SKKN Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao kết quả học tập, rèn luyện cho học sinh lớp 2

SKKN Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao kết quả học tập, rèn luyện cho học sinh lớp 2

Tiểu học là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách con người. Ở bậc học này, ngoài việc dạy kiến thức, kĩ năng các môn học giáo viên còn cần phải hình thành và xây dựng những thói quen nề nếp cho học sinh ngay từ buổi đầu tiên và phải duy trì thường xuyên vì nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng, là điều kiện quyết định để tổ chức quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặt nền tảng vững chắc để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. Đối với học sinh tiểu học “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, vì các em đến trường không những chỉ được thầy cô dạy kiến thức mà còn được thầy cô dạy cho hành vi đạo đức, cách giao tiếp, cách ứng xử . đó chính là các nề nếp để hình thành nhân cách, thói quen của mỗi học sinh. Các nề nếp cùng với kiến thức góp phần tạo nên một con người toàn diện. Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt . của bản thân mỗi học sinh. Là những hành vi đạo đức thông qua việc chấp hành những quy định của lớp, nội quy của trường. Nề nếp của học sinh, nề nếp của lớp học chính là điều kiện quyết định chất lượng học tập của học sinh. Rèn nề nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau này, mỗi học sinh biết tự điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực việc tiếp thu bài học, điều chỉnh được việc học tập.

doc 20 trang thuychi01 1362317
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao kết quả học tập, rèn luyện cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP, RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hải
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC 
Trang
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.3. Một số biện pháp thực hiện
2.3.1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo 
dục phù hợp
2.3.2. Linh hoạt, khéo léo khi áp dụng các biện pháp rèn nề nếp phù 
hợp với từng đối tượng học sinh
2.3.3. Quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp
2.3.4. Xây dựng hệ thống các nề nếp
2.3.5. Xây dựng nội qui lớp học phù hợp tâm lí lứa tuổi, kết hợp giao 
tiếp phi ngôn ngữ trong các hoạt động
2.3.6. Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh trong việc củng cố 
duy trì nề nếp học sinh
2.3.7. Tập thói quen phê và tự phê cho học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận 
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
5
7
10
12
13
14
15
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài. 	 
 Tiểu học là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách con người. Ở bậc học này, ngoài việc dạy kiến thức, kĩ năng các môn học giáo viên còn cần phải hình thành và xây dựng những thói quen nề nếp cho học sinh ngay từ buổi đầu tiên và phải duy trì thường xuyên vì nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng, là điều kiện quyết định để tổ chức quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặt nền tảng vững chắc để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. Đối với học sinh tiểu học “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, vì các em đến trường không những chỉ được thầy cô dạy kiến thức mà còn được thầy cô dạy cho hành vi đạo đức, cách giao tiếp, cách ứng xử ... đó chính là các nề nếp để hình thành nhân cách, thói quen của mỗi học sinh. Các nề nếp cùng với kiến thức góp phần tạo nên một con người toàn diện. Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt ... của bản thân mỗi học sinh. Là những hành vi đạo đức thông qua việc chấp hành những quy định của lớp, nội quy của trường. Nề nếp của học sinh, nề nếp của lớp học chính là điều kiện quyết định chất lượng học tập của học sinh. Rèn nề nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau này, mỗi học sinh biết tự điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực việc tiếp thu bài học, điều chỉnh được việc học tập.
 Bên cạnh đó, công tác chủ nhiệm lớp cũng không kém phần quan trọng. Người giáo viên phải vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, có nề nếp - học tập tốt. Trong thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Đi đôi với chất lượng - kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của giáo viên tiểu học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức, quản lí trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt với học sinh và thực hiện giáo dục đạo đức lối sống, phát triển nhân cách Ngoài ra trong quá trình rèn luyện nề nếp - thói quen tốt cho học sinh có thể nâng cao hiệu quả học tập cũng như hình thành cho học sinh lối sống văn minh, lịch sự. Vì thế việc xây dựng và duy trì nề nếp là góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
Ngoài ra phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt. Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán sự quản lí giỏi là việc rất quan trọng. Cán bộ lớp là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm, là người giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động. Đội ngũ cán sự lớp có trách nhiệm cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các nề nếp. Nếu có đội ngũ cán bộ lớp xuất sắc thì mọi hoạt động của lớp sẽ trôi chảy và đạt hiệu quả cao. Vì vậy, giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi. 
Để phần nào góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới như trên và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường, bản thân tôi chọn đề tài “Một sô biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao kết quả học tập, rèn luyện cho học sinh lớp hai” để nghiên cứu và thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học - giáo dục, giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng của khối lớp hai và rèn những thói quen tốt nhằm hình thành ý thức kỉ luật, tính tự giác, tự tin  để học tốt các lớp học trên.
Rèn luyện tinh thần năng động, sáng tạo, cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
 Để thực hiện được những mục tiêu trên tôi đã thực hiện ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân là xây dựng nề nếp cho học sinh nhằm đánh giá đúng thực trạng và từ đó đề xuất một số biện pháp xây dựng nề nếp cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng và phát triển giáo dục của lớp nói riêng và trường nói chung, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 
 Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác xây dựng nề nếp lớp. Bản thân rất mong nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện hơn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Các nề nếp của học sinh lớp 2D, trường Tiểu học Điện Biên 1 - TPTH
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu.
- Phương pháp quan sát, hỏi đáp
- Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Là một người giáo viên tôi luôn suy nghĩ, trăn trở tìm ra phương án tốt nhất để góp phần giáo dục học sinh không chỉ có đầy đủ kiến thức cập nhật đảm bảo yêu cầu của xã hội mà còn là những em học sinh ngoan ngoãn có trách nhiệm trở thành người có ích cho đất nước. 
 	Bản thân giáo viên phải nhận thấy không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn dạy học sinh cách làm người, hình thành những nhân cách ban đầu cho trẻ, giáo dục học sinh tinh thần thách nhiệm tự tin, tự trọng, làm chủ bản thân và bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng quản lí đảm nhận trách nhiệm, ứng xử tốt và biết lắng nghe ý kiến. Vậy phải làm thế nào để đạt được những yêu cầu này? Đó là một câu hỏi khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Thấy rõ vấn đề này, tôi luôn coi trọng cả hai lĩnh vực dạy chữ và dạy người trong công tác giáo dục. Trong thùc tÕ còng cã gi¸o viªn ®Õn trưêng chØ quan t©m nhiÒu ®Õn viÖc d¹y, chưa quan t©m ®Õn viÖc h×nh thµnh nÒ nÕp vµ t×m hiÓu t×nh c¶m cuéc sèng cña c¸c em §Ó cã mét líp häc sinh ngoan, chÞu khã häc tập, ®éi ngò tù qu¶n tèt, biÕt v©ng lêi thÇy c«, biÕt yªu quý b¹n bÌ, biÕt gióp ®ì b¹n khi gÆp khã kh¨n, biÕt gi÷ g×n cña c«ng, biÕt giao tiÕp, øng xö v¨n minh, lÞch sù,Trách nhiệm của thầy cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần tạo dựng, củng cố các nề nếp trong tất cả các hoạt động của học sinh.
 Nề nếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, giúp học sinh tiếp thu bài tập trung hơn, chăm học dẫn đến có chất lượng học sinh tốt. Chính điều này đã thôi thúc tôi trăn trở để tìm giải pháp thực hiện xây dựng nề nếp lớp sao cho có hiệu quả góp phần nâng cao ý thức học tập cho học sinh, học sinh tham gia hoạt động tích cực, có hiệu quả. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm về công tác xây dựng nề nếp lớp nhằm đúc rút một số kinh nghiệm về công tác này đồng thời mong được bạn bè đồng nghiệp bổ sung góp ý thêm để công tác này có hiệu quả trong trường học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi. 
 	Nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc xây dựng nề nếp cho học sinh, có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn nề nếp cho học sinh, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện và việc rèn nề nếp lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục. 
 Giáo viên đã trực tiếp đứng lớp nhiều năm, nhiệt tình, yêu nghề và tận tụy với nghề, có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn nề nếp cho học sinh. 
 Giáo viên chủ nhiệm luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số phụ huynh học sinh về việc rèn nề nếp cho con em họ của giáo viên, có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh, am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục, có con em có năng lực học tập, quan tâm đến các phong trào của lớp. 
 Một số học sinh có năng lực học tập cũng như năng lực quản lí tốt, các em đều cùng lứa tuổi  điều đó giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh. 
 Học sinh toàn trường có ý thức tốt, tôn trọng nội quy, có tinh thần phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
 Ngoài ra, giáo viên cũng có thuận lợi đó là dạy bán trú cả ngày nên có nhiều điều kiện, thời gian gần gũi với học sinh, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em giúp cho việc quản lí quán xuyến học sinh tốt hơn.
2.2.2. Khó khăn. 
Một số học sinh khả năng tập trung trong các công việc cũng như trong học tập chưa được tốt dẫn đến chất lượng chưa cao, một số học sinh còn nghịch, tùy tiện trong các hoạt động ở lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, chưa có ý thức phối hợp trong học nhóm  Khi có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại mất trật tự. Điều đó cho thấy học sinh chưa nhận thức được việc mình làm. Qua theo dõi ở đầu năm học và thường xuyên hàng ngày trên lớp thì còn một số học sinh không ổn định, mặc dù tôi nhận thấy học sinh có khả năng tiếp thu tương đối tốt. 
	 Với sự bùng nổ của các yếu tố trò chơi không lành mạnh, các nguồn thông tin, phương tiện ngày càng phát triển tác động không nhỏ đến sự phát triển đi lên của đời sống xã hội. Các em bị tác động nên sao nhãng đến việc học tập và rèn luyện. 
 Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT mà còn phải làm tốt công tác rèn nề nếp cho học sinh. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên Tiểu học không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là việc rất nặng nề và cũng rất khó khăn đối với giáo viên.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình phụ huynh học sinh còn bươn chải với cuộc sống khó khăn đầy biến động đã không thường xuyên quan tâm đến con em, số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm chú ý đến việc học, việc rèn luyện của con em mình, ngoài ra khả năng, mức độ tiếp thu, tự quản của các em cũng khác nhau nên cũng tạo nên những trở ngại nhất định trong quá trình học tập cũng như trong công tác rèn nề nếp cho các em. 
Sự phối hợp, trách nhiệm của các cơ quan có trách nhiệm đôi lúc chưa được chặt chẽ,là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng, tác động không tốt đến các em.
2.3. Một số biện pháp thực hiện:
2.3.1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp.
 Để xây dựng nề nếp cho học sinh đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần xây dựng những biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Bởi vì trong một lớp học, tuy cùng một lứa tuổi nhưng tính cách, hoàn cảnh gia đình, năng lực, phẩm chất của mỗi em một khác. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, việc đầu tiên ngay sau khi nhận lớp là tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh, phân loại đối tượng học sinh để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp.
a. Nắm đặc điểm đối tượng học sinh: Đầu năm học khi đã được phân công nhiệm vụ tôi đã tiến hành tìm hiểu học sinh thông qua các kênh:
- Học bạ: Học bạ thể hiện thông tin và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở những năm học trước. Qua học bạ, giáo viên nắm chắc các thông tin, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh một cách chính xác.
- Giáo viên chủ nhiệm cũ: Giáo viên chủ nhiệm năm trước là người nắm vững hoàn cảnh, đặc điểm, tính cách, khả năng của từng học sinh. Chính vì thế, thông qua việc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm chắc được đối tượng học sinh và ban đầu hỗ trợ cho việc tiếp cận, giúp đỡ học sinh theo từng đặc điểm riêng biệt.
- Học sinh trong lớp: Học sinh tiểu học thường thích trò chuyện với bạn, đôi khi việc bộc lộ nguyện vọng, tâm tư tình cảm với bạn dễ hơn với bố mẹ hoặc thầy cô. Qua học sinh trong lớp, giáo viên biết tâm tư, nguyện vọng của học sinh, phát hiện những ưu điểm, hạn chế của các em nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng cho các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
- Phụ huynh: Phụ huynh là người hiểu con mình nhất. Giáo viên sẽ nắm bắt được nhiều thông tin từ phụ huynh vì phụ huynh luôn mong muốn con tiến bộ trong mọi hoạt động nên sẽ trao đổi với giáo viên mọi thông tin mà giáo viên cần biết như: cá tính, hoàn cảnh, khả năng đặc biệt hay những hạn chế của học sinh, từ đó giáo viên có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết thực. 
 Qua hai tuần làm quen với học sinh ở đầu năm học, qua theo dõi và tham khảo qua các kênh, giáo viên nắm bắt được nề nếp của học sinh lớp 2D. Kết quả như sau:
STT
Tên nhóm
Nhóm đối tượng học sinh
Số lượng
1
Nhóm nề nếp học tập
Nhóm HS hay quên mang sách vở, đồ dùng học tập
7/36
Nhóm HS sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập chưa ngăn nắp
10/36
Nhóm HS hay quên chuẩn bị bài trước khi đến lớp
7/36
Nhóm HS rất ít giơ tay phát biểu xây dựng bài
12/36
Nhóm HS rụt rè, chưa mạnh dạn khi giao tiếp
12/36
Nhóm HS chưa khoa học trong trình bày bài
10/36
2
Nhóm nề nếp các hoạt động khác
Nhóm HS ít tham gia các hoạt động tập thể 
7/36
Nhóm HS hay quên trang phục quy định
3/36
Nhóm HS thỉnh thoảng quên mũ bảo hiểm
3/36
Nhóm HS còn mua quà vặt ở cổng trường
2/36
Nhóm HS đôi khi còn đi học muộn
3/36
3
Nhóm nề nếp bán trú
Nhóm HS hiếu động khi ăn, trước khi ngủ
10/36
Nhóm HS ăn chậm, ngại ăn 
7/36
Nhóm HS khó ngủ, mất trật tự giờ ngủ
5/36
Nhóm HS ít tham gia kê bàn, chải chiếu, xếp gối
10/36
Nhóm HS ít tham gia lao động dọn vệ sinh lớp học
10/36
 Việc phân loại đối tượng học sinh trong lớp, nắm rõ hoàn cảnh, năng lực của từng học sinh giúp người giáo viên có những yêu cầu cụ thể, biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, giúp đỡ và phối hợp với phụ huynh để giáo dục các em.
b. Tiến hành phân loại đối tượng: Qua việc nắm được đối tượng, đặc điểm học sinh giáo viên tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch. 	
Cụ thể: 
	- Khả năng của từng học sinh.
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. 
- Học sinh cá biệt về đạo đức. 
- Học sinh hạn chế về năng lực. 
- Học sinh có những năng lực đặc biệt. 
2.3.2. Linh hoạt, khéo léo khi áp dụng các biện pháp rèn nề nếp phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Rèn nề nếp cho học sinh lớp hai là việc đòi hỏi người giáo viên phải thật linh hoạt và khéo léo bởi mỗi một học sinh có một tính cách, năng lực, hoàn cảnh khác nhau. Rèn nề nếp cho học sinh cũng như giáo dục đạo đức, người giáo viên phải vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. Với mỗi đối tượng học sinh phải có một biện pháp giáo dục riêng phù hợp. Biện pháp ấy phải linh hoạt trong từng thời điểm, như vậy việc rèn nề nếp cho học mới đạt hiệu quả.
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn (bố mẹ bỏ nhau, bố mất, nghề nghiệp tự do,...), để giúp đỡ các em khó khăn có đủ điều kiện học tập tôi đã thông qua nhà trường hỗ trợ trang phục, sách vở cho các em từ quỹ khuyến học của nhà trường. Riêng học sinh khó khăn tôi tiến hành rà soát xem các em khó khăn mặt nào để có biện pháp giúp đỡ như: “Gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo của lớp để giúp đỡ bạn”.
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: 
- Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được, 
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt mà tôi luôn gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. Tạo mối quan hệ bạn bè cho các em dần dần khăng khích với nhau vì đối với các em học sinh cá biệt về đạo đức ít khi hòa đồng với bạn bè xung quanh, tạo cho đối tượng học sinh này có cơ hội giúp bạn một việc dù nhỏ từ đó các em sẽ được bạn bè quý mến hơn và ngược lại đối với cả lớp cũng phải có thái độ ân cần giúp đỡ bạn bằng lời động viên, cổ vũ để giúp bạn dần hoàn thiện mình.
* Đối với học sinh hạn chế về năng lực: 
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó hạn chế về học tập, hạn chế môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
- Tôi lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: 
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu vào những thời gian ngoài giờ lên lớp, những ngày có 7 tiết học, giáo viên dành thời gian sau mỗi buổi học để kèm cặp các em. 
+ Những đối tượng học sinh bị hổng kiến thức, giáo viên thống kê theo môn, nội dung bị hổng và tập trung các em lại thành nhóm theo mảng kiến thức. Sau đó bản thân tôi cùng học với các em những lúc ra chơi hàng ngày có thể dùng hình thức trò chơi, thi đố vui, thi tìm nhanh như thế vừa giúp các em được giải trí mà còn tiếp thu được kiến thức bị hổng. Như thế các em sẽ thực hiện nhiệt tình hơn và điều không thể thiếu trong lúc này là lời khen cho những em thực hiện tốt lời dặn, như vậy lần sau các em sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn. Làm như vậy dần dần lắp được những chỗ hổng kiến thức của các em một cách nhẹ nhàng.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. 
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp. 
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh có khả năng học tộc tốt giúp đỡ học sinh còn hạn chế về năng lực tiến bộ theo nhóm nhà gần nhau. Tổ chức cho các em thi đua đôi bạn cùng tiến bộ ở lớp, hướng dẫn các em cách học cách giúp đỡ bạn.
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. 
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 
* Đối với học sinh có khả năng đặc biệt: 
 - Thông minh trong học tập: Giáo viên cần có biện pháp dạy học cá biệt hóa học sinh.Thông qua từng tiết dạy, giáo viên đưa ra những câu hỏi nâng cao, bài tập phát triển tư duynhằm giúp học sinh luôn sáng tạo, phát huy hết khả năng của bản thân. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để học sinh tự tìm ra kiến thức, giúp học sinh luôn hứng thú, say mê khám phá tri thức.
 - Có năng khiếu về nghệ thuật: Giáo viên trao đổi với giáo viên bộ môn để phát hiện, giúp đỡ học sinh có năng khiếu. Động viên, khuyến khích các em tham gia cá câu lạc bộ như: Thanh nhạc, cờ vua, bóng đá, Phối hợp với gia đình, giúp học sinh tham gia các lớp học năng khiếu do nhà văn hóa tổ chức.
 - Đặc biệt về kể chuyện: Phát hiện kịp thời, bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nói, diễn đạt, biểu lộ cảm xúc. Rèn luyện học sinh trong các giờ kể chuyện, các giờ tập đọc. Tạo cơ hội cho học sinh diễn đạt, thuyết trình trước đám đông,Từ đó giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động. 
 Vì thế, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, người giáo viên cần chú trọng đến việc phát hiện những học sinh có khả năng đặc biệt, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh phát huy hết khả năng của bản thân như mạnh dạn nói trước đám đông, tạo cơ hội cho học s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_ne_nep_lop_nham_nang_cao_ket.doc