SKKN Một số biện pháp xây dựng “Thư viện thân thiện” trong trường Tiểu học
Hiện nay mọi người sống trong một thế giới hiện đại, luôn chuyển động, sự hình thành năng lực, kỹ năng của con người đều phải thông qua quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Trong các phương tiện hỗ trợ con người thực hiện quá trình ấy, sách, tài liệu là một trong những phương tiện hữu ích nhất. Có thể nói không quá rằng sự hình thành đạo đức, phẩm giá và nhân cách con người một phần là do đọc sách. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói về nguồn gốc của văn chương là “lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Văn chương hướng con người tới Chân Thiện Mỹ, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích cho xã hội. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, sự tác động của văn hóa đọc với sự hình thành cá tính và nhân cách ở lứa tuổi thiếu nhi (từ 6- 14 tuổi) đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học (6- 11 tuổi) là rất mạnh mẽ. Do ở lứa tuổi đó, các em còn chưa tự định hướng trong tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thành công cụ và phương tiện để giáo dục là việc làm hữu ích và đem lại hiệu quả to lớn. Tuy nhiên một thực trạng hiện nay là trẻ em đang bị chi phối bởi rất nhiều các phương tiện và văn hóa nghe nhìn khiến chúng trở nên không còn hứng thú với việc đọc sách. Việc cấm các em sử dụng các thiết bị hiện đại với ý nghĩ việc làm đó thúc đẩy hứng thú đọc sách (do không có gì để chơi) nhiều khi lại phản tác dụng. Điều chúng ta nên làm hơn để thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi tiểu học là tạo ra môi trường đọc sách hiện đại, thân thiện, biến những cuốn sách và thư viện trở thành thú vị, dần dần xây dựng xã hội đọc sách và cao hơn là xã hội học tập.
“ Thư viện là trái tim của Nhà trường”, là bộ phận không thể thiếu trong trường học, với vai trò lưu trữ và luân chuyển sách, phục vụ đắc lực cho việc dạy học trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, người cán bộ thư viện cần có những biện pháp tổ chức sắp xếp, bảo quản, giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách một cách hiệu quả nhất. Sách trong thư viện nhà trường phải giáo dục được đạo đức cho học sinh, giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên xã hội, bồi dưỡng về tư tưởng tiến bộ, hoàn thiện những hành động cao đẹp. Đồng thời, sách thư viện phải cung cấp nhiều tư liệu quý báu, nhiều kiến thức uyên bác cho cán bộ giáo viên nhằm giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, thêm nhiều phương pháp truyền đạt hiệu quả. Thư viện phải thực sự là nơi lưu trữ và cung cấp hiệu quả nhất, nhiều phương tiện cần thiết để phục vụ hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập trong nhà trường. Làm cách nào để thư viện xứng đáng là trái tim của nhà trường? Và thực tiễn cần phải có những biện pháp hiệu quả để thu hút bạn đọc đến thư viện.
MỤC LỤC Tên đầu mục Trang MỤC LỤC 1 1. MỞ ĐẦU 2 1.1.Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lí luận 3 2.2. Thực trạng về công tác thư viện của Trường Tiểu học Xuân Minh- Thọ Xuân - Thanh Hóa. 4 2.3. Một số biện pháp xây dựng “Thư viện thân thiện”. 5 2.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBGV- CNV trong nhà trường. 5 2.3.2. Biện pháp 2 : Xây dựng các mô hình thư viện thân thiện. 6 2.3.3.Biện pháp 3 : Xây dựng các phong trào hoạt động thư viện thân thiện . 11 2.3.4.Biện pháp 4: Làm tốt công tác xã hội hóa thư viện. 17 2.4.Hiệu quả của sáng kiến. 18 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 3.1.Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 20 1.MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay mọi người sống trong một thế giới hiện đại, luôn chuyển động, sự hình thành năng lực, kỹ năng của con người đều phải thông qua quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Trong các phương tiện hỗ trợ con người thực hiện quá trình ấy, sách, tài liệu là một trong những phương tiện hữu ích nhất. Có thể nói không quá rằng sự hình thành đạo đức, phẩm giá và nhân cách con người một phần là do đọc sách. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói về nguồn gốc của văn chương là “lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Văn chương hướng con người tới Chân Thiện Mỹ, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích cho xã hội. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, sự tác động của văn hóa đọc với sự hình thành cá tính và nhân cách ở lứa tuổi thiếu nhi (từ 6- 14 tuổi) đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học (6- 11 tuổi) là rất mạnh mẽ. Do ở lứa tuổi đó, các em còn chưa tự định hướng trong tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thành công cụ và phương tiện để giáo dục là việc làm hữu ích và đem lại hiệu quả to lớn. Tuy nhiên một thực trạng hiện nay là trẻ em đang bị chi phối bởi rất nhiều các phương tiện và văn hóa nghe nhìn khiến chúng trở nên không còn hứng thú với việc đọc sách. Việc cấm các em sử dụng các thiết bị hiện đại với ý nghĩ việc làm đó thúc đẩy hứng thú đọc sách (do không có gì để chơi) nhiều khi lại phản tác dụng. Điều chúng ta nên làm hơn để thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi tiểu học là tạo ra môi trường đọc sách hiện đại, thân thiện, biến những cuốn sách và thư viện trở thành thú vị, dần dần xây dựng xã hội đọc sách và cao hơn là xã hội học tập. “ Thư viện là trái tim của Nhà trường”, là bộ phận không thể thiếu trong trường học, với vai trò lưu trữ và luân chuyển sách, phục vụ đắc lực cho việc dạy học trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, người cán bộ thư viện cần có những biện pháp tổ chức sắp xếp, bảo quản, giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách một cách hiệu quả nhất. Sách trong thư viện nhà trường phải giáo dục được đạo đức cho học sinh, giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên xã hội, bồi dưỡng về tư tưởng tiến bộ, hoàn thiện những hành động cao đẹp. Đồng thời, sách thư viện phải cung cấp nhiều tư liệu quý báu, nhiều kiến thức uyên bác cho cán bộ giáo viên nhằm giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, thêm nhiều phương pháp truyền đạt hiệu quả. Thư viện phải thực sự là nơi lưu trữ và cung cấp hiệu quả nhất, nhiều phương tiện cần thiết để phục vụ hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập trong nhà trường. Làm cách nào để thư viện xứng đáng là trái tim của nhà trường? Và thực tiễn cần phải có những biện pháp hiệu quả để thu hút bạn đọc đến thư viện. Để một cuốn sách hay đến tay các em, một tài liệu quý đến với giáo viên là một việc làm không hề đơn giản. Trước đây, những cuốn sách ấy được bạn đọc biết đến thông qua lời giới thiệu ngắn gọn của người làm thư viện, hay chỉ là vô tình biết đến. Và có thể bạn đọc sẽ tiếp nhận cuốn sách nhưng cũng có thể không quan tâm. Bởi một lẽ tất yếu cây cầu nối sách đến với bạn đọc quá mỏng manh, không ấn tượng, không phong phú. Chính vì thế sách không đến được với bạn đọc, thư viện ngày một vắng bóng những bạn đọc. Vậy làm gì để kết nối được bạn đọc với sách, với thư viện? Chỉ thị số 40/2008/ CT-BGDĐT ngày 22/7/3008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn ngành, đến từng trường đã tác động mạnh mẽ trong tâm thức tôi với hai chữ “ thân thiện” thấy thật cần thiết và cần phải có hơn thứ gì hết trong nhà trường và trong thư viện. Cùng với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhiều thư viện trường học thân thiện ra đời đã thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với trọng tâm hướng tới đảm bảo sự phát triển toàn diện của các em với các tài liệu học tập và môi trường học tập thân thiện. Và đó cũng chính là ý nghĩ tích cực giúp tôi chọn đề tài: Một số biện pháp xây dựng “Thư viện thân thiện” trong trường Tiểu học . 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động thư viện tại trường Tiểu học Xuân Minh, từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm xây dựng thư viện thân thiện tại trường Tiểu học Xuân Minh- Thọ Xuân - Thanh Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Các biện pháp xây dựng thư viện thân thiện ở trường Tiểu học Xuân Minh- Thọ Xuân - Thanh Hóa. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Tiểu học Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại thư viện trường Tiểu học Xuân Minh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận về ngành thư viện. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1.Cơ sở lý luận. V.I Lê Nin đã từng nói: “Đánh giá một thư viện tốt hay xấu không phải thư viện đó có bao nhiêu sách quý hiếm mà người quản lý thư viện đó đã phục vụ và lôi cuốn được bao nhiêu người đọc đến với thư viện”. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy khi giá trị của nó được bạn đọc sử dụng, hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách hợp lý. Thư viện trường học thân thiện được hiểu với nghĩa mở về các hình thức tổ chức phong phú và đa dạng để đáp ứng các hoàn cảnh, đáp ứng yếu tố vùng miền, điều kiện cơ sở vật chất khác nhau. Thư viện thân thiện là nơi mang lại cho trẻ em nhiều lợi ích ngoài mục đích đọc sách, tạo cơ hội thuận lợi nhất cho trẻ em phát triển các tiềm năng của mình một cách toàn diện. Đó là không gian học tập đa chức năng với các góc hoạt động khác nhau như: góc đọc, góc nghiên cứu, góc sáng tạo, góc vẽ, góc nghệ thuật Bên cạnh việc xây dựng thư viện thân thiện cũng cần hướng tới việc tạo lập và tổ chức, xây dựng môi trường đọc thân thiện cho các em lứa tuổi thiếu nhi nhằm tạo cơ sở để hình thành thói quen tìm hiểu và thu nhận các kiến thức sâu rộng trong kho tài liệu của thư viện. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi các loại hình giải trí như truyền hình, Internet, các loại trò chơi trực tuyến,... thu hút các em hơn là đọc sách báo thì việc tổ chức và xây dựng môi trường đọc như thế nào để lôi cuốn các em đến với thư viện lại càng trở nên cấp thiết. Mô hình thư viện thân thiện này rất phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học, mang lại cho các em nhiều lợi ích đọc sách. Trong từng góc thư viện học sinh có thể tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú, có điều kiện để phát triển tiềm năng của mình. Mô hình cũng phù hợp với tiêu chí giáo dục toàn diện của ngành giáo dục đào tạo hiện nay. Vì vậy mà hiện nay vấn đề xây dựng thư viện trường học thân thiện được đặt ra và trải dài ở hầu hết các tỉnh, thành phố và bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định. 2.2. Thực trạng về công tác thư viện của Trường Tiểu học Xuân Minh- Thọ Xuân - Thanh Hóa. * Thuận lợi: - Thư viện Trường Tiểu học Xuân Minh có diện tích 90 m2 được bố trí khá thoáng mát và sạch đẹp. Phòng thư viện được đặt nối liền với các dãy phòng chức năng, có khá nhiều cửa sổ để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, trần nhà cao ráo tạo cho thư viện một không gian thoáng đãng. Vị trí của phòng thư viện thuận tiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh có thể đến bất cứ lúc nào trong giờ giải lao hoặc khi có nhu cầu tra cứu thông tin. Tổng diện tích thư viện 90 m2, trong đó diện tích kho 15 m2, diện tích phòng đọc của giáo viên 30 m2, diện tích phòng đọc của học sinh 45m2. Số chỗ ngồi cho giáo viên là 20 chỗ và 35 chỗ ngồi đọc sách cho học sinh. Hiện nay, vốn tài liệu của thư viện là 8137 bản sách và báo - tạp chí, cùng với các trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính kết nối mạng Internet, máy in, quạt gió, Các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho thư viện khá đầy đủ, được sắp xếp khoa học như kệ sách, giá treo báo, tủ giới thiệu sách, tủ trưng bày, tủ để sách,... - Có cán bộ thư viện chuyên trách yêu nghề, năng động, sáng tạo và có trách nhiệm nên thư viện từ năm học 2009 - 2010 đến nay luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt danh hiệu Thư viện tiên tiến. - Về học sinh : Phần lớn các em học sinh ngoan, có ý thức trong việc sử dụng và gìn giữ, bảo quản các loại sách báo và tài sản thư viện. * Khó khăn, hạn chế: - Về cơ sở vật chất: Trong điều kiện hiện nay, một trường tiểu học trang bị được phòng thư viện đa chức năng riêng đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị khá hiện đại, nếu không rất khó thu hút học sinh vào thư viện. -Về nhận thức của lãnh đạo nhà trường : Mặc dù đã có sự chú trọng về công tác thư viện trong trường học nhưng chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu của công tác thư viện trong thời kì hiện nay. - Đối với đội ngũ giáo viên : cần thay đổi cách nhìn và suy nghĩ về thư viện coi giờ thư viện là giờ lấp chỗ trống. Một số giáo viên còn chưa có hứng thú và kỹ năng đọc khiến việc truyền đạt niềm say mê đọc sách cho các em học sinh còn nhiều bất cập. Để thực hiện các mô hình thư viện trường học, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải trở thành người truyền cảm hứng đọc cho học sinh - Khó khăn từ phía học sinh và cha mẹ học sinh: Đối với học sinh, chuẩn đầu ra của các lớp học khiến các em luôn bị áp lực trong việc học tập. Thêm vào đó, sự chi phối của các phương tiện truyền thông, giải trí hiện đại khiến các em không còn mặn mà với việc đọc sách. Đối với phụ huynh, nhiều phụ huynh học sinh không cho con em mình có thời gian đọc sách vì còn phải học bồi dưỡng, học nâng cao. - Hoạt động của thư viện vẫn mang tính chất truyền thống. Cán bộ, giáo viên, học sinh khi tham gia hoạt động thư viện chỉ có một cách là lên thư viện trường học vào các giờ hành chính. Như vậy chưa thỏa mãn được nhu cầu đọc của bạn đọc trong nhà trường, chưa thuận tiện cho học sinh và giáo viên khi tham gia hoạt động thư viện. Đối với các em học sinh đến thư viện chủ yếu vào giờ ra chơi, trong khi đó thời gian ra chơi chỉ khoảng 20 phút, thời gian đó quá ngắn chưa đủ để các em đọc xong 01 quyển báo, truyện, điều này làm gián đoạn đến chất lượng sử dụng thư viện của các em. Mặt khác nội dung hoạt động thư viện chưa thật sự phong phú, nên chưa thu hút được sự chú ý và hứng thú tham gia hoạt động thư viện của học sinh. Thư viện chưa có những phương pháp phục vụ bạn đọc thật sự phù hợp... Với những khó khăn và hạn chế như trên nên tỉ lệ bạn đọc đến thư viện còn chưa cao. Cụ thể: * Bảng khảo sát tỉ lệ bạn đọc đến thư viện đầu năm học 2016-2017. Bạn đọc Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện đầu năm học 2016-2017 CB, GV 65% HS 55% * Về chất lượng học sinh đầu năm học 2016-2017 - Học sinh hoàn thành nội dung các môn học và các hoạt động giáo dục : 75% - Học sinh được khen thưởng cấp trường : 170/282 HS = 60.2% - Học sinh đạt giải trong các cuộc thi cấp trường: 45 em - Học sinh đạt giải cấp huyện (Giải toán qua mạng, giao lưu Tiếng Anh, thể dục thế thao, ): 25 em. Trước thực trạng trên tôi đã thực hiện một số biện pháp xây dựng thư viện thân thiện tại trường Tiểu học Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa như sau: 2.3. Một số biện pháp xây dựng “Thư viện thân thiện”. 2.3.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBGV- CNV trong nhà trường. Cần nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo nhà trường về vai trò của thư viện trường học thân thiện và văn hóa đọc trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất cho thư viện trường học để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó việc lồng ghép văn hóa đọc trong các phần bài giảng của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng: ví dụ giáo viên có thể yêu cầu các em học sinh viết những cảm nhận về cuốn sách mình đọc trong các giờ sinh hoạt chung, yêu cầu học sinh tự tìm kiếm tư liệu phục vụ các chủ đề của bài học, điều này yêu cầu mỗi giáo viên phải là một tấm gương đọc sách, những người truyền cảm hứng đọc cho các em học sinh Mặt khác cán bộ thư viện trường học cũng cần được đảm bảo các chế độ đãi ngộ và được tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các thư viện trường học tiên tiến ở trong và ngoài nước. Cán bộ thư viện trường học cũng cần được trau dồi các kỹ năng nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi, thuyết phục và định hướng đọc, kể chuyện giúp cho quá trình hình thành và phát triển hứng thú đọc, kỹ năng đọc và nhu cầu đọc của học sinh. 2.3.2. Biện pháp 2 : Xây dựng các mô hình thư viện thân thiện. a. Mô hình thư viện đa chức năng: Loại hình thư viện này tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động của thư viện như: giải trí, chơi trò chơi,...đồng thời giúp các em hình thành các kĩ năng cơ bản và thể hiện năng khiếu của bản thân. Với thư viện đa chức năng, thư viện được chia thành các góc: *Góc đọc: Góc đọc trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích: Hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh; nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh; bổ sung kiến thức vào bài học của của các em; học sinh được giải trí. Các hoạt động có thể tổ chức ở góc đọc là: Đọc cá nhân, đọc theo nhóm; thi đọc nhiều sách; thi kể chuyện theo sách; bình luận sách; tóm tắt sách; câu lạc bộ đọc sách; . Bài trí góc đọc: Nên sử dụng bàn ghế đơn để kê được nhiều kiểu khác nhau, màu sơn tươi sáng. Đồ dùng ở góc đọc: Giấy A4, giấy bìa màu; bút chì, bút bi, bút màu, màu sáp, mẫu bình luận sách, thẻ đánh dấu sách Hình ảnh minh họa góc đọc: * Góc viết: Các hoạt động có thể tổ chức ở góc viết là: Viết thư, viết báo, sáng tác truyện, làm thơ, viết văn, viết bảng tin, Bài trí góc viết: Bàn ghế nên kê ở vị trí yên tĩnh; chiều cao đúng kích cỡ để học sinh có thể ngồi viết thoải mái. Bảng ghi rõ “góc viết” Đồ dùng ở góc viết: Giấy A4, giấy bìa màu A4, bút chì, bút bi, kéo, hồ dán. Hình ảnh minh họa góc viết: * Góc nghệ thuật: Góc nghệ thuật tại thư viện thân thiện hướng tới mục đích: - Tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở thích về nghệ thuật. - Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy tưởng tượng. - Phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mĩ và năng khiếu về hội họa, tạo hình. - Giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Các hoạt động: Vẽ tranh, làm đồ chơi , làm thẻ đánh dấu sách, nặn tượng, nghe nhạc, đóng kịch, múa, hát.. Bài trí góc nghệ thuật: Trang trí bằng sản phẩm do chính các em làm ra để tạo cảm hứng nghệ thuật cho các em. Đồ dùng góc nghệ thuật: Giấy A4, giấy bìa màu, bút chì, tẩy, kéo, hồ dán, con rối tay, con rối que, đất nặn, giấy vẽ, bút vẽ, màu vẽ Hình ảnh minh họa góc âm nhạc: Các hoạt động của học sinh trong phòng đọc có sự hướng dẫn, giúp đỡ của cán bộ thư viện. Các em tự tìm cho mình vị trí thích hợp và tự lựa chọn tài liệu mà mình cần một cách thuận tiện, tuy nhiên cần nghiêm túc, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bạn khác tại phòng đọc. b.Mô hình thư viện góc lớp: Có thể là giá sách, tủ sách nhỏ, thường đặt ở cuối lớp. Lợi ích của thư viện góc lớp : - Là giải pháp cho các trường có phòng thư viện hẹp, không đủ chỗ cho học sinh ngồi đọc sách. - Học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu. - Hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học. - Tăng cường tính tự quản của học sinh. Tổ chức hoạt động: - Giáo viên dùng nguồn tài liệu có trong thư viện góc lớp để tổ chức các hoạt động trong môn kể chuyện, tập làm văn, vẽ, thủ công;thi đọc sách, sáng tác truyện, vẽ minh họa - Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi,trước giờ đi ngủ trưa để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo. - Tổ chức quyên góp sách. Tổ chức quản lí : Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động. Hình ảnh minh họa thư viện góc lớp: c. Mô hình thư viện xanh Là thư viện được đặt dưới tán cây xanh hoặc hành lang lớp học. Thư viện xanh sẽ do nhóm cộng tác viên thư viện hoặc lớp trực tuần quản lí. Thư viện xanh chọn những cuốn sách mỏng, hấp dẫn có những thông tin khoa học, lịch sử, tự nhiên thú vị vì giờ giải lao thường không nhiều. Là thư viện ngoài trời nên không gian rộng, thoáng mát giúp bạn đọc thoải mái khi đọc sách đồng thời có cảm nhận thân thiện với môi trường, tạo cảm hứng cho sự sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng của người sử dụng. Để có được không gian thư viện xanh ngoài sân trường vừa đẹp mắt, hấp dẫn vừa tiện dụng, có khu nhà vòm có thể treo các tủ sách thân thiện không phải cất vào sau mỗi ngày; có khu gốc cây râm mát để treo tủ sách lưu động có thể mang ra và thu về mỗi ngày; có các góc thư giãn cho học sinh vui chơi như chơi cờ vua, vẽ tranh, viết văn... Nhà trường đã huy động các nguồn tài trợ ủng hộ và sự vào cuộc tích cực của các bậc cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Các bậc cha mẹ học sinh: Chủ động vào cuộc, cùng nghiên cứu và xây dựng mái vòm làm nơi có thể treo các tủ sách thân thiện mà không sợ mưa nắng Tại các gốc cây, thiết kế vòng tròn để treo tủ sách lưu động có thể mang ra và thu về mỗi ngày. Tại các khu vực có sách, tài liệu, bố trí ghế ngồi thuận lợi cho việc đọc sách và có thể thư giãn trong góc thư giãn... Các thầy cô giáo và các em học sinh: Tất cả cùng vào cuộc để sáng tạo ra những tủ sách đơn giản, dễ tìm, dễ sử dụng mà lại thân thiện với môi trường. Nhà trường đã huy động giáo viên, học sinh. Dùng các ống nước phi 60 phù hợp với kích thước của các truyện tranh, báo được dán các loại giấy màu khác nhau và được đánh số thứ tự theo tên sách và từng loại sách. Phía trên ống có nắp kín và phía dưới có nắp vặn để thuận tiện cho việc lấy sách ra và bỏ sách vào của học sinh. Hình ảnh minh họa thư viện xanh * Tổ chức hoạt động trong thư viện xanh: Khi đã xây dựng được cơ sở vật chất cho thư viện xanh thì việc tổ chức hoạt động thư viện ngoài trời cũng là cả một vấn đề cần lưu ý. Thư viện xanh đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt để có thể quản lý được lượng sách báo ngoài thư viện xanh mà ai cũng có thể lấy được đồng thời sử dụng có hiệu quả. Ngoài hoạt động của giáo viên thư viện, chúng tôi đã huy động sự vào cuộc của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường. Cụ thể: - Cán bộ thư viện: phân loại từng khu vực để sách cho dễ sử dụng, trực tiếp xuất sách và để vào những vị trí sách đã quy định, kiểm soát sách hằng ngày và thay sách hằng tuần để học sinh luôn luôn có sách mới để đọc. - Tổng phụ trách Đội: Phân công học sinh trong Đội tuyên truyền măng non phụ trách từng khu vực sách. Hằng ngày Đội tuyên truyền măng non có trách nhiệm hướng dẫn các bạn đọc sách và bảo quản sách; mang sách ra và thu về sau mỗi ngày (đối với sách ở khu vực không có mái che). - Tất cả bạn đọc: Có thể đọc sách ở bất cứ lúc nào ngoài giờ lên lớp, tự lựa chọn loại sách mà mình yêu thích, đọc sách xong cẩn cất sách vào đúng nơi quy định, không tự chuyển sách sai khu vực quy định, tránh làm rách sách, cần tự giác giữ gìn sách. * Ưu điểm của Thư viện xanh: Khi thực hiện các mô hình nêu trên tôi thấy rằng các mô hình đó đã khắc phục được những tồn tại mà hoạt động thư viện trước đây chưa làm được, cụ thể: + Đáp ứng được hướng tiếp cận lấy quyền trẻ em làm nền tảng cho mọi hoạt động. Học
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_thu_vien_than_thien_trong_tru.doc