SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển phẩm chất yêu nước qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh tại Trường THPT Đô Lương 4

SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển phẩm chất yêu nước qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh tại Trường THPT Đô Lương 4

Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng tập trung vào việc phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cho người học. Chương trình nêu rõ về các phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Nhằm mục đích chuẩn bị, định hướng cho giáo viên và học sinh tiếp cận vận dụng chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới. Theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh trong đó có phẩm chất yêu nước; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.

Trong các phẩm chất thì phẩm chất yêu nước được đặt lên hàng đầu. Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêngđó.

Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì học sinh phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và học sinh phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày... Tích cực chủ động, vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, đất nước đã, đang phải đối mặt với những thách thức mới, những hiểm họa mới. “Biên giới mềm”, “quyền lực mềm” không còn là một khái niệm được nói đến trong chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật… mà đã trở thành một chiến lược của nhiều quốc gia với những bước khai triển cụ thể. Chưa kể, hội nhập sâu rộng cùng thế giới, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những “luật chơi” khắc nghiệt trong bối cảnh tiềm lực chưa đủ mạnh để khống chế, gạt bỏ hệ lụy khi cánh cửa thị trường trong nước ngày càng mở rộng. Nguy cơ đang hiện hữu, lòng yêu nước cần được đặt ra những nội hàm và cách thức thể hiện mới.

docx 45 trang Thu Kiều 15/09/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển phẩm chất yêu nước qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh tại Trường THPT Đô Lương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo chú trọng tập trung vào việc phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cho 
người học. Chương trình nêu rõ về các phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, 
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Nhằm mục đích chuẩn bị, định hướng cho giáo 
viên và học sinh tiếp cận vận dụng chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới. Theo Thông tư số 32/2018/TT- 
BGDĐT hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ 
lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do 
nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh 
tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã 
có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những 
nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà 
trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những 
kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần 
phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và 
nghề nghiệp tương lai. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, 
phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học 
sinh trong đó có phẩm chất yêu nước; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên 
các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với 
nghề nghiệp.
 Trong các phẩm chất thì phẩm chất yêu nước được đặt lên hàng đầu. Đây là 
truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các 
thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện 
qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ 
những điều thiêng liêng đó.
 Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết 
làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì 
học sinh phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp 
địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và học sinh phải được sống trong tình yêu 
hạnh phúc mỗi ngày... Tích cực chủ động, vận động người khác tham gia các hoạt 
động bảo vệ thiên nhiên. Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các 
quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam. Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt 
động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đấu tranh với các âm mưu, hành 
động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và 
quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với 
quy định của pháp luật. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
 1 3.2. Phân tích thực trạng việc phát triển phẩm chất yêu nước qua hoạt động trải 
nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT
3.3. Đề xuất một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển phẩm 
chất yêu nước qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trường THPT 
Đô Lương 4.
4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh và giáo viên Trường THPT Đô Lương 
4,THPT Đô Lương 3 .
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nhóm phương pháp lý luận.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Quan sát, điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm trong quản lý giáo dục.
5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Bảng biểu thống kê, sơ đồ...
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi tập trung, đi sâu nghiên 
cứu một số hoạt động phát triển phẩm chất yêu nước thông qua hoạt động trải 
nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đô Lương 4. Đề tài có thể áp 
dụng để phát triển phẩm chất cho học sinh bậc trung học phổ thông nói chung.
7. Kết cấu của đề tài: gồm có ba phần:
- Phần một: Đặt vấn đề.
- Phần hai: Nội dung nghiên cứu.
- Phần ba: Kết luận.
 3 - Trong thời kỳ chiến tranh lòng yêu nước biểu hiện ở những hành động cao cả 
như: sẵn sàng dấn thân ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù, góp phần 
giành độc lập cho dân tộc, thống nhất nước nhà.
Tại hậu phương thì không ngại khó khăn, gian khổ tăng gia sản xuất, quyên góp 
lương thực, thực phẩm để chi viện cho tiền tuyến. Sức mạnh của lòng yêu nước 
thời kỳ này vô cùng to lớn, có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước.
- Trong thời kỳ hòa bình yêu nước lại được biểu hiện qua những hành động như: 
Xây dựng đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, mong muốn mang lại 
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và sự phát triển bền vững đất nước.
Hơn thế nữa, lòng yêu nước còn biểu hiện qua tình yêu gia đình, tình yêu giữa con 
người với con người.
 Thi sĩ, nhạc sĩ thể hiện lòng yêu nước qua các tác phẩm thơ ca, nhạc họa ca 
ngợi những vị anh hùng dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. Mỗi công dân của 
đất nước thể hiện tình yêu nước thông qua biểu hiện hoàn thành tốt những công 
việc của bản thân, luôn sống chăm chỉ, nghiêm túc có trách nhiệm với bản thân, 
trau dồi, học hỏi thêm những kỹ năng, kiến thức mới mỗi ngày để nỗ lực góp phần 
đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới như lời Bác Hồ dạy.
1.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất yêu nước trong chương trình giáo dục phổ 
thông
 Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi 
đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước 
được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự 
hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
 - Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp 
luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 - Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt 
động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.
 - Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc 
gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ 
và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật.
 - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
2. Tổng quan về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một trong 8 bộ môn bắt buộc ở cấp 
trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với 105 tiết 
học/năm, tương đương 3 tiết/tuần.
 Hoạt động này có vị thế ngang bằng với các môn học khác và giáo viên chủ 
nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong chương trình giáo dục cũ (Chương 
trình 2006), giáo viên chủ nhiệm cũng đang thực hiện các tiết dạy Hướng nghiệp 
và Hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhưng hình thức và ít hiệu quả. Còn theo Chương
 5 Để mỗi quốc gia, dân tộc được hưng thịnh, hùng cường, phụ thuộc nhiều vào sự 
ấm no, hạnh phúc của mỗi gia đình.
Nội dung giáo dục trong gia đình gồm:
 Thứ nhất, giáo dục văn hóa gia đình, tình yêu thương, hòa thuận, quan tâm, 
chăm lo nhau. Giáo dục về những nguyên tắc, cách ứng xử của các thành viên 
trong gia đình. Có thể kể đến một số giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam 
như: Sự nhân từ của ông bà, cha mẹ với con cái; đạo hiếu của con cái với cha mẹ, 
ông bà; Tình cảm giữa vợ chồng thủy chung, son sắt; tình cảm anh em hòa thuận. 
Bên cạnh đó, các gia đình còn giáo dục về các chuẩn mực, cách ứng xử đối với 
những người xung quanh, trong mối quan hệ với bạn bè và với cộng đồng. Những 
truyền thống quý báu của đất nước như lòng nhân ái, khoan dung, lòng yêu quê 
hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, thủy 
chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên 
cường vượt qua mọi khó khăn thử thách... đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun 
đắp và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
 Thứ hai, giáo dục kiến thức văn hóa. Thông qua lễ nghi, phong tục, tập 
quán, sự truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm hiểu biết về tri thức khoa học, 
kiến thức xã hội của những người lớn cho thế hệ trẻ, con cháu trong gia đình nhằm 
nâng cao sự hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực. Qua đây, các thế hệ đi trước 
trong gia đình giáo dục cho con cháu những kiến thức lịch sử quê hương đất nước, 
về những tấm gương của các anh hùng dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước... 
những tri thức đó góp phần hình thành niềm tin, bồi đắp lòng yêu nước và sự tự 
hào, tự tôn dân tộc.
 Thứ ba, giáo dục lòng yêu lao động, rèn luyện được tính tự lập, tự giác để 
thích ứng với cuộc sống xã hội. Tình yêu với lao động sẽ tạo nên khát khao cống 
hiến, nhu cầu muốn đóng góp trí tuệ, tài năng, sức lực của mình cho quê hương đất 
nước, đó cũng là cách thức biểu thị lòng yêu nước.Như vậy, giáo dục lòng yêu 
nước trong gia đình trước hết là giáo dục về đạo đức, về tình yêu, trách nhiệm với 
gia đình, quê hương; là tình yêu máu thịt với Tổ quốc “Như mẹ cha ta, như vợ như 
chồng”, sẵn sàng hy sinh “Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông” ; là hiểu rõ và tự 
hào về những trang sử hào hùng của dân tộc.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu 
nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc 
bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh 
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán 
nước và lũ cướp nước” (4). Lòng yêu nước là một yếu tố tạo nên sức mạnh mềm 
Việt Nam. "Sức mạnh mềm" là sức hội tụ quốc gia, mức chấp nhận văn hóa và 
trình độ tham dự tổ chức quốc tế, là sức mạnh để người khác làm theo ý muốn của 
mình một cách tự nguyện, nó bắt nguồn từ sức thu hút của văn hóa và hình thái ý
 7 chứng lịch sử đã cho thấy, đại đoàn kết dân tộc đã tạo sức mạnh vô địch giúp cho 
cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 Không chỉ vậy, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh còn mang tinh thần 
quốc tế khi Người gắn kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, 
đoàn kết với nhân dân các nước vì mục tiêu giải phóng nhân dân khỏi áp bức, bóc 
lột, đoàn kết với nhân loại tiến bộ, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội.
 Như vậy, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị tốt đẹp trong 
truyền thống dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hoá nhân loại và đặc biệt là dưới ánh 
sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước đã 
được đưa lên một tầm cao mới. Từ một người yêu nước tiến bộ trở thành người cộng 
sản, một lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản 
Việt Nam do Người sáng lập và rèn luyện đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn 
kết dân tộc, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam.
3.3. Thế hệ thanh niên là lực lượng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát 
triển đất nước.
 Cho đến nay, chủ nghĩa yêu nước vẫn là giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam. 
Đó là một trong những động lực quan trọng nhất góp phần gắn kết cộng đồng, giữ 
vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và 
thúc đẩy đất nước phát triền. Đặc biệt, trong bối cảnh mới, càng đòi hỏi phải phát 
huy “tinh thần yêu nước” cao độ của mỗi người, đặc biệt là thế hệ thanh niên.
Ở bất cứ thời đại nào, thanh niên luôn lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng 
và bảo vệ đất nước. Sức trẻ cùng với lòng nhiệt huyết của mình, thanh niên Việt Nam 
không ngại khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Nhận thức về vai trò 
của thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, thanh niên là lực lượng quyết định 
sự phát triển của cách mạng, của dân tộc, “nhà nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh một 
phần lớn là do các thanh niên”. Để hoàn thành trọng trách lịch sử đó, đội ngũ thanh 
niên cần phải có ý chí vươn lên, đồng thời Đảng phải có trách nhiệm chăm lo, bồi 
dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên”.
 Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước 
cho thế hệ thanh niên. Người khẳng định: “cốt nhất của nhà trường là dạy học cho 
học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, quyết 
không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” . Cách tốt nhất để bồi dưỡng 
lòng yêu nước cho thanh niên là giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống 
cách mạng. Từ đó bồi đắp, củng cố cho thế hệ trẻ hiểu được giá trị lịch sử, giá trị 
của cuộc sống hoà bình, tự do, độc lập, xây dựng cho mình hoài bão, khát vọng, ý 
chí, quyết tâm vượt lên khó khăn, thử thách; có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tương 
thân, tương ái, sẵn sàng cống hiến và hy sinh vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.
 Hiện nay, trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, có 
nhiều vấn đề tác động ảnh hưởng đến lòng yêu nước của thanh niên như: tác động
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_pha.docx
  • pdfHoàng Nữ Hạnh-Trường THPT Đô Lương 4-Chủ nhiệm.pdf