SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm định hướng học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập

SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm định hướng học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập

Lóp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương là một lớp có lực học trung bình khá. Khảo sát cuối học kỳ II lớp 11 số học sinh có học lực đạt mức trung bình trở lên là 95,3%, nhưng đến đầu năm học lớp 12 con số này giảm xuống còn 65,1%. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi không khỏi trăn trở và lo lắng. Khi tìm hiểu về nguyên nhân tôi thấy đa phần các em đang sa vào thế giới mạng, một trong số đó có Facebook.

Facebook là mạng xã hội không mang tính tiêu cực nhưng khi đã tham gia rồi lại nghiện nó một cách khó hiểu, đôi khi nghiện một cách tiêu cực. Nhiều học sinh chia sẻ: “ Em tham gia facebook được mấy tháng nay, lúc đầu chỉ là thấy bạn bè mời tham gia nên cũng tham gia cho có phong trào, không ngờ lại nghiện nó, mỗi khi truy cập internet không vào facebook tán gẫu lại thấy bứt rứt”. Không ít học sinh khi học bài là ngồi chơi game, facbook. mà khi đã nghiện rồi thì rất khó từ bỏ. Facebook cũng trở thành niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập của học sinh. Nhiều học sinh mê facebook tới mức có thể ngồi lì trước máy tính hoặc điện thoại hàng mấy tiếng đồng hồ để trò chuyện, nhiều học sinh bỏ bê học hành, không làm bài tập do lên facebook suốt ngày, kết quả học tập giảm sút.

 Dẫu vậy, Facebook không nhất thiết phải là rào cản đối với việc học tập. Nếu việc sử dụng facebook không hợp lý sẽ dẫn đến kết quả học tập giảm sút, thì ngược lại sử dụng facebook như công cụ khám phá hoặc thu thập thông tin lại giúp học sinh đạt được kết quả học tốt hơn.

Trước tình hình đó, là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn trăn trở, cấm các em sử dụng facebook thì không được. Vậy làm thế nào? Chỉ còn cách khuyên nhủ, hướng dẫn các em sử dụng nó một cách hợp lý và và tạo được hiệu quả trong học tập.

 

doc 24 trang thuychi01 5751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm định hướng học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lóp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương là một lớp có lực học trung bình khá. Khảo sát cuối học kỳ II lớp 11 số học sinh có học lực đạt mức trung bình trở lên là 95,3%, nhưng đến đầu năm học lớp 12 con số này giảm xuống còn 65,1%. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi không khỏi trăn trở và lo lắng. Khi tìm hiểu về nguyên nhân tôi thấy đa phần các em đang sa vào thế giới mạng, một trong số đó có Facebook.
Facebook là mạng xã hội không mang tính tiêu cực nhưng khi đã tham gia rồi lại nghiện nó một cách khó hiểu, đôi khi nghiện một cách tiêu cực. Nhiều học sinh chia sẻ: “ Em tham gia facebook được mấy tháng nay, lúc đầu chỉ là thấy bạn bè mời tham gia nên cũng tham gia cho có phong trào, không ngờ lại nghiện nó, mỗi khi truy cập internet không vào facebook tán gẫu lại thấy bứt rứt”. Không ít học sinh khi học bài là ngồi chơi game, facbook... mà khi đã nghiện rồi thì rất khó từ bỏ. Facebook cũng trở thành niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập của học sinh. Nhiều học sinh mê facebook tới mức có thể ngồi lì trước máy tính hoặc điện thoại hàng mấy tiếng đồng hồ để trò chuyện, nhiều học sinh bỏ bê học hành, không làm bài tập do lên facebook suốt ngày, kết quả học tập giảm sút.
 	Dẫu vậy, Facebook không nhất thiết phải là rào cản đối với việc học tập. Nếu việc sử dụng facebook không hợp lý sẽ dẫn đến kết quả học tập giảm sút, thì ngược lại sử dụng facebook như công cụ khám phá hoặc thu thập thông tin lại giúp học sinh đạt được kết quả học tốt hơn.
Trước tình hình đó, là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn trăn trở, cấm các em sử dụng facebook thì không được. Vậy làm thế nào? Chỉ còn cách khuyên nhủ, hướng dẫn các em sử dụng nó một cách hợp lý và và tạo được hiệu quả trong học tập.
Trong quá trình tìm tòi, tôi đã tìm đọc một số thông tin viết về vấn đề sử dụng facebook trong học đường, tuy nhiên vấn đề mà tôi trình bày còn khá mới mẻ và chưa được tìm hiểu cụ thể.
Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm định hướng học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập” Tôi xin trình bày để các độc giả tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra các giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) định hướng học sinh sử dụng facebook một cách hợp lý và và tạo được hiệu quả trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi khuôn khổ, đề tài sẽ nghiên cứu về mạng xã hội facebook, tác hại của facebook nếu sử dụng không đúng mục đích, hiệu quả của facebook trong việc tăng kết quả học tập nếu biết cách sử dụng hợp lý. Từ đó nêu ra các giải pháp của GVCN định hướng học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm ra những khái niệm cơ bản cho đề tài. 
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phát phiếu điều tra đến từng học sinh trong lớp 12B3, yêu cầu các em hoàn thành một cách trung thực và độc lập.
- PP thống kê, xử lý số liệu: Trên cơ sở phiếu điều tra, thu thập số liệu, phân tích các số liệu đó để tìm ra các giải pháp cho đề tài. 
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
1. Facebook là gì?
Facebook là một trang mạng xã hội được tạo ra nhằm mục đích giúp người dùng kết nối với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp. Facebook được thành lập vào năm 2004 bởi một sinh viên Đại học Havard tên là: Mark Zuckerberg với tên gọi ban đầu là TheFacebook. Trang mạng này đã nhanh chóng thành công trong phạm vi trường học và lan rộng ra phạm vi ngoài Havard. Khi thấy trang web của mình đã được phổ biến hơn, Mark Zuckerberg đã thu nạp thêm hai sinh viên khác là Duston Moskovitz và Chris Hughes để hỗ trợ cho mình. Chỉ trong vòng 2 tháng ngắn ngủi, TheFacebook đã trở thành một website mạng đại học mang tầm cỡ quốc gia. Vào tháng 8 năm 2005, TheFacebook được đổi tên thành Facebook và tên miền Facebook.com đã được mua với số tiền lên đến 200.000$. Tại thời điểm đó, Facebook mới chỉ phục vụ cho các trường Đại học, các tổ chức và các công ty thuộc các quốc gia nói tiếng Anh và giờ đây, Facebook đã mở rộng lên tới khoảng 100 ngôn ngữ.
Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho nhau cũng như người dùng có thể cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Một đặc tính nổi bật nữa của Facebook chính là mọi người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính những đặc điểm trên nên Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
2. Mục tiêu của mạng xã hội Facebook
Facebook tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian. 
Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng. 
Facebook nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. 
3. Các hoạt động thường diễn ra trên facebook
- Cập nhật trạng thái (status): Người dùng đăng tải những thông tin thuộc mọi lĩnh vực trên bảng tin của mình.
- Bình luận và thích (Comment và Like): Người dùng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình khi nhận các thông tin mà bạn bè, người khác đăng tải trên facebook.
- Đánh dấu địa điểm ( Check-in): Người dùng chia sẻ vị trí của mình và hoạt động kèm theo.
- Chia sẻ ảnh, video: Người dùng chia sẻ hình ảnh hay video thông qua việc tạo album ảnh và đăng tải video.
4. Lợi và hại của facebok đối với học sinh THPT
4.1. Những tác dụng của facebook với học sinh THPT
Facebook là nơi học sinh có thể giới thiệu bản thân. Một trong những cách tốt nhất khi sử dụng mạng xã hội facebook là giới thiệu bản thân mình như: Mình có năng lực trong lĩnh vực nào? mình quan tâm đến những điều gì và yêu thích gì? Việc giới thiệu sở thích cũng như thế mạnh của bản thân trên mạng xã hội sẽ giúp các em có nhiều cơ hội được tìm hiểu những vấn đề liên quan đến cuộc sống. Các em có thể học hỏi được nhiều kiến thức từ facebook. Tận dụng tất cả các thông tin và sử dụng nó sẽ giúp các em hoàn thiện chính mình.
Facebook - Nơi cập nhật và chia sẻ thông tin. Sử dụng Facebook giúp các em nắm bắt thông tin bạn bè và những điều đang xảy ra xung quanh mình một cách nhanh chóng. Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm. Học sinh có thể nắm được những thông tin mà các em thường quan tâm như: Học tập, vui chơi, thời trang, món ăn, thức uống Có thể thấy, tất cả những thông tin các em cần sẽ có trong tích tắc chỉ cần một lần đăng nhập facebook. Như vậy facebook là một kênh tiếp nhận thông tin một cách hữu hiệu, vì sự phổ biến của facebook mà thông tin cũng được đưa lên nhanh chóng hơn. Một trong những tiện ích không thể phủ nhận của facebook là việc chia sẻ: Thông tin, hình ảnh (cá nhân, tập thể hoặc của một nhóm nào đó), tin tức thời sự mọi người đang quan tâm, cả những tin mới vừa phát hiện (tai nạn giao thông, hỏa hoạn,) với tốc độ tính bằng giây. 
Facebook là mạng xã hội giúp học sinh kết nối gần nhau hơn. Trên ứng dụng facebook các em dễ dàng làm quen với nhiều người, Các em có thể mở rộng phạm vi bạn bè, làm quen với nhiều học sinh trong và ngoài nhà trường. Bằng cách gia nhập facebook, cơ hội gặp những người mà các em biết tăng lên rõ rệt, bên cạnh đó các em còn có thể gặp được những người muốn chia sẻ cùng sở thích giống mình. Khi giao tiếp trên Facebook, học sinh có thể kết nối với bạn bè của mình và nhận được thông tin cập nhật về cuộc sống của họ. Các em có thể giữ liên lạc với bạn bè ngay cả khi không có thời gian gặp gỡ. 
Facebook giúp học sinh bày tỏ quan điểm. Bằng việc sử dụng mạng xã hội các em có thể chia sẻ tất cả mọi thứ như suy nghĩ, tình cảm, quan điểm sốngđây cũng là một cách giúp các em giải tỏa tâm lý sau những giờ học tập căng thẳng. 
4.2. Những tác động tiêu cực của facebook với học sinh THPT
Đối với nhiều học sinh, Facebook là niềm đam mê “ tìm hiểu xã hội ”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập, làm việc. 
Có nhiều học sinh mải mê facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều em sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với facebook mà không thể tập trung, chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh. 
Hậu quả
 của việc sử dụng facebook không hợp lý, hay nói một cách khác là “ Nghiện facebook ” làm cho sức khỏe của các em không tốt: giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏiảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó “ nghiện facebook ” còn là tăng nguy cơ trầm cảm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những học sinh đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước.
Facebook làm ảnh hưởng đến cuộc sống thực. Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút like trên facebook, các em ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những người xung quanh như bố mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè  trở nên ít ỏi. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và các em trở thành nỗi lo lắng, bận tâm của nhiều người.
Đối với xã hội, học sinh “ nghiện facebook ” gây hại điện, mất trật tự, đặc biệt là bạo lực trên mạng. “Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Các em cảm thấy thoải mái trên mạng nên thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu. Những câu nói thô tục, mất lịch sự mà cha mẹ, thầy cô chưa một lần dạy bảo được các em sử dụng một cách tràn lan, thoải mái. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của các em.
Nhiều mâu thuẫn dẫn đến bạo lực học đường cũng xuất phát từ những lời nói, trò chuyện qua mạng. Chỉ bằng vài lời bình luận, hay một vài chia sẻ trên facebook cũng có thể gây ra mâu thuẫn. Kết quả là tình trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây đã gia tăng nhanh chóng.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Thực trạng việc học sinh sử dụng facebook hiện nay
Tại Việt Nam, tính đến tháng 1/2015, thống kê cho thấy có khoảng 20 triệu người sử dụng facebook mỗi ngày và trung bình mỗi người dành khoảng 2,5 tiếng mỗi ngày trên facebook, gấp đôi thời gian dành để xem tivi. Mỗi tháng có tới 30 triệu người dùng facebook, trong đó có 27 triệu người có sử dụng các thiết bị di động để truy cập mạng xã hội này. 
Những con số như 20 triệu người dùng hàng ngày; 2,5 giờ trung bình mỗi ngày được dành ra để sử dụng facebook... cho thấy mạng xã hội này vẫn chưa có bất kì đối thủ nào xứng tầm tại Việt Nam.
Cũng theo thống kê này độ tuổi sử dụng mạng xã hội facebook chủ yếu là từ 13 đến 24, chiếm 71%. Người sử dụng mạng xã hội facebook không phân biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ, trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh THPT. 
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong khoảng một thập niên trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sống, cách làm việc, giải trí của giới trẻ. Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội, phổ biến nhất hiện nay là facebook. Có thể nói rằng, giới trẻ ngày nay “ăn facebook, chơi facebook, ngủ facebook” và đáng báo động là thực trạng “sống - hướng tới tương lai qua facebook”.
Tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – TP Hồ Chí Minh, qua khảo sát của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường trong tổng số 820 học sinh, kết quả có 799 học sinh (97,44 %) có sử dụng mạng xã hội. 
Đó là những con số ấn tượng, là điều đáng báo động, khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Facebook là mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới và hiện đang tăng đột biến về số người dùng tại Việt Nam. Facebook được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc độ lan truyền mạnh mẽ, đặc biệt là giới trẻ trong đó có học sinh THPT. 
Phải thừa nhận rằng, Facebook đem lại rất nhiều tiện ích, nhất là sự kết nối thông tin và những ứng dụng giải trí thú vị như: chơi game, nghe nhạc, xem phim. Nếu sử dụng đúng mục đích và ở chừng mực phù hợp, mạng xã hội này sẽ là công cụ hữu hiệu cho những công dân hiện đại ưa chuộng công nghệ. Tuy nhiên, khi bước vào thế giới của facebook, rất nhiều người đã không cưỡng nỗi sự lôi cuốn như mê hoặc của nó, hình thành một thói quen không thể từ bỏ, một hội chứng “nghiện” Rất nhiều học sinh nếu ngày nào không vào facebook thì thấy “ bứt rứ không chịu được”, các em có thể thức thâu đêm để cập nhật status, comment (bình luận), like ảnh hay các link, page thử các ứng dụng, gia nhập các hội nhóm. ; một số “nghiện” đến mức online chỉ vì một mục đích duy nhất là để vào facebook.
Có nhiều nhiều học sinh nhận ra những rắc rối do “nghiện facebook” và trăn trở tìm cách từ bỏ bằng nhiều biện pháp khác nhau: xóa phần mềm facebook trong điện thoại; cài phần mềm khác thay thế hoặc có học sinh còn đặt mục tiêu một ngày lên facebook một lần  Đã có những học sinh từ bỏ được, nhưng không ít thì đâu vẫn vào đó. Facebook quả thực là thói quen dễ nghiện nhưng khó bỏ.
Không chỉ mất tập trung cho việc học tập, các em học sinh còn có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu bởi các mối quan hệ trên facebook. Ở độ tuổi này các em chưa có nhận thức chín chắn nên dễ bị lôi kéo và ảnh hưởng bởi những tác động xấu từ thế giới ảo. Không ít bạn sử dụng lời lẽ thiếu văn hóa thậm chí văng tục, chửi bậy nhau trên facebook, chia sẻ những hình ảnh, thông tin thiếu lành mạnh hoặc thành lập những hội nhóm vô bổ. Vậy mới thấy, tính năng chia sẻ, kết nối thông tin của facebook quả như một “con dao hai lưỡi”, thông tin bổ ích cũng có nhiều song thông tin tiêu cực thật khó để kiểm soát.
Hội chứng “nghiện facebook” đang trở thành thực trạng đáng báo động trong giới trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng. Tuy nhiên, nghiện hay không nghiện facebook căn bản vẫn là ở nhận thức của người sử dụng. Điều đó đòi hỏi các em phải biết sắp xếp hợp lý thời gian học tập và vui chơi giải trí; biết cách chia sẻ, yêu thương và học hỏi những điều hay từ bạn bè. Bên cạnh đó, để ngăn chặn những hệ lụy đáng tiếc, gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng cần kịp thời tuyên truyền, giáo dục, tăng cường quản lý học sinh, đồng thời đưa ra những giải pháp đẩy lùi những tư tưởng tiêu cực, độc hại đang lây lan trong giới trẻ thông qua mạng xã hội Facebook.
2. Thực trạng việc sử dụng facebook của học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương ( 43 học sinh )
Đầu năm học, tôi tiến hành điều tra việc sử dụng facebook của học sinh. Kết quả như sau:
Câu hỏi điều tra
Phương án trả lời
Số lượng HS
Chiếm tỉ lệ
- Em có thường xuyên sử dụng facebook không ?
Thường xuyên
25
58,1%
Thỉnh thoảng
14
32,5%
Chưa bao giờ
4
9,4%
- Em thường vào facebook những lúc nào?
Lúc rảnh rỗi
16
37,2%
Mọi lúc, mọi nơi
19
44,1%
Lúc tự học
8
18,7%
- Khi vào facebook, em thường làm gì?
Giao lưu với bạn bè
39
90,6%
Comment và like
39
90,6%
Cập nhật thông tin
39
90,6%
Học tập
6
13,9%
Hành động khác
5
11,6%
- Thông thường mỗi lần vào facebook em mất khoảng bao nhiêu thời gian?
Dưới 30’
12
27,9%
Từ 30’đến 1h: 13
18
41,8%
Từ 1 đến 2h
7
16,2%
Trên 3h
2
14,1%
Theo em, cha mẹ có nên cấm con vào facebook không?
Có
2
4,6%
Không
37
95,4%
- Nếu bị cấm vào facebook em sẽ làm gì?
Thôi không vào nữa
6
23,3%
Tìm trang mạng khác 
4
9,3%
Cách khác
29
67,4%
- Em thấy facebook có tác dụng gì?
Giải trí
39
90,6%
Kết bạn
27
62,7%
Tâm sự
35
81,3%
Học tập
6
13,9%
- Em thấy vào facebook có lãng phí thời gian học tập không?
Có
6
13,9%
Không
33
86,1%
Phân tích thói quen sử dụng facebook của học sinh lớp 12B3:
90,6%% học sinh lớp 12B3 sử dụng facebook. 
30,3% học sinh vào facebook từ 1-3 giờ đồng hồ/ ngày, thậm chí trên 3 giờ. 
44,1% học sinh vào facebook mọi lúc mọi nơi có thể.
Từ những con số trên có thể kết luận nhiều học sinh lớp 12B3 đã nghiện facebook. Các em thường vào facebook để kết bạn, tâm sự, giao lưu, chia sẻ, like và comment (hơn 80%), còn học tập chỉ chiếm hơn 10%.
Đa số các em đều cho rằng vào facebook không ảnh hưởng gì đến học tâp (86,1%), kể cả những em vào facebook đến 3 tiếng/ ngày. Gần như các em học 2 buổi/ ngày, chỉ nghỉ buổi trưa và tối ở nhà, mỗi ngày 1- 3 tiếng sử dụng facebook mà vẫn không thấy lãng phí thời gian học tập? Phải chăng các em không nhận thấy tác hại của facebook hay cố tình không thừa nhận tác hại của nó với học tập?
Khi được hỏi bố mẹ có nên cấm con cái vào facebook hay không thì rất ít em đồng tình (4,6%), đa số không nhất trí việc cha mẹ cấm con vào facebook (95,4%). Nếu bị cha mẹ cấm, các em sẽ tìm cách khác (67,4%). 
 Như vậy, cấm học sinh vào facebook là một giải pháp không khả thi. Vậy là thầy cô giáo cũng như cha mẹ của các em, chúng ta phải làm gì để biến cái hại thành cái lợi, biến cái tiêu cực thành tích cực?
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA GVCN ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH LỚP 12B3 SỬ DỤNG FACEBOOK HIỆU QUẢ TRONG HỌC TẬP 
1. Giải pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục học sinh về những mặt lợi và hại của facebook đối với học tập
GVCN thông qua các tiết sinh hoạt lớp hoặc các buổi ngoại khóa, tuyên truyền, giáo dục đến các em về những mặt lợi và hại của facebook đối với học tập. 
GVCN phối hợp với nhà trường, Đoàn trường, tổ chức Hội thảo “Thanh niên với mạng xã hội”, qua đó lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của học sinh về việc sử dụng mạng xã hội hiện nay, những lợi ích Facebook mang lại cùng với những ảnh hưởng xấu của nó; Các em đã chia sẻ rất nhiều và cũng nhận thức được sự nguy hiểm, tác động xấu của facebook đối với chính bản thân các em. 
GVCN kêu gọi gia đình, nhà trường, các tổ chức trong nhà trường thường xuyên định hướng cho học sinh ý thức được những nguy cơ của việc sử dụng mạng xã hội, những nguy hiểm khi chia sẻ thông tin và suy nghĩ của bản thân lên các trang mạng này. Chúng ta có thể liên kết và mời công an, những chuyên gia tư vấn, chuyên gia tâm lý tổ chức các buổi trao đổi với học sinh, cung cấp cho các em những thông tin pháp lý và thực tế để cảnh báo và giúp các em sử dụng mạng xã hội theo hướng có lợi nhất.
Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội khác phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh giúp tăng cường sự giao lưu tiếp xúc “thực” giữa các em học sinh, tạo môi trường cho các em được hòa mình vào những hoạt động sôi nổi, bổ ích sau những giờ học. Khoảng thời gian “thực” này sẽ giúp các em có sự cân bằng trong cuộc sống, thay vì sống “ảo” với mạng xã hội Facebook. Các gia đình nên có nhiều buổi trao đổi chuyện trò thân mật với con em mình, sắp xếp thời gian để cùng nhau tổ chức những buổi vui chơi ngoài trời, dã ngoại, du lịch ngắn để giúp các em học sinh thân thiện hơn với gia đình, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường sống lành mạnh.
Các cơ quan chức năng cần quản lý các mạng xã hội chặt chẽ hơn nữa và thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cá nhân người sử dụng để có thể phát huy tối đa các giá trị tích cực, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội.
2. Giải pháp 2: Điều tra về nhu cầu sử dụng facebook của học sinh trong lớp
a) Với những em đã và đang sử dụng facebook (39 HS)
Câu hỏi điều tra
Phương án trả lời
Số lượng HS
Chiếm tỉ lệ
- Em thường vào facebook qua phương tiện nào? 
Điện thoại
31
79,5%
Máy vi tính
8
20,5%
- Theo em, lớp mình có nên lập nhóm facebook riêng, vừa để tâm sự sẻ chia, vừa để trao đổi kiến thức học tập hay không? 
Có
39
100%
Không
0
0
b) Với những em chưa sử dụng facebook (4 HS )
Câu hỏi điều tra
Phương án trả lời
Số lượng HS
Chiếm tỉ lệ
Lý do em không sử dụng facebook là gì?
Bố mẹ không 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_dinh_huong_hoc.doc