SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường qua bài “ phân bón hóa học” môn Hóa học 9

SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường qua bài “ phân bón hóa học” môn Hóa học 9

Môi trường sống của con người hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề đến mức báo động, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, rất nhiều công ty xí nghiệp lớn nhỏ đang khai thác và thải ra ngoài môi trường nước thải, khí thải, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa là quá trình nông nghiệp hóa đã mang lại những năng suất và chất lượng vượt bậc, song việc sử dụng phân bón hóa học vào nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước hiện nay.

Thực hiện chỉ đạo Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của chính phủ về việc ban hành kế hoạch chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng chiến lược phát triển GD & ĐT trong thời kỳ CNH – HĐH. Một trong những quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng chiến lược GD & ĐT là phát triển GD & ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, những tiến bộ KH – CN và củng cố quốc phòng, an ninh trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục các cấp học. Với tinh thần đó giáo dục và bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng của công tác Giáo dục – Đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng chiến lược giáo dục và bảo vệ môi trường trở thành chiến lược lâu dài, thiết yếu và cấp bách.

Nghiên cứu để lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, các hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy và môn Hoá học trong trường trung học cơ sở (THCS) là cần thiết, giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của môi trường .

Chính vì ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Hóa học tôi đã lựa chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường qua Bài: Phân bón hóa học, môn Hoá học 9”.

 

doc 22 trang thuychi01 16696
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường qua bài “ phân bón hóa học” môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA BÀI “ PHÂN BÓN HÓA HỌC” MÔN HÓA HỌC 9.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH & THCS Phúc Do
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa học
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần I : Đặt vấn đề
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu 
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4.Phương pháp nghiên cứu
3
5. Thời gian
3
Phần II : Nội dung
4
1. Cơ sở lý luận
 4
2. Thực trạng vấn đề
5
3. Nội dung, biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường
13 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
Phần III: Kết luận và kiến nghị
18
1. Kết luận
18
2. Kiến nghị
18
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn đề tài.
Môi trường sống của con người hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề đến mức báo động, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, rất nhiều công ty xí nghiệp lớn nhỏ đang khai thác và thải ra ngoài môi trường nước thải, khí thải, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa là quá trình nông nghiệp hóa đã mang lại những năng suất và chất lượng vượt bậc, song việc sử dụng phân bón hóa học vào nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước hiện nay.
Thực hiện chỉ đạo Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của chính phủ về việc ban hành kế hoạch chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng chiến lược phát triển GD & ĐT trong thời kỳ CNH – HĐH. Một trong những quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng chiến lược GD & ĐT là phát triển GD & ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, những tiến bộ KH – CN và củng cố quốc phòng, an ninh trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục các cấp học. Với tinh thần đó giáo dục và bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng của công tác Giáo dục – Đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng chiến lược giáo dục và bảo vệ môi trường trở thành chiến lược lâu dài, thiết yếu và cấp bách.
Nghiên cứu để lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, các hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy và môn Hoá học trong trường trung học cơ sở (THCS) là cần thiết, giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của môi trường .
Chính vì ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Hóa học tôi đã lựa chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường qua Bài: Phân bón hóa học, môn Hoá học 9”.
2 Mục đích nghiên cứu:
 	Nghiên cứu đề tài bản thân đánh giá được thực trạng của việc vận dụng kiên thức thực tế trong nông nghiệp qua đó có những biện pháp vận dụng một cách có hiệu quả, giúp HS có hứng thú hơn trong học tập Hóa học, hiểu bài một cách sâu sắc hơn, đồng thời giúp học sinh hình thành các kĩ năng trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Nghiên cứu về việc sử dụng phân bón hóa học ở nước ta và địa phương hiện nay
4 . Phương pháp nghiên cứu.
4.1 . Phương pháp nghiên cứu lí luận:
 	Trên cơ sở những kiến thức bộ môn, kiến thức chuyên sâu và những quan điểm, đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lượng giáo dục ( Đặc biệt là giáo dục tích hợp).
4.2. Phương pháp khảo sát, đánh giá:
 	Khảo sát về hành vi, thái độ, nhận thức của học sinh và tình trạng sử dụng phân bón hóa học tại địa phương từ đó có biện pháp cụ thể.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận: 
1.1. Tổng quan về môi trường:
Luật bảo vệ môi trường (2005), khái niệm môi trường được nêu rõ: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, chương I).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
 	Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... 
 	Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự chuyển hoá trong tự nhiên diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng, gọi là sự cân bằng sinh thái. Chính sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phất triển ổn định, các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình sinh - địa – hoá như chu trình Cacbon, chu trình Nitơ, chu trình Lưu huỳnh, chu trình Photphov v. Khi các chu trình này không giữ ở trạng thái cân bằng thì các sự cố về môi trường sẽ xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật ở một khu vực hoặc ở quy mô toàn cầu.
1.2. Vai trò của môi trường:
	 Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật. Con người và thế giới sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một không gian môi trường.
 	Môi trường là nơi cung cấp cho con người và các sinh vật nguồn tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không có khả năng tái tạo
 	Bên cạnh đó môi trường còn là nơi tiếp nhận và chứa đựng những chất thải trong quá trình hoạt động của con người và các sinh vật khác.
 	Môi trường làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất.
 	Môi trường còn là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin, ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử phát triển và văn hoá của con người, lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen các loài động thực vật.
1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam hiện nay: 
 	Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại. Theo báo cáo của chương trình môi trường liên hợp quốc UNEP đã nêu rõ tính bức xúc của nhiều thách thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn ngay các nguy cơ khủng hoảng môi trường. Những vấn đề ưu tiên về môi trường là: sự biến đổi khí hậu, suy giảm lượng và chất của tài nguyên nước, suy thoái đất, nạn phá rừng và sa mạc hoá, suy giảm đa dạng sinh học... 
Ở Việt Nam theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP): Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á. Đó là những đánh giá chung, còn nếu xét về từng khía cạnh cụ thể thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh ô nhiễm môi trường của Việt Nam hiện nay.
1.4. Nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm:
Tình trạng ô nhiễm môi trường có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
 	- Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng.
 	- Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động về bảo vệ môi trường. 
 	- Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường.
 	- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
 	- Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường, tình trạng xả rác, xả nước thải từ công ty, xí nghiệp, khí thải, khói bụi, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học... gây ô nhiễm môi trường.
2. Thực trạng của vấn đề: 
2.1. Thực trạng chung.	
 	Trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp cùng với sự gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới đã làm môi trường tự nhiên bị suy kiệt, phá hoại dẫn đến sự biến đổi khí hậu theo hướng bất lợi 
 	Ở nước ta, hàng năm sản xuất hàng triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình). Dự báo đến năm 2015, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5 triệu tấn.
Phân bón đã góp phần làm tăng đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.. Tuy nhiên nếu sử dụng phân bón không hợp lí chính là tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. 
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.
Vậy lượng phân bón vô cơ chưa sử dụng hết sẽ đi về đâu?
 	 Một phần còn lại ở trong đất.
 	Một phần bị rửa trôi trên tầng nước mặt do mưa, theo các công trình thủy lợi ra ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
 	Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm.
 	Một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản Nitrat hóa gây ô nhiễm không khí.
2.1.1. Phân bón đi vào tầng nước mặt gây ảnh hưởng xấu như:
Gây phì hóa nước( hiện tượng phú dưỡng) và tăng nồng độ nitrat trong nước làm cho tảo và thực vật sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh làm giảm năng lượng ánh sáng xuống các lớp nước phía dưới, lượng oxy trong nước giảm. Mặt khác tảo và thực vật bậc thấp chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí tạo ra chất độc, nước có mùi hôi thối gây ô nhiễm nguồn nước. 
Hình 1: Nước bị phú dưỡng
Con người sử dụng nguồn nước chứa hàm lượng Nitrat cao khi vào đường ruột được chuyển hóa thành Nitrit ngấm vào máu kết hợp với Hemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển khí oxy của máu, ngoài ra Nitrit còn là nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh ung thư.
2.1.2. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm: 
Chủ yếu là phân đạm bị rửa trôi làm tăng hàm lượng nitrat và các chất cải tạo đất như: Vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh... làm nước mặn và tăng nồng độ nước cứng.
2.1.3. Một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản Nitrat hóa gây ô nhiễm không khí.
Phần bay hơi trong phân bón hóa học là amoniac co mùi khai, độc hại cho con người và động vật, khí NO2 bay hơi từ phân đạm và từ các nhà máy sản xuất phân đạm làm phá vỡ tầng ozon gây mưa acid.
 Hình 2: Lỗ thủng ôzon ở Nam Cực. Hình 3: Cánh rừng thông ở Czech bị hủy
 hoại bởi mưa axit tháng7/ 2006) 
 2.1.4. Một phần còn lại ở trong đất: 
 	Khoảng 50 – 60 % lượng Flo có trong phân bón khi sử dụng sẽ ở lại đất làm ô nhiễm nguồn đất gây hại cho gia súc và con người, kìm hãm hoạt động của ezim, ngăn cản quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật, đồng thời làm tăng chi phí sản xuất.
 	Các phân bón như : (NH4)2SO4 K2SO4 KCl, Ure, super photphat còn tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt độ kiềm trong đất, tăng kim loại năng trong đất. Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bào cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây làm cho cây trồng trở nên yếu, quá trình ra hoa tạo quả bị giảm sút làm giảm hoặc không cho thu hoạch
 Hình 4: Người dân đang lạm dụng phân bón hóa học bón cho cây trồng.
Vì vậy khi bón phân người nông dân cần chú ý bón phân theo chương trình triển khai ba giảm : Giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam và giảm lượng nước tưới đối với các tỉnh phía Bắc ba tăng : Tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, và tăng hiệu quả kinh tế. Dựa trên nguyên tắc bón phân năm đúng: Đúng loại, đúng lúc, đúng cách, đúng đối tượng, đúng thời tiết mùa vụ và một cân đối.
2.2. Phân bón với an toàn thực phẩm và với sức khỏe con người: 
 	Nhiều nông dân sử dụng phân bón chỉ vì lợi ích trước mắt là làm sao cho cây trồng đạt năng suất cao mà không quan tâm đến tác hại lâu dài của nó. Ăn phải thực phẩm có tồn dư nitrat và nitrit thì mắc bệnh Methahemoglobin và tiềm tàng bệnh ung thư. Dư thừa photphos trong sản phẩm trồng trọt hoăc trong nước làm giảm khả năng hấp thụ canxi gây nguy cơ loãng xương.
 	 Các loại phân hóa học do nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất có chứa các loại kim loại nặng, các kim loại này được cây trồng hấp thụ và tích lũy trong sản phẩm. Người và gia súc dùng sản phẩm chứa các kim loại này lâu ngày sẽ bị nhiễm độc.
Các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), mangan (Mn), Bo, Chì(Pb)  được bón vào rễ, phun qua lá, phun xuống củ là những phân bón cần thiết cho cây trồng, kích thích tăng trưởng tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên các sản phẩm nông sản chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức quy định cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc.
2.3. Thực trạng về vấn đề môi trường ở địa phương
 	Xã Phúc Do là một xã mới thành lập năm 2004 trên cơ sở là Nông Trường Phúc Do trước kia, thu nhập kinh tế chủ yếu của người dân là chăn nưôi, trồng chọt, lương công nhân công ty cao su. Nơi đây người dân trồng trọt chủ yếu là cây keo, vải, mía, cây cao su... xen lẫn các cây ngắn ngày như: củ đậu, củ từ, khoai sọ, ngô, lạc, đậu... trên nền đất đỏ vàng( đất ferarit ) nên độ màu mỡ của đất không cao. Để tăng năng suất cây trồng người dân thường phải bón rất nhiều phân bón hóa học và phun rất nhiều phân bón vi lượng qua lá tùy theo mục đích khác nhau nhằm giúp cây trồng tăng trưởng nhanh và năng suất cao như cây củ đậu, củ từ. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước ngầm vì với địa hình đồi núi dốc lượng phân bón không sử dụng hết, ngấm xuống tầng nước ngầm hoặc rửa trôi theo nước mưa xuống ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
 	Kết quả cuộc khảo sát và thử nghiệm nước ăn và nước sinh hoạt vào tháng 6/ 2015 vừa qua của công ty xử lý nước Thanh Hóa cho thấy: 95% các hộ gia đình đang sử dụng nước sinh hoạt bị nhiễm Asen, chì, đồng và một số các kim loại khác, cao gấp 10 lần trở lên mức cho phép( trừ các hộ có máy lọc nước) . Điều đó cho thấy nguồn nước ăn và nước sinh hoạt của người dân xã Phúc Do đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
 	Bên cạnh đó, dân cư tập trung đông ở khu trung tâm, đất ở hẹp, rác thải nhiều, việc tập trung rác thải về bãi rác còn gặp nhiều khó khăn. Chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào việc xử lí rác thải . Một số bộ phận nhỏ người dân hiểu biết và có ý thức bảo vệ môi trường còn kém, vứt rác thải bừa bãi ra đường, rác thải phân hủy theo nước mưa ngấm theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm. 
 H.5: Rác thải sau trường THPT Cẩm Thủy II xã Phúc Do, Cẩm Thủy.
 	Cùng với việc các hộ chăn nuôi chưa được vệ sinh chuồng trại, chất thải của gia xúc gia cầm chưa có hầm bioga nên cũng làm môi trường bị ô nhiễm. Nhà máy chế biến mủ cao su tuy ở xã Cẩm Ngọc nhưng cũng giáp với xã Phúc Do, nguồn chất thải, thải ra xử lí chưa triệt để nên một phần cũng làm ô nhiễm môi trường.
 H. 6: Nước thải nhà máy cao su xã Cẩm Ngọc H.7: Nước thải chăn nuôi xã Phúc Do, Cẩm Thủy
 H.8: Nước thải sinh hoạt của người dân xã Phúc Do, Cẩm Thủy
Đối với trường TH & THCS Phúc Do, Ban giám hiệu nhà trường, phối kết hợp với tổ chức Đoàn Đội, Công Đoàn, cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn có ý thức trách nhiêm về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Hàng tuần, hàng tháng Đoàn – Đội có kế hoạch lao động tổng vệ sinh trường học và xung quanh địa bàn thôn Công Trình – Nơi nhà trường đóng, do đó công tác vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên liên tục nên trường học luôn xanh - sạch - đẹp. 
 	Tuy nhiên còn có những học sinh có ý thức trách nhiệm chưa cao về giữ gìn trường lớp sạch đẹp,các em vẫn còn vứt rác bừa bãi, tự tiện ngang nhiên bẻ cành cây, vứt que, vứt rác xuống giếng nước của nhà trường ...
 	Trước sự nhận thức đó của học sinh bản thân tôi đã tiến hành khảo sát về nhận thức, thái độ của học sinh đối với môi trường và bảo vệ môi trường của học sinh lớp 9 trường TH & THCS Phúc Do như sau: 
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
I/ Về kiến thức: 
Em hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: Theo em rác thải xử lí như thế nào sẽ đỡ gây ô nhiễm nhất?
a. Đốt rác
b. Phân loại và tái chế rác
c. Vứt rác xuống sông hoặc kênh mương.
d. Đổ thành đống Đáp án: b
Câu 2: Phân loại rác thải là gì?
a. Chia rác thành nhiều loại và bỏ vào các thùng khác nhau
b. Bỏ rác vào chung một thùng
c. Đổ ra bãi rác
d. Bỏ rác vào các thùng khác nhau. Đáp án: a
Câu 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất?
Do chất thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng phân bón hóa học không hợp lí.
Do con người thường cày bừa, xới đất.
Do sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục.
Do trồng cây gây rừng. Đáp án: a
Câu 4: Nước bị ô nhiễm là nước?
Có màu, có chất bẩn, không chứa vi sinh vật gây hay các chất hòa tan gây hại cho sức khỏe con người.
Không mùi, không màu, có các vi sinh vật gây bệnh vượt mức cho phép hay các chất hòa tan gây hại cho sức khỏe con người.
Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bện vượt quá mức cho phép hay các chất hòa tan gây hại cho sức khỏe con người.
Không màu, không mùi, không vị. Đáp án: c
Câu 5: tác hại của ô nhiễm không khí là? 
Gây bệnh đường hô hấp.
Dị ứng
Nhức đầu.
Tất cả các ý trên. Đáp án: d
II/ Về thái độ: 
STT
Thái độ
Đồng ý
Phân vân
Phản đối
1
Trực nhật lớp là việc cần thiết để giữ gìn lớp học sạch đẹp
X
2
Vứt rác ra của sổ lớp học là biện pháp giữ gìn lớp học sạch sẽ.
X
3
Luôn bỏ rác vào thùng rác ở nơi công cộng.
X
4
Khạc nhổ bừa bãi ngoài đường không ảnh hưởng gì đến môi trường.
X
5
Sử dụng nước thoải mái vì giếng nước nhà em quanh năm có nhiều nước.
X
 Cảm ơn các em!
Kết quả khảo sát về kiến thức và thái độ của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường như sau:
 	Sĩ số
Hiểu biết về môi trường
Hiểu ở mức độ TB
Chưa hiểu biết
Có ý thức cao về BVMT
Có ý thức trung bình
Chưa có ý thức
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
20
03
15%
08
40%
09
45%
 05
25%
09
45%
06
30%
Qua kết quả khảo sát cho thấy, các em có hiểu biết và nhận thức về môi trường còn rất hạn chế. Vì vậy tôi đã đưa ra các biện pháp giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường cho các em thông qua bài học : “ Phân bón hóa học” môn hóa học 9.
3. Nội dung, biện pháp giáo dục môi trường qua bài “ Phân bón hóa học” môn hóa học 9 .
3. 1. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài “ Phân bón hóa học”.
Nội dung GDBVMT
Mục tiêu
Biện pháp.
Sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc dụng các hợp chất hóa học.
Giúp học sinh hiểu được phân bón hóa học góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, sản phẩm nông nghiệp không sạch có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường .
Sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh để “ sản xuất bền vững” tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, tránh việc dùng phân b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_bao_ve_moi_truong_qua_bai_phan_bon_hoa_hoc_mon.doc