SKKN Một số cách thức tích hợp biến đổi khí hậu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong môn Hóa học lớp 12

SKKN Một số cách thức tích hợp biến đổi khí hậu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong môn Hóa học lớp 12

 Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm tác động đến cuộc sống xung quanh, con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chính vì thế môn hóa học trong nhà trường có tích hợp rất nhiều nội dung trong dạy học, trong đó việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng nhất hiện nay.

 Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu . Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2015-2020 và phê duyệt Dự án đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình GD&ĐT giai đoạn 2015 -2020.

Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện trong day học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Cũng do đặc điểm đó mà giáo dục bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lí, nhưng đặc biệt là môn hóa học.

 Để giảm bớt những hậu quả gây ra mất cân bằng sinh thái, khí hậu thay đổi, hạn hán lũ lụt, băng tan, thủng tầng ozon đe dọa chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu nói chung đều quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam việc bảo vệ môi trường đã được các cấp các nghành quan tâm sâu sắc để định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cho bộ GD và ĐT đã xây dựng và đưa vào giảng dạy “tích hợp bảo vệ môi trường và sự biến đổi khí hậu ”trong các môn học,trong đó có môn hóa học. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số cách thức tích hợp biến đổi khí hậu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong môn hóa học lớp 12”

 

docx 14 trang thuychi01 8713
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số cách thức tích hợp biến đổi khí hậu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong môn Hóa học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRUNG TÂM GDTX TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ CÁCH THỨC TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HÓA HỌC LỚP 12
Người thực hiện: Phạm Thị Hường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
 Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1.1. Dạy học tích hợp
2
2.1.2. Tích hợp giáo dục BĐKH vào môn hóa hoc
2
2.2. Thực trạng cách thức tích hợp BĐKH trong giảng dạy môn hóa học
3
2.2.1. Đối với giáo viên
3
2.2.2. Đối với học sinh
3
2.3. Biện pháp thực hiện
4
2.3.1. Khảo sát hành động và nội dung bài học ứng phó với BĐKH
4
2.3.2. Tổ chức một số cách thức dạy học ứng phó với BĐKH
4
2.3.2.1. Đàm thoại
5
2.3.2.2. Phát hiện và giải quyết vấn đề
6
2.3.2.3. Đóng vai
7
2.3.2.4. Làm việc nhóm
9
2.3.2.5. Tổ chức trò chơi
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10
III. KẾT LUẬN
11
3.1. Kết luận
11
3.2. Kiến Nghị
11
I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
 	Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm tác động đến cuộc sống xung quanh, con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chính vì thế môn hóa học trong nhà trường có tích hợp rất nhiều nội dung trong dạy học, trong đó việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng nhất hiện nay.
	Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu . Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2015-2020 và phê duyệt Dự án đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình GD&ĐT giai đoạn 2015 -2020.
Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện trong day học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Cũng do đặc điểm đó mà giáo dục bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lí, nhưng đặc biệt là môn hóa học.
 	Để giảm bớt những hậu quả gây ra mất cân bằng sinh thái, khí hậu thay đổi, hạn hán lũ lụt, băng tan, thủng tầng ozon đe dọa chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu nói chung đều quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam việc bảo vệ môi trường đã được các cấp các nghành quan tâm sâu sắc để định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cho bộ GD và ĐT đã xây dựng và đưa vào giảng dạy “tích hợp bảo vệ môi trường và sự biến đổi khí hậu ”trong các môn học,trong đó có môn hóa học. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số cách thức tích hợp biến đổi khí hậu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong môn hóa học lớp 12”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình học bộ môn hóa học lớp 12 ở trường.
- Qua quá trình học giúp cho học sinh say mê và yêu thích bộ môn hóa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng học sinh ở trường Trung Tâm GDTX Triệu Sơn 
- Áp dụng cho một số bài ở môn hóa học lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Từ trải nghiệm thực tế đang diễn ra từ môi trường sống xung quanh và khi trực tiếp giảng dạy những bài học về quá trình biến đổi giữa các nguyên tố hóa học trong tự nhiên, nguồn tài liệu phong phú từ Internet, kinh nghiệm của mọi được chia sẽ trên các diễn đàn (Forum) CNTT trên mạng. 
- Thu thập, tra cứu, thống kê, quy nạp các nguồn trên sách, tạp chí, 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	- Nghiên cứu qua trình biến đổi hay còn gọi là các phản ứng hóa học trong môi trường sống ngày một phức tạp, đa dạng.
	- Đưa ra những giải pháp hạn chế tốt nhất cho học sinh hiểu và vận dụng về biến đổi khí hậu hiện nay, nhằm cải biến phần nào tác hại của biến đổi khí hậu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Dạy học tích hợp
- Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông.
- Vận dụng dạy học tích hợp là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông. Như luật giáo dục đã nêu: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão. Trong khi, quỹ thời gian cũng như số năm học để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. 
Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thức và kĩ năng về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống, năng lượng và sử dụng năng lượng, về định hướng nghề nghiệp) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường. Vì vậy, dạy học tích hợp là giải pháp quan trọng.
- Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các mục tiêu, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng HS. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung tri thức một cách cụ thể và phù hợp với từng đối tượng HS, từng bộ môn.
Góp phần giảm tải học tập cho học sinh và phát triển hứng thú học tập cũng có thể được xem như một biện pháp giảm tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa. Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, bằng cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn về nhận thức và việc nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của học sinh.
2.1.2. Tích hợp giáo dục Biến đổi môi trường vào môn hóa học
a. Cách giáo dục BĐKH thông qua môn hóa học
	Hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu có thể tiến hành thông qua 2 hoạt động chủ yếu:
- Giáo dục biến đổi khí hậu thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường.
- Giáo dục biến đổi khí hậu thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động xã hội.
	Thông qua chương trình giảng dạy môn hóa học có 3 khả năng để tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu:
+ Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục biến đổi khí hậu.
Thí dụ: Oxi, ozon, clo, các oxit của lưu huỳnh, không khí, nước, nguồn hidrocacbon thiên nhiên[1]
+ Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có
 liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục biến đổi khí hậu.
Thí dụ: Phân bón hóa học, hợp chất của cacbon
+ Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tậpđược xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung giáo dục biến đổi khí hậu. Đối với môn hóa học chủ yếu ở dạng này.
Thí dụ: Công nghiệp silicat, sản xuất HNO3, ăn mòn kim loại[1]
	Thông qua hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức để tổ chức như hoạt động tham quan, hoạt động Câu lạc bộ về giáo dục biến đổi khí hậu, tổ chức các đêm diễn: 
Thời trang về giáo dục biến đổi khí hậuTổ chức các hoạt động xã hội như tham gia các chiến dịch: Không khí trong sạch, màu xanh quê em, tiết kiệm nước
b. Các nguyên tắc khi tích hợp giáo dục BĐKH ở Hóa học trường THPT
Quá trình khai thác các kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản.[5]
- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài giáo dục biến đổi khí hậu.
- Khai thác nội dung giáo dục biến đổi khí hậu có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
2.2. Thực trạng cách thức tích hợp BĐKH trong giảng dạy môn hóa học
2.2.1. Đối với giáo viên
- Trong thực tế giảng dạy giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến 
thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép 
những kiến thức phải tích hợp chỉ là một đơn vị nhỏ trong một bài học nào đó.
- Chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn, chưa rút ra được thực tiễn sau khi truyền đạt lí thuyết.
- Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường còn hạn chế.
2.2.2. Đối với học sinh
- Học sinh rất thờ ơ với việc bảo vệ môi trường, ý thức về bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Các em coi “bảo vệ môi trường”không phải trách nhiệm của mình. Chính vì vậy nên các em ăn, uống, sinh hoạt xả rác bừa bãi, thậm chí còn không biết chăm sóc cây xanh trong sân trường.
- Chưa đề cao trách nhiệm bản thân đối với môi trường.
 	Qua một thời gian giảng dạy tôi nhận thấy để có được môi trường xanh, sạch đẹp, và học sinh ý thức “bảo vệ môi trường” hiện tại và trong tương lai là nhờ vào các em.
Trước hết người giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức của bài học còn phải chú trọng việc lồng ghép và tích hợp “Bảo vệ môi trường” vào trong bài dạy để giáo dục tư tưởng cho học sinh không chỉ ở bài học mà ở mọi lúc mọi nơi. 
Vì vậy Tôi chọn đề tài này ứng dụng vào giảng dạy ở trường Trung Tâm GDTX Triệu Sơn
2.3. Biện pháp thực hiện
2.3.1.Khảo sát hành động và nội dung bài học ứng phó với biến đổi khí hậu
Phiếu điều tra:
Họ và tên học sinh.Lớp 12
Câu hỏi điều tra
Đánh dấu X vào một trong các ô □ trả lời các câu hỏi sau.
 Em có thường xuyên học các cách phòng chống ô nhiễm môi trường?
□ Không làm . 
□ Thi Thoảng
□ Thường xuyên.
Lớp
SS
Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Thường xuyên
Thi thoảng
Không làm
SL
%
SL
%
SL
%
12B2
31
2
6,45
7
22,58
22
70,97
12B3
32
3
9,38
8
25
21
65,62
Câu hỏi điều tra
Đánh dấu X vào một trong các ô □ trả lời các câu hỏi sau.
 Khi học môn hóa về vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường em có nắm được nội dung bài học vân dụng vào thực tiễn không?
□ Không nắm được bài 
□ Ít hiểu bài
□ Hiểu bài
Lớp
SS
Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu
Hiểu bài
Ít hiểu bài
Không nắm được bài
SL
%
SL
%
SL
%
12B2
31
3
9,7
8
25,8
20
64,5
12B3
32
3
9,38
9
28,1
20
62,52
2.3.2. Tổ chức một số cách thức dạy học ứng phó với biến đổi khí hậu
Từng bộ môn có các phương pháp thì sẽ có các hình thức dạy học tương ứng. Tôi xin đưa ra một số cách thức tổ chức dạy học có nhiều khả năng để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hóa học ở Trung Tâm GDTX .
2.3.2.1. Đàm thoại
Đàm thoại thực chất là cách thức dạy học mà ở đó GV sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ cho học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như vậy, hệ thống câu hỏi cốt lõi của cách thức đàm thoại giáo viên hỏi HS trả lời cuối cùng giáo viên chốt chuẩn kiến thức có thể áp dụng cho bài học sau:
	Bài 45: Tiết 60: Hóa học và vấn đề môi trường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Đưa ra tình huống ban đầu
Câu1. Theo em nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường có những tác hại nào?
Câu 2. Phá rừng sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? 
Câu3. Biện pháp ứng phó với sự thay đổi của môi trường? 
HS: Ý kiến ban đầu 
GV: yêu cầu các ý kiến nhận xét bổ sung
GV: chốt kiến thức và giới thiệu: [4]
Từ các nguyên nhân đó dẫn đến
- Hiện tượng nóng lên của Trái Đất: Thế kỷ XXI có thể đánh dấu sự nóng lên của Trái Đất rất nhanh chóng. Đây cũng là các yếu tố tác động đến sự thay đổi thời tiết và khí hậu.
- Tầng ozon đang bị suy giảm như thủng do trên tầng cao của khí quyển. Nó có tác dụng ngăn không cho tia cực tím chiếu trực tiếp xuống Trái Đất gây ra nhiều bệnh ngoài da cho con người và động vật (ví dụ như ung thư da,).
- Do một số khí như: freon (CFC), các oxit nitơ như CFCl3, CF2Cl2, được dùng rộng rãi làm chất đẩy trong bình phun, chấy gây lạnh trong tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ... Dưới tác dụng của các bức xạ mặt trời chúng thúc đẩy quá trình biến đổi O3® O2
* Nguyên nhân: 
- Sự gia tăng dân số, phương tiện giao thông, các nhà máy xí nghiệp, xả rác bừa bãi,
* Hậu quả:
 - Tài nguyên rừng cạn kiệt, làm cho Trái Đất nóng lên, băng hai cực tan, dẫn đến lũ lụt, Hoang mạc đang ngày càng mở rộng, gia tăng một số bệnh truyền nhiễm
* Biện pháp ứng phó:
- Trồng cây gây rừng
- Tiết kiệm năng lượng, nguồn nước ngầm sử dụng hợp lí.
-Biết phân loại rác và sử lý rác thải
- Chỉ sinh 1 đến 2 con
2.3.2.2 Phát hiện và giải quyết vấn đề:
GV đưa ra: tình huống bằng sử dụng những đoạn phim hoặc tranh ảnh các vùng biển Việt Nam hùng vĩ và sự giàu có về hải sản cho HS quan sát tranh hoặc Slide(trên máy chiếu) [3]
GV: đặt câu hỏi và yêu học sinh trả lời
Câu 1: Thực trạng về môi trường biển ở nước ta và trên Thế giới hiện nay.
HS: Khác nhận xét và bổ sung thêm
GV: Mở rộng thêm để thấy rõ thực trạng xảy ra trong thực tế
Câu 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Câu 3: Qua đó các em có nhận xét gì? Có thể đưa ra biện pháp khắc phục và cách ứng phó với sự BĐKH không?
GV: Chốt lại 
- Chất thải công nghiệp, rác thải đô thị, rác sinh hoạt người dân và khai thác hải sản không hợp lí của người dân đã làm cho môi trường biển bị suy thoái dẫn đến tài nguyên biển có nguy cơ bị cạn kiệt và tuyệt chủng.
- Nước có vai trò vô cùng quan trọng, nhưng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do con người. Cùng với sự ô nhiễm nguồn nước kéo theo nhiều hiện tượng khác gây nên sự biến đổi khí hậu, lại ảnh hưởng trực tiếp tới con người. Vì vậy để bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm cũng như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Quan sát và trả lời câu hỏi
* Thực trạng [2]
 - Môi trường biển bị ô nhiễm nên dẫn đến mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển.
- Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra. Dịch bệnh xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, nên mức độ rủi ro rất lớn. Mực nước biển, nhiệt độ nước biển, độ mặn, tốc độ và hướng gió, bề dày của lớp trầm tích sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh vật sống trong đó, ảnh hưởng đến nơi sinh sống, khả năng cung cấp thức ăn cho cá. 
- Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không thể kiểm soát môi trường của việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm gia tăng. Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước
* Nguyên nhân
-Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý thải trực tiếp ra sông ngòi, kênh rạch..
- Rác thải ném xuống sông, hồ, kênh rạch.. làm ô nhiễm môi trường nước 
- Các chất thải trong chăn nuôi ở các vùng nông thôn
- Hiện tượng để tràn dầu trên biển
* Biện pháp khắc phục và ứng phó BĐKH 
- Phải xử lí nước thải công nghiệp trước khi đưa ra ngoài môi trường
- Không vứt rác xuống sông hồ, kênh rạch
- Xây hầm chứa (biogas) 
- Xử lý một cách triệt để các vụ tràn dầu
- Trồng rừng ngập mặn và xây đê chắn sóng nước biển dâng, di dời những vùng dân cư ở gần sông có nguy cơ sạt lở cao, xây dựng các khu dân cư có khả năng ứng phó với nước biển dâng.
- Khai thác nước ngọt và sử dụng tiết kiệm trong công nghiệp cũng như trong sinh hoạt
- Mỗi một cá nhân phải có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta và biết cách ứng phó với sự thay đổi của khí hậu. 
2.3.2.3. Đóng vai
Đưa một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành những hoạt động có kịch tính.
Hình thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- GV mời 2 em đóng vai an ninh của thôn và đóng vai Bình học sinh. Còn lại sẽ là dân cư sống tại khu vực nông thôn.
- GV giao nhiệm vụ: Ở gia đình nơi Bình sinh sống, một số người thường vứt xác động vật bị dịch bệnh chết xuống ao hồ, sông, suối
- HS đóng vai Bình chứng kiến sự việc đó( rất nhiều lần)
- Tiến hành chơi 2 lần để cả lớp quan sát.
- GV: Đưa ra câu hỏi thảo luận
- Em hãy nhận xét hành vi nêu trên?
- Trong thực tế người dân ai cũng hành động vậy họ có gặp nguy hiểm khi BĐKH xảy ra không?
- Nếu không muốn điều đó xảy ra, chúng ta nên làm gì?
- Theo em muốn xử lí xác động vật chết bởi dịch bệnh bằng hóa chất nào có sẵn trong nông thôn mà em biết?
2. HS Thảo luận tranh luận: về cách đánh giá hành vi, về những cách ứng xử có thể có lợi hay có hại, lựa chọn cách ứng xử tối ưu trong điều kiện cụ thể ở các vùng nông thôn.
3.GV kết luận và định hướng cho HS
- Hành vi
-Ngăn chặn 
- Cách xử lí
- HS lên nhận nhiệm vụ
+ Bình thấy lần 1 nói: Tại sao Bác lại vứt xác động vật chết xuống sông như vậy là ô nhiễm nguồn nước lắm.
- Em đóng vai người dân thực hiện việc làm như trong thực tế câu chuyện xảy ra hàng ngày tại các vùng nông thôn.
+ Người dân: Cháu trẻ con biết gì mà nói,con lợn nó chết thì bác vứt xuống có sao? Nó sẽ tự phân hủy hết không việc gì cả.
+ Lần tiếp sau đó Bình vẫn thấy người nông dân vứt xác đọng vật xuống sông. Bạn ấy đến báo cho an ninh thôn đến kịp thời.
+ Cán bộ xã: Đầu tiên là giải thích cho người dân đó hiểu về các tác hại của việc làm không những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh mà còn cho cả người dân đó và nếu như lần sau vẫn cố tình vi phạm thì chúng tôi sẽ xử phạt hoặc nặng truy cứu tội danh theo đúng quy định của pháp luật.
- Hành vi đó là sai, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người.
- Khuyên nhủ, thuyết phục, phân tích rõ tác hại của việc làm đó. Nếu không ngăn chặn được thì phải kịp thời báo cho người có trách nhiệm biết để ngặn chặn và xử lí.
- Đào hố chôn xác động vật và vãi vôi bột có sẵn trong các vùng nông thôn và xác động vật phân hủy trong đất tạo ra nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng( điều đó cũng có thể đào hố bên cạnh cây ăn quả tại vườn ở gia đình mình)
2.3.2.4. Làm việc theo nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1:Giáo viên ra hạn thời gian 
( 5 phút)
Bước 2:Chia nhóm học sinh thảo luận(hoặc nhóm,bàn) và phân công nhóm trưởng và thư kí
Bước 3:Giáo viên sử dụng phiếu học tập có nội dung:
Câu hỏi: Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra các chất có làm ô nhiễm môi trường không? Nếu có đề xuất cách ứng phó trên cơ sở hóa học của chúng?
(HS thu thập các thông tin từ bài học, từ các nguồn thông tin khác và thảo luận)
Bước 4: HS đại diện cho từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp và rút ra kết luận.
Bước 5:Giáo viên tổng hợp các ý kiến và chuẩn kiến thức và khen thưởng các nhóm làm tốt.
GV nhận xét và hoàn thiện thêm kiến thức cho học sinh
Oxi có vai trò như thế nào đối với sự hô hấp?
Tuy vậy, chúng ta không thể thở bằng oxit tinh khiết mà phải thở bằng oxi được pha loãng bằng khí nitơ. Nếu thở bằng khí oxi tinh khiết thì ngay cả người khoẻ mạnh cũng chỉ sau 2 - 3 ngày đêm là bắt đầu bị phù phổi
HS: Nhận nhiệm vụ của mình và thảo luận
- Nguyên nhân: Trong quá trình đốt nhiên liệu tạo ra các chất ô nhiễm môi trường như: SO2, CO2một tron

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_cach_thuc_tich_hop_bien_doi_khi_hau_nham_nang_ca.docx