Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần Hóa học hữu cơ Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần Hóa học hữu cơ Lớp 9

Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong xã hội với nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bước sang thế kỉ 21 với xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế - xã hội ngày một phát triển mạnh mẽ với những biến đổi khôn lường. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ có thể đứng vững trước những thách thức của đời sống, giáo dục ngày càng được các quốc gia chú trọng và quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết. 

          Theo đó, để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, thì việc đổi mới PPDH đang là vấn đề thời sự đặt ra hàng đầu đối với hoạt động dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Một trong các nội dung quan trọng của vấn đề này là cải tiến cấu trúc bài lên lớp.

          Trong các dạng bài lên lớp ở bộ môn hóa học thì bài ôn tập, luyện tập là một dạng bài khó, yêu cầu đạt được trong một tiết luyện tập là vừa phải củng cố, hệ thống kiến thức của chương vừa phải cho HS vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập để rèn luyện kĩ năng. HS học tiết luyện tập, đặc biệt là học phần hệ thống kiến thức cũ sẽ nhàm chán nếu GV chỉ áp dụng PPDH thông thường như hỏi đáp để HS nhắc lại kiến thức.

doc 34 trang Mai Loan 30/10/2023 3344
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần Hóa học hữu cơ Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG ANH
 Mã SKKN
---------o0o--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG GRAP VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ ÔN TẬP, LUYỆN TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 9
 MÔN: HÓA HỌC
CẤP HỌC: THCS
Năm học: 2017 - 2018
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu
Chú thích
1
PPDH
Phương pháp dạy học
2
HS
Học sinh
3
GV
Giáo viên
4
SĐTD
Sơ đồ tư duy
5
Dd
Dung dịch
6
Xt
Xúc tác
7
CN
Công nghiệp
8
PTHH
Phương trình hóa học
9
CTCT
Công thức cấu tạo
10
PHT
Phiếu học tập
11
p.ư
Phản ứng
12
As
Ánh sáng
13
Askt
Ánh sánh khuếch tán
14
P
Áp suất
15
CN
Công nghiệp
16
PTN
Phòng thí nghiệm
17
LLN
Làm lạnh nhanh
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Grap luyện tập Hidrocacbon và nhiên liệu.
Hình 2. Sơ đồ tư duy bài luyện tập Hidrocacbon, nhiên liệu.
Hình 3. Grap luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo.
Hình 4. Sơ đồ tư duy bài luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất bé
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
	Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong xã hội với nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bước sang thế kỉ 21 với xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế - xã hội ngày một phát triển mạnh mẽ với những biến đổi khôn lường. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ có thể đứng vững trước những thách thức của đời sống, giáo dục ngày càng được các quốc gia chú trọng và quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết. 
	Theo đó, để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, thì việc đổi mới PPDH đang là vấn đề thời sự đặt ra hàng đầu đối với hoạt động dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Một trong các nội dung quan trọng của vấn đề này là cải tiến cấu trúc bài lên lớp.
	Trong các dạng bài lên lớp ở bộ môn hóa học thì bài ôn tập, luyện tập là một dạng bài khó, yêu cầu đạt được trong một tiết luyện tập là vừa phải củng cố, hệ thống kiến thức của chương vừa phải cho HS vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập để rèn luyện kĩ năng. HS học tiết luyện tập, đặc biệt là học phần hệ thống kiến thức cũ sẽ nhàm chán nếu GV chỉ áp dụng PPDH thông thường như hỏi đáp để HS nhắc lại kiến thức.
	Vậy làm thế nào để vừa khắc sâu kiến thức, vừa tạo cho HS hứng thú học tập? Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình dạy học tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài: "Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần Hóa học hữu cơ lớp 9". 
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Học sinh cấp THCS.
- Các bài ôn tập, luyện tập phần hóa học hữu cơ lớp 9.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 11/2016 đến tháng 4/2017.
III. MỤC ĐÍCH – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
- Tổ chức hoạt động học tập cho HS trong giờ ôn tập, luyện tập thông qua việc sử dụng phương pháp Grap và SĐTD nhằm ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức đồng thời phát triển tư duy, phương pháp nhận thức và phương pháp học tập cho HS lớp 9 khi mới đầu tiếp xúc với hóa học hữu cơ.
- Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích lí thuyết.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thống kê tổng hợp thông tin.
IV. ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài này được dùng cho cán bộ giáo viên - học sinh ở trường THCS.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Đổi mới PPDH là một trong những trọng tâm của công cuộc cải cách nền giáo dục. Khi đó việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn cả là dạy cho HS phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên gồm cả lý thuyết lẫn thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng. Trong đó, các kiến thức về Hóa học Hữu cơ được phần lớn HS cho là khó nhớ. Đặc biệt với các bài ôn tập – luyện tập có khối lượng kiến thức lớn, GV cần lựa chọn PPDH phù hợp và có tính khái quát cao giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức được nghiên cứu rời rạc, tản mạn; đồng thời qua đó rèn luyện năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, khoa học, phương pháp tự học hiệu quả cho HS. Trong các PPDH được sử dụng để hoàn thiện và hệ thống hóa kiến thức thì phương pháp Grap và SĐTD có nhiều điểm phù hợp để tổ chức hoạt động học tập cho HS một cách có hiệu quả. Sự phối hợp giữa các PPDH tích cực trong đó có việc sử dụng Grap và SĐTD giúp HS hệ thống hóa kiến thức theo một logic chặt chẽ, từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập; giúp HS rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập và cuộc sống.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
Ở trường THCS, sang đến học kì II lớp 9 HS mới được làm quen với hoá học hữu cơ nên việc HS tự hệ thống hóa kiến thức một cách logic, mạch lạc, sinh động bằng hình ảnh, sơ đồ là cách tốt nhất để các em hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn. Khi đó HS được phát triển một cách tốt nhất năng lực trí tuệ, kích thích tính chủ động, sáng tạo trong học tập và giúp các em thêm yêu thích môn học.
Thực tiễn giảng dạy hoá học ở trường THCS tôi nhận thấy: trong những bài ôn tập, luyện tập thông thường phần tổng kết kiến thức chỉ chiếm một lượng thời gian nhỏ và chủ yếu GV là người chốt kiến thức. Ưu điểm của việc làm này là giúp HS có nhiều thời gian vận dụng kiến thức làm bài tập nhưng cũng có những mặt hạn chế như khiến HS thụ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức, coi nhẹ lí thuyết, hạn chế sự phát triển tư duy.
Mong muốn hướng dẫn HS tự tổng kết kiến thức từ đó làm chủ kiến thức, biết vận dụng vào làm bài tập, có khả năng phát triển kiến thức và thêm yêu thích môn học... tôi xin trình bày một số ý kiến về: "Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần Hóa học hữu cơ lớp 9".
III. NỘI DUNG
3.1. Vai trò của bài ôn tập, luyện tập
	Bài ôn tập, luyện tập là dạng bài hoàn thiện kiến thức và được thực hiện sau một số bài dạy nghiên cứu kiến thức mới hoặc kết thúc một chương, một phần của chương trình.
	Bài ôn tập, luyện tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành năng lực hành động cho HS vì:
- Giúp phát triển năng lực chuyên môn: Bài ôn tập, luyện tập giúp HS tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa các kiến thức được nghiên cứu rời rạc, tảm mạn thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo logic xác định. Từ đó giúp HS tìm ra được những kiến thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các kiến thức đã thu nhận được để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiến có liên quan. 
- Giúp phát triển năng lực phương pháp: Thông qua hoạt động học tập trong giờ ôn tập, luyện tập mà hình thành phương pháp học tập, cách thu thập, xử lí thông tin, trình bày thông tin, phát triển tư duy và phương pháp nhận thức.
- Giúp phát triển năng lực xã hội thông qua việc: yêu cầu các em hoạt động hợp tác trong nhóm, trong lớp để lập SĐTD về nội dung kiến thức cần nhớ, thảo luận về phương pháp giải các dạng bài tập trong chương; tiến hành thí nghiệm; cùng thực hiện một nhiệm vụ do GV nêu ra...
- Giúp phát triển năng lực cá thể qua việc yêu cầu HS lập SĐTD phần kiến thức cần nhớ và các dạng bài tập, hướng giải... trong chương mà GV đã hướng dẫn, so sánh SĐTD của mình với các bạn, cả nhóm lập SĐTD chung và sau đó là của lớp có sự góp ý, chỉnh sửa của GV. 
3.2. Phương pháp Grap và sơ đồ tư duy
3.2.1. Phương pháp Grap:
- Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong của nó.
- Grap có những tính năng như:
+ Tính khái quát: Khi nhìn vào Grap ta sẽ thấy được tổng thể các kiến thức, logic phát triển của vấn đề và các mối liên hệ giữa chúng.
+ Tính trực quan: Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hình khối cân đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, để nhấn mạnh nội dung quan trọng.
+ Tính hệ thống: Dùng Grap có thể thể hiện được trình tự kiến thức của chương, logic phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các nhánh chi tiết của logic và tổng kết được các kiến thức chốt và những kiến thức có liên quan.
+ Tính súc tích: Grap cho phép dùng các kí hiệu, qui ước viết tắt ở các đỉnh nên đã nêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức.
+ Về tâm lí của sự lĩnh hội: HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng ở các đỉnh của Grap và cả logic phát triển của cả một hệ thống kiến thức.
3.2.2. Sơ đồ tư duy:
- SĐTD là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề, bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việt thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người.
- Ưu điểm của SĐTD:
+ Dễ nhìn, dễ viết.
+ Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS.
+ Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ bộ não.
+ Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát huy ý chính. 
+ Sơ đồ tư duy sẽ giúp: Sáng tạo hơn, tiết kiện thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, phát triển nhận thức, tư duy,
3.3. Thực trạng và giải pháp
3.3.1. Thực trạng
	Bài ôn tập, luyện tập là rất cần thiết với nhiệm vụ chính là củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức cho HS. Với một hay hai tiết luyện tập trong một chương là chưa nhiều. Nhiều GV còn quan niệm bài ôn tập, luyện tập là dạng bài khó có thể dạy hay, có tư tưởng ngại nghiên cứu, đầu tư khi dạy loại bài này, việc sử dụng PHT tổ chức hoạt động nhóm cho HS, hay sử dụng Grap, SĐTD trong dạy học còn xa lạ. Tiết luyện tập, ôn tập GV thường sử dụng để kiểm tra bài HS, gọi HS lên làm các bài tập hay hướng dẫn đề cương ôn tập cho bài kiểm tra nên kiến thức thường bị lệch và không hệ thống HS ít được hoạt động trong giờ học, ít được động não, không chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức do đó kiến thức không sâu, không chắc chắn, có thể trả lời đúng các câu hỏi chỉ yêu cầu học bài, lúng túng nếu phải trả lời những câu hỏi so sánh, tổng hợp hay liên quan đến vấn đề thực tiễn. Tiết luyện tập, ôn tập chưa thể hiện hết nhiệm vụ là củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức; chưa tạo điều kiện cho HS hoạt động tích cực, tìm tòi sáng tạo, chưa chú ý rèn luyện tư duy logic – biện chứng, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực làm việc cộng tác do vậy chưa phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội cho HS, nên sau khi ra trường HS gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới. 
	Những phương pháp dạy học hiện đại như phương pháp Grap, SĐTD kết hợp với dạy học theo nhóm đã bước đầu được sử dụng nhưng không thường xuyên.
3.3.2. Giải pháp
a. Thiết kế Grap và lập SĐTD nội dung kiến thức cần nhớ bài ôn tập, luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 9 THCS.
Grap và SĐTD bài 42 – Luyện tập chương 4: Hidrocacbon. Nhiên liệu
Hình 1. Grap luyện tập Hidrocacbon và nhiên liệu
Hình 2. Sơ đồ tư duy bài luyện tập Hidrocacon, nhiên liệu
Grap và SĐTD bài 48 - Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
Hình 3. Grap luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo.
Hình 4. Sơ đồ tư duy bài luyện tập Rượu etyluc, axit axetic và chất béo.
b. Thiết kế giáo án bài ôn tập, luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 9 THCS có sử dụng Grap và SĐTD:
* Tiết 52. Bài 42 – Luyện tập chương 4: Hidrocacbon, nhiên liệu.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh:
- Hệ thống được mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hidrocacbon.
2. Kỹ năng
Rèn kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo của các chất, xác định công thức của hợp chất.
- Giải bài tập nhận biết.
3. Thái độ
- Tự giác học tập và ythích môn học.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác và hoạt động nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Grap nội dung như hình 1, Grap giáo án bài luyện tập.
- SĐTD của bài luyện tập như hình 2.
- Máy tính, phần mềm Mindjet Mindmanager Pro 6.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Xem lại kiến thức trọng tâm của chương. 
- Làm việc theo nhóm, vẽ SĐTD nội dung kiến thức của chương trước khi đến lớp theo gợi ý của GV.
* Grap giáo án bài 42. Luyện tập chương 4: Hidrocacbon. Nhiên liệu
* Phiếu học tập
Bài 1. Hoàn thành ô chữ sau:
Hàng 1
Hàng 2
Hàng 3
Hàng 4
Hàng 5
Hàng 6
Hàng 7
Hàng 8
Hàng 9
Hàng 10
Hàng 11
- Hàng 1 (3 chữ): Phản ứng đặc trưng của hidrocacbon no?
- Hàng 2 (8 chữ): Khí này làm nhiên liệu cho đèn xì?
- Hàng 3 (5 chữ): Metan là nguyên liệu để điều chế khí 
- Hàng 4 (4 chữ): Dung dịch này mất màu khi tham gia phản ứng cộng với hidrocacbon không no?
- Hàng 5 (6 chữ): Một chất những nguyên tử oxi cho chất khác là chất 
- Hàng 6 (3 chữ): Chất khí, màu vàng lục, độc, tham gia phản ứng thế với hidrocacbon no?
- Hàng 7 (5 chữ): Chất khí, có trong bùn ao, khí thiên nhiên, khí biogaz?
- Hàng 8 (6 chữ): Nguyên tử không thể thiếu trong hợp chất hữu cơ?
- Hàng 9 (6 chữ): Chất lỏng, không tan trong nước, độc, khó tham gia phản ứng cộng, dễ tham gia phản ứng thể?
- Hàng 10 (3 chữ): Chất khí duy trì sự cháy, sự sống?
- Hàng 11 (6 chữ): Khí này làm cho quả nhanh chín?
Bài 2. Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8, C3H6, C3H4.
Bài 3. Chọn đáp án đúng:
Dãy chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom ?
C6H6, C2H4 B. C2H4, CH4 C. C2H2, C2H4 D. CH4, C2H2
Biết 0,01 mol hidrocacbon X làm mất màu tối đa 100ml dung dịch brom 0,1 M. Vậy X có thể là:
CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. Cả A và C
Phản ứng thế là phản ứng đặc trưng của hợp chất:
C6H6 B. CH4 C. C2H2 D. Cả A và B
Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng của hợp chất:
C6H6 B. C2H4 C. C2H2 D. Cả B và C
Hidrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ?
Metan B. Etilen C. Axetilen A. Benzen
Chất nào sau đây khi tham gia phản ứng vừa có phản ứng cộng, vừa có phản ứng thế ?
Metan B. Etilen C. Axetilen D. Benzen
Tìm câu đúng trong các câu sau: Dầu mỏ có tính chất:
A. Nặng hơn nước nên chìm dưới nước.
B. Không tan trong nước.
C. Tan nhiều trong nước.
D. Nhiệt độ sôi là 100oC.
Bài 4. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí: CH4, C2H4, CO2.
Bài 5. Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau:
a. Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
b. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
c. Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Bài 6. Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O.
Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
Chất A có làm mất màu dung dịch brom không ?
Viết PTHH của A với clo khi có áng sáng.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài học.
3. Bài mới (43 phút)
A - HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- Phát phiếu học tập.
- GV giới thiệu chủ đề ôn tập: Khái quát nội dung bài học và xuất hiện vấn đề trung tâm của SĐTD.
B - HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Ôn tập về hidrocacbon, nhiên liệu (25 phút)
Năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Năng lực tự học, tư duy.
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và SĐTD đã chuẩn bị, cho biết các nội dung chính trong chương 4 này?
- Nội dung chính:
+ Cấu tạo, tính chất, ứng dụng của hidrocacbon.
+ Phân loại, chế biến và cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
(Grap và SĐTD treo trên bảng và PHT của HS)
- GV chốt lại nội dung chính cần tìm hiểu bằng Grap sau:
Năng lực tiếp thu, tự học, vận dụng.
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học, hoàn thành bài 1 trong PHT.
- GV giúp HS hoàn thành Grap luyện tập qua các câu hỏi gợi mở, vấn đáp.
((2) Hidrocacbon)
- Nêu khái niệm hidrocacbon ? 
Kể tên các hidrocacbon đã học.
(2.1) Cấu tạo, tính chất và ứng dụng
- Viết CTCT và nêu đặc điểm cấu tạo của metan, etilen, axetilen và benzen.
- Yêu cầu HS làm bài 2 trong PHT, một HS lên bảng làm.
- P.ư đặc trưng của các hidrocacbon đã học là gì? Tại sao?
- Yêu cầu HS làm bài 4 trong PHT.
GV gọi HS nhận xét, chữa bài (nếu cần).
- Nêu và giải thích những ứng dụng chính của 4 hidrocacbon?
- Yêu cầu HS trả lời miệng bài 3 trong PHT.
(3) Nhiên liệu
- Nêu khái niệm nhiên liệu?
(3.1) Phân loại
- Nhiên liệu được chia làm mấy loại? Lấy ví dụ mỗi loại.
(3.2) Chế biến
- Ngoài chưng cất dầu mỏ, người ta còn chế biến nó bằng cách nào? So sánh hiệu quả chế biến giữa 2 cách.
(3.3) Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả
- Yêu cầu HS trả lời miệng bài 5 trong PHT. GV nhận xét.
- Yêu cầu HS hoàn thiện Grap luyện tập à Grap hoàn thiện cuối cùng như hình 1 (Grap luyện tập Hidrocacbon và nhiên liệu).
- HS hoàn thành bài 1: Đáp án các hàng lần lượt là: Thế; Axetilen; Hidro; Brom; Oxi hóa; Clo; Metan; Cacbon; Benzen; Oxi; Etilen; Hidrocacbon.
- Hidrocacbon là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có 2 nguyên tố cacbon và hidro. Đã học 4 hidrocacbon là: metan, etilen, axetilen và benzen.
- Metan cấu tạo gồm 4 liên kết đơn. Etilen có 1 liên kết đôi. Axetilen có 1 liên kết 3. Benzen là mạch vòng 6 cạnh đều, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đôi.
- Do cấu tạo phân tử có liên kết đơn nên p.ư đặc trưng của metan, benzen là p.ư thế. Do cấu tạo phân tử có liên kết 2, 3 kém bền nên p.ư đặc trưng của etilen, axetilen là làm mất màu dd brom.
- Bài 4: CO2 làm đục nước vôi trong, C2H4 làm mất màu dd brom, CH4 còn lại.
1 HS lên bảng làm, còn lại làm bài vào vở.
- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên dùng làm nhiên liệu; là nguyên liệu điều chế hidro và bột than.
Etilen, axetilen có liên kết 2, 3 kém bền tham gia phản ứng điều chế các hidrocacbon khác.
Axetilen cháy tỏa nhiệt làm nên dùng làm nhiên liệu cho đèn xì.
Benzen có cấu tạo đặc biệt nên dùng làm nguyên liệu. Benzen không tan trong nước nhưng hòa tan dược nhiều chất hữu cơ nên dùng làm dung môi. 
- Bài 3: 1D, 2B, 3D, 4D, 5A,6D,7B.
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
- Nhiên liệu được chia làm 3 loại:
+ Nhiên liệu rắn: Than đá (thành phần chính là cacbon),
+ Nhiên liệu lỏng: Dầu mỏ (hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hidrocacbon), 
+ Nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên (thành phần chính là khí metan),
- Phương pháp Crackinh với hiệu quả lớn hơn.
- Bài 5. a. Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
b. Tăng lượng oxi để hạn chế quá trình cháy.
c. Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy. 
Hoạt động 2: Hoàn thiện SĐTD (15 phút)
Năng lực tiếp thu, tự học, vận dụng
- GV tổng kết lại kiến thức của chương bằng cách đưa ra SĐTD như hình 2 (SĐTD bài luyện tập Hidrocacbon và Nhiên liệu).
- GV nhận xét SĐTD của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà và cho điểm.
- Yêu cầu HS làm bài 6 - PHT.
- Tiếp thu.
- Vận dụng làm bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG, MỞ RỘNG KIẾN THỨC
(Đã thực hiện lồng ghép trong bài)
* Dặn dò (1 phút):
- Học bài và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
* Tiết 59. Bài 48 – Luyện tập: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo.
I. Mục tiệu
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh:
- Hệ thống được mối quan hệ giữa rượu etylic, axit axetic và chất béo.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập.
3. Thái độ
- Tự giác học tập và yêu thích môn học. 
4. Năng lực cần đạt 
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác và hoạt động nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Grap nội dung như hình 3, Grap giáo án bài luyện tập.
- SĐTD của bài luyện tập như hình 4.
- Máy tính, phần mềm Mindjet Mindmanager Pro 6.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Xem lại kiến thức trọng tâm của chương. 
- Làm việc theo nhóm, vẽ SĐTD nội dung kiến thức của chương trước khi đến lớp theo gợi ý của GV. 
* Phiếu học tập
Bài 1. Hoàn thành ô chữ sau:
Hàng 1 
Hàng 2
Hàng 3
Hàng 4
Hàng 5
Hàng 6
Hàng 7
Hàng 8
- Hàng 1 (5 chữ) Đây là tài nguyên phổ biến ở thềm lục địa phía Nam nước ta?
- Hàng 2 (6 chữ) Chất béo là  nhiều este của glixerol với các axit béo?
- Hàng 3 (4 chữ) Tên của một chất lỏng không hòa tan được chất béo?
- Hàng 4 (4 chữ) Gỗ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp này?
- Hàng 5 (4 chữ) Tên sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa rượu và axit hữu cơ?
- Hàng 6 (8 chữ) Đây là trạng thái của axit axetic ở điều kiện thường? 
- Hàng 7 (7 chữ) Nguyên liệu dùng để điều chế rượu etylic bằng cách lên men?
- Hàng 8 (7 chữ) Muối của các axit béo chủ yếu dùng để sản xuất sản phẩm này?
- Cột dọc: Từ khóa gồm 8 chữ cái liên quan đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_grap_va_so_do_tu_duy_trong_gio.doc