điệu(TDNĐ) không chỉ giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện về mặt thể chất, mà còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Giữa các mặt giáo dục bao giờ cũng mối quan hệ biện chứng. chúng tác động, hạn chế hoặc thúc đẩy lẫn nhau. Quá trình phát triển thể dục nhịp điệu(TDNĐ) luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội, đặc biệt con người đang đứng trước hiểm hoạ bị ô nhiễm môi trường, các máy móc hiện đại đang dần thay đổi cho những lao động chân tay, do đó đòi hỏi con người nói chung và tầng lớp thanh thiếu niên nói riêng phải ý thức về tầm quan trọng của rèn luyện thể lực, và luyện tập theo một hệ thống nguyên tắc phù hợp với từng đối tựợng, để nâng cao năng lực việc làm. Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp thể dục thể thao nói chung và thể dục nhịp điệu(TDNĐ) nói riêng, nó được tiến hành phù hợp với đặc điểm về giải phẫu, tâm sinh lý, giới tính của học sinh và các yêu cầu khác.

 

doc 14 trang thuychi01 14891
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học nội dung thể dục nhịp điệu (TDNĐ) lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước đến nay đều rất quan tâm, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên. Bác viết: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”... Để thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta không ngừng tạo ra những điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi để biến học thuyết phát triển con người toàn diện thành hiện thực. 
 Giáo dục thể chất nói chung và thể dục nhịp điệu(TDNĐ) nói riêng, là một bộ phận khăng khít của giáo dục toàn diện. Thể dục nhịp điệu(TDNĐ) không chỉ giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện về mặt thể chất, mà còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Giữa các mặt giáo dục bao giờ cũng mối quan hệ biện chứng. chúng tác động, hạn chế hoặc thúc đẩy lẫn nhau. Quá trình phát triển thể dục nhịp điệu(TDNĐ) luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội, đặc biệt con người đang đứng trước hiểm hoạ bị ô nhiễm môi trường, các máy móc hiện đại đang dần thay đổi cho những lao động chân tay, do đó đòi hỏi con người nói chung và tầng lớp thanh thiếu niên nói riêng phải ý thức về tầm quan trọng của rèn luyện thể lực, và luyện tập theo một hệ thống nguyên tắc phù hợp với từng đối tựợng, để nâng cao năng lực việc làm. Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp thể dục thể thao nói chung và thể dục nhịp điệu(TDNĐ) nói riêng, nó được tiến hành phù hợp với đặc điểm về giải phẫu, tâm sinh lý, giới tính của học sinh và các yêu cầu khác.
	Giáo dục nhịp điệu thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể đang trưởng thành, giữ gìn và hình thành các tư thế ngay ngắn, phát triển hệ thống tim mạch và hô hấp, cơ, xương, tăng cường quá trình trao đổi chất củng cố rèn luyện hệ thần kinh phát triển hợp lý các phẩm chất vận động, nâng cao năng lực làm việc (trí óc và thể lực). Trang bị cho học sinh những tri thức, kĩ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác của cuộc sống. Củng cố tri thức và rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh luyện tập, phát triển hứng thú và nhu cầu rèn luyện thân thể cường tráng, hình thành thói quen tự luyện tập. Thể dục nhịp điệu(TDNĐ) còn góp phần tích cực vào việc hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mỹ, chuẩn bị thể lực cho thanh thiếu niên đi vào cuộc sống lao động sản xuất.
	Thể dục nhịp điệu(TDNĐ) trong trường THPT là một nội dung giáo dục tiến bộ, là một nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của giáo dục thể chất. Thể dục nhịp điệu(TDNĐ) còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và động tác mạnh mẽ đến các mặt giáo dục khác như giáo dục đạo đức, trí tuệ, lao động, thẩm mĩ. Giảng dạy và học tập môn thể dục nhịp điệu(TDNĐ) trong nhà trường THPT, là một nội dung quan trọng trong chương trình học thể dục lớp 10, đóng góp và sự phát triển thể lực chung, phát triển các tố chất về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ linh hoạt uốn dẻo và độ khéo léo. Giờ học thể dục nhịp điệu(TDNĐ) là chương trình quy định của nhà nước nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Do đó nghiên cứu thực trạng và tìm ra phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của môn học là vấn đề cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí óc học sinh nói chung và học sinh trường THPT Đặng Thai Mai nói riêng. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học nội dung thể dục nhịp điệu(TDNĐ) lớp 10 THPT ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu . 
Nêu được những bất cập khi học nội dung thể dục nhịp điệu(TDNĐ) lớp 10 tại trường THPT.
Mục đích của tôi đó là đem kinh nghiệm trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục nói chung và thể dục nhịp điệu(TDNĐ) nói riêng tại trường THPT. 
Nêu được những khó khăn bất cập trong giảng dạy và nâng cao chất lượng môn thể dục trong chương trình Thể dục THPT. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10A4; lớp 10A5 năm học 2018 – 2019 trường THPT Đặng Thai Mai.
+ Lớp 10A4 với 43 học sinh là lớp đối chứng.
+ Lớp 10A5 với 40 học sinh là lớp thực nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ thuật
Phương pháp tính toán và xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Thể dục nhịp điệu(TDNĐ) còn gọi là Aerobic, là tập hợp nhiều bài tập vận động, với các chuyển động của cơ thể, các bước chân theo nhịp đếm, theo điệu nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Aerobic là thể dục với cường độ trung bình trong một thời gian dài, có liên quan đến quá trình huy động và sử dụng oxi trong quá trình trao đổi năng lượng của cơ bắp.
Thể dục nhịp điệu(TDNĐ) - Aerobic là loại hình thể dục mới, nhưng đã được hưởng ứng sôi nổi, và đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa ở trường THPT.
Giảng dạy thể dục nhịp điệu giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Thuyết trình, trực quan, chia nhóm...trong đó phương pháp thuyết trình và trực quan đóng vai trò quyết định, giáo viên là người giúp đỡ, điều khiển và sửa sai cho học sinh khi cần thiết.
Để giảng dạy tốt môn thể dục nhịp điệu(TDNĐ), người giáo viên phải thực hiện tốt các động tác mẫu một cách chính xác, đúng trình tự, luôn gắn bó và hướng tới người học, khi lên lớp phải gây được sự hưng phấn cho học sinh ham thích tập luyện và rèn luyện sức khỏe.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Những khó khăn khi giảng dạy môn thể dục nhịp điệu(TDNĐ) tại trường THPT Đặng Thai Mai.
Học sinh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của người học, ý thức tổ chức kỹ luật chưa cao, chưa ý thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học với sự phát triển của trí tuệ cho bản thân, coi môn học là môn phụ, do đó luyện tập với tinh thần chưa cao, thực hiện chưa tốt các yêu cầu của giáo viên, có tính chất đối phó.
Nhà trường có sân tập thể dục nhưng rất nắng và nóng, vì đa số cây xanh đều mới trồng, chưa có bóng mát, mặt sân là đất cát nên về mùa nắng nhiều bụi làm học sinh dễ bị viêm xoang.
Thể dục nhịp điệu là nội dung học hoàn toàn mới và có độ khó cao so với các môn học khác, động tác nhịp nhàng, khéo léo, thể hiện nữ tính, không thích hợp với học sinh nam, nên các em thường né tránh, mất tập trung đối với môn học, đa số các em không thể tiếp thu trong môn học. 
2.2.2. Thực trạng giảng dạy nội dung thể dục nhịp điệu hiện nay tại trường THPT.
Đối với môn Thể dục nhịp điệu, để có một tiết học đạt hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Từ đó giúp các em tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, mặc dù không ghi lí thuyết nhưng thực hiện các động tác một cách chính xác, hoàn hảo nhằm đảm bảo tốt chất lượng môn học.
Qua quá trình khảo sát, điều tra thực tế tại trường THPT Đặng Thai Mai tôi nhận thấy thực trạng giảng dạy nội dung thể dục nhịp điệu lớp 10 THPT vẫn còn những bất cập cụ thể như sau:
* Về phía giáo viên: Đầu tư cho giảng dạy nội dung thể dục nhịp điệu còn hạn chế. Các giáo viên giảng dạy nội dung thể dục nhịp điệu đều là giáo viên nam dẫn tới khi giảng dạy thể dục nhịp điệu ở các động tác khó vẫn còn thiếu sự uyển chuyển cần thiết; các tiết học chủ yếu là học thực hành ngoài sân thể dục nên chưa đưa được những hình ảnh, video minh họa thực tế cho học sinh có mô hình trực quan tham khảo, luyện tập.
* Về phía học sinh:
+ Nhận thức của học sinh khi tham gia học thể dục nhịp điệu còn mơ hồ, chưa hiểu rõ được ý nghĩa, tác dụng của việc học nội dung thể dục nhịp điệu đối với bản thân.
+ Học sinh ngại học các giờ thể dục nhịp điệu, còn rụt rè, e thẹn đặc biệt là những động tác mềm dẻo, khéo léo.
+ Mức độ tiếp thu các động tác chậm, đặc biệt qua tiết học các em không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, tập luyện một cách đối phó.
Cụ thể tôi đã thống kê kết quả nội dung giảng dạy thể dục nhịp điệu của toàn khối 10 với 10 lớp trong 2 năm học 2016- 2017 và năm học 2017 – 2018.
Năm học
Tổng số
học sinh
Xếp loại Đạt
Xếp loại chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
2016 - 2017
382
276
72%
106
28%
2017 - 2018
412
265
64.3
147
35.7
Căn cứ vào số liệu trên tôi nhận thấy rằng kết thúc học thể dục nhịp điệu khi kiểm tra số lượng học sinh Đạt tỷ lệ không cao. Từ đó tôi trăn trở và vận dụng các giải pháp và thực nghiệm .
2.2.3. Chọn đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh hai lớp: Lớp 10A4 và lớp 10A5 của trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2018 – 2019.
+ Lớp 10A4 với 43 học sinh là lớp đối chứng.
+ Lớp 10A5 với 40 học sinh là lớp thực nghiệm.
2.3. Các giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng day học môn thể dục nhịp điệu cho học sinh lớp 10 THPT.
2.3.1. Khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 -2019.
Khảo sát chất lượng học sinh hai lớp: Lớp 10A4 và lớp 10A5 của trường THPT Đặng Thai Mai về:
* Nhận thức của học sinh về TDNĐ thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
- Tập luyện TDNĐ em thấy có tác dụng gì cho bản thân?
- Thường ngày em đã luyện tập TDNĐ như thế nào? em có thích học môn TDNĐ không?
Kết quả kiểm tra của học sinh hai lớp 10A4 và 10A5 như sau:
* Trong tổng số 43 học sinh của lớp 10A4
Trong đó có: 13 học sinh = 30 % thấy được luyện tập TDNĐ đã làm cho em khoẻ hơn, ăn ngon ngủ tốt và cơ thể phát triển
30 học sinh = 70% trả lời không rõ ràng và cho rằng luyện tập TDNĐ không có tác dụng gì với cơ thể. Qua tìm hiểu được biết số học sinh này ít quan tâm đến thể dục nhịp điệu, ý thức học giờ thể dục nhịp điệu chưa tốt, rất ít hoặc không tham gia, cho rằng nghỉ ngơi thấy khoẻ hơn.
Trong số 13 em nói trên, có 3 em đã biết thường xuyên tập thể dục nhịp điệu... vào các buổi chiều và các ngày nghỉ. Đặc biệt chú ý là có tới 26 em học sinh đã trả lời là không thích học môn thể dục nhịp điệu, đây là một số học sinh nam đã lớn, học sinh cá biệt và một số học sinh coi thể dục là môn phụ chỉ chú trọng các môn văn hoá.
* Trong tổng số 40 học sinh của lớp 10A5
Trong đó có: 10 học sinh = 25% thấy được luyện tập TDNĐ đã làm cho em khoẻ hơn, ăn ngon ngủ tốt và cơ thể phát triển.
Số còn lại 30 học sinh = 75% trả lời không rõ ràng và cho rằng luyện tập TDNĐ không có tác dụng gì với cơ thể. Qua tìm hiểu được biết số học sinh này ít quan tâm đến thể dục nhịp điệu, ý thức học giờ thể dục nhịp điệu chưa tốt, rất ít hoặc không tham gia, cho rằng nghỉ ngơi thấy khoẻ hơn.
Trong số 10 em nói trên có 2 em đã biết thường xuyên tập thể dục nhịp điệu... vào các buổi chiều và các ngày nghỉ. Đặc biệt chú ý là có 28 em học sinh đã trả lời là không thích học môn thể dục nhịp điệu, đây là một số học sinh nam đã lớn, học sinh cá biệt và một số học sinh coi thể dục là môn phụ chỉ chú trọng các môn văn hoá
* Kết quả thu được sau khảo sát chất lượng của học sinh hai lớp cụ thể như sau:
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu kém
10A4
43
3
10
20
9
7%
24%
46,5%
21,5%
10A5
40
2
8
19
11
5%
20%
47,5%
27.5%
2.3.2. Nâng cao nhận thức và hứng thú học môn thể dục nhịp điệu
Đứng trước thực trạng đó công việc quan trọng đầu tiên là giáo viên cần phải giảng dạy cho học sinh hiểu rõ và nắm vững được lợi ích tác dụng của việc tập luyện thể dục nhịp điệu đó là:
* Lợi ích góp phần hình thành nhân cách học sinh.
Cái quý nhất của mỗi con người là sức khoẻ và trí tuệ. Có sức khoẻ tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển tốt hơn và ngược lại. Thể dục nhịp điệu giúp cho học sinh được sức khoẻ tốt từ đó học tập các môn văn hoá và tham gia các hoạt động ở trường đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để các em trở thành con người có ích cho xã hội.
Khi tham gia các hoạt động Thể dục nhịp điệu đòi hỏi các em học sinh phải có ý thức kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà trung thực chính là góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh
Luyện tập Thể dục nhịp điệu thường xuyên, có kế hoạch giúp các em có một nền nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học.
Tập luyện Thể dục nhịp điệu thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ thể phát triển, thể hiện ở sức mạnh, sức bền, sự đàn hồi và độ linh hoạt của cơ tăng lên.
Tập luyện Thể dục nhịp điệu làm cho cơ xương phát triển tạo vẻ đẹp và dáng đi khoẻ mạnh của con người.
Tập luyện Thể dục nhịp điệu làm cho tim khoẻ lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được nhanh hơn, nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon ngủ tốt.
2.3.3. Nâng cao chất lượng giờ học thực hành.
* Công tác chuẩn bị của giáo viên.
Công tác chuẩn bị rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của giờ học đó. Do đó người giáo viên phải chuẩn bị tốt các bước sau:
Giáo viên phải chuẩn bị thật tốt giáo án trước khi lên lớp, và tranh vẽ toàn bộ bài thể dục nhịp điệu để minh họa giảng dạy. Giáo án phải soạn tương đối cụ thể, tỉ mỉ, có nhiệm vụ yêu cầu và sắp xếp nội dung, các bước tiến hành, số lượng vận động (số lượng động tác, số lần tập, cường độ thời gian) mỗi nội dung phải có biện pháp tổ chức, tiến hành cụ thể được ghi đầy đủ trong giáo án. Giáo án phải được chuẩn bị trước 3 đến 5 ngày để giáo viên học thuộc, xem lại để sửa đổi và điều chỉnh cho thích hợp với tình hình hiện tại của lớp học.
Chuẩn bị dụng cụ sân bãi, vệ sinh sân tập, tranh ảnh minh họatrang phục tập luyện đúng quy định
* Thực hiện giờ dạy thể dục nhịp điệu.
Sau khi đã chuẩn bị tốt về giáo án, sân bãi dụng cụ, giáo viên vận dụng tốt giáo án và giờ dạy. Để giờ dạy đạt kết quả cao người giáo viên cần thực hiện tốt các bước sau:
Xây dựng khái niệm chính xác, kết hợp cho xem tranh ảnh, để học sinh có khái niệm chung tương đối đúng đắn và chính xác của động tác.
Xây dựng khái niệm chính xác, kết hợp cho xem tranh ảnh, để học sinh có khái niệm chung tương đối đúng đắn và chính xác của động tác.
Hình 1
Nội dung chính của bài học là giáo viên phải thị phạm lại động tác và phân tích giảng giải kĩ thuật cho học sinh hiểu.
Nội dung chính của bài học là giáo viên phải thị phạm lại động tác và phân tích giảng giải kĩ thuật cho học sinh hiểu.
Khi thị phạm động tác phải thực hiện nhiều lần ở nhiều góc độ khác nhau và thị phạm rõ những động tác lẻ, từ động tác dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh hiểu rõ nội dung bài học. 
Hình 2
Giáo viên cần phải chọn vị trí thích hợp để thực hiện thị phạm động tác hợp lý mới phát huy được kết quả động tác làm mẫu của mình. 
 	Động tác thị phạm làm mẫu phải chính xác, đẹp mắt, chất lượng động tác thị phạm càng cao càng gây sự phấn khởi và lòng ham muốn học tập của học sinh. Giáo viên cần phải chọn vị trí thích hợp, để thực hiện động tác thị phạm hợp lý mới phát huy được kết quả động tác làm mẫu của mình. Chú ý kết hợp chặt chẽ giữa giảng giải và thị phạm làm mẫu, giảng giải sẽ phân tích rõ được kĩ thuật, mối quan hệ động tác, nâng cao kiến thức cho học sinh, làm mẫu để minh họa sinh động phần lý luận, hình dung cụ thể kĩ thuật động tác.
Giảng giải động tác cần phải chính xác, khoa học, lời nói rõ ràng, thiết thực, để hình thành những khái niệm đúng dắn cho học sinh. Giảng giải sinh động, hấp dẫn, có tranh ảnh minh họa, dùng ngôn ngữ chuyên môn chính xác kết hợp chặt chẽ với động tác làm mẫu để minh họa lời nói sẽ nâng cao tính khoa học bộ môn, cộng thêm thái độ nhiệt tình, có trách nhiệm của giáo viên trong lúc giảng giải sẽ có tác dụng cảm hóa, động viên học sinh học tập tích cực.
Vận dụng tốt phương pháp giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ bài học. Theo tôi thông thường khi dạy động tác mới, động tác khó, dùng phương pháp phân đoạn, xé lẻ động tác ra nhiều phần học sinh sẽ dễ tiếp thu hơn. Phương pháp phân đoạn là phương pháp phân chia động tác thành nhiều giai đoạn, giảng dạy nhiều lần từng giai đoạn theo một trình tự nhất định, cho đến hết.
+ Ví dụ: Khi giảng dạy động tác thực hiện chậm từng nhịp cùng chiều và ngược chiều, sau đó mới tăng dần tốc độ. Đối với động tác khó nên dạy động tác chân trước rồi mới dạy động tác tay, cuối cùng phối dạy hợp động tác chân - tay, dạy sao cho học sinh nắm vững động tác trước mới dạy động tác tiếp theo.
Hình 3
- Phương pháp phân chia động tác phức tạp ra nhiều động tác đơn giản, cho học sinh bắt đầu luyện tập những động tác đơn giản trước, sau đó mới tập những động tác khó phức tạp hơn, sẽ giảm bớt độ khó của động tác, học những khâu chủ yếu, tạo điều kiện cho học sinh luyện tập nhiều động tác cơ bản, sẽ có tác dụng tạo điều kiện tốt giúp học sinh hoàn thành tốt động tác hoàn chỉnh.
- Khi giảng dạy phải chú ý đảm bảo khối lượng vận động chính xác, thích hợp lứa tuổi, giới tính, tố chất cơ thể, trình độ vận động để học sinh có thể học tập, tiếp thu nâng cao kĩ thuật động tác nhanh chóng, phát triển tố chất , nâng cao sức khỏe. Nếu khối lượng vận động thấp quá sẽ ít tác dụng đến cơ thể, ngược lại lượng vận động cao quá sẽ gây tác hại đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh.
- Nếu cần phải tăng khối lượng vận động trong quá trình giảng dạy phải tùy thuộc vào đối tượng, trình độ vận động và tình hình cụ thể, chỉ tăng khối lượng vận động trên cơ sở cơ thể đã thích ứng với khối lượng vận động hiện tại, dần dần tăng thêm khối lượng, làm cho cơ thể thích ứng với khối lượng vận động mới ở mức độ cao hơn. Trong khi tăng khối lượng vận động giáo viên phải theo dõi quan sát phản ứng cơ thể của học sinh, nắm vững quy luật hồi phục mà bố trí, điều chỉnh khối lượng vận động cho thích hợp.
- Trong quá trình tập luyện học sinh có thể mắc một số động tác sai, giáo viện phải luôn chú ý ngăn ngừa những sai lầm, phải có biện pháp sửa sai động tác, để học sinh nắm được kĩ thuật chính xác, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Hình 4
- Phát hiện kịp thời, tìm được nguyên nhân động tác sai, mới có thể giúp học sinh sửa sai nhanh chóng, phải chú ý theo dõi sửa sai cho từng học sinh, sửa sai dù là cái sai nhỏ nhất ngay sau khi học sinh thực hiện động tác. 
Hình 5
Phương pháp sửa sai thường là giảng giải, làm mẫu lại động tác để học sinh nắm được yếu lĩnh động tác.
- Dùng hình thức trò chơi và thi đấu để luyện tập sẽ tránh cho các em không có sự nhàm chán, gây hào hứng, sôi nổi, động viên được tinh thần tích cực, hăng say luyện tập của học sinh. Nội dung trò chơi phải thật thích hợp, liên quan đến nội dung bài học, nếu không trò chơi sẽ không phát huy được tác dụng của nó, ngược lại sẽ làm loãng mất nội dung tập. Dưới hình thức trò chơi làm cho học sinh phấn khởi, quên đi sự mệt nhọc, dùng trò chơi để tăng thêm lượng vận động, nhưng phải tổ chức lớp thật khoa học, giảng giải quy tắc chơi ngắn gọn, dành nhiều thời gian để tập luyện kĩ thuật.
- Để đạt được yêu cầu giờ dạy giáo viên phải có biện pháp tổ chức giờ dạy phù hợp. Phương pháp tổ chức lớp tốt nhất theo tôi là việc chia tổ để tập luyện, vì nó sẽ tận dụng tối đa điều kiện sân bãi hiện có, đảm bảo tập đủ cường độ để nâng cao kĩ thuật, thể lực, kĩ năng và tố chất vận động. Khi chia tổ giảng dạy giáo viên phải tổ chức triển khai biến đổi đội hình hợp lý, giúp giáo viên có thể đi sát chỉ đạo dễ dàng và chú ý theo dõi quản lý trật tự, kỉ luật lớp học.
2.3.4. Các nhiệm vụ khác.
 Để kích thích tính tự giác và tích cực luyện tập của học sinh. Giáo viên cho 
các tổ thi đấu với nhau sau đó nhận xét, đánh giá có khen thưởng hợp lý để khuyến khích học sinh luyện tập từ đó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_noi_dun.doc