SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia

SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia

Ngày 09/9/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT về việc Phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 (gọi tắt là kì thi THPT Quốc gia). Trong đó môn Địa lí nằm trong số những môn tự chọn và môn thi theo hình thức tự luận. Phát huy kết quả đã đạt được và điều chỉnh những bất cập, hạn chế sau mỗi năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh, ngày 28/9/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức chốt phương án thi THPT Quốc gia năm 2017, nhằm tiếp tục thực hiện “Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”. Việc đổi mới hình thức thi bằng trắc nghiệm khách quan thay thế cho hình thức thi tự luận môn Địa lí trong kì thi THPT Quốc gia từ năm 2017 là sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc dạy - học, việc ôn luyện, việc kiểm tra, đánh giá và thi THPT Quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan bước đầu còn có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức dạy học và ôn luyện cho học sinh, học sinh còn lúng túng trong việc lập kế hoạch học tập, ôn luyện, đặc biệt còn hạn chế năng lực làm bài thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, từ đó làm cho kết quả thi THPT Quốc gia của học sinh chưa đạt được như mong muốn.

Với hình thức thi tự luận trước đây, học sinh có thể trình bày yêu cầu của câu hỏi theo ngôn ngữ của bản thân nhưng đảm bảo đúng chuẩn về kiến thức sẽ được được điểm tối đa hoặc sát chuẩn kiến thức vẫn được điểm. Tuy nhiên, với hình thức thi trắc nghiệm khách quan lại đòi hỏi học sinh chỉ được phép chọn một phương án duy nhất trong bốn phương án đã cho ở mỗi câu, nếu chọn sai học sinh hoàn toàn không có điểm. Vậy phải làm thế nào để giúp được học sinh có phương pháp học tập và ôn luyện môn Địa lí phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan hiện nay? Phải làm thế nào để giúp học sinh phát triển được năng lực trong quá trình học tập và ôn luyện theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan? Làm như thế nào để học sinh có thể đạt được điểm thi môn Địa lí cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia? là điều tôi luôn trăn trở. Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia”

 

doc 18 trang thuychi01 6270
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Ngày 09/9/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT về việc Phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 (gọi tắt là kì thi THPT Quốc gia). Trong đó môn Địa lí nằm trong số những môn tự chọn và môn thi theo hình thức tự luận. Phát huy kết quả đã đạt được và điều chỉnh những bất cập, hạn chế sau mỗi năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh, ngày 28/9/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức chốt phương án thi THPT Quốc gia năm 2017, nhằm tiếp tục thực hiện “Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”. Việc đổi mới hình thức thi bằng trắc nghiệm khách quan thay thế cho hình thức thi tự luận môn Địa lí trong kì thi THPT Quốc gia từ năm 2017 là sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc dạy - học, việc ôn luyện, việc kiểm tra, đánh giá và thi THPT Quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan bước đầu còn có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức dạy học và ôn luyện cho học sinh, học sinh còn lúng túng trong việc lập kế hoạch học tập, ôn luyện, đặc biệt còn hạn chế năng lực làm bài thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, từ đó làm cho kết quả thi THPT Quốc gia của học sinh chưa đạt được như mong muốn.
Với hình thức thi tự luận trước đây, học sinh có thể trình bày yêu cầu của câu hỏi theo ngôn ngữ của bản thân nhưng đảm bảo đúng chuẩn về kiến thức sẽ được được điểm tối đa hoặc sát chuẩn kiến thức vẫn được điểm. Tuy nhiên, với hình thức thi trắc nghiệm khách quan lại đòi hỏi học sinh chỉ được phép chọn một phương án duy nhất trong bốn phương án đã cho ở mỗi câu, nếu chọn sai học sinh hoàn toàn không có điểm. Vậy phải làm thế nào để giúp được học sinh có phương pháp học tập và ôn luyện môn Địa lí phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan hiện nay? Phải làm thế nào để giúp học sinh phát triển được năng lực trong quá trình học tập và ôn luyện theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan? Làm như thế nào để học sinh có thể đạt được điểm thi môn Địa lí cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia? là điều tôi luôn trăn trở. Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã đặt ra mục tiêu cho đề tài là:
- Thay đổi được thực trạng dạy - học, ôn luyện và làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay.
- Phát triển được tối đa năng lực cho học sinh trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí trong kì thi THPT Quốc gia để đạt điểm cao.
- Nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông.
- Tạo động lực để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông.
 1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rút ra một số giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực thi trắc nghiệm khách quan cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 khi tham gia kì thi THPT Quốc gia để đạt điểm cao.
 1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu công văn 5555/BGDĐT GDTrH; Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT; các tài liệu tập huấn (một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học và hướng dẫn học sinh tự học; đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh); Trường học kết nối; Nguồn tài liệu mạng Internet,
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ thực trạng dạy học và kết quả thi THPT Quốc gia môn Địa lí tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tổng hợp, xử lí số liệu về kết quả thi khảo sát lần 1 và thi THPT Quốc gia đối với các lớp thử nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài.
- Phương pháp phân tích, giải thích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nâng cao năng lực thi THPT Quốc gia cho học sinh để đạt được điểm cao là mục tiêu đổi mới giáo dục ở các trường THPT hiện nay. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, đầu tư nghiên cứu, đặc biệt phải biết lựa chọn và vận dụng phù hợp, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học với từng nội dung, từng đối tượng học sinh. Làm được việc này sẽ kích thích, thúc đẩy sự tham gia học tập tích cực của nhiều học sinh, sẽ nâng cao được hiệu quả học tập bộ môn, đặc biệt sẽ phát huy được tối đa năng lực cho học sinh khi tham gia kì thi THPT Quốc gia và sẽ đạt được kết quả như mong muốn. 
 Làm thế nào để giúp học sinh có phương pháp học tập và ôn luyện phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan? Phải làm thế nào để giúp học sinh phát triển được năng lực trong quá trình học tập và ôn luyện theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan? Làm như thế nào để học sinh có thể đạt được điểm thi môn Địa lí cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia? Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã đặt ra giả thuyết: Đề tài có thay đổi được thực trạng dạy - học, ôn luyện và làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay hay không? Đề tài có phát triển được tối đa năng lực cho học sinh trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí trong kì thi THPT Quốc gia để đạt điểm cao hay không? Đề tài có giúp được học sinh thay đổi phương pháp học tập và ôn luyện môn Địa lí cho phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan hay không?... Câu trả lời là: Khi đề tài được áp dụng sẽ thay đổi được thực trạng dạy - học, ôn luyện và làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay. Đề tài sẽ phát triển được tối đa năng lực cho học sinh trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí trong kì thi THPT Quốc gia để đạt điểm cao nhất. Đề tài sẽ giúp học sinh có được phương pháp học tập và ôn luyện môn Địa lí phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan hiện nay.
Vậy sự thay đổi đó thể hiện như thế nào? Sự thay đổi đó là: Trước hết giáo viên không còn là người chủ động truyền tải cho học sinh tất cả những tri thức đã được chuẩn bị sẵn cho học sinh mà chỉ là người đóng vai trò chỉ đạo, định hướng nội dung học tập cho học sinh, còn học sinh là người được chủ động khám phá, chiếm lĩnh nguồn tri thức và vận dụng tri thức đã có vào giải quyết các vấn đề cụ thể. Tiếp theo là sự thay đổi về hướng dẫn học sinh cách làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan: từ việc học sinh phải học thuộc, nhớ máy móc sang việc học sinh nắm được bản chất các sự vật, hiện tượng địa lí, hiểu được mối quan hệ lôgíc giữa các sự vật, hiện tượng địa lí, hiểu được quy luật phát triển của tự nhiên, kinh tế... Rồi từ đó, rút ra các kiến thức chuẩn để vận dụng vào giải quyết từng vấn đề. 
Tóm lại, đề tài sẽ thay đổi hai vấn đề trọng tâm đó là: Thứ nhất là thay đổi từ chỗ Thầy dạy cái gì? Học trò nắm được gì? Sang việc Thầy tổ chức cho học sinh học tập như thế nào? Học trò phải và sẽ làm gì? Thứ hai là thay đổi được cách làm bài thi trắc nghiệm trúng và đúng nhằm phát triển năng lực học sinh để học sinh đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia. Từ việc thay đổi được cách dạy và học, cách làm bài thi trắc nghiệm khách quan như trên có thể khẳng định học sinh không chỉ nắm vững hơn kiến thức, kĩ năng mà quan trọng nhất là đã tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tối đa những năng lực của bản thân, từ đó sẽ thay đổi được tư duy để vận dụng vào giải quyết tốt nhất từng vấn đề.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Làm thế nào để làm tốt bài thi môn Địa lí? Đó là câu hỏi thường được đặt ra đối với mỗi học sinh, nhất là khi học sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia để làm căn cứ vừa công nhận tốt nghiệp bậc THPT, vừa xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
 Tuy nhiên từ thực tiễn dạy học và hướng dẫn học sinh ôn luyện để tham gia kì thi THPT Quốc gia nhiều năm, đặc biệt từ khi môn Địa lí được áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT Quốc gia đến nay tôi thấy có một thực tiễn đó là: mặc dù vẫn có nhiều học sinh yêu thích môn Địa lí, lựa chọn môn Địa lí để thi và xét tuyển vào các trường đại học nhưng lại lúng túng trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện và kĩ năng làm bài thi. Không ít học sinh dù rất tự tin với kiến thức đã nắm được, nhưng vẫn còn lúng túng trong việc chọn đúng phương án trong từng câu hỏi. Kết quả vẫn còn nhiều học sinh dù học thuộc bài nhưng kết quả bài thi chưa đạt được điểm cao. 
Vậy nguyên nhân vì sao? Các em cần phải điều chỉnh những gì trong quá trình học tập và ôn luyện để khắc phục hạn chế trên và đạt được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia? Làm thế nào để học sinh có tâm thế tốt nhất trước mỗi kì thi THPT Quốc gia đang đến gần?
 Từ thực trạng nêu trên, cho thấy 
 	 Vấn đề đặt ra đối với giáo viên nói chung và giáo viên dạy học môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông cần phải làm gì? Làm thế nào để giúp được thay đổi cách học, cách ôn tập? Làm thế nào để giúp cho học sinh có thể làm được các câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm chính xác nhất, đáp ứng đúng yêu cầu của từng câu hỏi và phát huy được tối đa năng lực của học sinh khi làm bài thi? Việc áp dụng đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia” vào thực tiễn dạy học sẽ thay đổi cách dạy của Thầy và cách học của Trò. Trong đó Thầy là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập cho học sinh, Trò là người được tự lực, chủ động trong việc tìm kiếm, chiếm lĩnh nguồn tri thức. Từ thay đổi trên học sinh sẽ phát huy được tối đa năng lực của bản thân trong quá trình học tập cũng như khi làm bài thi trắc nghiệm khách quan để đạt được kết quả thi cao nhất.
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Thay đổi cách dạy - học để phù hợp với đề thi có sự đổi mới. 
Với xu hướng đổi mới về kì thi THPT Quốc gia trong các năm vừa qua, đặc biệt là từ năm 2015 đến nay, tập trung đẩy mạnh hướng đến đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh. Năng lực này được hình thành trên nền tảng tri thức khoa học địa lí, phải hiểu một cách tường tận các vấn đề địa lí, phải nắm chắc bản chất vấn đề địa lí, thông qua các con số, các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội. Với yêu cầu đó đòi hỏi học sinh phải hiểu được bản chất các vấn đề về tự nhiên đang diễn ra trong thực tiễn cuộc sống, hiểu được nguyên nhân, kết quả và đánh giá được ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên tới phát triển kinh tế - xã hội chứ không phải chỉ học thuộc, nhớ máy móc, nhớ quá chi tiết vụt vặt các con số. Với cách ra đề thi như vậy một vấn đề đặt ra đối với giáo viên Địa lí đó là cần phải thay đổi cách dạy học Địa lí cho phù hợp với xu hướng đổi mới của kì thi THPT Quốc gia hiện nay.
 	Để đáp ứng được đòi hỏi của đề thi THPT Quốc gia hiện nay, bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tự học hỏi để thay đổi phương pháp dạy học của mình. Trong đó, tôi đề cao sử dụng các phương pháp dạy học mới như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tư duy phản biện,
Ví dụ: Khi dạy Bài 15 (Địa lí -Lớp 12): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Tôi đưa ra vấn đề để học sinh tư duy như: Vì sao nước ta phải đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường? Ô nhiễm môi trường ở nước ta biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta là gì? Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta cần được giải quyết như thế nào? Với cách đặt vấn đề như vậy tôi đã kích thích tư duy của học sinh, kích thích trí tò mò ham học hỏi của các em, tránh được lối dạy quen thuộc lâu nay đó là giáo viên nêu một loạt các hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nước ta giống như sách giáo khoa đã trình bày rồi bắt các em phải ghi nhớ.
 Bên cạnh việc thay đổi phương pháp dạy học thì bản thân tôi cũng vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng phát triển tư duy học sinh như: kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật “KWLH”, kĩ thuật đặt câu hỏi, Đặc biệt kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy học; Hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia thảo luận xung quanh những ý tưởng, nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự logic. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho học sinh từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực, tìm tòi, sự ham hiểu biết. 
Ví dụ: Khi dạy nội dung: 1. Khái niệm - Bài 28 (Địa lí - Lớp 12): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tôi không nêu cụ thể khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp, cũng không yêu cầu học sinh phải nêu lại nội dung khái niệm đó để giáo viên ghi lên trên bảng, rồi từ trên bảng học sinh lại ghi vào vở. Việc làm đó mất nhiều thời gian và không cần thiết, vì nội dung khái niệm đã có sẵn trong sách giáo khoa. Thay cho việc tổ chức hoạt động học như trên, tôi yêu cầu học sinh đọc nội dung thông tin mục 1 SGK Địa lí - Lớp 12 trang 125 và yêu cầu học sinh căn cứ vào nội dung khái niệm “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp” trả lời các câu hỏi sau: Theo em những từ nào trong khái niệm “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp” là cần quan tâm nhất? Em hiểu từ đó như thế nào? Với kĩ thuật đặt câu hỏi “phân tích” như vậy, học sinh đã suy nghĩ, tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, biết tự diễn giải thông tin, do đó phát triển được tư duy lôgic, đồng thời kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, tạo không khí mới trong lớp học, giúp người học hưng phấn hơn khi tiếp nhận kiến thức Địa lí và người học sẽ có nhiều trí tuệ hơn. Đồng thời cũng phù hợp với ý tưởng của Bộ Giáo dục - Đào tạo chính là dùng cách thi để tác động trở lại cách dạy và học hiện nay, nhất là đối với môn Địa lí. "Khi dạy học Địa lí, thầy cô nên hướng học sinh phát triển phẩm chất, năng lực bằng cách đặt ra những câu hỏi để các em tự suy nghĩ, tự tranh luận, thảo luận; từ đó đưa ra ý kiến của mình. Thầy cô không có trách nhiệm đưa ra câu trả lời thay cho học sinh, không phải đưa ra đáp án có sẵn để học sinh học thuộc lòng phục vụ cho thi cử...”
2.3.2. Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng học tập, ôn luyện kiến thức
a. Hướng dẫn học sinh học tập, ôn luyện bằng phương pháp sử dụng sơ đồ 
 Đặc thù của môn Địa lí là mối quan hệ nhân - quả của các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, do đó đòi hỏi học sinh biết cách hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ để hiểu sâu, nhớ trọng. Đây là giải pháp quan trọng nhất quyết định kết quả học tập và điểm số khi làm bài thi trắc nghiệm khách quan của học sinh. 
Trong quá trình giảng dạy, tùy vào nội dung và tính chất của mỗi bài dạy, sau mỗi bài học, mỗi chương, tôi thường định hướng, hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bằng các sơ đồ dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành” đến “nhánh”, từ ý lớn sang ý nhỏ theo phương pháp diễn dịch. Từ sơ đồ sẽ giúp học sinh thấy các bài học trở nên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, đặc biệt học sinh nắm vững được trọng tâm bài học và không thấy nhàm chán khi học.
 Ví dụ: Khi dạy xong Bài 20 (Địa lí - Lớp 12): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tôi hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ sau để khắc sâu kiến thức và ôn tập. (học sinh có thể xây dựng sơ đồ bằng các dạng khác)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Ngành 
kinh tế
Chuyển dịch 
cơ cấu kinh tế
Dịch vụ
Kinh tế nhà nước
Thành phần kinh tế
Kinh tế ngoài nhà nước
Có vốn đầu tư nước ngoài
Trong nông nghiệp
Lãnh 
thổ kinh tế
Trong công nghiệp
Vùng kinh tế trọng điểm
Sơ đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
b. Hướng dẫn học sinh học tập, ôn luyện bằng phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Atlat Địa lí Việt Nam là một tài liệu hữu ích, được coi là “cuốn sách giáo khoa” Địa lí đặc biệt, là tài liệu không thể thiếu đối với học sinh trong học tập phần Địa lí Việt Nam. Atlat Địa lí Việt Nam không chỉ là tài liệu để học sinh học tập trên lớp, ôn tập ở nhà mà hiện nay Atlat Địa lí Việt Nam còn được sử dụng để đánh giá kĩ năng học tập môn Địa lí của học sinh trong kì thi THPT Quốc gia. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết, không thể thiếu được trong quá trình dạy và học môn Địa lí. Để học sinh khai thác có hiệu quả Atlat Địa lí Việt Nam tôi đã hướng dẫn học sinh các vấn đề sau:
- Hình thành cho học sinh các kĩ năng làm việc với tập bản đồ Atlat Địa lí
+ Nhận biết, chỉ và đọc được sự vật, đối tượng trên bản đồ (thể hiện qua các kí hiệu trên bản đồ Atlat).
+ Xác định được phương hướng, khoảng cách, hệ thống kinh, vĩ độ trên bản đồ trong tập Atlat Địa lí Việt Nam.
+ Xác định được vị trí địa lí của đối tượng địa lí.
+ Trình bày được đặc điểm đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
+ Phân tích được mối quan hệ tương - hỗ, nhân - quả giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Trình bày tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ.
- Hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng đọc từng trang Atlat Địa lí 
Bước 1: Lập đề cương kiến thức cần khai thác.
 + Quan sát trang Atlat Địa lí: Xác định được trang này sẽ sử dụng để ôn tập bài nào? Chủ đề nào trong chương trình/sách giáo khoa? Bài nào là chủ yếu nhất? 
 + Sau đó học sinh làm việc với sách giáo khoa, xác định những kiến thức được thể hiện trên trang bản đồ của Atlat Địa lí. 
+ Sắp xếp, hình thành một đề cương ngắn gọn, lôgic, hợp lí, thuận tiện cho việc tìm kiếm kiến thức trên Atlat Địa lí.
Bước 2: Sử dụng các kĩ thuật làm việc với kí hiệu, biểu đồ, chọn lọc kiến thức cần tìm hiểu (chú ý vị trí các đối tượng địa lí, đặc điểm các đối tượng địa lí, các mối liên hệ tương - hỗ, nhân - quả, các quy luật địa lí). 
Ví dụ: Đọc trang bản đồ “Hình thể” của Atlat Địa lí Việt Nam.
- Thứ nhất là hướng dẫn học sinh phải xác định được trang này chủ yếu được sử dụng để tìm hiểu kiến thức của Bài 2 (Địa lí - Lớp 12) : Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
- Thứ hai là hướng dẫn học sinh phải xác định được những kiến thức được thể hiện trên trang bản đồ Hình thể của Atlat Địa lí Việt Nam như: 
+ Vị trí và giới hạn lãnh thổ: các điểm cực, các tỉnh/tp, múi giờ, tiếp giáp, vị trí các đảo và quần đảo xa nhất về phía đông của Việt Nam,
+ Đặc điểm lãnh thổ:
 Phần đất liền: chiều dài bắc - nam, đông - tây, hình dáng lãnh thổ.
 Phần biển: vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc điểm chung, các đảo, quần đảo, vịnh, quần đảo xa nhất (tên đảo, quần đảo và thuộc tỉnh nào?)
- Thứ ba là hướng dẫn học sinh sắp xếp, hình thành một dàn ý ngắn gọn, lôgic, hợp lí để thuận tiện khi tiến hành khai thác.
- Thứ tư là hướng dẫn học sinh sử dụng các kí hiệu để đọc bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam, chọn lọc kiến thức hoàn thành dàn ý.
c. Hướng dẫn học sinh học tập, ôn luyện bằng phương pháp vận dụng “công thức 4 cụm từ khóa” khi học Địa lí.
Địa lí là một môn học có tính tổng hợp, nó nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp về không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập môn Địa lí học sinh luôn phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng địa lí trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng, đánh giá được những thế mạnh và hạn chế, tìm hiểu thực trạng và đưa ra được những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong thực tiễn, học sinh hay nhầm lẫn và hay bỏ sót nhiều vấn đề khi học tập, ôn luyện. Để khắc phục những hạn chế trên, tôi hướng dẫn các em vận dụng công thức xác định “4 cụm từ khóa” dưới đây:
- Tiềm năng (thế mạnh): Khi tìm hiểu các vấn đề địa lí các em phải đánh giá được thế mạnh như: vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội có tác động đến sự phát t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_boi_duong_nang_luc_thi_trac_nghiem_kha.doc
  • docBia.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia - Copy.doc
  • docMuc luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc