Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10

Sinh học là một môn khoa học tự nhiên mang tính ứng dụng cao. Lượng kiến thức của môn học rất rộng, tuy nhiên không quá khó. Nếu học sinh thực sự quan tâm , yêu thích thì bộ môn này sẽ trở nên dễ dàng tiếp thu và rất có ý nghĩa thực tiễn.

 Đa số học sinh có học lực trung bình, động cơ học tập không rõ ràng, việc học mang tính đối phó, học xong không biết để làm gì, vì thế giáo viên rất vất vả trong quá trình giảng dạy.

 Hiện nay việc học còn mang nặng tính lí thuyết, có thể học sinh giỏi trong vấn đề học thuộc nhưng khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế lại rất kém.

 Vì vậy, trong năm học tôi đã triển khai dạy học có kết hợp giải thích cơ sở của nhiều hiện tượng mà các em gặp trong thực tế đời sống, từ đó tổng hợp lại thành đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10”.

 

doc 10 trang thuychi01 5621
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 10
Người thực hiện: Hà Thị Ban
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU1
1.1 Lí do chọn đề tài1
1.2. Mục đích của đề tài..........................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........1
1.4 Phương pháp nghiên cứu......1
2. NỘI DUNG1
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài............1
2.2. Thực trạng của việc giảng dạy vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở trường THPT Mường Lát..2
2.3. Giải pháp thực hiện.2
2.3.1 Đặt câu hỏi, ví dụ liên quan đến thực tế và giải thích.2
2.3.2 Làm bài tập vận dụng3
2.3.3. Tiến hành thí nghiệm – thực hành..3
2.3.4. Quan sát thực tế và tham quan thiên nhiên..4
2.3.5. Xây dựng bài tập tình huống4
2.3.6. Lồng ghép giáo dục giới tính, sức khỏe vào chương trình học5
2.3.7. Đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra khảo sát..6
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.6
3.1. Kết luận6
3.2. Kiến nghị.7
TÀI LIỆU THAM KHẢO7
PHỤ LỤC.......8
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU2
1.1 Lí do chọn đề tài2
1.2. Mục đích của đề tài......................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......2
1.4 Phương pháp nghiên cứu...2
2. NỘI DUNG.2
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.........2
2.2. Thực trạng của việc giảng dạy vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở trường THPT Mường Lát3
2.3. Giải pháp thực hiện..3
2.3.1 Đặt câu hỏi, ví dụ liên quan đến thực tế và giải thích..3
2.3.2 Làm bài tập vận dụng..4
2.3.3. Tiến hành thí nghiệm – thực hành4
2.3.4. Quan sát thực tế và tham quan thiên nhiên5
2.3.5. Xây dựng bài tập tình huống.5
2.3.6. Lồng ghép giáo dục giới tính, sức khỏe vào chương trình học.5
2.3.7. Đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra khảo sát7
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..7
3.1. Kết luận.7
3.2. Kiến nghị..7
TÀI LIỆU THAM KHẢO.8
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
	Sinh học là một môn khoa học tự nhiên mang tính ứng dụng cao. Lượng kiến thức của môn học rất rộng, tuy nhiên không quá khó. Nếu học sinh thực sự quan tâm , yêu thích thì bộ môn này sẽ trở nên dễ dàng tiếp thu và rất có ý nghĩa thực tiễn.
 	Đa số học sinh có học lực trung bình, động cơ học tập không rõ ràng, việc học mang tính đối phó, học xong không biết để làm gì, vì thế giáo viên rất vất vả trong quá trình giảng dạy.
	Hiện nay việc học còn mang nặng tính lí thuyết, có thể học sinh giỏi trong vấn đề học thuộc nhưng khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế lại rất kém.
	Vì vậy, trong năm học tôi đã triển khai dạy học có kết hợp giải thích cơ sở của nhiều hiện tượng mà các em gặp trong thực tế đời sống, từ đó tổng hợp lại thành đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10”. 
1.2. Mục đích của đề tài
Giúp học sinh học tốt môn sinh học 10, từ đó biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để giải thích các hiện tượng, nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu là các bài học trong chương trình sinh học cơ bản lớp 10.
	Đối tượng nhận thức là học sinh khối lớp 10 gồm các lớp 10A, 10B, 10C, 10D, 10E, 10G trường THPT Mường Lát.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
	Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả có sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hành, khảo sát chất lượng để rút ra được mức độ hiệu quả của phương pháp sử dụng trong đề tài.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng đều có giá trị và ý nghĩa thực tiễn rất cao. Nếu biết vận dụng linh hoạt giữa lí luận và thực tiễn thì chúng ta sẽ thấy môn học rất thú vị và bổ ích.
	Tuy vậy, đa số học sinh trong quá trình học có tư tưởng học cho qua, học để lấy điểm mà không hề nhận ra giá trị thực tế của mỗi môn học. Điều này một phần do chính giáo viên bộ môn không hoặc ít quan tâm đến vấn đề này, chủ yếu dạy đầy đủ kiến thức là được nên các em có khi học rất giỏi nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế hay xử lí một tình huống liên quan hoặc vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất.
	Bên cạnh các kĩ năng dạy học khác , việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì thực tiễn luôn đặt ra những câu hỏi, những tình huống cần giải quyết, hơn nữa là viêc ứng dụng khoa học trong hoạt động sản xuất.
2.2. Thực trạng của việc giảng dạy vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở trường THPT Mường Lát.
	Học sinh THPT Mường Lát có chất lượng tương đối thấp, để dạy cho các em có thể nhớ được kiến thức lí thuyết đã rất khó, việc vận dụng lại càng khó khăn hơn.
	Cơ sở vật chất về thực hành thí nghiệm đang còn thiếu thốn, môi trương thực địa còn hạn chế nên học sinh chưa được thực nghiệm nhiều.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1 Đặt câu hỏi, ví dụ liên quan đến thực tế và giải thích.
	Trong đời sống chúng ta có thực hiện rất nhiều quy trình sinh học, thấy nhiều hiện tượng sinh học nhưng đa số các em không giải thích được cơ sở khoa học của các quy trình đó. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần đưa nhiều câu hỏi liên quan và giải thích, như vậy học sinh sẽ hiểu được tận cùng các vấn đề và khắc sâu kiến thức.
Ví dụ: 
Trong bài 17: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân (sinh học 10 cơ bản)có thể đặt câu hỏi như sau
	- Giải thích hiện tượng trẻ đồng sinh cùng trứng lại giống nhau?
	Vì trong lần phân chia đầu tiên hợp tử phân chia thành 2 hợp tử, như vậy 2 hợp tử này có vật chất di truyền giống nhau. Vật chất di truyền quy định mọi đặc điểm của cơ thể nên 2 anh em sinh đôi cùng trứng có các đặc điểm giống nhau về hình thái, giới tính, tính cách
	Trong bài 11: vận chuyển các chất qua màng sinh chất (sinh học 10 cơ bản)
	- Tại sao cần phải ngâm rau sống trong nước muối loãng? Nếu ngâm muối quá đặc sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
	Rau sống có chứa nhiều vi khuẩn.Trong nước muối có nồng độ cao hơn trong tế bào. Như vậy nước trong tế bào vi khuẩn sẽ vận chuyển ra ngoài, tế bào vi khuẩn bị mất nước sẽ không thể phân chia hoặc bị chết. Bàng cách này có thể loại bớt vi khuẩn ra khỏi rau. 
	Trong bài 26: các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật (sinh học 10 cơ bản):
	- Tại sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm khuẩn?
	Vi khuẩn sinh trưởng tốt trong điều kiện độ ẩm cao, vì thế thức ăn chứa nhiều nước là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn hoạt động. Vì thế có thể bảo quản một số sản phẩm bằng cách làm khô.
2.3.2 Làm bài tập vận dụng
	Sinh học THPT có một số đơn vị kiến thức liên quan đến tính toán số học như phần nguyên phân – giảm phân, Sinh trưởng của vi sinh vật. Tăng cường cho học sinh giải bài tập giúp học sinh hình thành kĩ năng tính toán, nhận biết các dạng bài tập 
Ví dụ:
Bài tập 1: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
Cách giải
a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:
2n(2x - 1)10 = 2480 và 2n2x10 = 2560 → n = 8 (ruồi giấm)
2n.2x.10 = 2560 → x = 5
b. Số tế bào con sinh ra: 320
Số giao tử tham gia thụ tinh: 128/10 . 100 = 1280
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: 1280/320 = 4 suy ra là con đực
Bài tập 2: Môt loài vi khuẩn có thời gian thế hệ là 20 phút. Tiến hành nuôi cấy 1000 tế bào trong thời gian 3 giờ. Tính số lương tế bào được sinh ra?
Cách giải
Vì thời gian thế hệ là 20 phút nên trong 3 giờ sẽ phân chia được 9 lần.
ADCT: N = N0 . 2n = 1000. 29 = 512000 (tế bào) 
2.3.3. Tiến hành thí nghiệm – thực hành
	Khi có kĩ năng làm thí nghiệm thực hành, HS sẽ được cụ thể hóa kiến thức vừa học, có được kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh kết quả thí nghiệmđồng thời rút ra được kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế. Các thí nghiệm thực hành có thể được bố trí để mở bài hoặc sử dụng để minh họa cho các phần kiến thức hoặc trong các bài thực hành.
Ví dụ:
	Trong bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (sinh học 10 cơ bản) có thể cho học sinh làm thí nghiệm muối dưa chua.
Bước 1: Chọn và làm sạch nguyên liệu, dụng cụ. Mục đích là loại bó các tạp chất có hại như đất, sâu bệnh, vi sinh vật.
Bước 2: Phơi cho rau hơi héo để làm bớt hàm lượng nước trong rau.
Bước 3: Cho vào bình, thêm muối, đường. Bước này là tạo môi trường cho vi khuẩn lăctic phát triển, khi vi khuẩn này phát triển tạo ra axit chua kìm hãm các loại vi sinh vật có hại khác.
Bước 4: Đậy kín. Vi khuẩn lên men dưa chua phát triển trong điều kiện kị khí nên cần đậy kín.
2.3.4. Quan sát thực tế và tham quan thiên nhiên
Thực địa giúp học sinh cụ thể hóa bài học, khắc sâu kiến thức, tạo hứng thú học tập.
	Nếu có điều kiện nên tổ chức cho học sinh tham quan một số mô hình sản xuất như nhà máy sản xuất sữa chua, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu sinh học.
2.3.5. Xây dựng bài tập tình huống
	Trong cuộc sống các em gặp rất nhiều tình huống xảy ra nhưng lại không biết cách xử lí hoặc xử lí tình huống chậm. Nếu nắm được kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng thì sẽ dễ dàng xử lí hơn.
Ví dụ:
Khi học về bệnh truyền nhiễm có thể đặt tình huống: Khi bị chó cắn thì nên xử lí như thế nào?
Cho cắn có thể do chó bị dại hoặc do chó hung dữ. Nếu chó bị dại thì trong nước bọt của chó có chứa virut bệnh dại, sẽ lây sang người qua vết thương. Cho thường bị chết trong vòng một tuần sau đó. Trong trường hợp này người bệnh cần phải tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Nếu không tiêm phòng thì sau khoảng 1 tháng thì người sẽ phát bệnh dại và tử vong.
Khi học về miễn dịch đặc hiệu có thể đặt tình huống: Trẻ em đi tiêm phòng thường bị sốt, tại sao? Cách xử lí?
Tiêm văcxin thực ra là đưa một lượng virut đã được làm suy yếu vào cơ thể, mục đích là để cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại các virut đó. Vì thế khi tiêm phòng sẽ có hiện tượng sốt, đó chính là cơ thể đang hoạt động chống lại virut. Có thể hạ sốt bằng cách sử dụng khăn chườm trán, lau người, dùng thuốc hạ sốt. Nếu sốt quá cao ,có hiện tượng co giật hoặc đuối sức cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lí.
2.3.6. Lồng ghép giáo dục giới tính, sức khỏe vào chương trình học
Kiến thức về giải phẫu sinh lí người học sinh đã được tìm hiểu ở lớp 8 nhưng thực tế là nhiều học sinh vẫn chưa hiểu hết về cơ thể, về sức khỏe, cách vệ sinh, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Chính vì thế giáo viên cần thường xuyên lồng ghép các kiến thức đó vào môn học.
Ví dụ:
	Khi học về bệnh truyền nhiễm do virut, giáo viên nêu ra một số bệnh truyền nhiễm, tác nhân và con đường lây bệnhđể các em biết cách mà phòng tránh.
	Bệnh đường hô hấp: 90% các bệnh đường hô hấp là do virut như cúm, viêm phổi, viêm phế quản.
	Bệnh đường tiêu hóa: viêm gan, quai bị, tiêu chảyvirut xâm nhập qua đường tiêu hóa vào máu rồi theo phân ra ngoài.
	Bệnh lây qua đường tình dục: HIV, viêm gan B, mụn cơm sinh dục
	Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut, ta căn cứ vào con đường lây nhiễm để phòng bệnh, tiêm văcxin nếu có, đồng thời vệ sinh cơ thể, ăn uống hợp lí để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
	Khi học về HIV/AIDS, giáo viên nêu cơ chế gây bệnh, các con đường lây nhiễm, các giai đoạn phát triển bệnh, từ đó rút ra cách phòng tránh.
	Cơ chế gây bệnh: HIV lây nhiễm vào các tế bào hệ miễn dịch là tế bào limpho T và đại thực bào, phá hủy các tế bào này. Cơ thể mất khả năng miễm dịch sẽ bị mắc các bệnh cơ hội như cúm, tiêu chảy, lở loét, ho laovà tử vong do các bệnh đó.
	Các con đường lây nhiễm: Qua đường máu (dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu, ghép tạng), qua quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con.
	Các giai đoạn phát triển bệnh:
 - Giai đoạn sơ nhiễm: kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, chưa biểu hiện triệu chứng, khó nhận biết vì thế khả năng lây lan rất cao. Cần chủ động xem xét qua một số tác động như chẳng may giẫm phải bơm kim tiêm hoặc dụng cụ có máu không rõ nguồn gốc, quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc vết thương với những người nghi bị HIV
 - Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài từ 1 đến 10 năm tùy vào thể trạng từng người. Đây là thời gian mà virut đang nhân lên. Hiện nay có thể dùng thuôc ARV để làm chậm tiến trình nhân lên của virut, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
 - Giai đoạn AIDS: Cơ thể mất hoàn toàn khả năng miễn dịch, bị mắc các bệnh cơ hội và tử vong.
	Cách phòng tránh: thực hiện lối sống lành mạnh, xét nghiệm máu định kì để biết tình trạng cơ thể.
	Trên đây chỉ là một số ví dụ minh họa cho các giải pháp, thực tế trong chương trình sinh học 10 còn có thể đưa ra rất nhiều câu hỏi, tình huống khác nữa.
2.3.7. Đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra khảo sát.
	Việc kiểm tra sẽ đánh giá được hiệu quả của phương pháp sử dụng, từ đó có cách điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh.
	Kết quả bài khảo sát chất lượng về khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
 Lớp
XL
10A
(32)
10B
(42)
10C
(37)
10D
(34)
10E
(37)
10G
(35)
Tổng
(217)
Giỏi
0
15
2
0
2
5
24=11%
Khá
10
16
8
14
18
9
75=34,6%
TB
15
7
20
15
10
17
84=38,7%
Yếu, kém
7
4
7
5
7
4
34=15,7%
	 Qua kết quả khảo sát có thể thấy chất lượng đạt được chưa cao. Nguyên nhân phần nhiều là do học sinh chưa có ý thức tự giác học bài và làm đề cương ôn tập, một số em mới chỉ cố gắng học thuộc những phần lí thuyết mà chưa linh hoạt trong vận dụng, đặc biệt là phần bài tập tính toán số học.
	Những bài khảo sát đạt điểm yếu kém chủ yếu là do viết sai lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp, có em chưa hiểu hết nghĩa của từ dẫn đến câu trả lời của các em không đúng bản chất sinh học.
	Trong những năm học tiếp theo tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đã nêu, thực hiện triệt để, chặt chẽ hơn, đặc biệt là công tác đôn đốc học sinh tự học; tăng cường thực hành để học sinh thêm phần hứng thú, như vậy sẽ đạt kết quả cao hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong thời gian qua, với cương vị là giáo viên giảng dạy môn Sinh học lớp 10, tôi đã cố gắng định hướng, rèn luyện cho các em kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tiễn. Học sinh nắm được kiến thức, có thể vận dụng trong một số trường hợp nhất định.
3.2. Kiến nghị
Giáo viên cần tăng cường hơn nữa việc giảng dạy lí thuyết kết hợp với thực tiễn cuộc sống, hình thành kĩ năng cho học sinh hơn là đặt nặng quá nhiều lí thuyết.
	Bố trí nhiều hơn các tiết luyện tập, đặt nhiều câu hỏi, bài tập, tăng cường các giờ thực hành để học sinh được trực tiếp thao tác, quan sát hiện tượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng, SGK Sinh học 10 nâng cao. Tái bản lần thứ 4
2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty, SGK Sinh học 10 cơ bản. Tái bản lần thứ 5.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Mường Lát ngày 19 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Hà Thị Ban

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_van_dung_kien_thuc_sinh_ho.doc
  • docPHỤ LỤC-BAN.doc