SKKN Một số cải tiến thí nghiệm để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 9
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên, cần thiết, và là mục tiêu chính của giáo dục hiện nay. Kết quả dạy học phụ thuộc nhiều vào sự phát huy tính tự lực, tích cực của học sinh.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy khi truyền thụ kiến thức hóa học ở bậc học phổ thông thường xuyên gắn liền với các thí nghiệm hóa học (dùng các thí nghiệm hóa học để dẫn dắt vấn đề, tạo niềm tin khoa học cho học sinh) và luôn liên hệ với các sự vật, hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh ta. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục đang trên đà phát triển để ngang tầm với thế giới, hàng loạt sự cải tiến về chương trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm để đạt đến chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trong sự cải tiến ngành giáo dục đã chú trọng cải tiến dụng cụ và phương pháp tiến hành nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học.
Thế nhưng thực tế ở các nhà trường, việc thực hiện các tiết thực hành còn gặp không ít những khó khăn. Những khó khăn thường gặp đó là:
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy của bộ môn: Phòng thực hành có nhưng chưa đúng quy cách, thiếu hệ thống trang thiết bị như hút độc, khử mùi hóa chất độc hại
- Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm: Nhiều dụng còn thiếu, không đủ để chia đều cho các nhóm thực hành, có dụng cụ không sử dụng được. Hóa chất thì không còn đảm bảo chất lượng, bản chất
- Cán bộ phụ trách thiết bị phải phục vụ hỗ trợ giáo viên bộ môn các tiết thực hành nhiều môn học và chuẩn bị đồ dùng cho giáo viên bộ môn lên lớp giảng dạy ở tất cả các bộ môn nên công việc đôi khi còn chồng chéo nhau. Có buổi phải chuẩn bị đồ dùng cho nhiều tiết và nhiều tiết thực hành cùng diễn ra đồng thời.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC TRƯỜNG THCS LÊ HỮU LẬP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ CẢI TIẾN THÍ NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIẾT THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC LỚP 9 Người thực hiện: Đỗ Thị Giang Chức vụ: Giáo viên thiết bị Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Hữu Lập SKKN thuộc lĩnh vực : Cải tiến thí nghiệm hóa học. HẬU LỘC, NĂM 2018 I MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên, cần thiết, và là mục tiêu chính của giáo dục hiện nay. Kết quả dạy học phụ thuộc nhiều vào sự phát huy tính tự lực, tích cực của học sinh. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy khi truyền thụ kiến thức hóa học ở bậc học phổ thông thường xuyên gắn liền với các thí nghiệm hóa học (dùng các thí nghiệm hóa học để dẫn dắt vấn đề, tạo niềm tin khoa học cho học sinh) và luôn liên hệ với các sự vật, hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh ta. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục đang trên đà phát triển để ngang tầm với thế giới, hàng loạt sự cải tiến về chương trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm để đạt đến chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trong sự cải tiến ngành giáo dục đã chú trọng cải tiến dụng cụ và phương pháp tiến hành nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học. Thế nhưng thực tế ở các nhà trường, việc thực hiện các tiết thực hành còn gặp không ít những khó khăn. Những khó khăn thường gặp đó là: - Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy của bộ môn: Phòng thực hành có nhưng chưa đúng quy cách, thiếu hệ thống trang thiết bị như hút độc, khử mùi hóa chất độc hại - Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm: Nhiều dụng còn thiếu, không đủ để chia đều cho các nhóm thực hành, có dụng cụ không sử dụng được. Hóa chất thì không còn đảm bảo chất lượng, bản chất - Cán bộ phụ trách thiết bị phải phục vụ hỗ trợ giáo viên bộ môn các tiết thực hành nhiều môn học và chuẩn bị đồ dùng cho giáo viên bộ môn lên lớp giảng dạy ở tất cả các bộ môn nên công việc đôi khi còn chồng chéo nhau. Có buổi phải chuẩn bị đồ dùng cho nhiều tiết và nhiều tiết thực hành cùng diễn ra đồng thời. - Kĩ năng láp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm của học sinh còn hạn chế nên khi gắp các thí nghiệm khó, lắp ráp nhiều dụng cụ học sinh thường lúng túng, mất nhiều thời gian láp ráp và tiến hành Để góp phần nhỏ vào việc khắc phục khó khăn trong các tiết dạy có sử dụng dụng cụ thí nghiệm nói chung cũng như các giờ thực hành Hóa học nói riêng. Bản thân tôi là cán bộ phụ trách thiết bị, luôn trực tiếp phục vụ, hỗ trợ giáo viên giảng dạy các môn học trong nhà trường đặc biệt là môn Hóa học 9. Với lòng yêu nghề, sự ham mê nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, cũng như việc vận dụng phương pháp dạy học sáng tạo vào môn Hóa học lớp 9 để phù hợp với thực tiễn ở trường THCS. Trong quá trình phục vụ giáo viên bộ môn Hóa học lớp 9 tôi thấy điều đáng chú ý nhất đó là các thí nghiệm thực hành – Các thí nghiệm do học sinh tự làm, trong đó có nhiều thí nghiệm rất khó thành công và tốn nhiều thời gian do có thí nghiệm cồng kềnh nhiều chi tiết, có thí nghiệm dụng cụ chưa hoàn thiện, có dụng cụ không sử dụng được, tủ đựng hóa chất không đảm bảo nên hóa chất bị hư hỏng, biến chất. Vì vậy qua quá trình công tác, học hỏi, tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp cải tiến thí nghiệm. Với lí do trên tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số cải tiến thí nghiệm để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 9” ở trường THCS. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Tạo ra việc thực hiện các tiết thực hành thao tác đơn giản, dễ thực hiện, đạt hiệu quả. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành tốt hơn, khắc phục được những hạn chế trong các tiết thực hành của chương trình hiện nay. - Nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm trong nhà trường. - Tạo hứng thú cho học sinh tham gia học môn Hóa học, tạo sự đam mê sáng tạo của học sinh. Sự đam mê hứng thú đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. - Đề tài cũng nhằm tìm ra vai trò, tác dụng của thí nghiệm thực hành trong viêc đổi mới phương pháp dạy học, truyền thụ kiến thức cho học sinh, phát triển khả năng tư duy của học sinh. 3. ĐỐI THƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số thí nghiệm ở một số bài thực hành hóa học lớp 9 trong phạm vi trường THCS Lê Hữu Lập- Huyện Hậu Lộc. - Thí nghiệm: Phản ứng của canxi oxit với nước thuộc tiết 9- Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit - 5 thí nghiệm của tiết 19- Bài 14: muối và Tính chất hóa học của bazơ và muối. - Thí nghiệm: Các bon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao thuộc tiết 42- Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng. - Thí nghiệm: Tác dụng của glucozo với bac nitrat trong dung dịch amoniac thuộc tiết 67- Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về môn Hóa học. - Nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu các thí nghiệm có liên quan đến bài học. - Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các bộ đồ dùng thí nghiệm hiện có của nhà trường do Bộ GD – ĐT sản xuất có hiệu quả sử dụng không tốt, kết quả thí nghiệm không chính xác, bộ thí nghiệm kồng kềnh, tốn nhiều thời gian lắp đặt hay những đồ dùng lắp đặt khó khăn ... Tìm cách thay thế, cải tiến phù hợp và đạt hiệu quả. - Thu thập xử lí số liệu: Xem các video trên mạng về các tiết thực hành. Tham khảo ý kiến, trao đổi với đồng nghiệp có cùng chuyên môn để tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả trong các tiết thực hành. - Đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức học sinh làm thí nghiệm để cải tiến.Việc cải tiến đều dựa trên những nhược điểm của bộ đồ dùng hiện có mà khắc phục hoặc thay thế. - Ứng dụng thực nghiệm để hoàn tất sáng kiến kinh nghiệm: “Một số cải tiến thí nghiệm để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 9” II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Khoa học luôn đề cao và coi trọng kết quả thực nghiệm. Trong quá trình dạy học hoá học thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và rèn luyện kỹ năng thực hành. Xu hướng chung của việc đổi mới chương trình dạy học bộ môn hoá học ở trong nước và thế giới tăng tỉ lệ thực hành thí nghiệm để hình thành kiến thức, kĩ năng. Hóa học là một môn khoa học vừa mang tính tính lí thuyết, vừa mang tính thực hành. Một môn khoa học rất gần gũi với đời sống sản xuất. Vì vậy trong dạy học hiện nay, việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả. Trong dạy học Hoá học thí nghiệm hoá học là dạng phương tiện trực quan chủ yếu được sử dụng: Là nguồn cung cấp kiến thức để học sinh tìm tòi phát hiện những tri thức cần lĩnh hội. Thí nghiệm giúp học sinh tích luỹ được tư liệu về các chất và tính chất của chúng thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu và hiểu bài sâu sắc, là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh. Cụ thể, thông qua thí nghiệm, từ xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của học sinh để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá và sự tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy. Thí nghiệm là học sinh thực hiện, tư duy để tìm tòi, khám phá ra các chất và những tính chất của nó. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. Đồng thời, thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiểu chuẩn, đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy sáng tạo. Đối với môn hóa học, thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học. Vì vậy xu hướng chung của việc cải cách bộ môn hoá học trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và nâng cao chất lượng cho các bài thí nghiệm. Thí nghiệm thực hành là những thí nghiệm do học sinh tự làm. Nhằm minh họa hay cụ thể hóa lại những kiến thức đã học. Củng cố và làm chính xác thêm kiến thức đã có. Rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm. Bồi dưỡng khả năng quan sát, khả năng giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhờ đó có cơ sở để giải quyết được một số vấn đề thực nghiệm. Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những đặc tính tốt của con người như: Làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành trong môn hóa học THCS khi các em mới bắt đầu làm quen với môn hóa là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH HÓA HỌC 2.1 Thuận lợi: - Nhà trường có phòng học thực hành Hóa học. - Đội ngũ cán bộ giáo viên còn trẻ, có chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề. - Giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp đổi mới trong các giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học. - Nhà trường có cán bộ phụ trách thiết bị được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành quản lí thiết bị trường học. - Học sinh có hứng thú với việc học thực hành. 2.2 Khó khăn: - Nhà trường tuy đã có phòng học thực hành nhưng dùng chung cho 2 môn học: Hóa học và Sinh học. Do tận dụng phòng học, cải tạo thành phòng thực hành nên diện tích và cấu trúc của phòng chưa đạt tiêu chuẩn như: + Diện tích phòng học hẹp, không gian cho các nhóm tiến hành thí nghiệm chật làm cho học sinh không thoải mái khi làm thí nghiệm. + Phòng chỉ đủ diện tích để tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh. Kho để thiết bị, đồ dùng dạy học cách phòng thực hành nên khi chuẩn bị đồ dùng không được thuận lợi. + Hệ thống hút, khử mùi chưa đảm bảo nên khi tiến hành các thí nghiệm có hóa chất độc hại cả giáo viên bộ môn và cán bộ thiết bị hướng dẫn học sinh thực hiện còn hạn chế, học sinh tiến hành thí nghiệm còn gặp khó khăn. + Hệ thống nước rửa còn hạn chế, nên sau mỗi tiết thực hành việc làm vệ sinh phòng học cũng như đồ dùng rất mất thời gian và vất vả. - Nhà trường đã được cấp đồ dùng – hóa chất phục vụ cho quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh nhưng qua nhiều lần sử dụng nên một số đồ dùng đã bị hư, hỏng không còn sử dụng được có đồ dùng thì sử dụng được nhưng chất lượng kém. Vì vậy dụng cụ thí nghiệm còn chưa đủ về số lượng lẫn chất lượng để bố trí cho các nhóm học sinh được thực hành thí nghiệm. Dụng cụ - hóa chất thiếu, không đồng bộ nên việc chuẩn bị thực hiện các thí nghiệm hóa học vô cùng vất vả. Một số hóa chất sử dụng lâu ngày nên khi làm thí nghiệm cho kết quả không chính xác. - Học sinh còn lúng túng khi tiến hành thí nghiệm, các em làm thí nghiệm còn chậm, không đúng trình tự của thí nghiệm dẫn đến kết quả thí nghiệm chưa chính xác, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến giờ dạy của nên giáo viên thường ngại tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm. Tóm lại: Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong nhà trường nói chung, của bộ môn Hóa học nói riêng đặc biệt ở các tiết dạy có thí nghiệm và các tiết thực hành thí nghiệm ở trường tôi trong những năm qua còn một số hạn chế, có nhiều lí do: hoặc thiếu thốn cơ sở vật chất, hoặc do giáo viên ngại làm thí nghiệm vì phải tốn nhiều thời gian chuẩn bị, một số đồ dùng bị hư không đủ để học sinh thực hành theo nhóm, lượng hóa chất đã cũ, đồ dùng không đảm bảo ... 3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Qua nhiều năm trực tiếp phục vụ, hỗ trợ giáo viên bộ môn giảng dạy các tiết thực hành Hóa học lớp 9. Bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để tìm ra các biện pháp khắc phục khó khăn trong các tiết dạy thực hành. Từ đó có ý kiến đề xuất với giáo viên bộ môn áp dụng các biện pháp cải tiến thí nghiệm để nâng cao chất lượng các tiết thực hành. 3.1: Thí nghiệm: Phản ứng của canxi oxit với nước. (Tiết 9 - Bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit) * Cách tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn SGK Hóa học 9 ( hình 1): Cho một mẫu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1-2 ml nước Quan sát các hiện tượng xảy ra. Thử dung dịch bằng giấy quì tím hoặc dung dịch phenolphtalein, quan sát màu của thuốc thử thay đổi như thế nào. . ( Hình 1) ( Hình 2) * Nhận xét thí nghiệm SGK: Đây là thí nghiệm giúp học sinh bằng thực nghiệm kiểm chứng và củng cố kiến thức về tính chất hóa học của Oxit bazơ (một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo để tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)). - Chuẩn bị: Dụng cụ tiến hành thí nghiệm: 1 ống nghiệm, 1ống hút nhỏ giọt, 1 đũa thủy tinh. Hóa chất: CaO (rắn), H2O. - Thí nghiệm này rất dễ thành công, tuy nhiên khi học sinh tiến hành thí nghiệm này thường gặp một số khó khăn như: + Mẫu CaO dạng rắn, khi học sinh cho vào ống nghiệm nếu không khéo mẫu CaO rơi mạnh có thể làm rạn, nứt ống nghiệm. + Khi học sinh cho giấy quỳ tím vào ống nghiệm để thử màu dung dịch sau phản ứng, quỳ tím thường bị dính trên thành ống nghiệm nên học sinh phải dùng đũa thủy tinh đẩy xuống mất thời gian. + Khi rửa ống nghiệm, Ca(OH)2 tạo thành sau phản ứng bám chặt vào đáy ống nghiệm, khi rửa ống nghiệm phải dùng chổi rửa nhiều lần ống nghiệm mới sạch. Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đã tiến hành cải tiến thí nghiệm như sau: * Cải tiến mới: Giáo viên cho các nhóm học sinh thực hiện trên lỗ đế sứ (hình 2). Cho một mẫu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO vào lỗ đế sứ, dùng ống hút nhỏ giọt cho 1 – 2 ml H2O vào tiếp, dùng đữa thủy tinh khuấy đều, cho tiếp mẫu giấy qùi tím vào. * Ưu điểm của cải tiến: - Dễ làm, dễ rửa dụng cụ khắc phục việc học sinh khi bỏ giấy quì tím vào ống nghiệm thường bị dính trên thành ống nghiệm rồi dùng đũa thủy tinh đẩy xuống mất thời gian. - Thiết bị phục vụ tiết thực hành đơn giản, nhiều học sinh trong nhóm có thể thực hiện được. - Thời gian cũng cố kiến thức của giáo viên bộ môn nhiều hơn. 3.2. Các thí nghiệm : + Thí nghiệm 1 : Natri hiđroxit tác dụng với muối Sắt III Clorua + Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit Clohiđric. + Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với Sắt. + Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối nát tri sunfat. + Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit sunphuric (Tiết 99: Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối.) * Cách tiến hành thí nghiệm theo theo hướng dẫn SGK ( hình 4) - Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sat hiện tượng và giải thích. - Thí nghiệm 2: Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích. - Thí nghiệm 3: Ngâm một đinh sát nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát đươc sau 4-5 phút. - Thí nghiệm 4: Nhỏ vài giọt BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch Na2SO4. Quan sát hiện tượng và giải thích. - Thí nghiệm 5: nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng và giải thích. dd NaOH dd HCl Đinh Fe dd BaCl2 dd BaCl2 FeCl3 Fe(OH)3 Cu(OH)2 dd CuCl2 dd CuSO4 d Na2SO4 dd H2SO4 (Hình 4) * Nhận xét thí nghiệm SGK: - Đây là thí nghiệm giúp học sinh bằng thực nghiệm kiểm chứng và củng cố kiến thức về tính chất hóa học của bazơ và muối. - Các thí nghiệm trên tiến hành rất dễ thành công, tuy nhiên dụng cụ thí nghiệm và hóa chất chuẩn bị để tiến hành cho các lớp thực hành thì tương đối nhiều. Nên thời gian chuẩn bị lâu và vất vả trong việc vận chuyển đồ dùng từ kho thiết bị đến nơi học sinh tiến hành thí nghiệm. Sau khi các nhóm tiến hành thí nghiệm xong khâu làm về sinh dụng cụ cũng rất mất thời gian. Trường THCS Lê Hữu Lập hiện có 3 lớp 9. Mỗi lớp học chia thành 8 nhóm thực hành. Chuẩn bị cho mỗi nhóm gồm: + Dụng cụ: 5 Ống nghiệm, 3 ống hút nhỏ giọt, 1 khay đựng dụng cụ, 1 giá để ống nghiệm + Hóa chất: Đinh sắt và các lọ đựng các dung dịch: FeCl3, NaOH, Cu(OH) 2, HCl, CuSO4, BaCl2, Na2SO4 Nếu tiến hành theo hướng dẫn SGK thì mỗi nhóm phải cần có 5 ống nghiệm, mỗi lớp chia 8 nhóm thực hành cần 40 ống nghiệm và 3 lớp cần 120 ống nghiệm. Với số lượng dụng cụ thí nghiệm nhiều như vậy, giáo viên thiết bị phải chuẩn bị rất vất vả. Việc làm vệ sinh dụng cụ sau tiết học rất mất thời gian. Nhiều trường dụng cụ thí nghiệm ít, nếu tiến hành thí nghiệm như trên sẽ không có đủ ống nghiệm cho các nhóm thực hành. Để khắc phục khó khăn nêu trên, tôi đã cải tiến thí nghiệm như sau: * Cải tiến mới: Cả 5 thí nghiệm này đơn giản giáo viên cho các nhóm tiến hành trên các lỗ của đế sứ : Lỗ thứ nhất cho 1 ml dung dịch FeCl3, lỗ thứ 2 cho 1 ít chất rắn Cu(OH)2, lỗ thứ ba cho 1-2 ml dung dịch CuSO4, lỗ thứ tư cho 1 ml dung dịch Na2SO4, lỗ thứ năm cho 1 ml dung dịch H2SO4 loãng. Dùng 3 ống hút nhỏ giọt lấy: Dung dịch NaOH nhỏ vào lỗ thứ 1,dung dịch HCl nhỏ vào lỗ thứ 2, dung dịch BaCl2 nhỏ vào lỗ 4, lỗ 5. Riêng lỗ thứ 3 dùng chỉ một đinh Fe nhỏ (màu trắng) thả vào. ( Hình vẽ 5) (Hình 5) * Ưu điểm của cải tiến: - Giáo viên chuẩn bị cho tiết thực hành gọn, nhẹ, dụng cụ cho mỗi nhóm chỉ 1 đế sứ và 3 ống hút nhỏ giọt là đủ. - Học sinh làm nhanh, dễ quan sát cho cả nhóm. - Khi rữa dụng cụ đơn giản, nhanh, gọn, đỡ tốn thời gian. - Tiết kiệm hóa chất dùng để tiến hành thí nghiệm. 3.3. Thí nghiệm: Cacbon khử đồng II oxit ở nhiệt độ cao. (Tiết 42- Bài 33:Thực hành tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng ) * Cách tiến hành Thí nghiệm theo SGK: ( Hình 6) Lấy một ít (bằng hạt ngô ) hỗn hợp CuO và C (bột than gỗ ) vào ống nghiệm, đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sự thay đổi màu của hỗn hợp phản ứng và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2 (Hình 6) * Nhận xét thí nghệm SGK: - Đây là thí nghiệm giúp học sinh bằng thực nghiệm kiểm chứng và củng cố kiến thức về tính chất hóa học của Các bon (Các bon khử CuO ở điều kiện nhiệt độ cao). - Dụng cụ thí nghiệm: Giá thí nghiệm, kẹp vạn năng, đèn cồn, ống nghiệm có nút cao su, ống dẫn thủy tinh chữ L, Cốc thủy tinh. - Thí nghiệm nếu sử dụng giá thí nghiệm bình thường học sinh lắp ráp cồng kềnh, mất thời gian tiến hành. Để khắc phục khó khăn trên tôi đã cải tiến thí nghiệm như sau: * Cải tiến mới: Để thí nghiệm gọn nhẹ, giảm thời gian lắp ráp dụng cụ. Giáo viên cho các nhóm sử dụng giá thí nghiệm cải tiến ( chỉ gồm 1cặp gỗ cắm vào đế sứ). Sau đó tiến hành thí nghiệm: Lấy 1 ít hỗn hợp CuO và C (C hoạt tính đã được sấy khô) cho vào ống nghiệm, đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí nhúng vào cốc đựng một ít dung dịch Ca(OH)2. Dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu của hỗn hợp và hiện tượng trong cốc thủy tinh. * Ưu điểm của cải tiến: Học sinh làm nhanh, gọn, hiệu quả, hiện tượng rõ ràng, dụng cụ thí nghiệm ít. * Những chú ý khi tiến hành thí nhiệm: Để thí nghiệm thành công, thời gian tiến hành thí nghiệm nhanh chóng, cần chú ý giáo viên nhắc nhở học sinh một số chú ý sau: - Bột CuO và C đều phải sấy thật khô, nghiền mịn và trộn đều. - Rải mỏng hỗn hợp ở thành, dáy ống nghiệm. - Đun thật nóng hỗ hợp - Tỉ lệ CuO và C là 1:3 về khối lượng. 3.4. Thí nghiệm: Tác dụng của glucozo với bạc nitrat trong dung dịch amoniac. ( Tiết 67: Thực hành : tính chất của gluxit. ) * Cách tiến hành thí nghiệm theo SGK: ( Hình 9) Cho vài giọt dung dịch bạc nitrat vào dung dịch amoniac đựng trong ống nghiệm, lắc nhẹ. Sau đó , cho tiếp 1 ml dung dịch glucozo vào , lắc khẽ, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa (hoặc đặt vào cốc nước nóng). Quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra. ( hình 15) (Hình 9) * Nhận xét thí nghiệm SGK: Phản ứng này được gọi là phản ứng tráng gương do sau phản ứng có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm. Thực tế nếu cho học sinh thực hiện theo hướng dẫn sách giáo khoa thường không thành công, có nhiều lí do không thành công như: Ống nghiệm chưa sạch, dung dịch NH3 để lâu bay hơi nên nồng độ không đúng với theo yêu cầu của thí nghiệm, nhiệt độ của cốc nước nóng chưa phù hợp, chưa tạo ra phức Ag+ Thí nghiệm không thành làm cho học sinh chán nản, không có hứng thú trong học tập, có học sinh ngại làm các thí nghiệm. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên. Tôi đã cải tiến thí nghiệm
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_cai_tien_thi_nghiem_de_nang_cao_chat_luong_cac_t.doc