SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn

Đông Sơn là vùng đất lịch sử, chiếc nôi của loài người. Thế giới biết

đến Đông Sơn không chỉ bằng tên đất tên người mà bằng cả một nền văn

minh Việt cổ – Văn hóa Đông Sơn. Dân ca Đông Anh, trống đồng Đông

Sơn đã trở thành di sản của Quốc gia và nhân loại. Không chỉ là vùng đất

lịch sử văn hóa lâu đời, Đông Sơn còn là vùng đất có truyền thống hiếu

học, luôn được coi là cái nôi nhân tài xứ Thanh. Trong những năm qua,

giáo dục Đông Sơn liên tục phát triển. 90% đơn vị trường học đạt chuẩn

quốc gia. Ba năm liên tục nhất nhì cụm thi đua. Có được thành quả trên,

ngành giáo dục Đông Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục, phát động nhiều cuộc vận động và các phong trào thi đua.

Năm học 2016-2017, Đông Sơn được chọn làm trưởng cụm thi đua 8 huyện

đồng bằng với mô hình điểm Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây là một phong trào thi đua

rộng lớn trong ngành giáo dục Đông Sơn, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục

lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo hứng thú cho giáo viên và học sinh

khi đến trường giảng dạy học tập, tạo một môi trường giáo dục hấp dẫn để thầy

cô và học sinh luôn trong tâm thế Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Thực trạng giáo dục, đánh giá một thẳng thắn bên cạnh những thành tựu

đạt được thì giáo dục Đông Sơn nói chung, bậc Tiểu học nói riêng vẫn còn

tồn tại nhiều hạn chế, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác

động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó làm cho

môi trường giáo dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một bộ phận nhỏ học sinh

chưa yêu trường lớp, sống thiếu trách nhiệm, ứng xử thiếu văn hóa, đua đòi

ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức

báo động. Một bộ phận nhà giáo thiếu nhiệt huyết, thờ ơ vô cảm. Tập thể

nhà trường mất đoàn kết, không hợp tác, thiếu tôn trọng nhau, đạo đức

nghề nghiệp xuống cấp nghiêm trọng. Cảnh quan chưa xanh sạch đẹp, các

mối quan hệ trong và ngoài nhà trường thiếu thân thiện, chưa tạo ra hứng thú

cho thầy và trò tới trường Một trong những nguyên nhân tồn tại trên là việc

xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường không được

quan tâm đúng mức. Là quản lý nhà trường nhiều năm, hiện nay là cán bộ

phòng giáo dục, tôi đã trăn trở điều này rất nhiều. Phải “Chủ động phát huy

mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường”, “giáo dục và

đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”[5]; “Phát huy các giá trị

truyền thống lịch sử- văn hóa, xây dựng con người Đông Sơn năng động,

sáng tạo – thân thiện”[6]. Để thực hiện được mục tiêu này trước hết phải

Đổi mới công tác quản lý. Một trong những nội dung cần thiết và cấp bách

là cần đổi mới trong công tác quản lý là xây môi trường giáo dục thân

thiện. Với đề tài này tôi tập trung nhấn mạnh vào hai nôi dung chính của

môi trường giáo dục thân thiện là cảnh quan xanh sạch đẹp và các mối

quan hệ thân thiện.

pdf 21 trang thuychi01 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
 SỞ GIÁO DỤC7ĐẠO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG 
 MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN 
 Họ tên: Nguyễn Thị Ly 
 Chức vụ: Phó trưởng phòng 
 Đơn vị: Phòng giáo dục Đông Sơn 
 Lĩnh vực: Quản lý 
 Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017 
 2 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 2 
2. Mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 3 
 B. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận 4 
II. Thực trạng về môi trường giáo dục trong nhà trường bậc TH 
huyện Đông Sơn 
5 
1. Khái quát chung 5 
2. Thực trạng về các mối quan hệ 5 
3. Thực trạng về cảnh quan nhà trường 6 
III. Các giải pháp 6 
1. Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức. 7 
2. Xây dựng các mối quan hệ thân thiện . 8 
3. Công tác tham mưu tư vấn. 12 
4. Xây dựng CSVC cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp. 14 
5. Tập trung xây dựng mô hình điểm 15 
6. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục 17 
IV. Hiệu quả. 17 
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 
 3 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài. 
 Đông Sơn là vùng đất lịch sử, chiếc nôi của loài người. Thế giới biết 
đến Đông Sơn không chỉ bằng tên đất tên người mà bằng cả một nền văn 
minh Việt cổ – Văn hóa Đông Sơn. Dân ca Đông Anh, trống đồng Đông 
Sơn đã trở thành di sản của Quốc gia và nhân loại. Không chỉ là vùng đất 
lịch sử văn hóa lâu đời, Đông Sơn còn là vùng đất có truyền thống hiếu 
học, luôn được coi là cái nôi nhân tài xứ Thanh. Trong những năm qua, 
giáo dục Đông Sơn liên tục phát triển. 90% đơn vị trường học đạt chuẩn 
quốc gia. Ba năm liên tục nhất nhì cụm thi đua. Có được thành quả trên, 
ngành giáo dục Đông Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục, phát động nhiều cuộc vận động và các phong trào thi đua. 
Năm học 2016-2017, Đông Sơn được chọn làm trưởng cụm thi đua 8 huyện 
đồng bằng với mô hình điểm Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây là một phong trào thi đua 
rộng lớn trong ngành giáo dục Đông Sơn, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục 
lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo hứng thú cho giáo viên và học sinh 
khi đến trường giảng dạy học tập, tạo một môi trường giáo dục hấp dẫn để thầy 
cô và học sinh luôn trong tâm thế Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 
Thực trạng giáo dục, đánh giá một thẳng thắn bên cạnh những thành tựu 
đạt được thì giáo dục Đông Sơn nói chung, bậc Tiểu học nói riêng vẫn còn 
tồn tại nhiều hạn chế, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác 
động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó làm cho 
môi trường giáo dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một bộ phận nhỏ học sinh 
chưa yêu trường lớp, sống thiếu trách nhiệm, ứng xử thiếu văn hóa, đua đòi 
ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức 
báo động. Một bộ phận nhà giáo thiếu nhiệt huyết, thờ ơ vô cảm. Tập thể 
nhà trường mất đoàn kết, không hợp tác, thiếu tôn trọng nhau, đạo đức 
nghề nghiệp xuống cấp nghiêm trọng. Cảnh quan chưa xanh sạch đẹp, các 
mối quan hệ trong và ngoài nhà trường thiếu thân thiện, chưa tạo ra hứng thú 
cho thầy và trò tới trường Một trong những nguyên nhân tồn tại trên là việc 
xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường không được 
quan tâm đúng mức. Là quản lý nhà trường nhiều năm, hiện nay là cán bộ 
phòng giáo dục, tôi đã trăn trở điều này rất nhiều. Phải “Chủ động phát huy 
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường”, “giáo dục và 
đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”[5]; “Phát huy các giá trị 
truyền thống lịch sử- văn hóa, xây dựng con người Đông Sơn năng động, 
sáng tạo – thân thiện”[6]. Để thực hiện được mục tiêu này trước hết phải 
Đổi mới công tác quản lý. Một trong những nội dung cần thiết và cấp bách 
là cần đổi mới trong công tác quản lý là xây môi trường giáo dục thân 
thiện. Với đề tài này tôi tập trung nhấn mạnh vào hai nôi dung chính của 
môi trường giáo dục thân thiện là cảnh quan xanh sạch đẹp và các mối 
quan hệ thân thiện. Đây cũng chính là đề tài được phòng giáo dục huyện 
 4 
Đông Sơn chọn làm mô hình điểm cụm thi đua 8 huyện đồng bằng năm 2016-
2017. Qua thực tiễn và kinh nghiệm chỉ đạo, tôi tiếp tục chọn đề tài nghiên 
cứu của mình là Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục 
thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học trên địa bàn 
huyện Đông Sơn. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Với nội dung đề tài Một số giải pháp Xây dựng môi trường giáo dục 
thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học trên địa 
bàn huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất 
lượng giáo dục tại huyện Đông Sơn, tôi hy vọng đưa ra được các biện pháp 
thích hợp hiệu quả nhất trong việc chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa nhà 
trường trong các nhà trường phổ thông. 
 3. Phạm vi nghiên cứu 
 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi Một số giải pháp Xây 
dựng môi trường giáo dục thân thiện nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất 
lượng giáo dục bậc Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh 
Hoá. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp phân tích, tích hợp, khảo sát, điều tra, vấn đáp. 
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận 
 Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện không phải là một đè tài mới 
của ngành Giáo dục và Đào tạo. Bộ giáo dục đã có Chỉ thị số 40/2008/CT-
BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc phát 
động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cựctrong các trường học giai đoạn 2008-2013; Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT 
ngày 26/8/2016 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016-2017; 
Chủ đề năm học 2016-2017 của ngành về Xây dựng cảnh quan nhà trường 
xanh, sạch, đẹp, an toàn. Từ chỉ thị trên, ngành giáo dục đã phát động 
nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua mà nội dung đều hướng vào 
việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường: Mỗi thầy 
cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo; Xây dựng trường học 
thân thiện – học sinh tích cực; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ 
Chí Minh; Xây dựng cơ quan văn hóa, xây dựng trường học kiểu mẫuCó 
thể khẳng định đây là một chủ trương vô cùng đúng đắn và sáng suốt của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh giáo dục chúng ta như hiện nay. 
Như vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện tích cực nhà trường 
là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của 
các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm và cầu thị của các 
nhà trường, các nhà quản lý. Làm tốt việc xây dựng môi trường giáo dục 
 5 
thân thiện tích cực cũng chính là giải pháp để thực hiện thành công việc 
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trên địa bàn huyện Đông Sơn. 
 2. Thực trạng về môi trường giáo dục bậc Tiểu học trên địa bàn 
huyện Đông Sơn. 
 2.1. Khái quát chung 
 Đông Sơn là một huyện đồng bằng nằm phía tây thành phố Thanh 
Hóa. Được sự quan tâm của Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân, sự nỗ lực của 
ngành, giáo dục Đông Sơn đã đạt được nhiều thành quả. Có 41/45 trường 
đạt chuẩn quốc gia, trong đó bậc Tiểu học tính đến năm 2013 có 100% đơn 
vị đạt chuẩn, trong đó có 3 đơn vị đạt chuẩn mức 2: TH Đông Hoàng, 
Đông Văn, Đông Thanh. Nam học 2016-2017 có 3 đơn vị được công nhận 
lại. Có 2 đơn vị thực hiện Dự án VNEN là Đông Hoàng và Thị trấn Rừng 
Thông. Trong thời gian qua, việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện 
được ngành quan tâm đúng mức, từ việc xây dựng kế hoạch đến công tác 
kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt, các nội dung xây 
dựng môi trường giáo dục thân thiện được đưa vào các cuộc vận động và 
các phong trào thi đua như Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích 
cực, Xây dựng trường học kiểu mẫu, mô hình điểm thi đua, cuộc vận động 
Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo, Học tập và làm theo 
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... xây dựng môi trường giáo dục thân 
thiện đã thực sự làm chuyển biến cả chất và lượng trong các nhà trường, 
tạo đà cho giáo dục phát triển toàn diện và bên vững. 17/17 các trường TH 
và bậc học trong toàn huyện cơ bản đã xây dựng được môi trường văn hóa 
nhà trường thân thiện, các chuẩn mực văn hóa nhà trường được phát huy, 
100% các trường đạt cơ quan văn hóa. Môi trường xanh-sạch-đẹp thân 
thiện. Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. Thầy cô và hoc 
sinh yêu trường lớp và luôn trong tâm thế Mỗi ngày đến trường là một 
ngày vui. Một trong những yếu tố góp phần thành công trên là việc các cấp 
ủy đảng, chính quyên luôn chú trọng việc xây dựng môi trường giáo dục 
thân thiện tích cực trong trường học trên địa bàn huyện Đông Sơn. 
 2.2. Thực trạng về các mối quan hệ 
 Môi trường giáo dục là môi trường đặc biệt: hoàn thiện nhân cách, sản 
phẩm của giáo dục là con người. Môi trường giáo dục thân thiện trong nhà 
trường được thể hiện trên các mối quan hệ con người với con người, con người 
với môi trường xung. Nhìn chung các mối quan hệ trong nhà trường khá thân 
thiện. Nhiều tập thể nhà trường đoàn kết, hợp tác tôn trọng nhau điển hình như: 
TH Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Khê... Mọi thành viên trong nhà trường thực 
hiện tốt các chuẩn mực văn hóa, xây dựng tốt các mối quan hệ giữa hiệu 
trưởng với hiệu phó, lãnh đạo với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên 
với học sinh, học sinh với học sinh...Tuy nhiên, do cơ chế thị trường tác động, 
quan hệ thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò có nơi đáng báo động: học sinh 
 6 
vô lễ với thầy cô, vô cảm với bạn bè. Thầy cô thiếu tôn trọng, thiếu hợp tác 
trong công việc, quản lý thiếu gương mẫu, giáo viên thiếu tâm huyết nhiệt tình, 
chưa tích cực đổi mới phương pháp, chưa phát huy tốt tính tích cực của học 
sinh, thiếu công tâm trong đánh giá học sinh. Có nơi có chỗ còn đe nẹt, dồn ép 
học sinh học thêm dưới hình thức tăng giờ, dạy kèm... Việc rèn kỹ năng sống 
cho học sinh còn bị xem nhẹ. Việc giáo dục truyền thống cho học sinh chưa 
tốt. Quan hệ trong nhà trường còn thiếu dân chủ. Một số đơn vị còn đơn thư 
khiếu kiện. Vẫn còn hiện tượng giáo viên học sinh vi phạm kỷ luật. Một bộ 
phận học sinh chưa yêu trường lớp, giáo viên chưa yêu nghề. Một trong những 
nguyên nhân trên là nhà trường chưa xây dựng được các quy chế văn hóa bị 
xem nhẹ, các mối quan hệ trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. 
Chưa tạo ra được sự đồng thuận trong tập thể như TH Đông Yên. Không khí 
nhà trường nặng nề, các thành viên thiếu hợp tác, thiếu tôn trọng nhau dẫn đến 
chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút, có nơi tụt xuống đáy như TH Đông 
Thanh. Đây là một thực trạng cần có giải pháp khắc phục. 
 2.3. Thực trạng về cảnh quan 
 Trong những năm qua, phòng giáo dục đã tích cực chỉ đạo các đơn vị đã 
quan tâm đến môi trường, cảnh quan trường lớp. Chú ý đến việc tạo ra một 
khuôn viên xanh sach đẹp. 17 trường TH có quy hoạch chung của nhà trường. 
Sân trường được trồng cây bóng mát, bồn hoa cây cảnh. Lớp học được trang trí 
đẹp. Một số đơn vị trang trí theo mô hình VNEN như Đông Thịnh, Đông 
Hoàng, Đông Thanh, Thị trấn Rừng Thông. Bàn ghế đúng quy cách, quạt điện, 
ánh sáng hợp lý. Nhà vệ sinh sạch sẽ.. 
 Đặc biệt năm 2015-2016, ngành giáo dục Đông Sơn đã chọn mô hình Xây 
dựng cảnh quan làm phong trào thi đua trong toàn ngành. Các tiêu chí thi đua 
xây dựng cảnh quan được thông qua các nhà trường và là một căn cứ xét thi 
đưa năm học. Phong trào được các nhà trường hưởng ứng. Các nhà trường đã 
thực sự quan tâm đến khuôn viên trường lớp. Xây bồn hoa cây cảnh, lát sân 
chơi, xây tường hoa, kè ao trồng hoa... tạo ra một cảnh quan thoáng đãng đẹp 
mắt. 
 Tuy nhiên, việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp trong các nhà 
trường chuyển biến còn chậm, nhiều đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến cảnh 
quan nhà trường. Bồn hoa cây cảnh thiếu sự chăm sóc, khuôn viên chưa đẹp. 
Nhà vệ sinh bi coi là góc khuất, thiếu nước, hôi thối, xuống cấp trầm trọng như 
TH Đông Minh, Đông Tiến A, thị trấn Rừng Thông. Nhiều trường ý thức học 
sinh về giữ gìn môi trường chưa cao, vệ sinh chưa được sạch sẽ, chưa đảm bảo 
vệ sinh trường lớp như TH Đông Phú, TH Đông Khê, Đông Anh. Lớp học 
chưa sạch đẹp, bàn ghế, hệ thống quạt điện chưa đảm bảo: Đông Tiến A, Đông 
Nam... 
 7 
 (Nhiều trường cảnh quan chưa thân thiện. Ảnh chụp trường Đông Nam tháng 
8/2016) 
 *** 
 Nhìn chung việc xây dựng moi trường giáo dục thân thiện trong các 
nhà trường huyện Đông Sơn trong những năm qua có nhiều cố gắng song 
vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, kết quả đánh giá xếp loại chất lượng nhà trường 
chưa cao. Một trong những nguyên nhân là do việc chỉ đạo xây dựng văn 
hóa nhà trường của các đơn vị chưa thực sự có chiều sâu, việc tham mưu 
còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận lãnh đạo nhà trường còn yếu. 
Việc tuyên truyền còn bị xem nhẹ. Một bộ phận giáo viên học sinh chưa 
hiểu về mục đích ý nghĩa, nội dung môi trường giáo dục thân thiện trong 
nhà nhà trường. Việc phối hợp thực hiện còn rời rạc, thiếu nhịp nhàng. 
Chưa thực sự tạo ra động lực để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. 
 Từ thực trạng trên, bản thân từ khi làm hiệu trưởng và hiện nay là 
phụ trách chuyên môn bậc tiểu học, tôi đã nghiên cứu, học hỏi, tìm ra 
những giải pháp nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chất lượng văn hóa 
học đường, làm chuyển biến rõ nét chất lượng giáo dục của nhà trường 
Với kinh nghiệm của mình, tôi xin đưa ra hệ thống các giải pháp thực hiện 
thành công và hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa nhà trường bậc TH 
huyện Đông Sơn. 
II. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN 
THIỆN 
1. Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức. 
 8 
 Là quản lý lâu năm trong ngành giáo dục, hiện đang phụ trách chuyên 
môn Tiểu học, tôi nhận thức rất rõ vai trò ý nghĩa của việc xây dựng môi 
trường thân thiện trong việc xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường. Xuất 
phát thực trạng nhận thức còn hạn chế của cơ sở tôi xác định tuyên truyền 
nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên học sinh về môi trường 
giáo dục thân thiện được thể hiện qua cảnh quan, văn hóa hành vi ứng xử 
nhà trường là giải pháp tiên phong. Để làm tốt việc tuyên truyền nâng cao 
nhận thức, trước hết tôi tác động tới tư duy của người quản lý và đứng đầu 
là hiệu trưởng. Hiệu trưởng là thủ lĩnh, là linh hồn nhà trường, hiệu trưởng 
phải hiểu được vai trò ý nghĩa, nội hàm của một nhà trường thân thiện, từ 
đó xây dựng các quy chế văn hóa sát thực với thực tiễn và có tính khả thi 
tại đơn vị. Nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn. Bằng nhiều 
phương pháp cách thức, tôi đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức 
cho Hiệu trưởng và tất cả các thành viên trong các nhà trường qua những 
việc làm cụ thể như: Thông qua các hội nghị, tập huấn, giao ban, kiểm tra 
chuyên môn tôi thường xuyên nắm bắt tình hình và quán triệt tuyên truyền 
một cách sâu sắc các nội dung môi trường giáo dục thân thiện, khích lệ và 
chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện sai lệch của cán bộ quản lý, giáo viên, 
nhất là hiệu trưởng. Tôi chỉ rõ, tập thể nhà trường chỉ lớn mạnh khi các 
thành viên trong nhà trường được gắn kết với nhau dựa trên nền tảng môi 
trường thân thiện, cụ thể hơn là dựa trên các mối quan hệ: quan hệ giữa 
con người với thiên nhiên, cảnh quan; quan hệ giữa con người với con 
người mà cụ thể là các mối quan hệ hiệu trưởng - giáo viên, thầy- thây, 
thầy – trò, thày – phụ huynh, trò- trò. Với giải pháp tích cực tuyên truyền 
nâng cao nhận thức hiện nay các nhà trường trên địa bàn huyện Đông Sơn 
đã nhận thức sâu sắc đầy đủ về vai trò ý nghĩa của việc xây dựng môi 
trường giáo dục thân thiện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục: TH 
Đông Thịnh, Đông TiếnB, Đông Tiến B, Đông Văn, Đông Ninh 
 Giải pháp 2. Xây dựng các mối quan hệ thân thiện. 
Môi trường giáo dục là môi trường đặc biệt: hoàn thiện nhân cách, sản 
phẩm của giáo dục là con người. Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương cho học 
sinh noi theo vì vậy, xây dựng một tập thể đoàn kết thân thiện là việc làm cần 
thiết trong mỗi tập thể nhà trường. Tập thể ở đây bao gồm tập thể lanh đạo, tập 
thể giáo viên, tập thể học sinh, phụ huynh, địa phương. Người quản lý giỏi phải 
biết hội tụ được các mối quan hệ, tạo ra được sức mạnh tổng hợp để phát triển 
nhà trường. Nhận thức rõ điều này, trong thời gian làm hiệu trưởng và hiện tại 
là Phó trưởng phòng tôi hết sức quan tâm đề cao vấn đề này trong việc chỉ đạo 
thực hiện phong trào. 
3.1. Thân thiện trong tập thể lãnh đạo. 
Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Thủ trưởng là linh hồn của phong trào: 
Cán bộ nào phong trào ấy. Để xây dựng một tập thể lớn mạnh đầu tiên tập thể 
lãnh đạo phải đoàn kết nhất trí, tạo ra sức mạnh trí tuệ tập thể. Muốn vậy người 
thủ trưởng phải là người có tâm, có tầm, có bản lĩnh và quyết đoán. Trong tập 
thể không loại trừ những kẻ miệng nam mô bồ dao găm, làm mất đoàn kết, 
 9 
chia rẽ nội bộ bằng cách nịnh hót, xúi giục, mê hoặc.. Vì vậy hiệu trưởng phải 
là người biết xây dựng mối đoàn kết trong lãnh đạo nhà trường. Tôn trọng ý 
kiến của nhau, dân chủ, công khai minh bạch. Luôn tỉnh táo trong mọi trường 
hợp, tránh trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong công việc và hành động. Một 
bài học xương máu khi các mối quan hệ trong tập thể đạo rạn nứt, mất đoàn kết 
sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tại trường TH Đông Thanh. Sự thiếu minh 
bạch, thiếu dân chủ, thiếu hợp tác trong BGH nhà trường đã làm cho nhà 
trường tụt dốc về mọi mặt. Và cái mất lớn nhất đó là tình đồng nghiệp, từ đó 
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Và đây tôi cho là bài học xương máu cho 
việc xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong tập thể lãnh đạo nhà trường 
trong đội ngũ quản lý huyện Đông Sơn. Thực tế qua việc chỉ đạo chuyên môn, 
chỉ đạo phong trào, tôi quan tâm công tác tuyên truyền, uốn nắn điều chỉnh 
những tập thể ban giàm hiệu có dấu hiệu mất đoàn kết. Đề xuất luân chuyển 
hợp lý, tạo ra một êkip làm việc đều tay, xây dựng được các tập thể lãnh đạo 
các nhà trường thân thiện tích cực như TH Đông Ninh, TH Đông Hoàng, TH 
Đông Văn, TH Đông Hòa... Việc làm này góp phần thực hiện có hiệu quả chất 
lượng mọi mặt trong nhà trường. 
 3.2. Thân thiện giữa cấp trên với cấp dưới, gĩưa quản lý với cán bộ giáo 
viên và học sinh. 
 Để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua thì với tôi xây dựng mối quan hệ 
thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới là cực kỳ quan trọng. Công việc không thể 
có hiệu quả khi có sự ngăn cách rào cản giữa cấp trên và cấp dưới. Người quản 
lý cấp trên phải tạo ra sự hoà đồng và thực sự chia sẻ với cấp dưới. Ân cần gần 
gũi, không kiêu căng hách dịch, không ngạo mạn, đe nẹt. Cần biết lắng nghe 
thông tin và điều chỉnh thông tin cho phù hợp tình hình thực tiễn. tạo ra sự thân 
thiện trong việc tổ chức thực hiện công việc. Trong quá trình làm quản lý, tôi 
coi đây là bài học và luôn làm theo bài học ấy. Với cấp dưới tôi luôn tôn trọng 
và lắng nghe vì vậy tôi đã nối được sợi dây gắn kết về tình cảm và công việc 
với các cán bộ quản lý, giáo viên học sinh 17 trường TH một cách thân thiện 
hợp tác. Bên cạnh đó tôi cũng chỉ đạo sát sao nội dung này cho các trường TH 
trong toàn huyện, bởi trong một nhà trường, giữa cán bộ quản lý với giáo viên 
phải có một sự kết nối đó chính là mối thân thiện giữa cán bộ quản lý với giáo 
viên nhân viên nhà trường. Trong công tác chỉ đạo tôi rất quan tâm vấn đề này 
vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Muốn vậy, trong quan 
hệ quản lý, ban giám hiệu phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy 
chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh 
bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn 
trọng lẫn nhau. Không thể có thân thiện nếu trong trường mất dân chủ, bất bình 
đẳng, thiếu tôn trọng lẫn nhau, hiệu trưởng hống hách, quát nạt cán bộ giáo 
viên và học sinh, hoặc thờ ơ lạnh lùng thiếu sự quan tâm chia sẻ với cán bộ 
giáo viên và học sinh, tạo ra một hố sâu khoảng cách giữa c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong_giao_duc_t.pdf